Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
Các động vật không xương sống hợp thành một nhóm cận ngành. Phát sinh từ một tổ tiên nhân chuẩn đa bào chung, tất cả các ngành trong nhóm này là các động vật không xương sống cùng với 2 trong số 3 phân ngành trong ngành động vật có dây sống là Tunicata và Cephalochordata. Hai phân ngành này cùng với tất cả các loài động vật không dây sống đã biết khác có chung một nhóm Hox gene, trong khi các loài động vật có xương sống có nhiều hơn một cụm Hox gene nguyên thủy.
Trong ngành nghiên cứu động vật học cổ và cổ sinh học, những động vật không xương sống thường được nghiên cứu trong mối liên hệ hóa thạch được gọi là cổ sinh học động vật không xương sống.
Các động vật không xương sống bao gồm một số ngành. Một trong số đó là bọt biển (Porifera). Chúng đã từng được xem là đã tách ra từ các động vật khác trước đây.[4] Chúng thiếu tổ hợp phức tạp được tìm thấy trong hầu hết các ngành khác.[5] Các tế bào của chúng khác biệt nhưng trong hầu hết các trường hợp không được tổ chức thành các mô riêng biệt.[6] Bọt biển thường ăn bằng cách hút nước qua các lỗ chân lông.[7] Một số người suy đoán rằng bọt biển không phải nhóm nguyên sinh, nhưng có thể là một dạng thứ sinh đơn giản hóa.[8] Ctenophora và Cnidaria, bao gồm hải quỳ, san hô, và sứa, có dạng đối xứng tâm và có buồn tiêu hóa có một lỗ duy nhất, vừa là miệng cũng vừa là hậu môn.[9] Cả hai đều có các mô riêng biệt, nhưng chúng không được tổ chức thành một cơ quan.[10] Chúng chỉ có hai lớp màng chính là nội bì và ngoại bì, giữa chúng chỉ có các tế bào nằm rải rác. Do đó, đôi khi người ta gọi chúng là lưỡng bì.[11]
Động vật da gai có tính đối xứng tâm và là các động vật biển chỉ có ở biển, bao gồm sao biển (Asteroidea), cầu gai (Echinoidea), đuôi rắn (Ophiuroidea), hải sâm (Holothuroidea) và huệ biển (Crinoidea) và sứa.[12]
Các ngành khác thuộc động vật không xương sống gồm ngành nửa dây sống (Hemichordata)[13] và Hàm tơ (Chaetognatha).
Ngành động vật lớn nhất cũng nằm trong nhóm động vật không xương sống: động vật chân khớp (Arthropoda) bao gồm côn trùng, nhện, cua và các họ hàng của chúng. Tất cả các sinh vật này có cơ thể được chia thành một vài phần có tính lặp lại, đặc biệt là các bộ phận cặp đôi. Ngoài ra, chúng có xương ngoài cứng và cần lột xác theo chu kỳ để lớn lên.[14] Hai ngành nhỏ hơn là Giun có móc (Onychophora) và bò chậm (Tardigrada) có quan hệ gần gũi với động vật chân khớp và cùng mang những đặc điểm này. Giun tròn (Nematoda) có lẽ là họ động vật lớn thứ 2 và cũng là động vật không xương sống. Giun tròn thường có kích thước nhỏ và xuất hiện trong hầu hết các môi trường có nước.[15] Một số là ký sinh trùng quan trọng.[16] Ngành nhỏ hơn liên quan đến chúng là Kinorhyncha, Priapulida, và Loricifera. Các nhóm này có các khoang bị giảm đi, gọi là các khoang giả. Các loài động vật không xương sống khác bao gồm trùng dải băng (Nemertea)[17], và Sá sùng (Sipuncula).
Các ngành khác là Giun dẹp (Platyhelminthes).[18] Các loài này ban đầu được xem là nguyện thủy, tuyn nhiên hiện nay người ta cho rằng chúng có các tổ tiên phức tạp hơn[19] Giun dẹp có các xoang vị, chưa có các khoảng trống riêng biệt trong cơ thể, cũng giống như các họ hàng gần gũi nhất với chúng là các Giun bụng lông (Gastrotricha).[20] Luân trùng (Rotifera) hay trùng bánh xe, là các loài phổ biến trong các môi trường nước. Các động vật không xương sống cũng bao gồm Đầu móc ký sinh (Acanthocephala), Gnathostomulida, Micrognathozoa, và Cycliophora.[21]
Động vật không xương sống cũng bao gồm hai ngành nhóm phổ biến nhất là Mollusca và Annelida.[22][23] Molusca là một ngành động vật lớn thứ 2 về số lượng loài đã được miêu tả bao gồm ốc sên, nghêu, và mực, và ngành Annelida bao gồm các loài giun đốt như giun đất và đĩa. Hai ngành này trong một thời gian dài được xem là có quan hệ gần gũi do sự xuất hiện phổ biến của chúng trong ấu trùng của trochophore, nhưng các loài Annelida từng được xem là có quan hệ gần hơn với arthropoda do chúng đều có đối.[24] Hiện nay, hai ngành này nhìn chung được xem là tiến hóa hội tụ có những điểm khác nhau về hình thái và gen giữa chúng.[25]
* Đặc điêm chung và vai trò của các lớp động vật có xương sống
Lớp bò sát:+ Đặc điểm chung:
Là động vật có xương sống, thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:
_ Da khô, có vảy sừng, cổ dài, chi yếu, đầu ngón có vuốt sắc.
_ Màng nhĩ nằm trong hốc tai, mắt có mí
_ Phổi có nhiều vách ngăn
_ Tim 3 ngăn, có vách cơ hụt ở tâm thất (trừ cá sấu), máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha, là động vật biến nhiệt.
_ Thụ tinh trong, con đực có cơ quan giao phối, con cái đẻ trứng có vỏ dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, nhiều noãn hoàng
+ Vai trò:
Có lợi:
_ Có ích lợi cho nông nghiệp như tiêu diệt sâu bọ, chuột đồng,...
_ Có giá trị thực phẩm cao như: thịt rắn, rùa, ba ba...
_ Làm dược phẩm như rượu rắn, mật trắn, nọc rắn độc...
_ Làm sản phẩm mĩ nghệ như: vảy đồi mồi, da cá sấu.
(1)Cột sống
(2)Động vật có xương sống
(3)Động vật khác
(4)Cá,thú bò sát,chim,lưỡng cư.
Quá dễ!
1. Ruột khoang:
- Giun: giun đất, giun đũa, giun đỏ.
- Thân mềm: ốc sên, sò huyết, trai sông.
- Chân khớp: tôm, rận nước, chân kiếm
2. Cá: cá chép, cá rô phi, cá mập
- Lưỡng cư: ếch, cá cóc Tam Đảo, rắn giun
- Bò sát: thằn lằn, rắn, tắc kè.
- Chim: chim đà điểu, chim bồ câu, chim le le
- Thú: mèo, dơi, cá voi
1. Ruột khoang:
- Giun: sán dây,giun đũa, giun đất,...
-Thân mềm: ốc sên, mực, sò,...
- Chân khớp: ong, tôm, nhện,...
2. Cá: cá mập, cá rô, cá chép,...
Lưỡng cư: cá cóc bụng hoa, cóc nhà, ếch,...
Bò sát: rùa, rắn, thằn lằn,...
Chim: đại bàng, đà điểu, vịt,...
Thú: con trâu, con dơi, con mèo,...
Động vật không xương sống: châu chấu, bọ ngựa, ve sầu, sán lá gan, nhện, hải quỳ, san hô, trùng giày, trùng roi, giun đất
Động vật ngành thân mềm: trai, sò, ốc, hến, ngao, con hà, hàu, ốc ngà voi, sên biển, thỏ biển