Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nội dung :
-Phản ánh sự vất vả lam lũ của người dân và ăn chơi hưởng lạc của bọn quan lại trong xã hội đương thời
-Lên án kẻ cầm quyền thờ ơ, vô trách nhiệm với tính mạng của người dân
-Tấm lòng cảm thương sâu sắc trước thân phận bị rẻ rúng của người dân
Nghệ thuât:
NT tương phản và NT tăng cấp,ngòi bút tả thực
Tác giả kể chuyện viên quan phủ mải mê chơi tổ tôm với đám quan lại dưới quyền và được lũ sai nha, lính lệ hầu hạ, cung phụng đến nơi đến chốn, Giọng văn tường thuật khách quan cụ thể, chi tiết nhưng đằng sau nó chứa chất thái độ mỉa mai, châm biếm và phẩn uất.
Trước nguy cơ đê bị vỡ, bậc "phụ mẫu chi dân" cũng đích thân ra "chỉ đạo" việc hộ đê, nhưng trớ trêu thay, chỗ của ngài không phải là ở giữa đám dân đen đang vất vả, lấn láp, ra sức cứu đê mà lại ở trong đình với không khí, quang cảnh thật trang nghiêm, nhàn hạ; đèn thắp sáng trưng; nha lệ kính tráng, kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng. Chân dung của quan lớn hiện lên thật cụ thể, sắc nét: Trên sập, mới kê ở gian giữa, có một người quan phụ mẫu, uy nghi chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà ở dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên, cầm cái quạt lông, chốc chốc sê phẩy… Đặc biệt là quanh quan có đủ thầy đề, thầy đội nhất, thầy thông nhì và chánh tổng cùng ngồi hầu bài. Quan nhàn hạ, ung dung, không mảy may quan tâm đến tình cảnh thảm thương của dân chúng đang diễn ra trên đê. Trong đình vẫn duy thì cái không khí uy nghiêm của chốn công đường, không hề có một chút liên hệ nào với cảnh hộ đê tất bật ngoài kia của dân phu. Dựng lên hai cảnh đối lập, tác giả có dụng ý tố cáo thái độ vô trách nhiệm, vô lương tâm, sống chết mặc bay của bọn quan lại phong kiến đương thời.
Trên cái nền là cảnh toan chống giặc nước, chân dung "quan phụ mẫu" hiện lên rõ ràng qua nhưng nét vẽ sinh động về hình dạng, cử chỉ, lời nói và diễn biến tâm lý nhân vật. Người đọc không thể tưởng tượng nổi là trong tình cảnh nước sôi lửa bỏng, tính mạng và của cải của hàng nghìn con người con người đang bị đe dọa từng giờ từng phút, vậy mà " quan phụ mẫu" vẫn điềm nhiên vui chơi, hưởng lạc. Xung quanh hắn bầy biện đủ thứ sang trọng, xa hoa: Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tia, hai bên nào ống bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, vỉ thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt.
Quả là hoàn toàn trái ngược với hình ảnh:… mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít… trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê… Sự đối lập đó càng làm nổi bật tính cách ích kỉ, độc ác, vô nhân đạo của tên quan phủ và thmar cảnh của dân chúng ; đồng thời góp phần gia tăng ý nghĩa phê phán gay gắt của truyện.
Trong khi thảm họa vỡ đê khủng khiếp đang ập vào mắt dân chúng thì bọn nha lại tay chân vẫn cúc cung hầu hạ quan lớn đánh bạc. Tuy chỉ là một cuộc chơi, lại chơi khi làm nhiệm vụ đôn đốc dân phu hộ đê nhưng quan lớn vẫn giữ cái trật tự trên dưới và không khí tôn nghiêm, nghi vệ như ở chốn công đường: Chung quanh sập, bắc bốn ghế mây, bắt đầu từ phía hữu quan thì có thầy đề, rồi lần lượt đến thầy đội nhất, thầy thông nhì, sau hết giáp phía tay tả ngài, thì đến chánh tổng sở tại cùng ngồi hầu bàn. Mặc cho dân tình nháo nhác, khổ sở, quan vẫn mải mê dồn hết tâm trí vào các quân bài tổ tôm. Cung cách ấy tố cáo bản chất xấu xa cùng thái độ vô trách nhiệm đến mức vô cùng nhân đạo của hắn.
hơi dài nên bn có thể bỏ những ý phụ ik nha
Tham khảo:
Tác phẩm “Sống chết mặc bay” của nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa cuộc sống khổ cực của người trước thiên tai. Truyện được mở đầu bằng tình huống vô cùng căng thẳng là cảnh con đê sắp vỡ xảy ra vào gần một giờ đêm, tại khúc đê làng X, thuộc phủ X. Cùng với việc xác định cụ thể không gian thời gian, nhà văn còn miêu tả chi tiết tình cảnh lúc bây giờ “trời mưa tầm tã, nước càng ngày càng dâng cao”, “hai ba đoạn nước đã ngấm qua và rỉ chảy đi nơi khác”. Nghệ thuật tăng cấp được sử dụng nhằm diễn tả sự dữ dội của thiên tai đang đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân. Trước tình huống đó, nhân dân đang cố sức giữ đê: “Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, người vác tre, nào đắp, nào cừ… Khung cảnh náo loạn với tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ nhưng ai cũng đã mệt lử cả rồi”. Con người đang dùng toàn bộ sức lực để chống lại sự tàn phá của thiên nhiên. Cuối nhà văn đã nhận xét: “Tình cảnh trông thật là thảm” và bộc lộ thái độ: “Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất”. Những câu văn cho thấy sự đồng cảm, thương xót của tác giả, sức người nào có thể chống chọi với sức trời. Trong hoàn cảnh đó, viên quan phụ trách việc hộ đê lại đang ngồi trong đình ung dung đánh bại, kẻ hầu người hạ qua lại tấp nập. Sự đối lập này càng làm nổi bật tình cảnh khốn khổ của người dân. Cao trào nhất là khi con đê bị vỡ, nước tràn lênh láng, khắp nơi, nhà cửa trôi còn ruộng lúa má ngập hết. Kẻ sống không có chỗ để ở, còn kẻ chết thì không có nơi để chôn. Vậy mà khi đó, ở trong đình, vị quan phụ mẫu lại đang sung sướng vì ù được ván bài. Khi có người chạy vào báo đê đã vỡ, quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng: “Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?...”. Những câu văn đã bộc lộ sự vô trách nhiệm của bậc quan phụ mẫu của nhân dân. Như vậy, “Sống chết mặc bay” đã giúp người đọc hiểu được tình cảnh của người nông dân trong xã hội phong kiến xưa.
Tham khảo:
Nguồn: hoidap247
Qua van bản "Sống chết mặc bay" ta có thể cảm nhận và nhìn nhận một cách rõ ràng về hai bức tranh đối lập và tương phản với nhau. Chi tiết "Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột", cho chúng ta thấy rõ được tình cảnh khốn khó, thảm thương của những người dân phu. Trái ngược với sự khốn khó, khốn đốn ấy là hình ảnh rõ ràng về tên quan phụ mẫu vô trách nhiệm, chỉ biết ngồi trong đình hưởng thụ mà không lo nghĩ cho dân, qua chi tiết "Trên sập,mới kê ở gian giữa,có một người quan phụ mẫu,uy nghi chễm chện ngồi. Tay trái dựa gối xếp,chân phải duỗi thẳng ra, để tên người nhà quỳ dưới đất mà gãi". Hai hình ảnh ấy hết sức trái ngước và đối lập nhau, một bên thì người dân hết sức mệt mỏi để bảo vệ con đê ngăn lũ và đã cãn kiệt sức lực còn một bên lại là tên quan phụ mẫu vô trách nhiệm, đang ngồi hưởng thụ, chơi bài một cách sung sướng trong đình mà không phải làm gì. Qua đây, ta đã có thể hình dung và thấy rõ được sự tương phản trong hai bức tranh ấy, đáng thương cho số phận những người dân phu và phẫn nộ gay gắt tên quan phụ mẫu lòng lang dạ thú, vô trách nhiệm tới tân lương tâm.
a.Mở đoạn: Cảnh hộ đê của nhân dân trong tác phẩm Sống chết mặc bay được tác giả Phạm Duy Tốn khắc họa một cách vô cùng chân thực.
b. Thân đoạn: Trước hết, với nghệ thuật liệt kê, tăng cấp, đối lập, ta cảm nhận được cảnh hộ đê của nhân dân vô cùng khổ cực.
+ Vị trí: Khúc đê thuộc làng X, phủ X hai ba đoạn đã bị thẩm lậu⇒ mối nguy cơ đe dọa tính mạng của nhân dân⇒ ra sức hộ đê.
+ Thời gian: Từ chiều đến giờ( gần 1 giờ đêm), hàng nghìn người như một đàn sâu, lũ kiến ra sức ngụp, nặn dưới bùn để ngăn chặn không cho đê vỡ. Người thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đào, kẻ cừ, người đắp…
Tiếng trống, tiếng tù và tiếng người gọi nhau xao xác sang hộ xem chừng ai cũng mệt lử cả rồi.
⇒ Cảnh hộ đê: nhốn nháo, hối hả, lộn xộn⇒ mệt mỏi, đói khát, lo sợ, hốt hoảng.
Bình luận: Không đói, không mệt làm sao được khi mà từ chiều đên giờ( Khoảng thời gian rất dài, họ vật lộn với sức trời. Không lo sợ hốt hoảng sao được khi mà nước ở dưới sông hơi cứ ngùn ngụt bốc lên, mưa thì cứ tầm tã trút xuống⇒ nguy cơ vỡ đê rất cao.
-Tác giả đã khéo léo sử dụng nghệ thuật tăng tiến, đối lập giữa sức người>< Sức nước. Hỏi những kẻ làm cha, làm mẹ ở đâu. Chúng ở trong đình, mặc kệ cho con dân nheo nhóc, đói khổ.
- Chính vì thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của bọn quan lại⇒ đê vỡ.
- Nhân dân rơi vào cảnh nghìn sầu muôn thẳm, cảnh màn trời chiếu đất. Kẻ sống không chỗ ở, người chết không chỗ chôn.
Chao ôi!...
c. Kết đoạn:
Qua tác phẩm “Sống chết mặc bay” tác giả Phạm Duy Tốn đã lên án mạnh mẽ bọn quan tham ô lại, mặt người dạ thú, chỉ biết sống cho mình, vơ vét lợi ích. Nó phản ánh sự xuống cấp về đạo đức của những người cầm đầu chế độ cũ, đòi hỏi sự thay đổi của chế độ nhằm phục vụ lợi ích của người dân tốt hơn.
+ Mở bài:
– Giới thiệu qua về tác giả, tác phẩm:
– Tác giả Phạm Duy Tốn sinh năm 1881 và mất năm 1924 quê tại Phú Xuyên, Hà Nội. Ông là nhà văn đại diện cho nền văn học hiện thực phê phán.
– Tác phẩm “Sống chết mặc bay” là một tác phẩm tiêu biểu cho nền văn học hiện đại, phản ánh hiện thực lúc bấy giờ.
– Thông qua câu chuyện của mình tác giả muốn thể hiện cái nhìn nhân sinh quan đối với xã hội, sự thương cảm của mình với những người dân cùng đinh khốn khổ.
+ Thân bài
– Phân tích nội dung câu chuyện “Sống chết mặc bay” kể về một tên quan huyện có trách nhiệm phòng hộ đê, giúp dân chống lũ ở một huyện thuộc vùng Bắc Bộ của ta thời phong kiến.
– Phân tích nhân đề của tác phẩm là “Sống chết mặc bay” tác giả đã phản ảnh được sự vô trách nhiệm, bàng quan của một tên quan được xem là quan phụ mẫu (cha mẹ của dân)
– Trong tác phẩm thể hiện hai bức tranh hoàn toàn trái ngược nhau: Một bên là hình ảnh những người dân nghèo khổ, đang lo lắng dốc sức phòng hộ chống vỡ đê.
– Một bên là những quan chức phụ trách giúp dân hộ đê nhưng lại mải mê chơi trò đỏ đen, kiếm chác tiền bạc.
– Phân tích sự tha hóa của bọn quan lại, sự xuống cấp của xã hội, chế độ. Qua tác phẩm ta thấy được sự xuống cấp, sự thối nát của một chế độ đã đến giai đoạn suy thoái, để nhường lại cho một chế độ mới tiến bộ, phát triển hơn, có thể giúp cho người dân nhiều hơn.
– Tác giả Phạm Duy Tốn đã khéo léo sử dụng những chi tiết tương phản để tăng độ hấp dẫn của câu chuyện cũng như làm nổi bật sự đặc sắc thể hiện sự vô cảm của quan hiện với sự đau khổ sống chết của người dân.
– Tác giả cũng khôn khéo sử dụng cùng một lúc hai bút pháp nghệ thuật cho hai bức tranh cuộc sống để nói lên sự tương phản, sự thối nát của chế độ.
– Phân tích cảnh thời tiết, trời mưa tầm tã, người dân thì ướt sũng như “ chuột lột”, vất vả , cơ cực nhiều cam go, thử thách.
– Một bên là những tên quan chức, trong cuộc đỏ đen cũng cam go, thử thách không kém, chúng cũng sát phạt ăn thua nhau nảy lửa, cuộc chiến trên chiếu bạc cũng không kém phần thử thách gay cấn như cuộc chiến chống vỡ đê.
– Hình ảnh tên quan huyện vơ hết tiền thắng bạc nhét vào túi, và tên người làm vào thưa “Bẩm, đê có khi vỡ” thì hắn dửng dưng vô cảm nói “Mặc kệ” rồi khi nghe nói “Đê vỡ mất rồi” thì hắn nói lớn, đầy tức giận đòi “cắt cổ, bỏ tù” người khác. Qua đó bộc lộ rõ nét tính cách nhân vật. Hắn là kẻ vô cảm, tham lam và quan liêu, lạm quyền như thế nào?
– “Sống chết mặc bay” người đọc cảm thấy thấm thía nỗi khốn khổ của người dân khi phải sống trong một thời kỳ áp bức, bóc lột tới như vậy.
– Tình huống của câu chuyện nhiều tình tiết ly kỳ, hấp dẫn, nói viết tả thực xem lẫn hư cấu, tương phản làm cho câu chuyên mang nhiều màu sắc cảm xúc khác nhau.
+ Kết
– Qua tác phẩm “Sống chết mặc bay” tác giả Phạm Duy Tốn đã lên án mạnh mẽ bọn quan tham ô lại, mặt người dạ thú, chỉ biết sống cho mình, vơ vét lợi ích.
– Nó phản ánh sự xuống cấp về đạo đức của những người cầm đầu chế độ cũ, đòi hỏi sự thay đổi của chế độ nhằm phục vụ lợi ích của người dân tốt hơn.
Trong văn bản "Sống chết mặc bay", tác giả đã rất khéo léo làm rõ sự bất công oan trái của người dân trong xã hội phong kiến đương thời. Một bên là cảnh người dân lam lũ chống chọi thiên tai; một bên lại là cảnh quan "phụ mẫu" ăn chơi nhàn nhạ, ngồi đánh tổ tôm trong đình vững chãi, trông thật sung sướng làm sao! Quan vui vẻ bao nhiêu thì quan có biết người dân khổ bấy nhiêu đâu. Biết sức mk không địch lại đc sức trời nhưng vẫn cố gắng cầm cự vì cuộc sống mưu sinh chỉ trông chờ vào mảng ruộng bé tí tẹo, mùa gặt k đủ lo cho gia đình mà còn phải phục vụ quan "cha mẹ", thử hỏi đạo lí ở đâu?! Xin trình, đạo lí ấy kia kìa, đang rất là vô tư vui vẻ với chánh tổng, sở tại,... trông mới uy nghiêm "như thần như thánh" làm sao! Bằng 2 nghịch cảnh khác nhau, tác giả đã lên án tên quan lòng lang dạ thú mặt người và sự đày đọa khốn đốn của người nông dân xưa.
refer
Trong văn bản Sống chết mặc bay của nhà văn Phạm Duy Tốn, em đặc biệt ấn tượng với nhân vật viên quan phụ mẫu. Nhân vật này được đặt trong thế đối lập và tương phản với những người dân nghèo, qua đó bộc lộ được bản chất xấu xa, độc ác của hắn. Là một viên quan phụ mẫu, đáng nhẽ ra hắn phải yêu thương và chăm sóc những người dân như con cái của mình. Thế nhưng không, hắn ta chỉ biết chăm chăm vào hưởng lạc cho riêng mình mà bỏ bê cái gọi là sứ mệnh. Trong khi người dân ngụp lặn trong biển mưa để hòng níu giữ chút của cải cuối cùng trước khi đê vỡ. Thì tên quan phụ mẫu lại ở trên đình cao, hút thuốc phiện, uống chè yến và đánh tổ tôm. Đỉnh điểm, là tiếng cười ré lên sung sướng khi ù một ván bài của tên độc ác ấy, đã át đi cả tiếng la hét đau đớn của bao sinh mạng dưới chân đồi khi đê vỡ. Niềm sung sướng độc ác ấy, đã khiến hắn cam tâm chửi rủa những người lính tội nghiệp, đòi bỏ tù họ chỉ vì dám báo tin chẳng tốt lành khi hắn đang vui. Chao ôi, biết bao sinh linh nhỏ bé bị vùi dập trong cơn mưa bão lại chẳng bù vào được một giây phút ù tổ tôm của tên quan phụ mẫu. Đó chính là một kẻ máu lạnh cần được lên án mạnh mẽ. Và qua hình mẫu nhân vật ấy, tác giả đã phê phán cả một hệ thống quan lại vô nhân tính lúc bấy giờ. Bởi những tên quan phụ mẫu độc ác không chỉ có một mà có rất nhiều. Cũng như có vô vàn những số phận nhỏ bé bị vùi dập dưới bàn tay chúng.
Những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, lịch sử nhân loại đã chứng kiến một tổn thất to lớn: Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào thoái trào. Thực trạng này đặt chủ nghĩa Mác-Lênin trước những thách thức khắc nghiệt của lịch sử. Trong bối cảnh này, cựu Tổng thống Mỹ R.Nixơn - tác giả của chiến lược: "Chiến thắng không cần chiến tranh" cho đây là thời cơ lớn phải "Chớp lấy" để "Chủ động tấn công, cam kết có phân biệt với từng nước, từng khu vực. Đối với các nước xã hội chủ nghĩa đã tan vỡ và các nước xã hội chủ nghĩa còn lại thì phải thừa thắng tấn tới, tiếp cận, chuyển hóa".
“Diễn biến hòa bình” là chiến lược tiến công của chủ nghĩa đế quốc, nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội mà không cần chiến tranh vũ trang, là cuộc chiến tranh không khói súng. Khâu đột phá của chiến lược này là tấn công trên mặt trận tư tưởng-lý luận nhằm phủ định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; phủ định sự lãnh đạo của Đảng; bóp méo, xuyên tạc lịch sử dân tộc, lịch sử cách mạng; bôi nhọ, hạ bệ uy tín của lãnh đạo; phá vỡ niềm tin của nhân dân đối với Đảng; xây dựng "ngọn cờ" cho các tổ chức chính trị đối lập, kích động bạo loạn lật đổ.
Thực hiện âm mưu chiến lược trên, các nhà chính trị và tư tưởng tư sản phản động phối hợp với những phần tử cơ hội chính trị trong nước, thông qua các phương tiện báo chí, xuất bản ở nước ngoài và nhất là trên mạng xã hội, tung ra hàng loạt các quan điểm tư tưởng phản động, sai trái.
Là đỉnh cao trí tuệ của nhân loại, là thế giới quan, phương pháp luận vạch phương hướng đấu tranh xóa bỏ chế độ tư bản, hiện thực mục tiêu giải phóng giai cấp - xóa bóc lột, giải phóng xã hội - xóa áp bức bất công, giải phóng con người mang lại tự do, ấm no hạnh phúc cho mọi con người, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta. Do đó, các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội tập trung chống phá rất điên cuồng với các thủ đoạn thâm hiểm và các luận điệu giả khoa học, xuyên tạc vu khống, mị dân để phê phán, phủ định từ nguồn gốc hình thành, đến phê phán từng nguyên lý, từng bộ phận cơ bản hợp thành, đến phê phán phủ định toàn bộ nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong một bộ phận cán bộ, đảng viên của Đảng ta có nguyên nhân từ âm mưu "diễn biến hòa bình" trên lĩnh vực tư tưởng lý luận của các thế lực thù địch.
Để tăng cường xây dựng Đảng ta vững mạnh về chính trị tư tưởng, hơn lúc nào hết, chúng ta phải mài sắc vũ khí tư tưởng lý luận, đấu tranh phản bác các quan điểm tư tưởng phản động sai trái, bảo vệ, kiên định vận dụng phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Sau sự kiện chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, các nhà tư tưởng tư sản tung ra hàng loạt các luận điểm phản động sai trái, tua đi, tua lại một số luận điểm sau đây:
- Sự tận cùng của lịch sử - sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội, sự tồn tại vĩnh viễn của chủ nghĩa tư bản! (Fukuyama).
- Thuyết về các nền văn minh của Tốphlơ phủ định học thuyết hình thái kinh tế - xã hội.
- Thuyết về chủ nghĩa tư bản nhân dân, chủ nghĩa tư bản mới phủ định học thuyết giá trị thặng dư…
- Nhiều luận thuyết xuyên tạc và phủ định học thuyết về giai cấp và đấu tranh giai cấp.
- Một số tài liệu, sách báo, phim ảnh của các tổ chức phản động người Việt ở nước ngoài trong chiến dịch: No Hochiminh! nhằm bôi nhọ, hạ bệ thần tượng và phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tất cả các luận thuyết, các quan điểm, luận điểm sai trái trên đều nhằm mục đích quy kết: Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ có nghĩa là chủ nghĩa Mác-Lênin đã lỗi thời! Bác Hồ đưa chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam là nguyên nhân gây ra cảnh huynh đệ tương tàn. Lựa chọn chủ nghĩa xã hội là đưa dân tộc Việt Nam đến chỗ chết!
Để tập trung phản bác các luận điểm phản động, sai trái trên, các chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng cần kiên định nền tảng tư tưởng của Đảng trên cơ sở thấu triệt những giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh:
Sức sống bền vững của chủ nghĩa Mác-Lênin trước hết là ở hệ thống các quan điểm khoa học của Mác, Ăngghen, Lênin trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Ngày nay, không ít những người chống chủ nghĩa Mác hoặc do những động cơ chính trị vụ lợi, hoặc do sự non kém về tri thức đã không thấy rằng chủ nghĩa Mác-Lênin không chỉ là một sản phẩm cá nhân thuần túy mà là sự kế thừa phát triển thiên tài những trào lưu tư tưởng tiên tiến nhất của nhân loại thế kỷ XIX. C.Mác, Ph.Ăngghen đã nghiên cứu và kế thừa kinh tế chính trị học Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp và triết học cổ điển Đức, đặc biệt là triết học của Hêghen và L.Phơiơbắc. Như Ph.Ăngghen đã nhận định: C.Mác vĩ đại bởi vì ông “biết đứng trên vai của những người khổng lồ", đó là D.Ricacđo, A.Smit, O.Xanhximông, G.Fourier, Ph.Ăngghen và L.Phơiơbắc.
Học thuyết Mác cũng như tất cả các học thuyết khác, chẳng những không thể vượt qua những hạn chế của lịch sử, mà còn có thể có những khiếm khuyết nào đó, song tính bền vững của những tư tưởng Mác-xít so với các tư tưởng khác là ở chỗ nó dựa trên thế giới quan khoa học tức là phép biện chứng duy vật. Đúng như C.Mác đã nói, đối với triết học biện chứng thì không có gì vĩnh viễn không thay đổi, là tuyệt đối cả. Chính Mác, Ăngghen và V.I.Lênin đã nêu một tấm gương lớn về tinh thần khiêm tốn, khoa học. Các ông luôn tự kiểm tra mình, tự phê phán và vượt lên chính mình để vươn tới chân lý khách quan. Sự vận động của lịch sử nhân loại ngày nay đang tiếp tục cung cấp những tư liệu mới cho các quan điểm của Mác về phương thức sản xuất ra của cải vật chất, quyết định sự tồn tại của xã hội. Sự thay đổi của phương thức sản xuất vật chất tất yếu sẽ dẫn đến những biến đổi về cơ cấu giai cấp, cấu trúc kinh tế, nội dung chính trị, đạo đức, lối sống và tư duy của con người. Quan điểm duy vật lịch sử của Mác chẳng những đã lý giải một cách chính xác sự vận động của lịch sử, mà còn là chìa khóa của tương lai học.
Các quan hệ xã hội, dân tộc ngày nay đã thay đổi sâu sắc so với thời đại Mác sống. Đó là điều hiển nhiên. Sự thay đổi đó không phải chỉ do tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, do sự điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản hiện đại, mà còn do ảnh hưởng to lớn của chủ nghĩa xã hội, hiện thực của sự phát triển ý thức dân tộc. Tuy nhiên, điều đó không làm cho những tư tưởng của Mác về giai cấp và đấu tranh giai cấp, về dân chủ và nhà nước… trở nên lạc hậu. Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội và sự sụp đổ nhà nước xã hội chủ nghĩa ở một số nước, một mặt nói lên rằng, một khi xa rời những tư tưởng của Mác tất yếu phải trả giá đắt; mặt khác cũng chứng minh rằng, đấu tranh giai cấp, thiết lập chế độ xã hội do nhân dân làm chủ là con đường hiện thực và tất yếu, nhưng đầy gian khổ để đi đến giải phóng hoàn toàn xã hội. Không thể có con đường nào khác.
Đối với học thuyết kinh tế của Mác, trong khi một số người ra sức bài bác, thậm chí xuyên tạc rằng chủ nghĩa tư bản hiện đại thay đổi về chất, nhà nước trong chủ nghĩa tư bản là nhà nước phúc lợi chung, do đó học thuyết của Mác đã trở nên lỗi thời, thì nhiều nhà kinh tế lớn lại dựa vào Mác để phát triển các luận điểm của mình. Thậm chí có nhà kinh tế của chủ nghĩa tư bản nói rằng: Mác là một trong những người khổng lồ đã làm một cuộc cách mạng trong kinh tế học (R.A.Samuenson): "Nếu không có sự phân tích của Mác thì mâu thuẫn trung tâm của chủ nghĩa tư bản (giữa lao động và tư bản), tình trạng bất bình đẳng giữa nước giàu và nước nghèo vẫn sẽ là một thực tế khó hiểu (M.Galô).
Chúng ta không phủ nhận rằng, ngày nay dựa trên việc sử dụng các thành tựu cách mạng khoa học và công nghệ, chủ nghĩa tư bản hiện đại đã có sự thay đổi. Song nếu phủ nhận học thuyết giá trị thặng dư, thì sẽ phạm phải sai lầm nghiêm trọng cả về khoa học và chính trị. Cho dù ngày nay, người ta có thể đưa lao động quản lý của nhà tư bản vào cơ cấu của giá trị thặng dư, thì chắc chắn rằng phần đóng góp đó cũng không thể bao gồm toàn bộ giá trị thặng dư. Nếu xóa bỏ khái niệm đó, thì chúng ta, thậm chí không thể giải thích được tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa. Và không thể quên rằng giá trị thặng dư còn phản ánh một phương diện khác của sản xuất, nói chung - đó là, không một nền kinh tế nào muốn phát triển lại không dựa trên sản phẩm thặng dư.
Về mặt chính trị, việc phủ nhận giá trị thặng dư, có nghĩa là không còn lý do nào để xóa bỏ cái cơ cấu xã hội đang đè nặng lên hơn 90% nhân loại. Thái độ đúng đắn là tiếp tục sự nghiệp của Mác, bằng hoạt động khoa học và thực tiễn, tìm kiếm các giải pháp, bước đi thích hợp, từ hạn chế đi đến xóa bỏ sự bóc lột, đồng thời vẫn duy trì các động lực của sự phát triển.
Theo Mác, chủ nghĩa cộng sản ra đời không ngoài quá trình lịch sử tự nhiên. Đó là sự phủ định biện chứng, chứ không phải là phủ định siêu hình chủ nghĩa tư bản. Học thuyết Mác đề cao vai trò tích cực của con người - trước hết là sự nhận thức các quy luật khách quan. Tiếp thu tư tưởng của Mác, Lênin đã chỉ rõ biện chứng cách mạng là bản chất học thuyết Mác. Theo Người, giai cấp công nhân và nhân dân lao động, các dân tộc bị áp bức có thể tiến hành các cuộc cách mạng để giành lấy những tiền đề cho một sự phát triển ngắn hơn, ít đau khổ hơn con đường tư bản chủ nghĩa.
Nội dung, tính chất một số vấn đề đang đặt ra đối với sự nghiệp cách mạng ngày nay đã khác với thời đại Mác sống. Cuộc đấu tranh nhằm giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức chuyển sang một giai đoạn mới với những hình thái mới. Hơn bao giờ hết, nhưng chỉ dẫn của Mác và Lênin về sự đa dạng của loại hình đấu tranh, về khả năng lựa chọn các con đường phát triển và về nhịp độ cải biến xã hội trên con đường tiến lên chủ nghĩa cộng sản lại trở nên hết sức quý báu đối với chúng ta.
Là một học thuyết cách mạng, sức sống của chủ nghĩa Mác còn ở các trào lưu cách mạng hiện thực. Cho dù chủ nghĩa xã hội hiện thực là một mô hình có những khuyết tật và sai lệch so với tư tưởng của Mác, nhưng nó đã có những cống hiến lớn đối với sự phát triển của nhân loại. Mặc dù một loạt nước xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ, song vẫn còn hàng triệu triệu người vững tin ở tương lai của chủ nghĩa xã hội. Ngay ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, sau "cuộc cách mạng nhung", phong trào cánh tả ở Mỹ Latinh, thắng cử của nhiều Đảng xã hội dân chủ ở châu Âu, một cuộc đấu tranh mới cho lý tưởng cộng sản lại bắt đầu.
Cuộc đấu tranh chống tư bản độc quyền giành quyền dân sinh, dân chủ ở các nước tư bản phát triển cũng như cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc ở các nước nghèo là những trào lưu hình thành do ảnh hưởng của học thuyết Mác - Lênin được sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa, các trào lưu đó vẫn tồn tại và phát triển. Đó là khuynh hướng lịch sử không thể đảo ngược.
Sức sống của học thuyết Mác đang thể hiện một cách sinh động trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng của những người cộng sản chống lại những biểu hiện mới của chủ nghĩa cơ hội, xét lại, cũng như những biểu hiện mới của chủ nghĩa giáo điều, để bảo vệ và phát triển sáng tạo học thuyết Mác - Lênin.
Ở nước ta, công cuộc đổi mới, xét về phương diện lý luận là sự kế thừa và phát triển sáng tạo bản chất tư tưởng cách mạng và khoa học của Mác, Lênin và Hồ Chí Minh. Tư tưởng xuyên suốt đường lối đổi mới là giải phóng và phát triển - giải phóng và phát triển mọi tiềm năng của đất nước, từng bước hiện thực hóa mục tiêu cao đẹp là phấn đấu để mọi người Việt Nam ai cũng có cơm ăn, ăn no tiến đến ăn ngon; ai cũng có áo mặc, mặc đủ tiến đến mặc đẹp; ai cũng có nhà ở, tiến đến ở khang trang; ai cũng được học hành để không ngừng nâng cao dân trí; ai có bệnh đều được chăm sóc, mọi người sống trong tự do, nhân ái, chan hòa.
Sau sự nghiệp giải phóng dân tộc, cách mạng Việt Nam đã chuyển sang một giai đoạn mới. Nội dung, tính chất của cuộc đấu tranh cách mạng đã thay đổi về cơ bản. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, tạo nên một cơ chế có động lực mạnh mẽ: kết hợp hài hòa các lợi ích vật chất và nhân đạo hơn quan hệ xã hội; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đảm bảo một xã hội có kỷ cương và thực hiện trên thực tế quyền làm chủ của nhân dân; dân chủ hóa toàn diện xã hội, phát huy mạnh mẽ sức mạnh của cả cộng đồng và sức mạnh của từng con người Việt Nam được giải phóng; thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân, hòa hợp dân tộc; đoàn kết quốc tế, thêm bạn bớt thù; từng bước hoàn thiện mô hình mới của Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội.