K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 1 2018

1 “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.

Ăn cây nào rào cây đấy.
- Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

14 tháng 1 2018

Đố ai quét sạch lá rừng,
Để ta khuyên gió, gió đừng rung cây.

--------------------------

Ơn trời mưa nắng phải thì (thời)
Nơi thì bừa cạn nơi thì (thời) cày sâu
Công ơn (Ra công) chẳng quản bao lâu
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng
Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu

-----------------------------

Chiều chiều em đứng em trông
Trông non non ngất, trông sông sông dài
Trông mây mây kéo ngang trời
Trông trăng, trăng khuyết, trông người xa

------------------

Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

---------------------------------------------hết------------------

Phải ko z nếu sai thj thui nha đừng ném đá mk nhen

1. Ai lên nhắn với bạn nguồn
Mít non gửi xuống, cá chuồn gởi lên.
2. Ai về nhắn với miệt trên 
Rừng cây chặt trụi lụt lên tới nguồn .
3. Rác thì chôn lấp gốc cây 
Còn đem vức bậy bệnh lây… cả làng .
4. Đất lành chim đậu .

1 tháng 11 2016

- Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn.
- Thêm bạn bớt thù.
- Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở.
- Lắm kẻ yêu hơn nhiều người ghét.
- Thêm bạn bớt thù.
- Trong hoạn nạn mới biết ai là người bạn tốt.
- Thua trời một vạn không bằng thua bạn một ly.
- Học thầy không tày học bạn.
- Tuy rằng xứ bắc, xứ đông
Khắp trong bờ cõi cũng dòng anh em.
- Bạn bè là nghĩa tương tri
Sao cho sau trước một bề mới nên.
- Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người.
- Những người lêu lỏng chơi bời
Cũng là lười biếng ta thời tránh xa.
- Quen nhau từ thuở hàn vi
Bây giờ sang trọng sá chi thân hèn.
- Sông sâu sào vắn khó dò
Muốn qua thăm bạn sợ đò không đưa.
DANH NGÔN :
- Tình bạn là cái cần thiết nhất đối với cuộc sống, vì không ai lại mong muốn cuộc sống không có bạn bè, dù cho người đó có mọi hạnh phúc khác chăng nữa.
( A-RI-XTỐT )
- Chân thật và thẳng thắn là bước đầu cần thiết làm nẩy nở và củng cố quan hệ bạn bè của thanh niên.
( V. LÊ-NIN )
- Tình bạn ít ồn ào nhất và khiêm nhường nhất là tình bạn hữu ích nhất.
( G. ÁT-ĐI-XƠN )
- Tự ái là thuốc độc giết chết tình bạn.
(Ô. BAN-DẮC )
- Ai muốn có người bạn không có khuyết điểm, kẻ đó sẽ không có bạn.
( BI-ÁT )

2 tháng 11 2016

tình bạn là vạn bông hoa

tình bạn là vạn bài ca muôn màu

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

Tục ngữ, như đã nói, hình thành trong thực tiễn lao động, sản xuất của nhân dân. Tục ngữ biểu đạt những kinh nghiệm của con người về công việc lao động và các hiện tượng tự nhiên mà họ tích lũy được trong quá trình lao động sản xuất. Ở một nước nông nghiệp mà khoa học kỹ thuật còn rất thô sơ, công việc phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên – thời tiết, khí hậu như nước ta, những kinh nghiệm được đúc kết và truyền lại cho đời sau trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Nó giúp cho nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh sinh tồn với tự nhiên, trong lao động ở mọi lãnh vực ngành nghề phong phú khác nhau có thể tự tin hơn, đạt được hiệu quả thành công cao hơn, hạn chế những sai lầm không đáng có, là lời hướng dẫn đáng tin cậy mỗi khi người đời sau vấp phải khó khăn, trở ngại (thường thì sự thất bại bao giờ cũng để lại những bài học kinh nghiệm đáng quý).

Đó là những câu tục ngữ dự báo thời tiết (nắng, mưa, gió, bão…) như “Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa / Tháng ba bà già chết cóng / Trăng quần thì hạn trăng tán thì mưa / Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão…;”Những câu tục ngữ nói về những kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi như “Làm ruộng ba năm không bằng chăn tằm một lứa / Cày ruộng tháng năm xem trăng rằm tháng tám, cày ruộng tháng mười, xem trăng mồng tám tháng tư / Gió đông là chồng lúa chiêm gió may gió bấc là duyên lúa mùa / Khoai ruộng lạ mạ ruộng quen…”

Mặc dù phần lớn những câu tục ngữ dân gian chỉ mới dừng lại ở mức độ kinh nghiệm thực tiễn chứ chưa nâng lên thành những kiến thức khoa học hoàn chỉnh. nhưng trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể, những kinh nghiệm ấy, những tri thức ấy trở nên vô cùng quí báu.

Sở dĩ tục ngữ về thời tiết, về lao động sản xuất chiếm một vị trí đáng kể là vì nước ta là một nước nông nghiệp. Nền nông nghiệp ấy đã tồn tại trong một thời gian lạc hậu thủ công thô sơ kéo dài. Nền sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, vào thiên thời địa lợi là chính. Đó là mảnh đất màu mỡ cho tục ngữ mang nội dung này nảy sinh, tồn tại và phát triển. Ta có thể thấy mọi vấn đề liên.
quan đến lĩnh vực này trong tục ngữ. Nào là đặc tính các loại lúa (Lúa chiêm bóc vỏ, lúa mùa xỏ tay / Lúa chiêm đào sâu chôn chặt, lúa mùa vừa đặt vừa đi / Chiêm cập cời, mùa đợi nhau…); nào là kinh nghiệm làm mạ (cơm quanh rá, mạ quanh bờ…); nào là kinh nghiệm cày bừa (Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa / Nhất cày ải, nhì rải phân…); rồi thì kinh nghiệm chăm bón (Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân / Một lượt tát, một bát cơm …); rồi thì kinh nghiệm trồng các loại cây khác ( khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen)….

Ngoài ra là kinh nghiệm một số ngành nghề khác chẳng hạn như kinh nghiệm đi lưới: Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông; Kinh nghiệm nuôi tằm: Một nông tằm năm nong kén / Làm ruộng ăn cơm nằm , chăn tằm ăn cơm đứng ; Kinh nghiệm chọn giống gia súc: Lấy vợ xem bà vải, tậu trâu xem con nái đầu đàn / Gà đen chân trắng mẹ mắng cũng mua – Gà trắng chân chì mua chi giống ấy).vv …và vv… (Sưu tầm: Nguyễn Tùng Chinh, Giáo trình văn học dân gian Việt Nam).

21 tháng 1 2022

C

21 tháng 1 2022

c

6 tháng 2 2017

• Qua ngôn ngữ đối thoại của tên quan phủ, có thể thấy hắn hiện lên với là một tên có tính cách xấu xa, bỉ ổi. Đó là một tên quan vô trách nhiệm, tham lam và tàn bạo. Quan hộ đê hay quan phụ mẫu có được coi như bố mẹ của dân, hắn ăn bổng lộc của triều đình để chăm lo cuộc sống cho dân. Nhưng ngược lại, người đọc chỉ thấy căm phẫn trước sự thờ ơ, lạnh lùng, thậm chí là vô nhân tính của viên quan ấy. Hắn chính là hình ảnh đại diện cho tầng lớp quan lại, tầng lớp thống trị của xã hội phong kiến thối nát lúc bấy giờ.

• Từ đây cũng cần phải rút ra một nhận định rằng: trong tác phẩm tự sự ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thể hiện tính cách của nhân vật. Bởi lẽ, một con người tốt bụng, nhân cách cao cả có lại ăn nói cộc cằn, thô lỗ, vô trách nhiệm như viên quan kia được. Cũng tương tự như thế, chỉ qua những từ ngữ mà nhân vật nói, ta cũng hiểu được bản chất con người ấy là gì.

25 tháng 10 2016

Tiên học lễ, hậu học văn

- Bán tự vi sư, nhất tự vi sư

- Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy

- Không thầy đố mày làm nên

- Học thầy không tày học bạn

- Một kho vàng không bằng một nang chữ

- Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học

- Ăn vóc học hay

- Ông bảy mươi học ông bảy mốt

- Dốt đến đâu học lâu cũng biết

- Người không học như ngọc không mài

- Trọng thầy mới được làm thầy

- Một gánh sách không bằng một giáo viên giỏi

- Thầy giáo là đường tinh, học sinh là đường đã lọc

- Nhất quý nhì sư

- Mồng một tết cha, mồng ba tết thầy

25 tháng 10 2016

Những câu thành ngữ, tục ngữ về ngày 20/11 hay nhất:

- Tiên học lễ, hậu học văn

- Bán tự vi sư, nhất tự vi sư

- Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy

- Không thầy đố mày làm nên

- Học thầy không tày học bạn

- Một kho vàng không bằng một nang chữ

- Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học

- Ăn vóc học hay

- Ông bảy mươi học ông bảy mốt

- Dốt đến đâu học lâu cũng biết

- Người không học như ngọc không mài

- Trọng thầy mới được làm thầy

- Một gánh sách không bằng một giáo viên giỏi

- Thầy giáo là đường tinh, học sinh là đường đã lọc

- Nhất quý nhì sư

- Mồng một tết cha, mồng ba tết thầy

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Những câu ca dao về thầy cô ý nghĩa nhất:

- Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy.

- Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nghĩ sao cho bố những ngày ước mong.

Những câu danh ngôn về thầy cô ý nghĩa nhất

- Chúng ta không thể dạy bảo cho ai bất cứ điều gì, chúng ta chỉ có thể giúp họ phát hiện ra những gì còn tiềm ẩn trong họ ( Galileo )

- Thầy giáo của anh có thể dắt anh đến cửa; đạt được sự học là việc tùy thuộc vào mỗi người .

- Thầy giáo của anh có thể dắt anh đến cửa; đạt được sự học là việc tùy thuộc vào mỗi người .

- Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa mình vừa mới trồng, thì người giáo viên vui sướng khi nhìn thấy học sinh đang trưởng thành, lớn lên. ( GÔLÔBÔLIN )

10 tháng 2 2021

1.Một mặt người bằng mười mặt củaMột mặt người là cách nói hoán dụ dung bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều. Nghĩa của câu tục ngữ là con người quý hơn tiền bạc, và đề cao giá trị của con người2. Cái răng, cái tóc là góc con ngườiÝ nghĩa của câu tục ngữ là Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người, khuyên mọi người hãy giữ gìn hình thức bên ngoài cho ngọn gang, sạch sẽ vì hình thức bên ngoài thể hiện phần nào tính cách bên trong.3. Đói cho sạch, rách cho thơmNghĩa của câu tục ngữ là dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu, dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp. Khuyên răng chúng ta trong đạo làm người, điều cần giữ gìn nhất là phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà bán rẻ lương tâm, đạo đức.4. Học ăn, học nói, học gói, học mởÝ nghĩa của câu tục ngữ là cần phải học cách ăn, nói đúng chuẩn mực, cần phải học các hành vi ứng xử văn hoá. Khuyên mỗi người chúng ta cần phải khéo léo, đúng mực trong nói năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bề trên, bạn bè, …5. Không thầy đố mày làm nênÝ nghĩa của câu tục ngữ này là muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn và nó còn có ý nghĩa là đề cao vị thế của người thầy. Câu tục ngữ này khẳng định công ơn to lớn của người thầy, vì vậy chúng ta phải biết tìm thầy mà học và mãi mãi yêu quý, kính trọng, biết ơn thầy.6. Học thầy không tày học bạnCâu tục ngữ này nói về tầm quan trọng của việc học bạn. Câu tục ngữ trên nhấn mạnh vai trò của người thầy, kèm theo đó là tâm quan trọng của việc học bạn.7. Thương người như thể thương thânCâu tục ngữ khuyên con người biết yêu người khác như chính bản thân mình, đề cao cách ứng xử nhân văn, nhắc nhở chúng ta cần phải biết giúp đỡ mọi người trong cuộc sống hàng ngày khi có thể, và nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn8. Ăn quả nhớ kẻ trồng câyĐây là một câu tục ngữ đã quá đổi quen thuộc. Ý nghĩa của nó là khi bạn được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó, phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.9.Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại nên hòn núi caoCâu tục ngữ có ý nghĩa là việc lớn, việc khó không thể do một người làm được, mà phải cần nhiều người hợp sức, một lần nữa khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết. Qua đó nhắc nhở chúng ta về tinh thần tập thể trong lối sống và làm việc tránh lối sống cá nhân.10.Cá không ăn muối cá ươn,Con không nghe cha mẹ trăm đường con hư.

10 tháng 2 2021

1.Một mặt người bằng mười mặt của

Một mặt người là cách nói hoán dụ dung bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người.

Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều. Nghĩa của câu tục ngữ là con người quý hơn tiền bạc, và đề cao giá trị của con người

 

2. Cái răng, cái tóc là góc con người

Ý nghĩa của câu tục ngữ là Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người, khuyên mọi người hãy giữ gìn hình thức bên ngoài cho ngọn gang, sạch sẽ vì hình thức bên ngoài thể hiện phần nào tính cách bên trong.

 

3. Đói cho sạch, rách cho thơm

Nghĩa của câu tục ngữ là dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu, dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp.

Khuyên răng chúng ta trong đạo làm người, điều cần giữ gìn nhất là phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà bán rẻ lương tâm, đạo đức.

 

4. Học ăn, học nói, học gói, học mở

Ý nghĩa của câu tục ngữ là cần phải học cách ăn, nói đúng chuẩn mực, cần phải học các hành vi ứng xử văn hoá.

Khuyên mỗi người chúng ta cần phải khéo léo, đúng mực trong nói năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bề trên, bạn bè, …

 

5. Không thầy đố mày làm nên

Ý nghĩa của câu tục ngữ này là muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn và nó còn có ý nghĩa là đề cao vị thế của người thầy.

Câu tục ngữ này khẳng định công ơn to lớn của người thầy, vì vậy chúng ta phải biết tìm thầy mà học và mãi mãi yêu quý, kính trọng, biết ơn thầy.

 

6. Học thầy không tày học bạn

Câu tục ngữ này nói về tầm quan trọng của việc học bạn.

Câu tục ngữ trên nhấn mạnh vai trò của người thầy, kèm theo đó là tâm quan trọng của việc học bạn.

 

7. Thương người như thể thương thân

Câu tục ngữ khuyên con người biết yêu người khác như chính bản thân mình, đề cao cách ứng xử nhân văn, nhắc nhở chúng ta cần phải biết giúp đỡ mọi người trong cuộc sống hàng ngày khi có thể, và nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn

 

8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Đây là một câu tục ngữ đã quá đổi quen thuộc.

Ý nghĩa của nó là khi bạn được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó, phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.

 

9.Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Câu tục ngữ có ý nghĩa là việc lớn, việc khó không thể do một người làm được, mà phải cần nhiều người hợp sức, một lần nữa khẳng định sức.

10.Cá không ăn muối cá ươn,Con không nghe cha mẹ trăm đường con hư.

1 tháng 3 2021

Bình Định có hòn Vọng Phu

Có đầm Thị Nai có Cù Lao Xanh.

Em về Bình Định cùng anh

Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa.

.

Bình Định có núi Vọng Phu

Có Đầm Thị Nại có Cù Lao xanh.

.

Hầm Hô cữ nước còn đầy

Còn gương phấn dũng , còn ngày vinh quang

1 tháng 3 2021

1.Muốn ăn bánh ít lá gai

Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi.

2.Bình Định có núi Vọng Phu Có Đầm Thị Nại có Cù Lao xanh.

3.Công đau công uổng công thừa Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan.

4.Mẹ ơi đừng đánh con đau Để con đánh trống hát tuồng mẹ nghe.

5.Ai về Bịnh Định mà coi Con gái Bình Định cầm roi đi quyền.

6.Ai về Bình định thăm bà Ghé vô em gởi lạng trà Ô long. Trà Ô long nước trong vị ngọt Tình đôi mình như đọt mía lau 7.Anh đi bờ lở một mình Phất phơ chéo áo giống hình t

23 tháng 12 2018

Câu tục ngữ : Lá lành đùm lá rách.

Hiểu biết bằng bài văn sau:

Dân tộc ta lớn lên trên dải đất hình chữ S bên bờ Thái Bình Dương sóng gió. Người Việt Nam đã từng chịu không biết bao tai trời ách nước: giặc giã, bão lụt, hoả hoạn, mất mùa, đói kém. Cứ mỗi lần cùng vượt qua mọi khó khăn, nhân dân ta lại nhắc nhở nhau cách sống: Lá lành đùm lá rách.

Ta cần tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của câu tục ngữ này như thế nào để hiểu cho đúng lời nhắn gởi của cha ông để lại?

Câu tục ngữ gợi lên một bài học về đạo lý làm người, về quan hệ giữa con người với nhau. Người ta ở đời, có người, có lúc gặp phải khó khăn, thiếu thốn, hoạn nạn. Lúc ấy, nếu chỉ một mình tự xoay xở lấy thì thật khó mà vượt qua. Trong hoàn cảnh đó, sự giúp đỡ của người khác, sự chia sẻ của người khác là rất quan trọng. Sự đùm bọc lẫn nhau, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn là một cách sống cần thiết đầy nhân ái.

Xét về giá trị của câu tục ngữ, ta thấy có một giá trị thiết thực. Nói Lá lành đùm lá rách là nói đến thái độ nhường cơm xẻ áo giữa những người vốn cùng chung cảnh ngộ, trong cùng một cộng đồng, trên cùng một đất nước. Tuy có lành có rách nhưng cũng là lá. Đây là chia sẻ, là thông cảm. Khi mọi người bị hoạn nạn, thì những người không bị hoạn nạn cùng nhau giúp đỡ, đó là lá lành đùm lá rách. Sự giúp đỡ của từng người có thể không nhiều, nhưng nhiều người hợp lại thì sự giúp đỡ lại trở nên rất có ý nghĩa, có thể giúp cho người hoạn nạn vượt qua khó khăn. Khi một phường, một vùng gặp hoạn nạn, thì những vùng bên cạnh cùng hợp lại, mỗi người một ít, mỗi nhà một ít, mỗi phường, mỗi huyện, mỗi tỉnh một ít, kết quả thành ra rất to lớn.

Lá lành đùm lá rách là cách sống và đạo lí đã có tự ngàn xưa của nhân dân Việt Nam. Có lẽ chính vì thế mà nhân dân Việt Nam đã vượt lên bao khó khăn có lúc tưởng chừng không vượt nổi để mãi mãi tồn tại vững vàng. Người ta nói: một miếng khi đói bằng gói khi no. Trong khi gặp hoạn nạn, người bị ít khó khăn còn chia sẻ cả với người nhiều khó khăn hơn. Giá trị nhân đạo sâu sắc của câu tục ngữ chính là ở đó.

Trải qua hơn ba mươi năm chiến tranh, rồi trong gần hai mươi năm xây dựng kinh tế, truyền thông lá lành đùm lá rách đã được nhân dân ta phát huy một cách mạnh mẽ. Chỉ nói riêng mấy năm gần đây, trên đất nước ta đã bao nhiêu lần thiên nhiên gây ra tai hoạ ghê gớm. Những trận bão tàn phá miền Trung, rồi lũ lụt ở đồng bằng Nam Bộ..., làm cho đồng ruộng bị tàn phá, lúa, hoa màu bị mất sạch, bao nhiêu nhà cửa, bệnh viện, trường học... bị phá huỷ. Những khi miền Trung, miền Nam gặp hoạn nạn, khó khăn, cả nước quan tâm theo dõi, kịp thời chia buồn và cứu trợ. Nhờ sự giúp đỡ kịp thời của cả nước, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh, dần dần các vùng này đã trở lại cuộc sống bình thường. Những tin tức về trận lũ vừa được loan báo, những lời kêu gọi đã được phát đi thì những hành động hưởng ứng đã đáp lại ngay. Có người góp vào quỹ cứu trợ hàng triệu đồng, cũng có bạn nhỏ tự mình mang đến một hai nghìn bạc vốn dành dụm từ món tiền ăn sáng của mình để góp phần nhỏ bé...

Một khía cạnh nào đó, hành động lá lành đùm lá rách không phải chỉ có ý nghĩa giúp đỡ người khác, mà còn chính là tự giúp đỡ mình. Thường khi gói bánh, lá lành nằm bên ngoài, lá rách nàm bên trong để gói. Gói như vậy thì chiếc bánh mới kín mới cứng. Giúp người khác, chia sẻ với người khác để người làng khác, tỉnh khác... vượt lên khó khăn, đứng vững, chính là góp phần cho đất nước đứng vững lên. Cuối cùng, cái kết quả tốt đẹp ấy, mỗi người đều được hưởng. Bởi vậy, lá lành đùm lá rách không còn là phương châm cho những hành động nhất thời, đặc biệt, mà trở nên một cách sống tốt đẹp trong cuộc sống chúng ta. Hằng ngày, vẫn có người lặng lẽ quyên góp tiền bạc, quần áo, cho một trại phong, trại nuôi dưỡng người già neo đơn, trại trẻ mồ côi, gia đình khó khăn, người tàn tật... Nhân những dịp lễ tết, những người trong phường lại chia sẻ với những bà con nghèo còn thiếu thốn.

Lá lành đùm lá rách, câu nói ngày xưa chỉ mang một nghĩa hẹp, nhằm kêu gọi sự đùm bọc lẫn nhau trong một nhà, một họ hay rộng lắm là một làng. Càng ngày, cùng với sự phát triển của đời sống, sự hiểu biết của con người, ý nghĩa của câu nói càng mang một nội dung nhân đạo sâu sắc và rộng rãi. Đây là một câu nói của tình thương đầy tính nhân đạo. Trong một xã hội, không có một sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh của tình thương. Tình thương càng ngày càng phát triển thành tình cảm chung của mọi người, thành nếp sống phổ biến của xã hội thì tội ác cũng sẽ thu hẹp lại, xã hội sẽ ổn định hơn, tốt đẹp hơn. Cái thiện sẽ đẩy lùi cái ác.

Riêng bản thân em, câu tục ngữ lá lành đùm lá rách cũng gợi cho em nhiều suy nghĩ. Trong trường, trong lớp em, có không ít bạn hoàn cảnh rất khó khăn. Nhiều bạn đi học với chiếc áo vá, với cái bụng đói, ngoài giờ học còn phải vất vả phụ cha mẹ kiến sống hoặc tự nuôi mình. Nếu em bỏ đi một món mua sắm, tiêu xài chưa cần thiết, em cũng có thể giúp cho bạn mình đỡ chút khó khăn. Nhiều người làm được như vậy chắc chắn sẽ có ý nghĩa lớn hơn.

Lá lành đùm lá rách thật là một cách nói đầy sáng tạo và sâu sắc của người xưa. Tục ngữ không chỉ là văn chương mà còn là triết lí. Sống là phải quan tâm đến người khác, phải chia sẻ khó khăn cùng người khác. Đạo lý sống ấy thật là tốt đẹp mà ngày nay ta cần nuôi dưỡng, phát huy.

Học tốt

23 tháng 12 2018

đéo quan tâm lêu lêu