K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 10 2019

a.Vì gia cảnh khó khăn nên Hà quyết định thôi học.

b.Những chiếc bình gốm tuyệt đẹp này được làm ra từ bàn tay tài hoa của người thợ Bát Tràng.

c.Mưa lớn làm ngập lụt nhiều tuyến phố tại địa bàn xã Vĩnh Trung Vĩnh Thạnh, thành phố Nha Trang.

d.Chính sự khéo léo, chăm chỉ đã giúp những nghệ nhân làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo thơm thanh khiết.

e.Chúng tôi thành công nhờ vào sự nỗ lực hết mình chứ không phải may mắn.

8 tháng 4 2017

a) Những hình ảnh ấy khiến mọi người xót thương và tìm cách giúp đỡ

- Chủ ngữ: Những hình ảnh ấy

- Vị ngữ: khiến mọi người xót thương và tìm cách giúp đỡ:

+ Cụm C-V:

C: mọi người

V: xót thương và tìm cách giúp đỡ

~>Chức năng: Mở rộng cho thành phần phụ sau của động từ 'khiến'

b) Những nơi khuất, nơi công cộng lâu ngày rác cứ dồn lên khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả nặng nề (Dịch không biết đúng không, nhưng từ 'hiệu quả' dùng trong trường hợp này mình thấy không hợp lắm)

- Trạng ngữ: Những nơi khuất, nơi công cộng

- Chủ ngữ: lâu ngày rác cứ dồn lên

+ Cụm C-V:

C: Rác

V: Cứ dồn lên

~> Chức năng: Mở rộng ý nghĩa cho phần chủ ngữ

- Vị ngữ: khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả nặng nề

+ Cụm C-V:

C: nhiều khu dân cư

V: Phải chịu hậu quả nặng nề

~> Chức năng: Mở rộng cho thành phần phụ sau của động từ 'khiến'

c) Công việc này mong anh chị em thanh niên sốt sắng hết sức

- Chủ ngữ: Công việc này

- Vị ngữ: mong anh chị em thanh niên sốt sắng hết sức:

+ Cụm C-V:

C: anh chị em thanh niên

V: sốt sắng hết sức

~> Chức năng: Mở rộng cho thành phần phụ sau của động từ 'mong'

d) Vừa tới nhà tôi đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng

- Trạng ngữ: Vừa tới nhà

- Chủ ngữ: tôi

- Vị ngữ: đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng

+ Cụm C-V:

C: một chiếc xe tải

V: đỗ trước cổng

~> Chức năng: Mở rộng thành phần phụ sau cho động từ 'nhìn thấy'

---

Mình không biết đúng hay sai đâu nha

19 tháng 3 2017

-Vấn đề cần giải thik là tự do

- Phương pháp:

+ Nêu định nghĩa

+ Kể các bỉu hiện

+ Nêu cái lợi và chỉ ra nguyên nhân của tự do

Chúc bn hx tốt!

19 tháng 3 2017

Vấn đề giải thích: quyền tự do

Phương pháp:

* Nêu định nghĩa

*CHỉ ra cái lợi và cái hại

13 tháng 3 2019

a)

Các câu rút gọn:

- Có khi được trưng bài...dễ thấy. ==> rút gọn CN

- Nhưng cũng có khi ..... trong hòm. ==> rút gọn CN

- Nghĩa là phải giải thích... kháng chiến ==> Rút gọn CN.

b)

Các câu có sử dụng phép liệt kê:

- Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. ==> Liệt kê không theo cặp

- Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến. ==> Liệt kê tăng tiến

c)Hỏi đáp Ngữ văn

10 tháng 11 2017

cau nay kho quabucminh

5 tháng 12 2017

a)ĐP được mệnh danh là thi thánh đời đường Trung Quốc nên những tác phẩm ông để lại còn nguyên giá trị đến ngày nay.Thế nên khi có dịp đến thăm bảo tàng thì các nhà khoa hoc Việt Nam rất thích thú khi đọc lại thơ thi thánh -ĐP.Khi đọc những bài thơ này chúng ta thấy ĐP có tầm nhìn xa trông rộng với một tâm sáng ngời ,lo cho cuộc sống của muôn dân.Đó là ngôi nhà chung.Ngày nay cả thế giới đang sống trong ngôi nhà chung cùng nhau xây dựng.

b)Cậu tự làm nhé

21 tháng 11 2016

1. Có 4 câu. Mỗi câu có 7 chữ.

Gieo vần ở các tiếng cuối câu 1, 2, 4 ( viên, thiên, thuyền )

nhịp: 4/3

2.. - Thời gian: ban đêm

không gian: không gian được miêu tả trong bài rằm tháng giêng là không gian lớn của trời mây sông nước. Bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát. Câu thứ 2 khá đặc biệt trong cách tả: cảnh được tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao

- Sự lặp lại 3 lần của từ xuân khiến cho câu như tràn ngập ánh xuân tươi. Sắc xuân, khí xuân như đọng lên cảnh vật. Làm cho không gian đêm rằm tháng giêng trở nên đậm đà mùa xuân,.

- Bài này được Bác viết trong cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ. Thế nhưng trong bài thơ, ta thấy chủ thế chữ tình và rất yêu thiên nhiên, vẫn ung dung làm việc và chan hòa cùng ánh trăng thiên nhiên nơi núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn nhường cho thiên nhiên tình yêu thương ưu ái, không nở từ chối vẻ đẹp thiên nhiên. Nói lên phong thái lạc quan yêu đời của Bác.

-

 

24 tháng 4 2018

Chắc là đúng :vv

Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.

Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt.

“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.

“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.

Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và troong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.

28 tháng 7 2018

a. Đoạn trích trong văn bản : Cây Tre Việt Nam

Tác giả : Thép Mới

b. "Tre la thang than, bat khuat! Ta khang chien , tre lai la dong chi chien dau cua ta.

Tre von cung ta lam an, lai vi ta ma cung ta danh giac

Chủ ngữ : in đậm

Vị ngữ : in nghiên + đậm

c. Biện pháp tu từ : nhân hoá

Tre - thẳn thắn, bất khuất - đồng chí chiến đấu - cùng ta làm ăn - đánh giặc

28 tháng 7 2018

a)Được trích từ văn bản''Cây tre VN'' của thép MỚI

b)Tre là thẳng thắn, bất khuất ! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.

CN:IN ĐẬM

VN:IN NGHIÊNG

c)- Biện pháp nhân hóa “Tre”
- Tre Việt Nam là một phép ẩn dụ lớn dựa trên những nét tương đồng giữa tre và con người Việt Nam. Nói đến cây tre là nói đến con người Việt Nam, phẩm chất cao quý của tre cũng là phẩm chất cao quý của con người và dân tộc Việt Nam.