Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
"Nếu coi đọc sách là một quá trình tư duy, thì ngày nay, người ta đang ít nghĩ đi nhiều lắm ."Hiện nay, nhịp sống hằng ngày của con người được hỗ trợ nhịp nhàng cùng với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và công nghệ cao. Tuy nhiên, việc đọc sách vẫn được duy trì như là một thói quen lành mạnh và nó luôn chứng tỏ được những vai trò không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại của chúng ta. Điều đầu tiên, sách được coi như là một nguồn giải trí tuyệt vời và ngày nay nhiều người đến cuốn sách như một cách thư giãn. Đọc sách thường xuyên sẽ giúp cho bộ não khỏe mạnh, làm thanh thản tâm hồn chúng ta và giải toả tất cả căng thẳng trong công việc, trong các mối quan hệ cá nhân hoặc các vấn đề khác trong cuộc sống thường ngày. Không những vậy, sách hỗ trợ rất nhiều cho chúng ta kĩ năng suy nghĩ và phân tích vấn đề và phát triển trí tưởng tượng của chúng ta nhờ vào nguồn thông tin đa dạng. Có kiến thức về lĩnh vực khác nhau sẽ tạo cơ sở giúp chúng ta vượt qua mọi chướng ngại vật và những thách thức trong tương lai. Điều cuối cùng nhưng rất quan trọng, đọc sách rèn luyện chúng ta khả năng tập trung tâm trí vào những gì chúng ta đang làm. Trong một thế giới của Internet, nó dường như như rất khó khăn cho chúng ta cưỡng lại sự thu hút của điện thoại di động hoặc máy tính. Nhưng khi chúng ta đọc sách, tất cả sự chú ý của chúng ta tập trung vào việc câu chuyện và chúng ta có thể nhập tâm vào từng chi tiết nhỏ nhất. Kết lại, mỗi cuốn sách đều mang lại giá trị to lớn cho độc giả và chúng ta nên duy trì thói quen đọc sách thường xuyên.
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: về hiện trạng đọc sách của xã hội ngày nay.
2. Thân bài:
a. Giải thích:
- Qúa trình tư duy: quá trình phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta không biết.
- Đọc sách là một quá trình tư duy: đọc sách giúp cho tư duy con người phát triển, tiếp nhận thêm tri thức, văn hóa, tinh thần…
- Câu nói thể hiện được đọc là một quá trình tư duy, ta càng đọc nhiều thì ta càng biết nhiều, hiểu nhiều, nghĩ nhiều. Còn nếu không đọc thì ta đang dần làm cho kiến thức bị ít đi, suy nghĩ cũng bớt dần và ta trở nên không hiểu biết, lạc hậu.
b. Chứng minh – Bình luận:
Khẳng định rằng quan niệm trên là hoàn toàn đúng đắn:
- Đọc sách là một việc làm rất tốt cho quá trình tư duy, nó giúp ta giải mã những điều ta thắc mắc và cho ta thêm thông tin mới.
- Đọc sách cho ta những phán đoán đúng hoặc sai:
+ Phán đoán đúng khi ta vận dụng những luận cứ chắc chắn cho phán đoán của mình.
+ Phán đoán sai khi ta không am hiểu về vấn đề đó.
=> Đọc sách là một quá trình để ta rèn luyện và phát triển tư duy.
- Ngày nay, chúng ta ít nghĩ đi nhiều lắm bởi ta giờ rất ít khi đọc sách nhất là giới trẻ hiện nay thì lại càng ít. Thay vì đọc sách họ dành thời đó để lướt mạng, xem ti vi, chơi facebook. Chính vì vậy, tư duy của họ đang bị chậm lại.
=> Ngưng đọc sách là ngưng tư duy.
- Lấy ví dụ chứng minh: ở trong cuốc sống.
c. Bài học:
Chúng ta phải luôn luôn đọc sách bởi nó giúp ta tư duy, biết được nhiều điều và quan trọng nó còn ảnh hưởng, hình thành đạo đức, nhân cách sống tốt.
3. Kết bài: Nêu suy nghĩ và liên hệ bản thân
* Đoàn thuyền đánh cá được xây dựng trên phông nền của một buổi hoàng hôn tuyệt đẹp.
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”
- Hình ảnh so sánh độc đáo trong câu 1:
+ Điểm nhìn nghệ thuật: điểm nhìn di động, nhìn từ con thuyền đang ra khơi.
+ Thời gian: hoàng hôn
=> Gợi quang cảnh hùng vĩ của bầu trời lúc hoàng hôn
=> Gợi được bước đi của thời gian. Thời gian không chết lặng mà có sự vận động.
- Biện pháp tu từ nhân hóa:
+ Được sáng tạo từ chi tiết thực: những con sóng cài ngang như chiếc then cửa của vũ trụ. Bóng đêm “sập cửa” gợi khoảnh khắc ánh ngày vụt tắt và màn đêm bất ngờ buông xuống bao trùm tất cả.
+ Gợi không gian vũ trụ rộng lớn, mênh mông, kì vĩ mà vẫn gần gũi, ấm áp như ngôi nhà của con người.
* Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi:
« Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi ».
- “Lại”:
+ Chỉ một sự kiện lặp đi lặp lại.
+ Chỉ sự trái chiều giữa hoạt động của vũ trụ và hoạt động của con người.
-> Gợi một nhịp sống thanh bình của quê hương, đất nước.
- “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”:
+ Kết hợp hai hình ảnh cụ thể với trừu tượng: “câu hát” – “gió khơi” -> cụ thể hóa sức mạnh đưa con thuyền ra khơi.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “câu hát căng buồm” -> tái hiện vẻ đẹp tâm hồn, niềm vui lao động của người dân chài.
-> Đoàn thuyền ra khơi trong niềm vui, tình yêu lao động và mang trong đó mang theo khát vọng về những khoang cá đầy ắp, bội thu.
Khổ thơ biểu hiện sự tần tảo và đức hi sinh của bà:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm,
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi sôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”.
- Cuộc đời bà là một cuộc đời đầy gian truân, trải qua nhiều mưa nắng. Hình ảnh bà cũng là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam bất khuất, giàu đức hi sinh, giàu tình yêu thương.
- Điệp từ “nhóm” được nhắc đi nhắc lại tới bốn lần và mang những ý nghĩa khác nhau. Nó cứ hồi đắp cao dần.
+ Từ “nhóm” trong câu “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” là động từ chỉ hành động bằng tay, dùng lửa để làm cháy lên bếp lửa. Bếp lửa là hình ảnh có thật, được cảm nhận bằng mắt thường. Bếp lửa được đốt lên, thắp lên để xua tan đi cái giá lạnh của mùa đông khắc nghiệt, để nấu chín thức ăn và đó là một bếp lửa bình dị của mọi gian bếp làng quê Việt Nam.
+ Từ “nhóm” trong câu: “Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi/ Nhóm nồi xôi gaoj mới xẻ chung vui/ Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” là nhóm được hiểu theo nghĩa ẩn dụ. Bà đã nhóm lên, khơi dậy niềm yêu thương, những kí ức đẹp trong lòng người cháu. Như thế, nhớ về bà, về những kí ức đẹp cũng là nguồn sống cho người cháu từ nhỏ đến lớn.
b. Suy ngẫm về hình ảnh bếp lửa: Bếp lửa kì lạ và thiêng liêng.
- Hình ảnh bếp lửa được người cháu khái quát, nâng lên thành biểu tượng: “Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”.
- Câu thơ cảm thán với cấu trúc câu đảo ngược đã thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng như một khám phá ra một điều kì diệu giữa cuộc đời bình dị. Từ ngọn lửa của bà cháu nhận ra cả một niềm tin dai dẳng về ngày mai. Cháu hiểu được linh hồn của dân tộc đã và đang cùng nhau trải qua những gian lao vất vả để tiến lên phía trước.
Những người lính trên đường Trường Sơn thời chống Mỹ Pháp và để lại trong ta bao ấn tượng khôn nguôi. Các anh hiện lên với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, lạc quan coi thường gian khổ hiểm nguy. Trước những thử thách, khó khăn trên tuyến đường Trường Sơn, người lính vẫn vững tay lái. Họ coi khó khăn như một thử thách của sự thích nghi nên họ cùng kể chuyện, cùng đùa vui. Hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Pháp một thế hệ anh hùng, sống đẹp và giàu lí tưởng. Họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì, đi bất cứ đâu mà Tổ quốc cần, trong gian khổ vẫn giữ vững một niềm tin, một niềm lạc quan tin tưởng vào chiến thắng. Đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh.
Trẻ em là mầm măng tương lai của đất nước nên việc bảo vệ quyền lợi và chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là chính sách ưu tiên hàng đầu của nhà nước. Vì thế hệ trẻ chính là thế hệ làm chủ đất nước nên việc chăm lo đời sống cho các em là việc làm cần thiết và cấp bách. Tại địa phương em, 100% trẻ em được bố mẹ cho đi học và phải hoàn thành ít nhất là chương trình tiểu học. Tuy nhiên, chính quyền luôn tạo điều kiện để em nào cũng có thể hoàn thành ít nhất là bậc học THPT bằng cách chính sách hỗ trợ hoặc quỹ khuyến học hoặc đến từng nhà động viên. Nhờ thế mà tỷ lệ thất học của trẻ em ở địa phương em là gần như bằng 0. Đứa nào cũng được hân hoan trong niềm vui cắp sách đến trường, học lấy con chữ để sau này ít nhất là có thể tự nuôi sống bản thân và gia đình mình. Không chỉ có học tập mà việc chú trọng phát triển kỹ năng, văn thể mỹ toàn diện cho các em ở địa phương em cũng được chú trọng. Trẻ em được khuyến khích tham gia các hoạt động ngoại khóa do phường tổ chức như trung thu, giáng sinh, tết thiếu nhi,.... Ngoài ra, địa phương em còn mở các lớp học kỹ năng và ngoại khóa nhằm giúp các em trong phường đoàn kết với nhau, xóa bỏ tự ti , mặc cảm, được thể hiện tài năng của mình. Tóm lại, việc chăm lo và bảo vệ quyền lợi của trẻ em là chính sách mà nhà nước luôn chú trọng và ưu tiên vì sự phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.
Cuộc sống là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, có những màu sắc tươi tắn, rạng rỡ khiến ai cũng yêu quý, thích thú, có những gam màu trầm tối, u buồn làm nền cho những khoảng sắc sáng màu kia. Tuy nhiên, một bức tranh hoàn hảo chỉ khi mang đủ những sắc màu cần thiết, dung hòa và bổ trợ lẫn nhau, cũng như cuộc sống phải có niềm vui, có nỗi buồn để con người ta biết trân trọng, yêu quý. Bolke từng nói: "Con người không cảm nhận được bóng tối sẽ không bao giờ tìm thấy ánh sáng". Câu nói đặt ra bài học về nhận thức giá trị cuộc đời đúng đắn, khách quan, có giá trị đến tận ngày nay, khiến người đọc phải suy ngẫm, nghĩ ngợi.
Hình ảnh "ánh sáng - bóng tối" được sử dụng ẩn dụ cho những định nghĩa đối lập. Nếu "ánh sáng" là khát vọng sống mãnh liệt, là thành công, là bến bờ thắng lợi, thì "bóng tối" là khổ đau, mất mát, khó khăn thất bại mà ta gặp phải trên đường đời. "Con người không cảm nhận được bóng tối sẽ không bao giờ thấy được ánh sáng", nếu con người chưa từng trải qua những gian nan, trắc trở, chưa từng trải qua những ngày tháng u tối thì không thể có đủ kinh nghiệm, nhận thức để đi tới ánh sáng, không thể thấy hiểu được tầm quan trọng của ánh sáng.
Hai khái niệm tưởng chừng đối lập nhau mà lại song hành tồn tại. Phải trải qua những ngày tháng khó khăn thì bản thân mỗi người mới rèn luyện được ý chí quyết tâm vươn tới mục đích cao cả, hay phải sống trong bóng tối, con người ta mới có động lực đứng lên, thay đổi bản thân, phải ở trong bóng tối mới thu nạp được những bài học đáng quý, lấy đó làm những bước thang vững chắc để chạm tay tới được "ánh sáng" ngoài kia.
Phải trải qua gian lao thử thách, con người mới có đủ bản lĩnh tiếng tới tương lai. Một doanh nhân thành công ắt hẳn phải trải qua những lần thất bại, thậm chí là thất bại thảm hại. Nhưng sợi dây kinh nghiệm càng được kéo dài, con người càng có đủ kiến thức uyên thâm về chuyên môn và tinh thần cứng rắn, sắt thép, như một cây đại thụ đứng chống chọi với bão giông cuộc đời. Đằng sau chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh lớn thứ hai thế giới với hơn 20.000 chi nhánh toàn thế giới KFC là người đàn ông 65 tuổi thất nghiệp với số vốn vỏn vẹn hơn 100 đô la. Sống một cuộc đời nghèo khổ, cho đến khi tuổi đã xế chiều, ông mới có cơ hội được tìm đến ánh sáng. Nếu không có những ngày tháng chôn vùi tìm ra công thức thử nghiệm, không có khát vọng làm giàu, không đứng lên từ bùn lầy, liệu rằng người đàn ông ấy có thể sở hữu doanh nghiệp cá nhân trị giá nửa tỉ đô này hay không?
Con người cảm nhận được bóng tối là con người có thế giới quan toàn vẹn, hiểu được giá trị của ánh sáng. Và chỉ khi gặp thử thách thì mới có kinh nghiệm, có sống trong bùn lầy mới có nghị lực vươn lên. Nữ bác học Marie Curie tuổi trẻ sống trong một căn hộ tồi tàn không có nổi bộ bàn ghế tiếp khách, hàng trăm lần thí nghiệm thất bại, trải qua nỗi đau mất chồng, một mình nuôi con nhỏ, tất cả những khó khăn ấy trở thành động lực để bà không từ bỏ nghiên cứu, tìm ra khi Uranium cực hiếm làm nền tảng khoa học cho nhân loại. Những khó khăn ấy chính là động lực, là cơ hội để bà có thêm kinh nghiệm, thêm kĩ năng, thêm động lực thực hiện ước mơ dang dở của người chồng quá cố. Nữ văn sĩ Helen Keller, sau trận viêm não năm một tuổi, bà trở thành người khiếm thị, khiếm thính và không thể nói. Sống trong bóng tối, không thể giao tiếp với thế giới, nhưng bằng sự cố gắng, nỗ lực của bản thân và được cô giáo dìu dắt, Helen Keller đã chạm tay được tới "ánh sáng", tốt nghiệp đại học Havard, thành lập và duy trì Hội người mù thế giới, trở thành chính trị gia trẻ tuổi, nhận lời khen của tổng thống Hoa Kì và là nguồn cảm hứng cho nhiều người khuyết tật trên toàn thế giới. Những vĩ nhân từng phải sống trong cực khổ, cảm nhận rõ nét nhất những thử thách, vất vả để có được tương lai thành công, đạt được những ước mơ trong cuộc đời. Chỉ khi ấy, con người mới biết trân quý, nâng niu những gì mình đang có, và chỉ những người đã được tôi rèn trong gian khổ mới có đủ dũng khí để bước tới thành công.
Từ câu nói của Bolke, bản thân chúng ta cần tạo ra mục tiêu để cố gắng, lấy những hạn chế và khó khăn ta đang gặp phải để làm mục tiêu. Con đường nhiều ghềnh thác thường là con đường dẫn tới đỉnh cao. Vì vậy, khi gặp thử thách, ta không nên nản chí, chùn bước để rồi mãi mãi ở trong bóng tối thấp kém mà phải không ngừng phấn đấu, trau dồi bản thân cả về kiến thức và kĩ năng, trở thành một người toàn diện, sẵn sàng đối đầu với cuộc đời. Bên cạnh những tấm gương tiêu biểu, xã hội đồng thời tồn tại không ít những kẻ lười biếng, không có chí cầu tiến, luôn tự hài lòng với cuộc sống hiện tại, dễ nhụt chí khi chỉ mới gặp khó khăn bước đầu. Ngoài ra, còn có những trường hợp sinh ra trong điều kiện khá giả, chưa bao giờ thiếu thốn, khó khăn nên không biết quý trọng những gì mình đang được hưởng, thái độ khinh thường, ngạo mạn. Tất cả những thành phần đó sẽ mãi núp dưới ánh hào quang mà bố mẹ, người khác mang lại, cả đời mãi mãi chỉ là ếch ngồi đáy giếng hoặc sớm trở thành kẻ coi thường người khác, bị xã hội ruồng bỏ, kì thị.Là người học sinh, còn đang ngồi trên ghế nhà trường, chưa trải qua nhiều biến cố trong cuộc đời nhưng bản thân chúng ta cần không ngừng nỗ lực và phấn đấu, không được vì chút khó khăn mà bỏ dở tương lai rạng ngời phía trước. Học tập, đúc rút kinh nghiệm để làm hành trang vững chắc vào đời, đặt ra mục tiêu, lấy đó làm câu hỏi cho những lần ta sắp bỏ cuộc. Có như vậy, chúng ta mới trở thành những công dân toàn cầu, phù hợp với sự biến đổi không ngừng và quy tắc đào thải khắc nghiệt của xã hội hiện thời.
Câu nói ngắn gọn mang nhiều tầng triết lý nhân sinh sâu sắc, đưa ra quan điểm về nhận thức của con người chỉ hoàn thiện khi nhìn ra được mặt tích cực trong tình huống tiêu cực, biến nó thành động lực để theo đuổi ước mơ. Đồng thời, tác giả cũng muốn nhắn nhủ con người về tầm quan trọng của sự biết ơn, trân trọng cả những điều khó khăn trong cuộc đời vì đó chính là hành trang vững chắc, giúp ta luôn đứng vững và trường tồn ngay cả trong bão giông, gian khổ.
Bạn tham khảo nhé.Người đến từ năm 2023 trl bạn:)
thsm khảo nhá
Mỗi khi ai hỏi em rằng: Người phụ nữ mà em yêu thương nhất trên đời này là ai thì em luôn không chút ngần ngại trả lời rằng: Người đó chính là mẹ. Mẹ của em là một nhà nội trợ. Công việc mỗi ngày của mẹ chính là nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc mọi người. Nghe thì đơn giản như vậy, nhưng nó thực sự rất vất vả. Mỗi ngày mẹ đều dậy từ rất sớm, và đến khuya mới đi ngủ. Tất nhiên, là mẹ cũng chẳng có ngày nghỉ nào cả. Vậy mà, trên khuôn mặt mẹ, lúc nào cũng là nụ cười tươi rạng rỡ và ánh mắt tràn đầy tình yêu thương nồng đượm cho em và gia đình. Tình yêu của mẹ dành cho em, thể hiện qua những món ăn ngon, chiếc áo trắng tinh thơm tho, chiếc chăn bông ấm áp… Và hơn cả, là những lời động viên, sự tin tưởng, ủng hộ vô điều kiện từ hậu phương vững chắc. Có lẽ chính vì thế, mà em yêu thương mẹ của mình rất nhiều. Tình yêu thương ấy sống trong từng giọt máu, từng tế bào, từng hơi thở. Mỗi khi phải xa mẹ, dù chỉ là một ngày, em cũng nhớ mẹ rất nhiều. Lúc nào, em cũng muốn được ở cạnh mẹ, được mẹ ôm vào lòng, vuốt ve mái tóc và thủ thủ những điều nhỏ nhặt. Thế nên, mỗi ngày em đều cố gắng học tập và phấn đấu trở thành một đứa con ngoan, để được thấy nụ cười hạnh phúc trên gương mặt mẹ.
Tham khảo thôi nhé:
Trong gia đình, không thể nào kể thiếu được bố. Bố không mang nặng đẻ đau như mẹ, nhưng bố kiếm tiền nuôi tôi ăn học. Bố tôi hằng ngày dậy sớm nấu đồ ăn cho chúng tôi rồi mới đi làm. Bố tôi rất vất vả vì làm nghề ... nhưng bố luôn muốn dành cho tôi những điều tuyệt vời nhất. Tay bố đã sạm đi rất nhiều vì phải nuôi chúng tôi thành người. Những ngày nghỉ như chủ nhật hay ngày nghỉ lễ, bố thường dẫn cả nhà đi chơi hoặc đi dạo cho không khí mát mẻ. Bố tôi đi làm suốt, chỉ có ngày nghỉ mới có thời gian ở nhà phụ giúp mẹ và chăm chúng tôi. Nhiều lúc, bố tôi làm việc nhiều quá, đến mức ngất xỉu. Các bạn thấy không, bố vất vả là thế đấy. Bố là người đàn ông không toang toác thể hiện tình yêu thương như mẹ, bố có cách yêu thương của riêng bố. Bố luôn đứng phía sau yêu thương, đùm bọc và ủng hộ con hết mình. Tôi rất khâm phục bố dù bố chẳng có tài năng gì nổi bật. Tôi rất yêu thương, kính trọng, trân trọng, biết ơn bố đã sinh ra, giúp tôi có một phần trên Trái đất, luôn giúp tôi trưởng thành hơn trong cuộc sống. Vậy nên, tôi hứa sẽ học thật giỏi, ngoan ngoãn, nghe lời bố để bố vui lòng, cũng như trở thành đứa con trai/gái để bố đáng tự hào.