Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Công lao của cha mẹ:
1.Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền.
2.Ai rằng công mẹ như non
Thật ra công mẹ lại còn lớn hơn
3.Mẹ cha gánh vác hy sinh
Mẹ cha quên cả thân mình vì con.
4.Dù đi khắp bốn phương trời
Công cha nghĩa mẹ không ai sánh bằng.
5. Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha.
- Tình cảm của con đối với cha mẹ:
1.Đói lòng ăn đọt chà là,
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.
2.Con nay tóc bạc da mồi
Nhớ thương cha mẹ trọn đời không nguôi.
3.Dạt dào gió kép mưa đơn
Tấc lòng ghi nhớ công ơn mẫu từ.
4.Cầu cho cha được thanh nhàn
Chúc cho mẹ được an khang tuổi già
5.Ơn dưỡng dục một đời con ghi tạc
Nghĩa sinh thành trọn kiếp mãi không quên.
~ Học tốt~
công cha như núi thái sơn,nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Đêm đêm con thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
Người con trải lòng cầu nguyện trời cao luôn cho cha mẹ sức khỏe để sống lâu dài với con. Câu ca dao thể hiện sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ của mình.
2.
Mẹ cha gánh vác hy sinh
Mẹ cha quên cả thân mình vì con.
Câu ca dao thể hiện tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ đối với con cái, cha mẹ luôn xả thân mình hình sinh để bảo vệ con cái dù con cái có ra sao đi nữa.
3.
Lễ Vu Lanbâng khuâng nhớ cha, ơn dưỡng dục
Mùa báo hiếu ngậm ngùi thương mẹ, đức cù lao.
Câu ca dao có nhắc về “lễ vu lan” tức là lễ báo hiếu cho cha mẹ vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm. Chữ cù lao là nói lên công ơn sinh thành của cha mẹ, mang nặng 9 tháng đẻ đau sau đó còn nuôi nấng con nên người.
4.
Dù đi khắp bốn phương trời
Công cha nghĩa mẹ không ai sánh bằng.
Câu ca dao có nghĩa là chẳng ai tốt bằng cha mẹ cả, cho dù có những lúc giận mắng la con cái nhưng vẫn luôn yêu thương bảo vệ con trong mọi hoàn cảnh.
5.
Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
Hai câu thơ có tính hàm súc và sâu lắng trong một bài thơ xúc động viết về mẹ Ý muốn nói cho dù sau này có trưởng thành “đủ lông đủ cánh” rồi thì vẫn là con của mẹ, muốn nhắn nhủ đừng quên công ơn sinh thành của mẹ.
6.
Đi khắp thế gian không ai sánh bằng mẹ
Gian khổ cuộc đời ai nặng gánh hơn cha.
Hai câu ca dao thể hiện rõ sự yêu thương vô bờ bến của cha mẹ đối với con cái. Dù cho gian khổ đến đâu thì vẫn lo cho con nên người.
7.
Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha.
2 câu thơ trên có ngụ ý là muốn chúng ta kính trọng cha mẹ, làm tròn chữ hiếu, trọn đạo làm con. Đừng bao giờ làm cha mẹ phải buồn lòng vì mình.
8.
Tảo tần sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn
Đưa tấm lưng gầy cha che chở đời con
Mẹ làm lụng vất vả thức khuya dậy sớm để nuôi con nên người, cha luôn bảo vệ con những lúc khó khăn nhất. Do vậy 2 câu thơ muốn nhắc nhở chúng ta không bao giờ được quên công ơn sinh thành của cha mẹ.
9.
Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không
Hai câu thơ cho ta thấy một thông điệp tuy nhẹ nhàng nhưng thấm thía, ai trong chúng ta khi nghe câu này đều cảm thấy thương cha mẹ vô cùng. Những ai còn mẹ, những ai còn cha, những ai còn cả cha lẫn mẹ xin hãy trân trọng những gì mình đang có, xin đừng làm đau lòng các đấng sinh thành dù chỉ là một điều gì đó rất nhỏ.
10.
Tử hiếu song thân lạc
Gia hoà vạn sự thành
2 câu thơ ý muốn nói: con cái mà hiếu thảo thì cha mẹ vui và nhà hòa thuận trên dưới làm gì cũng thành công.
11.
Công cha nghĩa mẹ ơn thầy
Ngày sau khôn lớn ơn dày biển sâu.
Câu ca dao có hàm ý là cha mẹ cho ta hình hài, thầy cô cho ta kiến thức. Để thành danh trên cuộc đời, chúng ta không thể nào quên đi sự dạy bảo ân cần của người thầy. Và đến khi trưởng thành thì không bao giờ được quên ơn nghĩa của cha mẹ
12.
Mẹ già như chuối chín cây
Gió lay Mẹ rụng con thời mồ côi.
2 câu thơ trên ý muốn nhắn nhủ chúng ta luôn phải quan tâm chăm sóc đến mẹ của mình, để rồi đến một ngày mẹ không còn nữa thì chúng ta có ân hận cũng không còn ý nghĩa gì nữa.
13.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Đây là câu ca dao rất nổi tiếng nói về tình cha mẹ. Nó thể hiện ngụ ý công ơn dưỡng dục sinh thành nuôi ta lớn khôn của cha mẹ rất đẹp đẽ và cao cả, qua đó nhắn nhủ chúng ta phải luôn hiếu thảo và biết ơn cha mẹ.
14.
Mẹ nuôi con bằng trời bằng bể,
Con nuôi mẹ con kể từng ngày.
Mẹ nuôi được mười con
Mười con không nuôi được một mẹ.
4 câu thơ trên muốn nhắn nhủ những người hiện tại đang nuôi dưỡng lại cha mẹ khi tuổi già lại khó khăn với cha mẹ của chính mình, quên đi công ơn nuôi dưỡng từ nhỏ của cha mẹ từ nhỏ đến khi trưởng thành.
15.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
tk mình nhé !
Bạn lên google ấn bài"hiếu"
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồng chảy ra
Chúng ta ai cũng có cha có mẹ. Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn cha mẹ dành cho ta rất lớn. Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó. Điều đó đã được ông cha ta nhắn nhủ qua bài ca dao:
"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con!"
Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: "Công cha với núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ với nước trong nguồn". "Núi Thái Sơn" là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. "Nước trong nguồn" là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.
Tại sao lại nói công cha và nghĩa mẹ là vô cùng to lớn, bao la, vĩ đại, không có gì so sánh được? Bởi vì cha mẹ là người đã sinh ra ta, không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà của cho sạch sẽ. . . Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời.
Vậy chúng ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ? Để đền đáp công ơn của cha mẹ, đạo làm con chúng ta phải biết ơn, phải lễ phép với cha mẹ. Phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ; luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là "đạo con".
Bài ca dao đã răn dạy chúng ta một bài học bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm gì để luôn nhớ tới và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ. Đọc lại bài ca dao, chúng ta càng thấm thía đạo lí làm người.
Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"
Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khoẻ mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.
Có những câu ca dao tục ngữ nào hay về bố mẹ và ông bà?
Công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ đối với con cái thì không từ ngữ nào diễn tả được, cũng không có bất kì thứ gì đủ to lớn, mạnh mẽ để có thể so sánh nổi. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam của chúng ta có rất nhiều những lới nói hay, những câu hát đẹp để ca ngợi tấm lòng bao la của cha mẹ. Những câu ca dao, tục ngữ ấy có thể diễn tả hết những công ơn vô cùng lớn lao của những bậc làm cha, làm mẹ. Và bài viết này vforum sẽ gửi đến các bạn Những câu ca dao tục ngữ hay về cha mẹ, bố mẹ, ông bà? Sau đây hãy cùng vforum tìm hiểu nhé.
Những câu ca dao tục ngữ hay về cha mẹ, bố mẹ, ông bà
1.Uống nước nhớ nguồn.
Câu tục ngữ rất ngắn gọn, và đơn giản. Ý muốn nói chúng ta phải luôn biết ơn những người đã mày công sinh thành và dưỡng dục chúng ta như: ông, bà, cha mẹ.
2.Chim có tổ người có tông
Câu tục ngữ này có nghĩa là Ai cũng có tổ tiên, nguồn cội của mình, hãy luôn ghi nhớ điều đó.
3.Cây có cội, nước có nguồn.
Đây là câu tục ngữ nói về sự thủy chung được nêu lên một cách giản dị và dễ hiểu, muốn nhắn nhủ con cháu phải nhớ ơn ông bà tổ tiên, không được vong ơn bội nghĩa.
4.Nước có nguồn, cây có gốc.
Giống với câu ở trên, câu tục ngữ này cũng nhắn nhủ chúng ta phải nhớ ơn tổ tiên, ông bà.
5.Mạch trong nước chay ra trong, thế nào đi nữa còn dòng cũng hơn.
Câu tục ngữ dùng biết pháp hoán dụ, dùng hình ảnh mạch nước cùng dòng để chỉ hình ảnh con người phải biết ơn nhớ về quê hương cội nguồn.
6.Đàn anh có mả, kẻ cả có dòng.
Ai cũng có dòng họ, ai cũng được sinh ra từ cha mẹ, và cha mẹ được sinh ra từ ông bà tổ tiên, … câu này muốn nhắn nhủ luôn nhớ về cội nguồn nơi mình được sinh ra và lớn lên.
7.Con người có cố có ông
Như cây có cội như sông có nguồn.
Câu này có ý nhắc ta nhở chúng ta nhớ đến tổ tông nòi giống và còn rộng lớn hơn nữa
8.Cây kia ăn quả ai trồng
Sông kia uống nước hỏi dòng từ đâu.
Hai câu ca dao thể hiện sự biết ơn, dùng hình ảnh cây và sông để chỉ hình ảnh “ai trồng” “dòng”, ý muốn nhắn nhủ chúng ta phải biết ơn công lao của những người tạo ra thành quả cho chúng ta sử dụng.
9.Ai về Phú Thọ cùng ta
Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.
Câu này muốn nhẳn nhủ tất cả người Việt Nam, dù ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này, cứ đến ngày Giỗ Tổ là hàng triệu người con mang trong mình dòng máu Lạc Hồng cùng nhau hành hương hoặc hướng về đất Tổ, thắp nén tâm hương, nhớ về nguồn cội, tri ân tổ tiên với tất cả tấm lòng thành kính của mình.
10.Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày gỗ tổ mùng mười tháng ba.
Từ ngàn đời nay, Giỗ Tổ Hùng Vương luôn là ngày lễ trọng của dân tộc Việt Nam, những người mang trong mình dòng máu Rồng Tiên. Những ngày này, là người Việt Nam, ai cũng mong được hành hương về miền đất Tổ, được lên đỉnh núi thiêng Nghĩa Lĩnh để thành kính dâng nén hương thơm, tỏ lòng tri ân công đức tổ tiên.
11.Tháng ba nô nức hội đền
Nhớ ngày giổ tổ bốn nghìn năm nay.
Bốn nghìn năm qua, dân tộc Việt Nam mãi mãi ghi tạc công lao các Vua Hùng, từ việc nhỏ nhất như dạy dân cày ruộng, đi săn; đến những công trạng lẫy lừng trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, đắp đê trị thủy, đánh đuổi ngoại xâm, giữ yên bờ cõi. Khuyên chúng ta luôn biết ơn đến những người đã hy sinh cho chúng ta hạnh phúc hôm nay.
12.Sống thì con chẳng cho ăn
Chết thì xôi thịt, làm văn tế ruồi.
Câu này Chỉ con cái khi cha mẹ còn sống không hết lòng phụng dưỡng, sau khi cha mẹ qua đời lại làm đáng tang thật to, nhằm khoe khoang sự giàu có và hiếu thảo của mình.
13.Nhớ về Ông Nội ngày xưa
Lưng còng,tóc bới, tuổi vừa bảy mươi
Cháu Ông chưa đến tuổi mười
Nhớ cây gậy chống, Ông cười gỏ con
Nhớ hoài ngày tháng vẫn còn
Đầu con Ông gỏ, làm con nhớ hoài
Ông cười tay nắm bàn tay
Hôn trên chỗ gỏ, mắt cay Nội nè
Thương cho cháu Nội Ông ghê
Ba con vất vã mọi bề nghe không
Đi làm nuôi cháu cả Ông
Làm tròn hiếu đạo nặng lòng Ba con
Bây giờ Ông mất đâu còn
Ba con cũng bỏ cả con đi rồi
Một mình như đứa mồ côi
Nhớ về năm tháng Nội Tôi một thời
Nhớ hoài ! nhớ mãi Nội ơi !
Nhớ cây gậy gỗ,nhớ đời còn đây
Tóc sương muối bạc giờ này
Đầu con Nội gõ, còn đây nhớ hoài ....!!
Đây là bài thơ về ông nội, một người cháu nhớ lại hình ảnh ông nội khi còn sống và qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết cùng với lòng biết ơn đến ông nội của mình.
14.Cháu yêu Bà lắm Ngoại ơi !
Cháu mong Bà khoẻ, yêu đời tươi vui.
Ngoại như tia nắng mặt trời,
Sẽ chia ánh sáng, rạng ngời Cháu Con.
Đời Ngoại như dốc núi non,
Để cho Con Cháu, lon ton học cùng.
Ngoại là đồi núi ngàn trùng,
Thân cây cổ thụ, ôm cùng Cháu Con.
Ngoại như Biển cả mênh mông,
Tắm mát tất cả, tấm lòng Cháu Con.
Hòn đá nước chảy sẽ mòn,
Tình thương Ngoại tặng, Cháu Con mãi còn.
Trăm năm tuổi Ngoại đã tròn,
Con Ngoại cả tá, nếp lòn cân nhau.
Cháu, chắt, chút, chít cả đoàn,
Buồn, vui quy tụ tập đoàn tươi vui.
Cảm ơn có Ngoại trên đời,
Đã sinh được Mẹ, sinh thời Cháu, Con.
Thương Ngoại nhiều tuổi héo mòn,
Cầu Trời Ngoại khoẻ, Cháu Con vui mừng.
Bài thơ này là một người cháu miêu tả về bà ngoại của mình với những hình ảnh quan sát bà ngoại rất kỹ và dồn hết tâm tư tình cảm dành cho ngoại vào những vần thơ.
15.Ông ơi! Cháu rất yêu ông!
Có ông cháu thấy trong lòng luôn vui.
Những ngày nghỉ học đi chơi
Theo ông câu cá, đi bơi sông nhà.
Tuy Ông tuổi cũng đã già
Nhưng sao cháu thấy thật là trẻ trung.
Cháu cùng ông hay chơi chung
Cầu lông, cờ tướng, bắn thung, đá gà…
Nhìn ông cười cứ như là
Ông Bụt trong truyện Cổ mà cháu ưa.
Ông thường hay kể chuyện xưa
Những ngày lam lũ sớm trưa nhọc nhằn.
Ông vẫn bám mảnh đất cằn
Tảo tần cày xới, bón phân, làm mùa.
Quê nghèo nắng sớm, chiều mưa
Ông nuôi Bố lớn, Bà vừa ra đi
Một thân gà trống sá gì
Hy sinh vun đắp cho đời cháu con.
Công lao Ông tựa núi non
Cháu không biết lấy chi đền ơn Ông.
Cháu thường ấp ủ trong lòng
Mong sao khôn lớn nuôi Ông tuổi già.
Ông phải sống thật lâu nha!
Cháu sẽ phụng dưỡng Bố và cả Ông.
Hình ảnh người ông được cháu miêu tả rất cụ thể, cháu xem ông như là ông Bụt trong truyện cổ tích, và thể hiện sự hiếu thảo-biết ơn mong rằng sau này lớn khôn sẽ nuôi ông tuổi già.
16.Ngoại ơi, mỗi sớm khi chiều
Cuộc đời con nhớ thương yêu Ngoại nhiều
Nhạt nhòa bóng Ngoại liêu xiêu
Tháng năm vất vả sớm chiều nắng mưa...
Thương con...xót mấy cho vừa
Một đàn cháu nhỏ còn chưa nên người
Đói no, ấm lạnh, Ngoại ơi
Miếng cơm nhường cháu, mặn mòi cá dưa...
Thân cò lặn lội sớm trưa
Ngược xuôi bóng Ngoại, nắng trưa mưa dầm...
Tảo tần, khuya sớm âm thầm
Cháo rau nuôi cháu lớn dần yêu thương...
Dẫn con đi suốt chặng đường
Mảnh mai bóng Ngoại, trùng dương xa mờ
Tiếng bà ru cháu ầu ơ
Yêu thương còn đến bây giờ Ngoại ơi...
Tâm hương thành kính dâng Người
Một đàn cháu nhỏ nên người hôm nay !
Ngoại ơi xin hãy về đây...
Vui cùng con cháu hôm nay ơn Người !
Bâng khuâng... thoáng bóng Ngoại cười
Yêu thương cùng Mẹ trên trời tiêu dao ?
Ngỡ trong mơ... tưởng ngày nào
Ngoại cùng con cháu vui sao một nhà ?
Bài thơ dành cho người ngoại đã mất của một người cháu. Từng câu thơ đều thể hiện nỗi nhớ da diết của người cháu nhớ ngoại, và cứ tưởng như trong mơ “ngoại” vẫn còn đó.
17.Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ "Hiếu" mới là đạo con.
Bài ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh kì vĩ, vĩnh hằng để so sánh với công lao to lớn của cha mẹ và chỉ có những hình ảnh ấy mới diễn tả nổi.
18.Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha.
Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín lòng cha
Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn
Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con
Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe con.
Đây là một bài thơ cực kỳ nổi tiếng, có ý nghĩa là cha mẹ cho chúng ta một cuộc đời, cho chúng ta những bệ phóng để vươn đến trời cao... Cha mẹ cũng luôn là bờ vai yên bình nhất để chúng ta dựa vào những khi thất bại, những khi mệt mỏi trong dòng đời đua chen. Do vậy mà chúng ta cần phải yêu hiếu thảo, yêu thương và kính trọng cha mẹ
19.Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Cái hay của bài ca dao này là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.
20.Ơn cha nặng lắm ai ơi!
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang
Bài ca dao thể hiện một cách cảm động về tình cảm gia đình. Ngôn từ giản dị, dễ hiểu. Bài học, về đạo hiếu, đạo làm con được nêu lên sâu sắc. Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm đẹp nhất đối với mỗi chúng ta.
Trên đây là bài viết về Những câu ca dao tục ngữ hay về cha mẹ, bố mẹ, ông bà? Mong rằng bài viết này sẽ giúp những bậc làm con cháu biết nhiều hơn về những câu tục ngữ hay nói về ông bà, cha mẹ cũng như những câu ca dao tục ngữ hay trong kho tàng văn học Việt Nam.
1. Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
2. Đêm khuya trăng rụng xuống cầu
Cảm thương cha mẹ dãi dầu ruột đau
- Muốn sang thì bắc cầu Kiều. Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy. ...
- Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy. Nghĩ sao cho bõ những ngày ước mong. ...
- Ơn thầy soi lối mở đường. ...
Tham khảo
- “Đường vô xứ Huế quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ/ Ai vô xứ Huế thì vô”.
- “Đồng Đăng có phố Kì Lừa/ Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan
( Tk mik nha ^^ )
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai
Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở con còn thơ ngây
Trẻ nhà người như trẻ nhà ta
Sinh con rồi mới sinh cha
sinh cháu coi nhà rồi mới sinh ông
........
1/ Anh em như thể tay chân: Anh ( chị ) em trong một gia đình được ví như tay với chân thuộc cùng một cơ thể con người. ý nói anh ( chị ) và em có quan hệ gắn bó mật thiết, cần phải thương yêu giúp đỡ lẫn nhau.
2/Học tày không tày học bạn: Học những điều do thày cô giáo hướng dẫn, dạy bảo là quan trọng, nhưng học ở bạn bè cũng rất cần thiết vì bạn sẽ giúp ta biết được những điều bổ ích đôi khi không có trong bài học của thày cô giáo.
3/Chọn bạn mà chơi: Chọn người tốt đáng tin cậy để quan hệ gần gũi thì sẽ có ảnh hưởng tốt.
Đúng 100% nhé! Nhớ k đúng đó :))
M : Chị ngã, em nâng.
a) Về quan hệ gia đình
- Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ dần.
- Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
b) Về quan hệ thầy trò
- Không thầy đố mày làm nên
- Tôn sư trọng đạo
- Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
- Học thầy không tầy học bạn
c) Về quan hệ bạn bè
- Buôn có bạn, bán có phường
- Bán anh em xa, mua láng giềng gần
- Bốn biển một nhà
1. Đi khắp thế gian không ai sánh bằng mẹ
Gian khổ cuộc đời ai nặng gánh hơn cha.
2. Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha.
3. Tảo tần sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn
Đưa tấm lưng gầy cha che chở đời con
4. Hiếu:Thành kính tổ tiên ơn gia độ
Báo ân phụ mẫu nghĩa sinh thành
5. Tử hiếu song thân lạc
Gia hoà vạn sự thành.
6. Vời vợi non cao ơn dưỡng dục
Mênh mông biển rộng đức sinh thành.
7. Ơn sinh thành như đại hải
Nghĩa dưỡng dục tỷ non cao.
8. Ơn cha dưỡng dục dường non
Thái Nghĩa mẹ sinh thành tựa biển Đông.
9. Ân sâu nghĩa mẫu đông hải tựa
Sinh thành công phụ thái sơn cao.
10. Có phải cha mẹ hứa nhau từ kiếp trước
Tạc lại hình con nguyên vẹn trái tim người.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra