Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
1. Trả lời: + Chảy máu ở tĩnh mạch: chảy chậm, ít. Có thể sơ cứu tại chỗ bằng băng dán hay gạc (nếu vết thương sâu thì nên đến bệnh viện). + Chảy máu ở động mạch: chảy mạnh do vận tốc máu trong mạch lớn, chảy thành tia gây nguy hiểm, cần sơ cứu tạm thời và đưa ngay đến bệnh viện.
2.Ga-rô là biện pháp cầm máu tạm thời bằng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào đoạn chi, để làm ngừng lưu thông máu từ phía trên xuống phía dưới của chi. Việc thực hiện không đúng cách có thể làm cả đoạn chi bị hoại tử, phải cắt bỏ. Khi xoắn chặt một dây ga-rô vào chi, các mạch máu lớn, nhỏ và các cơ đều bị đè ép.
3.
+ Ở những vị trí khác, biện pháp garô vừa không có hiệu quả cầm máu (Ví dụ: vết thương ở bẹn, ở bụng) do buộc garô sẽ không chắc chắn, vừa có thể gây ra nguy hiểm tính mạng (ví dụ: vết thương ở đầu, mặt, cổ). Do não sẽ bị thiếu O2 mà não chỉ cần thiếu O2 khoảng ¾ phút đã có thể bị tổn thương tới mức không thể hồi phục.
+ Nếu người sơ cứu có kiến thức cấp cứu vết thương thì một mặt cho băng chặt vết thương, mặt khác lấy ngón tay ấn chặn vào phía trên đường đi của động mạch (phía trên vết thương đó).
+ Nếu người sơ cứu không biết nghiệp vụ cấp cứu vết thương thì cần băng chặt vết thương để cầm máu tạm thời sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.
Thành động mạch dày hơn thành tĩnh mạch vì Động mạch là các mạch máu dẫn máu từ tim đến các tế bào trong cơ thể, mang theo oxy và các dưỡng chất khác. Tĩnh mạch có nhiệm vụ ngược lại: dẫn máu ngược trở về tim sau khi đã trao đổi chất ở các tế bào để thực hiện trọn vẹn vòng tuần hoàn máu. Sở dĩ có từ động mạch và tĩnh mạch là do áp lực máu trên 2 loại mao mạch này khác nhau: Ở động mạch, do áp lực máu bơm đi từ tim, nên áp lực máu trên nó lớn và thay đổi (nhảy) theo từng nhịp tim. Ngược lại, áp lực máu trên tĩnh mạch thì yếu và đều hơn
-động mạch:
+thành gồm 3 lớp(mô liên kết, cơ trơn, biểu bì) dày hơn tĩnh mạch
+ lòng trong hẹp hơn tĩnh mạch
+ dẫn máu từ tim đến TB
- tĩnh mạch:
+thành gồm 3 lớp(mô liên kết, cơ trơn, biểu bì) mỏng hơn động mạch
+lòng trong rộng hơn động mạch
+có van 1 chiều ở những nơi máu phải chảy ngược chiều trọng lực
+dẫn máu từ TB đến tim
- mao mạch :
+nhỏ và fân nhánh nhiều
+ chỉ gồm 1 lớp biểu bì
+lòng trong hẹp
+trao đổi chất vs TB
con người có vị tiến hóa cao nhất trong tự nhiên.
đặc điểm: đứng thẳng, đi bằng 2 chân, có thể lao động, .......
2) Cơ chế bảo vệ cơ thể của bạch cầu là;
-Khi vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể thông qua miệng vết thương , những tế bào bạch cầu và đại thực bào ra khỏi mạch máu hình thành các chân giả bao gọn và ăn hết các vi khuẩn rồi chết ở miệng vết thương hình thành mủ trắng.
-Khi tế bào thoát khỏi lớp bảo vệ thứ nhất thì cơ thể sẽ đua ra cơ chế bảo vệ thứ hai : Tế bào Limpho B sẽ tạo ra các kháng nguyên liên kết với kháng thể cảu vi khuẩn theo cơ chế chiều khóa ổ khóa làm vố hiệu hóa vi khuẩn.
- Hàng bảo vệ cuối cùng là tế bào Limpho T sẽ tiết ra 1 loại protein đặc hiệu phá hủy vi khuẩn .
*) Miễn dịch là khả năng của cơ thể để tránh mắc 1 loại bện truyền nhiễm nào đó.
- Miễn dịch tự nhiên:
+ Miễn dịch bẩm sinh : khả năng bẩm sinh của cơ thể để không mắc một số loại bênh nào đó của gia cầm : long mồm lở móng , cúm gia cầm ,..
+ Miễn dịch tập nhiễm : là khả năng cơ thể đạt được khi bị nhiễm một loại bệnh truyền nhiễm , có thể miễn dịch với bệnh đó trong một khoảng thời gian hoặc cả đời.VD : lang ben,..
- Miễn dịch nhân tạo:
+ Miễn dịch thụ động : Tiêm vacxin để tránh nhiễm bệnh truyền nhiễm : uốn ván , bại liệt,...
+ Miễn dịch chủ động : Tiêm những sản phẩm điều chế đặc biệt từ mầm bệnh hoặc huyết tương của con vật bị bênh để cơ thể tự điều chỉnh và không bị mắc loại bệnh ấy VD: bệnh lao,...
4)Khi ăn không nên cười đùa vì:
- Thức ăn sẽ không được nhai kĩ dần đến hoạt động lí học xảy ra kém->dẫn đến sự biến đổi tinh bột chín thành đường đôi kém -> hấp thụ các chất dinh dưỡng ở phần sau ống tiêu hóa kém.
-Khi vừa ăn vưa cười đùa thì nắp thanh quản chưa được đậy chặt dẫn đến thức ăn chưa nhai kĩ còn cứng có thê lọt vào khí quản đến đến phản ứng ho , sặc , nguy hiểm đến sức khỏe và nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng con người.
Câu 9
- Protein là : \(7,9.5,7=45,03\left(g\right)\)
- Gluxit là : \(76,2.5,7=434,34\left(g\right)\)
- Lipit là : \(1.5,7=5,7\left(g\right)\)
- Tổng năng lượng trong 570g gạo tẻ là : \(344.5,7=1960,8\left(kcal\right)\)
Câu 2
- Lượng đu đủ bị thải bỏ là : \(200.12\%=24\left(g\right)\)
\(\Rightarrow\) Lượng đu đủ còn lại là : \(200-24=176(g)\)
\(\rightarrow\) Protein : \(176.0,9\%=1,584\left(g\right)\)
\(\rightarrow\) Gluxit : \(176.6,8\%=11,968\left(g\right)\)
- Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến các cơ quan. Cung cấp O2 và chất dinh dưỡng, nhận CO2 và chất bã, máu trở thành máu đỏ thẩm theo tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới trở về tâm nhĩ phải.
- Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến các cơ quan. Cung cấp O2 và chất dinh dưỡng, nhận CO2 và chất bã, máu trở thành máu đỏ thẩm theo tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới trở về tâm nhĩ phải.
1 Khi tiêm thuốc vào tĩnh mạch chứ không phải là động vì những lý do sau:
– Tĩnh mạch nằm cạn hơn động mạch nên rất dễ tìm thấy, thành của tĩnh mạch cũng mềm hơn.
– Thuốc vào tĩnh mạch sẽ được đưa về tim và từ đó được bơm đều đến các cơ quan trong cơ thể, còn nếu thuốc được vào động mạch , thuốc chỉ theo máu động mạch đến một nơi nào đó nhất định của cơ thể thôi( tùy vào vị trí của động mạch)
– Áp lực dòng máu chảy trong lòng động mạch rất lớn, nếu đâm kim vào sẽ rất khó bơm thuốc vào, và nếu có bơm được thì khả năng cầm máu tại vết kim là rất khó .
4 Gan có chức năng bài tiết và sản xuất dịch mật ngay khi ăn và không ăn để giúp tiêu hóa thức ăn. Khi gan bị tổn thương sẽ dễ làm cho người bệnh bị suy nhược, mệt mỏi… kéo theo chức năng gan bị ảnh hưởng sẽ làm cho hệ tiêu hóa hoạt động kém đi. Ăn uống không ngon miệng, đắng miệng cũng từ đó mà ra.
Máu trong tĩnh mạch trên gan (tĩnh mạch rời gan) có màu đỏ thẫm và có rất nhiều chất dinh dưỡng
Giair thích :+ Máu có màu đỏ thẩm vì giàu CO2, vì máu đỏ tươi xuất phát từ động mạch chủ sau khi trao đổi khí ở các cơ quan (dạ dày, ruột, lách,…)sẽ nhận CO2 thành máu đỏ thẫm theo tĩnh mạch trên gan đổ vào tĩnh mạch chủ dưới trở về tim.
+ Máu có nhiều dinh dưỡng vì : chúng vừa mới được hấp thu các chất dinh dưỡng từ ruột non nên giàu chất dinh dưỡng.
Tìm cách xác định động mạch và tĩnh mạch trên cổ tay của mình và nêu ra những dấu hiệu để nhận biết chúng ?
Làm :
Để ngửa bàn tay lên mặt bàn, dùng đầu ngón tay trỏ và giữa nhấn nhẹ vào cổ tay (hơi chệch về bên phải) ta cảm thấy được nhịp đập của mạch máu, đó chính là động mạch. Cũng ở gần vị trí đó nhưng cạn hơn, gần da là tĩnh mạch cổ tay (ở những người gầy, tĩnh mạch này có thể lộ rõ dưới da, dân gian gọi là nổi gân xanh). Sờ vào tĩnh mạch, ta không cảm thấy được nhịp mạch đập.
Động mạch thì rờ vào nó có nhịp mạch đập theo nhịp tim, còn tĩnh mạch thì ko. khi bị đứt, động mạch có máu đỏ tươi và xịt thành tia theo nhịp tim đập, còn tĩng mạch thì chỉ chảy 1 ít máu, máu có màu đỏ thẫm, ko xịt thành tia.