K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 3 2020

Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!

Chúc bạn hk tốt nha! ^-^

30 tháng 3 2020

Khổ thơ khẳng định một chân lí đơn giản mà lớn lao: Bác không ngủ vì một lí do bình thường, dễ hiểu: Bác là Hồ Chí Minh. Nói đến Bác là nói đến tình thương và trách nhiệm rộng lớn, cao cả. Yêu nước, thương dân là đạo đức thuộc bản chất của Bác Hồ.

Đêm không ngủ được miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công là lẽ thường tình, vì Bác là Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta. Cuộc đời Người đã dành trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc. Đó chính là lẽ sống nâng niu tất cả chỉ quên mình của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu và kính phục.

#tham khảo

1. Tìm và lập danh sách các từ đơn, từ ghép, từ láy trong hai câu sau: a) Sứ giả / vừa / kinh ngạc, / vừa / mừng rỡ, / vội vàng / về / tâu / vua. (Thánh Gióng) b) Từ / ngày / công chúa / bị / mất tích, / nhà vua / vô cùng / đau đớn. (Thạch Sanh)2. Mỗi từ ghép dưới đây được tạo ra bằng cách nào? làng xóm, ngày đêm, trước sau, trên dưới, đầu đuôi, được thua, tìm kiếm, phải trái, bờ...
Đọc tiếp

1. Tìm và lập danh sách các từ đơn, từ ghép, từ láy trong hai câu sau:

 

a) Sứ giả / vừa / kinh ngạc, / vừa / mừng rỡ, / vội vàng / về / tâu / vua.

 

(Thánh Gióng)

 

b) Từ / ngày / công chúa / bị / mất tích, / nhà vua / vô cùng / đau đớn.

 

(Thạch Sanh)

2. Mỗi từ ghép dưới đây được tạo ra bằng cách nào?

 

làng xóm, ngày đêm, trước sau, trên dưới, đầu đuôi, được thua, tìm kiếm, phải trái, bờ cõi, tài giỏi, hiển lành, non yếu, trốn tránh, giẫm đạp

 

a) Ghép các yếu tố có nghĩa gần nhau hoặc giống nhau, ví dụ: núi non.

 

b) Ghép các yếu tố có nghĩa trái ngược nhau, ví dụ: hơn kém.

 

c)

3. Yếu tổ nào trong mỗi từ ghép dưới đây thể hiện sự khác nhau giữa các món ăn được gọi là bánh? Xếp các yếu tổ đó vào nhóm thích hợp.

 

bánh tẻ, bánh tại voi, bánh khoai, bánh khúc, bánh đậu xanh, bánh nướng, bánh xốp, bánh bèo, bánh cốm, bánh tôm

 

a) Chỉ chất liệu để làm món ăn, ví dụ: bánh nếp.

 

b) Chỉ cách chế biến món ăn, ví dụ: bảnh rán.

 

c) Chỉ tính chất của món ăn, ví dụ: bánh dẻo.

 

d) Chỉ hình dáng của món ăn, ví dụ: bánh gối.

 

4.Xếp từ láy trong các câu dưới đây vào nhóm thích hợp:

 

- Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa. (Thạch Sanh)

 

- Suốt ngày, nàng chẳng nói, chẳng cười, mặt buồn rười rượi. (Thạch Sanh)

 

- Một hôm, cô út vừa mang cơm đến dưới chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von. Cô lấy làm lạ, rón rén bước lên, nấp sau bụi cây rình xem thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây, thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. (Sọ Dừa)

 

a) Gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật, ví dụ: lom khom.

 

b) Gợi tả âm thanh, ví dụ: ríu rít.

 

5.a. Tìm từ ghép trong đoạn thơ sau:

 

Những bạn nào nhút nhát

 

Thì giống như thỏ con

 

Trông đáng yêu đấy chứ

 

Sao không yêu, lại còn...?

 

(Trích Bắt nạt, Nguyễn Thế Hoàng Linh)

 

b. Tìm các từ láy có trong đoạn thơ sau:

 

Lặng yên bên bếp lửa

 

Vẻ mặt Bác trầm ngâm

 

Ngoài trời mưa lâm thâm

 

Mái lều tranh xơ xác

 

Anh đội viên nhìn Bác

 

Càng nhìn lại càng thương

 

Người Cha mái tóc bạc

 

Đốt lửa cho anh nằm

 

(Trích “Đêm nay Bác không ngủ” - Minh Huệ)

 

c. Chỉ ra nghĩa của một từ và tác dụng của một từ láy đối với việc thể hiện nội dung mà tác giả muốn biểu đạt trong đoạn thơ trên

 

6. a.Tìm 5 từ láy mô phỏng tiếng cười:

 

b. Đặt câu với các từ láy vừa tìm được và

0
28 tháng 2 2016

Cái này không liên quan đến toán bạn

26 tháng 2 2018

hình ảnh so sánh

“Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng".

 Ý nghĩa bài thơ:Bài thơ thểhiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộđội và nhân dân, đồng thời thểhiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Mối quan hệgắn bó giữa lãnh tụcách mạng và quần chúng cách mạng cũng được phản ánh rất thành công trong tác phẩm

chú bn hok tốt

26 tháng 2 2018

*"Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng."

+, So sánh ngang bằng : " Như năm trong giấc mộng "

+, So sánh không ngang bằng : "Ấm hơn ngọn lửa hồng"

* Nội dung  :

Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với vị lãnh tụ.
Bài thơ sử dụng thể thơ năm chữ, có nhiều vần liền thích hợp với lối kể chuyện, kết hợp với miêu tả, kể với biểu cảm, có nhiều chi tiết giản dị, chân thực, cảm động.

9 tháng 3 2019

Có hai nhân vật trung tâm trong bài thơ "Đêm nay bác không ngủ"  của nhà thơ Minh Huệ, đó là Anh đội viên và Bác Hồ.

          Chúc bạn một buổi trưa vui vẻ ~! ❤‿❤

9 tháng 3 2019

nhân vật chính là Bác Hồ

^^

Đề bàiI. TRẮC NGHIỆM (3đ)1.: Đối tượng nào được tập trung miêu tả trong văn bản “Vượt thác”?A. Dượng Hương Thư và chú Hai.B. Dượng Hương Thư.C. Cảnh hai bên bờ sông Thu Bồn.D. Dòng sông Thu Bồn.2. Em hiểu như thế nào về “Buổi học cuối cùng”?A. Buổi học cuối cùng của một học kì.B. Buổi học cuối cùng của một năm học.C. Buổi học cuối cùng của môn Tiếng Pháp.D. Buổi học...
Đọc tiếp

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (3đ)

1.: Đối tượng nào được tập trung miêu tả trong văn bản “Vượt thác”?

A. Dượng Hương Thư và chú Hai.

B. Dượng Hương Thư.

C. Cảnh hai bên bờ sông Thu Bồn.

D. Dòng sông Thu Bồn.

2. Em hiểu như thế nào về “Buổi học cuối cùng”?

A. Buổi học cuối cùng của một học kì.

B. Buổi học cuối cùng của một năm học.

C. Buổi học cuối cùng của môn Tiếng Pháp.

D. Buổi học cuối cùng của Phrăng trước khi chuyển trường.

3. Từ nào kết hợp được với “như lim”?

A. Đỏ                            B. Đen

C. Nâu                          D. Chắc

4. Chi tiết nào sau đây không phù hợp khi tả em bé chừng 4-5 tuổi?

A. Khuôn mặt bầu bĩnh.

B. Đôi mắt đen sáng, luôn mở to.

C. Mái tóc dài duyên dáng, thướt tha.

D. Bụ bẫm, nhanh nhẹn, tinh nghịch.

5. Bài “Đêm nay Bác không ngủ” thuộc phương thức biểu đạt gì?

A. Miêu tả.

B. Tự sự.

C. Biểu cảm.

D. Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.

II. TỰ LUẬN (7đ)

1. (2 điểm): Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” đề cập đến nội dung gì? Từ đó liên hệ đến cuộc kháng chiến của dân tộc ta.

2. (5 điểm): Hãy tả con sông quê em vào một buổi sáng mùa xuân.

0
Bài 1: Tìm số tự nhiên có 4 chữ số mà khi ta đem số ấy nhân với 5 rồi cộng thêm 6 ta được kết quảlà số có 4 chữ số viết bởi các chữ số như số ban đầu nhưng viết theo thứ tự ngược lạiBài 2 Tìm số tự nhiên nhỏ nhất chia cho 5 thì dư 1, chia cho 7 thì dư 5.Bài 3 Hai ôtô đi từ hai điểm A và B về phía nhau. Xe 1 khởi hành lúc 7 giờ, xe 2 khởi hành lúc 7giờ 10phút.Biết rằng để đi cả...
Đọc tiếp

Bài 1: Tìm số tự nhiên có 4 chữ số mà khi ta đem số ấy nhân với 5 rồi cộng thêm 6 ta được kết quả

là số có 4 chữ số viết bởi các chữ số như số ban đầu nhưng viết theo thứ tự ngược lại

Bài 2 Tìm số tự nhiên nhỏ nhất chia cho 5 thì dư 1, chia cho 7 thì dư 5.

Bài 3 Hai ôtô đi từ hai điểm A và B về phía nhau. Xe 1 khởi hành lúc 7 giờ, xe 2 khởi hành lúc 7giờ 10phút.

Biết rằng để đi cả quãng đường AB xe 1 cần đi 2 giờ, xe 2 cần đi 3 giờ. Hai xe sẽ gặp nhau lúc mấy giờ?

Bài 4 Tổng kết năm học của 100 học sinh giỏi về 3 môn Văn, Toán , Ngoại ngữ có 70 học sinh giỏi Toán, 50

giỏi Văn. Trong đó 40 học sinh giỏi Toán+ Ngoại ngữ, 35 học sinh giỏi Toán+ Văn, 20 Học sinh giỏi Văn+

Ngoại ngữ. Hỏi :

a, Có bao nhiêu học sinh giỏi cả 3 môn.

b, Có bao nhiêu học sinh giỏi Ngoại ngữ

Bài 5 : Một người đem 6000000đ gửi tiền tiết kiệm " Không kỳ hạn" với lãi xuất 0,8% một tháng. Hỏi sau 3

tháng người đó thu được bao nhiêu tiền lãi ( sau 3 tháng mới rút hết cả vốn lẫn lãi)

Bài 6 : Một xí nghiệp làm một số dụng cụ, giao cho 3 phân xưởng thực hiện. Số dụng cụ phân xưởng I làm

bằng 28% tổng số. Số dụng cụ phân xưởng II làm gấp rưỡi số dụng cụ phân xưởng I. Phân xưởng III làm ít hơn

phân xưởng II là 72 chiếc. Tính số dụng cụ mỗi phân xưởng đã làm.

0
                                                BÀI TẬP VỀ NHÀCho đoạn văn sau:    … “Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quyên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ,...
Đọc tiếp

                                                BÀI TẬP VỀ NHÀ

Cho đoạn văn sau:

    … “Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quyên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù….”                    (Ngữ văn 6  - tập hai)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản vừa xác định.

Câu 2: Đoạn trích trên được kể theo ngôi kể nào? Tác dụng.

Câu 3: Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Tác dụng.

Câu 4: Viết đoạn văn (10 -12 câu) miêu tả nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng hai phó từ, một cụm danh từ, một cụm động từ. (Gạch chân dưới các phó từ, các cụm danh từ, cụm động từ đã sử dụng)

30
28 tháng 4 2020

Câu 1:

- Trong văn bản buổi học cuối cùng.

- Tác giả An-phông-xơ Đô-đê.

- Câu chuyện được kể diễn ra tại lớp học thuộc vùng An-dát ở nước Pháp, sau cuộc chiến tranh Pháp- Phổ, nước Pháp thua phải cắt vùng An-dat cho Thổ.

Câu 2: 

Ngôi thứ nhất
    Tác dụng Người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, thấy, trải qua, trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ, tình cảm của mình.

Câu 3:

Sử dụng phép so sánh.

• làm cho lời văn thêm hình tượng cụ thể, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.

• thể hiện rõ nét không khí của buổi học cuối cùng: lúc thì ồn ào, lúc thì lặng yên.

• thể hiện tâm trang lưu luyến, bịn rịn của các nhân vật, đặc biệt là thầy Ha-men.

Câu 4:( bạn tham khảo nha )

Trong văn bản buổi học cuối cùng nhân vật để lại cho em nhiều ấn tượng nhất là thầy Ha – men. Để tôn vinh buổi học Pháp văn cuối cùng, thầy Ha – men đã mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ mặc trong những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo và giảng bài vs giọng nói dịu dàng và truyền cảm hứng.Thầy ko trách mắng cậu bé Prăng khi cậu đến muộn hay ko thuộc bài, thầy để giành hết tâm huyết và sự kiên nhẫn của mình để gian buổi học cuối dù cho cảm giác đau buồn vì sắp phải rời khỏi ngôi trường đã gắn bó bao nhiêu năm qua, rời xa các em học sinh và vùng An – dát. Thầy đã chuẩn bị những tờ mẫu mới tinh viết bằng chữ rông: Pháp , An – dát , …, thầy còn kiên nhẫn giảng giải như muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình , muốn đưa ngay một lúc những tri thức đấy vào đầu các em học sinh trước khi ra đi. Trong bài giảng của mk thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp-tiếng ns dân tộc , thầy cũng tự phê bình mk cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc thầy ns đến những điều đó, giọng thầy như nghẹn lại và gương mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn, thầy còn nhấn mạnh rằng : chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khoá chốn lao tù, giúp mỗi người tù"vượt ngục tinh thần" nuôi dưỡng lòng yêu nước. Khi buổi học kết thúc cũng là lúc con người kia xúc động mạnh, người tái nhợt nghẹn ngào, ko ns đc hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm" như chứng tỏ lòng yêu nước và sự cao quý của tiếng Pháp như nhắc nhở các em học sinh đừng bao giờ đánh mất tiếng Pháp và tình yêu đối vs đất nước Pháp.

28 tháng 4 2020

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản "Buổi học cuối cùng". An-phông-xơ Đô-đê. Hoàn cảnh sáng tác là khi Đức xâm chiếm Pháp, dạy tiếng Đức ở ở các trường vùng An-dát và Lo-ren.

Câu 2: Kể theo ngôi thứ 1, giúp thể hiện được tình cảm, cảm xúc của nhân vật một chân thực.

Mình chỉ trả lời đc 2 câu này thôi