K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: 

Nhân vật Giôn xi: 

- Họa sĩ nghèo gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống để theo đuổi nghệ thuật chân chính.

- Mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo quái ác.

+ Khi biết mình bị bệnh: tuyệt vọng và yếu ớt "mở to cặp mắt thẫn thờ và thều thào ra lệnh", nếu chiếc lá cuối cùng rơi thì cô cho rằng sinh mệnh mình cũng sẽ kết thúc.

+ Khi thấy chiếc lá cuối cùng chống chọi lại với mưa bão: cô được tiếp thêm động lực sống bằng cách tạo dựng tình yêu với cuộc sống và nghệ thuật. Nhờ đó cô đã vượt qua bệnh tật.

Nhân vật Xiu: 

- Họa sĩ nghèo gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống để theo đuổi nghệ thuật chân chính.

- Khi Giôn xi mắc bệnh viêm phổi, Xiu luôn ở bên cạnh chăm sóc, động viên để Giôn xi vượt qua bệnh tật. 

Nhân vật cụ Bơ- men:

- Người họa sĩ khao khát có một kiệt tác để đời

- Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá cuối cùng trong một đêm mưa bão. 

- Sau đêm bão bùng ấy, cụ Bơ-men đã chết vì căn bệnh viêm phổi nhưng lại cứu vớt sinh mệnh của cô họa sĩ trẻ Giôn xi.

 

Câu 2: Khi nằm trên giường bệnh, Giôn xi có suy nghĩ tiêu cực "Khi chiếc lá cuối cùng rụng thì mình cũng sẽ ra đi". Cô gái ấy không còn thiết tha gì với cuộc đời mà chỉ chờ đợi cái chết của thể xác đưa tiễn cái chết của tâm hồn.

Câu 3: Lời nói của Xui dành cho Giôn xi cho thấy sự lo lắng của cô dành cho suy nghĩ tiêu cực và tình trạng bệnh của Giôn xi. Cô luôn cố gắng động viên để Giôn xi nhanh chóng vực dậy. Qua đó chúng ta thấy được trái tim yêu thương của một cô gái tốt bụng - Xiu và tình bạn cao đẹp giữa hai người cùng khổ.

Tham khảo:

Các yếu tố của truyện

Chiếc  cuối cùng

Đề tài​

​Lòng nhân đạo

Các chi tiết tiêu biểu​

​Ông Behrman vẽ chiếc lá để cứu sống Giôn - xi

Ngoại hình, hành động của Giôn-xi​

​Nằm trên giường,mở mắt,nhìn ra cửa sổ,...

Ý nghĩa của nhân vật Giôn-xi​

​Nếu chiếc lá lìa cành là sẽ lìa đời

17 tháng 12 2023

- Ngoại hình cô bé bán diêm: đầu trần, chân đất giữa ngày giá rét dữ dội; tạp dề cũ kĩ,… 

→ Cô bé phải sống cuộc sống nghèo khổ, đói rét; thiếu tình yêu thương, không có ai quan tâm, chăm sóc,… 

16 tháng 4 2017

- Cảnh con thuyền vượt sông:

    + Sự chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để chắc bụng, chuẩn bị sào tre bịt đầu sắt

    + Dòng nước dữ dội, hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng

- Hình ảnh Dượng Hương Thư nổi bật:

    + Ngoại hình rắn rỏi, chắc khỏe

    + Động tác dứt khoát, nhanh, mạnh mẽ

- Sử dụng câu so sánh miêu tả cảnh vượt thác của Dương Hương Thư:

    + Sử dụng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: “động tác thả sào, rút sào nhanh như cắt”, “như một pho tượng đúc bằng đồng”

    + Lối tả cường điệu hóa: “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.

    + Đối lập hình ảnh Dượng Hương Thư nói năng nhỏ nhẹ, nhu mì khi ở nhà

=> Hình ảnh con người lao động khiêm tốn, hiền lành trong đời thường, nhưng lại dũng mãnh, quyết liệt, nhanh nhẹn khi vượt qua thử thách

17 tháng 2 2021

  hrszrjz

3 tháng 12 2023

- Nhân vật người em thường được tái hiện qua hành động:

+ Sau khi có vẻ đã hài lòng, nó lôi trong túi ra ba bốn lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục,... đều do nó tự chế.

+ Nó đưa mắt canh chừng rồi lại nhét tất cả vào túi sau khi cho màu đen nhọ nồi vào trong một cái lọ còn bỏ không. 

+ Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: "Em muốn cả anh cùng đi nhận giải".

- Nhân vật người anh thường được tái hiện qua tâm trạng:

+ Tôi luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài.

+ Những lúc ngồi bên bàn học tôi chỉ muốn gục đầu xuống khóc.

+ Tôi giật sững người.

+ Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

+ Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá.

- Ngôi kể: rất thích hợp với chủ đề, hơn nữa để cho sự hối hận được bày tỏ một cách chân thành hơn, đáng tin cậy hơn.

12 tháng 7 2019

Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có hai nhân vật chính: Sơn Tinh và Thủy Tinh

- Nhân vật Sơn Tinh: có phép lạ, vẫy tay về phía tây nổi núi đồi, rời từng dãy núi dựng thành lũy chặn dòng nước

→ Nhân vật tượng trưng cho khát vọng khắc phục thiên tai của nhân dân ta

- Nhân vật Thủy Tinh: hô mưa gọi gió, làm rung chuyển trời đất

→ Nhân vật tượng trưng cho thảm họa, thiên tai, bão lũ.

15 tháng 9 2016

+ Nhân vật chính của truyện là Sơn Tinh, Thủy Tinh cả hai nhân vật đều được miêu tả bằng những chi tiết tưởng tượng.
Nhân vật Sơn Tinh:
- Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi.
- Vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.
- Dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng lũ.
- Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.
Nhân vật Thủy Tinh:
- Gọi gió, gió đến.
- Hô mưa, mưa về.
- Hô mây gọi gió làm thành dòng bão uy chuyển cả đất trời.
Ý nghĩa tượng trưng
- Sơn TinhTài năng của Sơn Tinh đưa lại cho cuộc sống những điều tốt đẹp, xây dựng và làm cho cuộc sống sinh sôi nảy nở - là một phúc thần được mọi người yêu mến.
=> Sơn Tinh tượng trưng cho khát vọng và khả năng chinh phục thiên tài của nhân dân ta ngày xưa.
- Thủy Tinh:Tài năng của Thủy Tinh thể hiện sự tàn phá, hủy diệt, mang lại hiểm họa cho cuộc sống. Thủy Tinh là một hung thần đáng sợ.
=> Thủy Tinh tượng trưng cho lũ lụt đe dọa cuộc sống con người.

15 tháng 9 2016

- Nhân vật chính là Sơn Tinh và Thủy Tinh

- Trong bài có sử dụng các chi tiết tưởng tượng kì ảo: Sơn Tinh là chúa vùng non cao có thể làm các dãy núi, đất cao thêm còn Thủy Tinh thì điều khiển được nước.

- Sơn Tinh: tượng trưng cho sự mong muốn chế ngự thiên tai của ông cha ta và thể hiện cho những điều tốt đẹp.

- Thủy Tinh: tượng trưng cho những cái xấu, sư tàn phá phá hủy thiên nhiên bằng cách dâng nước lên cao.

31 tháng 12 2022

Chi tiết miêu tả ngoại hình cô bé bán diêm kết hợp hoàn cảnh: 

- Đầu trần, chân đất, bông tuyết bám đầy trên tóc, đôi chân đỏ ửng rồi tím bầm lạ, dò dẫm trong đêm đói rét. 

Những chi tiết đó giúp em hình dung ra cuộc sống của nhân vật Cô bé bán diêm đáng thương, cô độc, đói rét.