Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hai bài thơ, hai khúc ru nhưng mỗi nhà thơ lại có sự vận dụng khác nhau:
– Ở Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ vừa trò chuyện với em bé với giọng điệu gần gũi như lời ru, vừa có lồi ru trực tiếp của người mẹ. Thực chất hai lòi ru đều của cái tôi trữ tình quyện hòa giữa cảm xúc trữ tình và tự sự. Lồi ru đằm thắm dịu dàng được cất lên từ trái tim nhân hậu, yêu thương của ngưòi mẹ Tà – ôi với công việc lao động, kháng chiến hàng ngày. Tiếng ru được cất lên từ chất hiện thực của cuộc sông gian lao vất vả trong kháng chiến. Vì vậy, trong lời ru của người mọ không chỉ chứa đựng lòi yêu thừơng đôi với con, vối bộ đội, làng bản, đất nước mà còn gửi gắm những khát khao, ưốc vọng qua giấc md của con: mong con khỏe mạnh, khôn lổn, thành người lao động giỏi và được sông trong hòa bình, độc lập. Tiết tấu, nhịp điệu bài thơ là sự hòa thanh mối lạ, tạo nên khúc hát ru dịu dàng, đÀm thắm, lắng sâu. Bài thơ điệp khúc ba lần nhưng không nhàm nhạt, mà cảm xúc phát triển mỏ rộng dần theo không gian, theo tình cảm và ước mơ của ngưòi mẹ.
– Trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên, tác giả lại vận dụng và khai thác từ hình ảnh con cò trong ca dao, từ lòi hát, lòi ru của bà của mẹ bên cánh võng đế khái quát, nâng cao hình ảnh con cò thành hình tượng người mẹ lam lũ tảo tần. Hình tượng được phát triển qua mỗi đoạn thơ để bộc lộ chủ đề, tư tưởng tác phẩm: ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với mỗi cuộc đời. con người. Có điều trong giọng điệu của bài thơ mang đậm màu sắc triết lí, suy tưởng hơn là lòi ru ngọt ngào, tha thiết.
Bên cạnh cái khác biệt có sự đồng điệu:
– Đồng điệu về hình thức: hai bài thơ đều điệp khúc ba lần, lồi ru hầu như dược lặp lại vẹn nguyên, vỗ về, êm ái,…
– Đồng điệu về nội dung, tư tưởng: hai bài thơ đều ngợi ca những người mẹ lam lũ, tảo tần, tấm lòng bao la, hết lòng vi cuộc sống và tương lai hạnh phúc của những đứa con. Đó là truyền thống quý báu của phụ nữ Việt Nam – bà mẹ Việt Nam.
- Giống nhau: Cả hai bài đều mượn hình ảnh lời hát ru để thể hiện tình mẹ bao la, vất vả, tần tảo hi sinh vì con cái
- Khác nhau:
-
- "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" là khúc hát ru của bà mẹ tà ôi. Có ba điệp khúc, mỗi điệp khúc có hai lời ru đó là của tác giả và người mẹ. Tình thương con của người mẹ Tà Ôi gắn liền với tình yêu bộ đôi, yêu làng, yêu đất nước.
- "Con cò" là khúc hát ru mượn hình ảnh con cò để gợi đến sự tần tảo sớm khuya. Lời ru và hình ảnh mẹ đan xem hào quyện vào nhau qua đó thể hiện sự ngọt ngào em dụi qua những câu hát, và tình yêu thương, sự hi sinh âm thầm của người mẹ dành cho con cái
Trong lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt nhất, không chỉ các chàng trai mà các cô gái thanh niên cũng xung phong ra chiến trường, tham gia vào cuộc chiến tranh để dành lại độc lập cho dân tộc. Đó cũng chính là đề tài gợi nguồn cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ lúc bấy giờ. Với khả năng sáng tạo và xây dựng hình tượng sống động cùng với những ngày tháng lăn lộn nơi chiến trường, Lê Minh Khuê đã khắc họa thành công hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn với những vẻ đẹp kì diệu của tâm hồn, lòng dũng cảm và tình đồng đội thân thương qua truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi". Tiêu biểu là nhân vật Phương Định - nhân vật chính của truyện.
Lê Minh Khuê là một cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn. Trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc, ngòi bút của bà trong chiến tranh luôn hướng về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn. Truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" là một trong những tác phẩm tiêu biểu của bà viết về đề tài này. Tác phẩm được bà sáng tác vào năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc diễn ra hết sức ác liệt. Bài thơ là một bức tranh sinh động về cuộc kháng chiến với những ngôi sao mà ánh sáng của nó chiếu rọi trong lòng ta - ánh sáng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đó là những cô trinh sát mặt đường giữa bụi mù Trường Sơn.
Truyện xoay quanh nhân vật chính là Phương Định - một cô gái thanh niên xung phong sống cùng đồng đội, Thao, Nho, trên cao điểm, giữa một vùng trọng điểm ở tuyến đường Trường Sơn. Công việc của họ tuy vất vả và nguy hiểm nhưng các cô vẫn có những giây phút hồn nhiên, thơ mộng của tuổi trẻ. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, Phương Định và Thao đã chăm sóc rất tận tình. Cũng là lúc có một trận mưa đá ào xuống, Phương Định được sống lại với niềm vui trẻ thơ và cô lại nhớ về thành phố và gia đình.
Phương Định có hoàn cảnh sống và chiến đấu rất khó khăn, gian khổ. Họ sống trên một cao điểm, trọng điểm ở tuyến đường Trường Sơn giữa mênh mông khói bụi và bom đạn hủy diệt của kẻ thù. Công việc của họ là "đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom". Các cô phải đối diện với thần chết từng phút, từng giờ, "thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhip điệu chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ.Trong "lúc đơn vị thường ra đường vào lúc mặt trời lặn và làm việc có khi suốt đêm" thì các cô, tổ trinh sát mặt đường, phải chạy trên cao điểm cả ban ngày, dưới cái nóng trên 30 độ. Từ cao điểm trở về, mặt các cô ai cũng "hai con mắt lấp lánh", "cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc". Nhiệm vụ của họ thật quan trọng nhưng cũng đầy gian khổ, hi sinh, thể hiện phần nào hiện thực cuộc chiến đầy khắc nghiệt. Và cũng từ đó, ta thấy sáng ngời lên tinh thần yêu nước, đầy quả cảm của các cô gái thanh niên xung phong.
Phương Định là một cô gái Hà Nội vào chiến trường. Ấn tượng đầu tiên về cô là vẻ bề ngoài đáng yêu, trẻ trung, xinh xắn và đầy sức sống. Cô có "hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa lòa kèn". Đặc biệt, cô có đôi mắt với ánh cái nhìn sao mà xa xăm. Chẳng phải ngẫu nhiên mà các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm cô, hay "viết những thư dài gửi đường dây", "mặc dù có thể chào nhau hằng ngày". Phương Định cảm nhận được điều đó, cô cảm thấy vui và tự hào nhưng chưa dành tình cảm cho một ai. Cô chỉ thích ngắm mình trong gương và làm điệu hoặc có vẻ kiêu kì một cách đáng yêu khi thấy các đồng đội của mình tiếp xúc với một anh bộ đội nói giỏi nào đó.
Phương Định vừa bước qua tuổi học trò hồn nhiên, vô tư lự. Cô mang theo vào chiến trường Trường Sơn đầy ác liệt cả những nét đáng yêu của một cô gái tuổi mới lớn, mang theo cả một tâm hồn mơ mộng, rất hồn nhiên, yêu đời. Cô mê hát. Sống trong hoàn cảnh ác liệt của bom đạn trên chiến trường Trường Sơn, lúc nào cũng cận kề với cái chết, cô vẫn không bỏ đi sở thích của mình. "Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng phải ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình "Tuy vậy, chị Thao vẫn say mê chép những lời bài hát mà Định bịa ra. Cô thích rất nhiều bài, "thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: "Về đây khi mái tóc còn xanh xanh.."Đó là dân ca Ý trữ tình giàu có". Cô hát trong những khoảnh khắc "im lặng" khi máy bay trinh sát rè rè trên đầu, khi cơn bão lửa sắp chụp xuống cao điểm. Cô hát để động viên đồng đội và cũng là để động viên chính bản thân mình, để gửi vào trong tiếng hát nỗi khát khao của tuổi trẻ, của người chiến sĩ, mong được trở về quê hương yêu dấu, được gặp lại người yêu sau bao nhiêu nhớ nhung, chờ đợi.
Phương Định sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư giữa gia đình và thành phố Hà Nội thân yêu. Gặp một trận mưa đá, ở cô lập tức toát lên một niềm vui con trẻ, niềm vui ấy nở tung ra, say sưa, tràn đầy. Cô nhặt những hạt mưa đá để rồi bâng khuâng ngơ ngác khi thấy nó tan biến bất ngờ, cũng nhanh như khi nó ập đến. "Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nỗi...Tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố" Tất cả mọi kỉ niệm đẹp nhất ở thành phố Hà Nội, về mẹ, về tuổi thiếu nữ trong sáng, vô tư như ùa về, xoáy mạnh trong lòng cô gái. Chính những kỉ niệm đó đã làm dịu mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh.
Tham khảo:
Lê Minh Khuê là nhà văn thuộc thế hệ những tác giả bắt đầu sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Với tài năng và sự tìm tòi, khám phá của mình, bà sớm gặt hái được nhiều thành công về mảng đề tài là cuộc sống chiến đấu của những thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn. "Những ngôi sao xa xôi" là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của Lê Minh Khuê. Nhân vật chính trong tác phẩm - Phương Định - là nhân vật giành được nhiều sự yêu mến, cảm phục của người đọc bởi vẻ đẹp ngoại hình, tâm hồn và sự dũng cảm, ngoan cường, bình tĩnh ung dung trước hiểm nguy.
Phương Định gây cảm tình đầu tiên cho người đọc bởi vẻ trẻ trung, xinh đẹp của một cô gái mới lớn. Cô là người nhạy cảm và luôn quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá: "Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Con mắt tôi thì các lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm", vẻ đẹp ấy của cô đã hấp dẫn bao chàng trai: "các anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm tôi". Điều đó làm Phương Định tự hào nhưng điều đặc biệt là cô chưa dành riêng tình cảm cho ai.
Nhân vật chính của tác phẩm còn khiến người đọc khâm phục bởi sự dũng cảm ngoan cường, bình tĩnh ung dung vượt lên khó khăn nguy hiểm.
Phương Định cùng những người bạn của minh sống và chiến đấu trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Chị phải chạy trên cao điểm đánh phá của máy bay địch. Sau mỗi trận bom, chị cùng đồng đội phải lao ra trọng điểm, đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá. Đó là công việc mạo hiểm với cái chết luôn gần kề tạo áp lực khiến thần kinh vô cùng căng thẳng. Thực hiện công việc đó, Phương Định và đồng đội phải rất bình tĩnh và họ đã thực sự bình tĩnh, ung dung một cách lạ thường. Thậm chí, với họ, công việc ấy đã trở thành bình thường: "Công việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và khi cần thì phá bom".
Mặc dù đã quen với công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày có thế phải phá tới năm quả bom nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách tột độ với thần kinh của Phương Định. Từ khung cảnh và không khí chứa đầy càng thẳng đến cảm giác là các anh cao xạ ở trên kia cũng đang theo dõi từng động tác cử chỉ của mình để lòng dũng cảm ở cô như được kích thích bởi sự tự trọng: "Tôi đến gần quả bom... đàng hoàng mà bước tới" ở bên quả bom kề sát với cái chết im lim và bất ngờ, từng cảm giác của con người như cũng trở nên sắc nhọn hơn: "Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành".
Đặc biệt, Phương Định càng khiến người đọc yêu mến, trân trọng hơn bởi tâm hồn trong sáng, tinh tế. Chị rất giàu tình cảm với đồng chí, đồng đội, quê hương và vô cùng lạc quan yêu đời.
Giống như hai người đồng đội trong tổ trinh sát, Phương Định yêu mến những người đồng đội trong tổ và cả đơn vị của mình. Đặc biệt, cô yêu mến và cảm phục tất cả những người chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của những con đường vào mặt trận. Phương Định đã lo lắng, sốt ruột khi đồng đội lên cao điểm chưa về. Chị yêu thương và gắn bó với bạn bè nên có những nhận xét tốt đẹp đầy thiện cảm về Nho, phát hiện ra vẻ đep dễ thương "nhẹ, mát như một que kem trắng" của bạn. Chị còn hiều và đồng cảm sâu sắc với những sở thích và tâm trạng của chị Thao.
Phương Định cũng là người con gái có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên người mẹ thân thương trong một căn buồng nhỏ nằm trên một đường phố yên tĩnh hồi Hà Nội còn thanh bình trước chiến tranh. Những kỉ niệm ấy luôn sống lại trong cô giữa chiến trường dữ dội. Nó là niềm khao khát làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường.
Vào chiến trường đã ba năm, làm quen với những thử thách hiểm nguy, giáp mặt hàng ngày với cái chết nhưng ở Phương Định không mất đi sự hồn nhiên trong sáng và cả những mơ ước về tương lai: "Tôi mê hát", "thích nhiều bài".
Phương Định là cô thanh niên xung phong trên tuyến đường huyết mạch Trường Sơn những ngày kháng chiến chống Mĩ. Chị tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng hào hùng ấy. Họ là những người không tiếc tuổi thanh xuân, hiến dâng trọn vẹn cho Tổ quốc những gì quý giá nhất:
"Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ
Mà lòng phơi phới dậy tương lai"
Trong "Những ngôi sao xa xôi", Lê Minh Khuê đã miêu tả chân thực và sinh động tâm lí nhân vật. Tác phẩm được kể từ ngôi thứ nhất tạo thuận lợi cho tác giả miêu tả thế giới nội tâm qua việc để nhân vật tự sự về mình.
Nhân vật Phương Định trong "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê mang những đặc điểm tốt đẹp tiêu biểu cho tâm hồn những chàng trai, cô gái thanh niên xung phong lên đường chống Mĩ trong những năm tháng vất vả mà hào hùng của dân tộc. Phương Định để lại trong lòng độc giả niềm yêu mến, cảm phục đốì với thế hệ trẻ Việt Nam trong những ngày tháng bom rơi đạn nổ ấy. Và hơn thế, điều đó trở thành động lực để thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay viết tiếp nét son trong trang sử của thời đại mình.
a. PTBĐ : nghị luận
b. Biển Chết đón nhận và giữ riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát.
c. Thông điệp : Hãy chia sẽ với mọi người và đừng giữ riêng cho bản thân để nhận được nhiều hơn
a, Phương thức biểu đạt : Văn Nghị luận
b, Biển Chết đón nhận và giữ riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát
Tác dụng : Làm nôi bật hình ảnh cuae biển chết
c,Thông điệp có ý nghĩa nhất với em là: “Cho” và “nhận” cũng giống như cặp phạm trù “nhân – quả” trong Phật giáo vậy. Trên đời có nhân tất sẽ có quả, chỉ khi chúng ta biết yêu thương người, chúng ta mới được yêu thương trở lại. Đôi môi có hé mở mới nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng. Chúng ta có thể không (hoặc chưa) làm được những điều lớn lao như Bill Gates hay như Steve Jobs, nhưng chúng ta vẫn có thể cho đi bằng những điều nhỏ bé hằng ngày. Đó có thể đơn giản chỉ là một nụ cười với người bán hàng, một lời cảm ơn chân thành với người lao công trên phố, là biết chia sẻ công việc nhà, biết xếp hàng, biết bỏ rác vào thùng, biết xách hộ cái giỏ nặng của phụ nữ mang bầu, là biết nhường ghế cho một cụ già trên xe buýt. Mỗi khi có thể, chúng ta chỉ cần làm những việc rất nhỏ như vậy thôi; nhưng nếu tất cả mọi người đều biết sống cho đi, ắt hẳn tất cả chúng ta sẽ nhận lại ‘thiên đường’ ngay giữa thế gian này. Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình. “Sự sống” trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết. Người ta nói tôi trẻ con bởi thói quen nhìn đời bằng cặp kính màu hồng. Nhưng tôi thì nghĩ khác. Bút màu trong tay và ai cũng có quyền tự tô màu cho cuộc đời theo cách của riêng mình.
Công thức tính giờ: Tm = To + m
Trong đó:
Thiết lập công thức tính múi giờ:
Ở Đông bán cầu : m=(kinh tuyến Đông): 150
Ở Tây bán cầu: 2 cách
Cách 1: m=(3600 - Kinh tuyến Tây): 150
Cách 2: m = 24 - (Kinh tuyến Tây): 150
Áp dụng: Cho biết ở kinh tuyến số 1000Đ ,1000T, 1150T, 1760Đ thuộc múi giờ số mấy?
Bài làm
Kinh tuyến 1000Đ thuộc múi giờ: 1000 : 15 = 6,66 ( làm tròn số theo quy tắc toán học là 7).
Kinh tuyến 1000T thuộc múi giờ: (3600 - 1000) : 15 = 17 nên thuộc múi giờ số 17.
Hoặc 24 - 7 = 17 => 17 - 24 = -7 (nghĩa là múi giờ thuộc kinh tuyến 1000T là -7). Kinh tuyến 1150T thuộc múi giờ: (3600 - 1150) : 15 = 16 thuộc múi giờ số 16
Hoặc 24 - 8 = 16 => 16 - 24 = - 8
Kinh tuyến 1760Đ thuộc múi giờ: 176 : 15 = 12.
Tương tư tính múi giờ các nước sau:
Tính giờ:
Tóm lại: