Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sông như núi, như người Việt Nam
Câu thơ thể hiện niềm kiêu hãnh, tự hào về non sông đất trời Việt Nam. Thiên nhiên trên quê hương ta có vẻ đẹp mộng mơ, chan hoà sức sống. Chính vì vậy, thiên nhiên luôn là dề tài bất tận của thi ca. Lúc thì lung linh, huyền diệu như trong mộng, lúc lại rực rỡ, kiêu sa tựa ánh mặt trời. Nhưng đồng thời, cảnh vật cũng sẽ nhuốm màu ảm đạm, thê lương dưới ánh mắt của các nhà thơ mang một tâm sự u hoài khi sáng tác một bài thơ tức cảnh. Vì thế, đại thi hào Nguyễn Du đã từng nói: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Câu thơ thật thích hợp khi ta liên tưởng đến bà Huyện Thanh Quan với bài thơ Qua đèo Ngang.
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà.
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Phải hiểu rõ và yêu quý bài thơ mới thấy hết được tài năng cũng như tư tưởng luôn hướng về quê hương đất nước và gia đình của bà Huyện Thanh Quan. Ai dám bảo rằng người phụ nữ trong xã hội phong kiến không có được những tình cảm thiêng liêng đó?
Chỉ mới đọc hai câu đầu của bài thơ thôi:
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
là ta đã nhận ngay ra một nỗi buồn xa vắng.
Câu thơ xuất hiện cụm từ bóng xế tà và sự hiện diện của điệp từ chen cùng cách gieo vần lưng lá, đá đã tạo nên sự cô đơn, tĩnh mịch. Từ tà như diễn tả một khái niệm sắp tàn lụa, biến mất. Yếu tố thời gian làm cho câu thơ thêm phần buồn bã. Ca dao cũng đã có câu:
Vẳng nghe chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau
Thế mới biết, những tình cảm cao quý của mỗi người dường như gặp nhau ở một điểm. Đó chính là thời gian. Mà quãng thời gian thích hợp nhất để bộc lộ sự nhớ nhung khắc khoải chính là lúc chiều về. Ở bài thơ Qua đèo Ngang, tác giả bỗng dâng lên cảm xúc man mác khi bà bắt gặp ánh hoàng hôn bao phủ cảnh vật ở Hoành Sơn. Cảnh vật đã buồn lại trống vắng hơn bởi điệp từ chen ở câu thứ hai. Nó làm cho người đọc thơ bỗng cảm nhận được sự hoang vắng của đèo Ngang lúc chiều tà, bóng xế mặc dù nơi đây rất đẹp: có cỏ cây, đá, lá, hoa. Vì ở đây vắng vẻ quá nên thi sĩ đã phóng tầm mắt để tìm kiếm một chút gì gọi là sự sống linh động. Và kìa, phía xa xa dưới chân đèo xuất hiện hình ảnh:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Câu thơ gợi cho tả hình dung trong ánh hoàng hôn lạnh lẽo, mấy người tiều phu đang đốn củi, mấy quán chợ xiêu xiêu trong gió. Đảo ngữ đưa hai từ láy lom khom, lác đác lên đầu câu đã được tác giả sử dụng như nhấn mạnh thêm sự u hoài ở đây. Nhà thơ đi tìm một sự sống nhưng sự sống đó lại làm cho cảnh vật héo hắt, buồn bã hơn, xa vắng hơn. Sự đối lập vốn có của hai câu thực khiến cho cảnh trên sông, dưới núi thêm rời rạc, thưa thớt. Từ vài, mấy như càng nói rõ thêm sự vắng vẻ ở nơi này. Trong sự hiu quạnh đó, bỗng nhiên vẳng lên tiếng kêu đều đều, man mác của loài chim quốc quốc, chim gia gia trong bóng hoàng hôn đang buông xuống.
Từ ghép đau lòng, mỏi miệng khiến cho ta có cám giác tha thiết, ray rứt. Từ nhớ nước, thương nhà là nỗi niềm của con chim quốc, chim gia gia do tác giả cảm nhận được hay chính là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn của nữ sĩ? Nghệ thuật chơi chữ quốc quốc gia gia phải chăng là Tổ quốc và gia đình của Bà Huyện Thanh Quan hồi đó?
Sự song song về ý, về lời của hai câu thơ trong phần luận của bài thơ này nhằm nhấn mạnh tình cảm của bà Huyện Thanh Quan đối với Tổ quốc, gia đình trước cảnh thật là khéo léo và tài tình. Từ thực tại của xã hội đương đời mà bà đang sống cho đến cảnh thực của đèo Ngang đã khiến cho tác giả sực nhớ đến mình và tâm sự:
Dừng chân dứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Câu kết của bài, ta cảm thấy nhà thơ có tâm sự u hoài về quá khứ. Dừng lại và quan sát bà chỉ thấy: trời, non, nước. Vũ trụ thật rộng lớn, xung quanh bà là cả một bầu trời với núi, với sông khiến cho con người cảm thấy mình bé nhỏ lại, đơn độc, trống vắng, ở đây, chỉ có một mình bà ta với ta, lại thêm mảnh tình riêng cho nước, cho nhà trong huyết quản đã làm cho cõi lòng nhà thơ như tê tái. Vũ trụ bao la quá! Con người cô đơn quá! Tất cả lại được diễn tả dưới ngòi bút tài hoa của người nữ sĩ nên bài thơ là bức tranh đặc sắc. Từ ta với. ta như một minh chứng cho nghệ thuật điêu luyện trong sáng tác thơ ca của bà Huyện Thanh Quan. Bởi vì cũng ta với ta nhưng nhà thơ Nguyễn Khuyến lại nói:
Bác đến chơi đây ta với ta
Lại là sự kết hợp của hai người: tuy hai mà một, tuy một mà hai. Còn bà Huyện lại:
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Đã tô đậm thêm sự lẻ loi, đơn chiếc của mình. Qua câu thơ, ta như cảm nhận sâu sắc hơn nỗi niềm tâm sự của tác giả trước cảnh tình quê hương…
Phân tích bài thơ rồi, em hiểu sâu sắc hơn, thấm thía hơn tình cảm của một nhà thơ nữ trong xã hội thời xưa, giúp em thêm yêu quý đất nước và con người Việt Nam. Em cảm thấy vững vàng trong tư tưởng và có những suy nghĩ tích cực hơn góp phần xây dựng quê hương đất nước Việt Nam thêm giàu đẹp, để giữ mãi được những dấu tích mà người xưa để lại như gửi gắm, nhắc nhở và trao gởi cho chúng em.
Từ xưa đến nay, có nhiều nhà thơ tả cảnh đèo Ngang nhưng không ai thành công bằng bà Huyện Thanh Quan vì trong tác phẩm của bà có cả tâm hồn, tình cảm, nỗi lòng và tài năng của một cây bút tuyệt vời. Cả bài thơ được gieo vần "a" như chính tâm sự hoài cổ của tác giả. Chúng ta không tìm thấy dù chỉ một chút gọi là sự ồn ào trong cách miêu tả. Tất cả chỉ là sự trầm lắng, mênh mang như chính tâm sự của tác giả.
Lời thơ nghe xao xuyến, bồi hồi làm cho người đọc xúc động cũng chính là những cảm xúc sâu lắng của bà Huyện Thanh Quan khi đặt chân lên đèo Ngang trong khung cảnh miền núi khi hoàng hôn buông xuống. Cũng những cảm xúc ấy, ta sẽ gặp lại khi đọc bài Chiều hôm nhớ nhà của bà với câu:
Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa, vẳng trống dồn.
Để tỏ lòng biết ơn đối với nhà thơ xưa đã cho ta những phút giây có được tình cảm tốt đẹp xuất phát từ đáy tâm hồn, từ sự rung cảm thật sự, người đời đã đặt một tên làng, một tên đường: Bà Huyện Thanh Quan để mãi mãi ghi nhớ tài năng cũng như tư tưởng tuyệt vời của người, nữ sĩ đối với non sông, đất nước một thời đã qua.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/phan-h-bai-tho-qua-deo-ngang-cua-ba-huyen-thanh-quan-c34a1460.html#ixzz647tw55b5
Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca) là một bài thơ chữ Hán nổi tiếng. Có lẽ Nguyễn Trãi viết bài thơ này trong thời kì ông cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn để giữ cho tâm hồn được thanh cao, trong sạch.
Đối với Nguyễn Trãi, Côn Sơn là một miền đất có sức hút kì lạ. Chẳng thế mà hai lần cáo quan về ở ẩn, ông đều tìm về với Côn Sơn. Và núi rừng Côn Sơn thanh vắng đã trở thành một thế giới riêng đầy thân thương gắn bó với thi nhân. Tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi được sống với chính mình. Dường như thiên nhiên đã trở thành cứu cánh cho tâm hồn ông- một tâm hồn đớn đau vì nhân tình thế thái. Tại Côn Sơn, mọi vật đối với ông trở nên có tình, có nghĩa, như bầu bạn, như tri âm:
Núi láng giềng, chim bầu bạn
Mây khách khứa, nguyệt anh tam
(Thuật hứng - Bài 19)
Cảnh trí Côn Sơn thanh tĩnh, rộng mở, để cho tâm hồn Nguyễn Trãi hoá thân tìm về, ùa vào đó mà quên đi mọi nỗi ưu phiền:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
(Trích Côn Sơn ca).
Đoạn mở đầu bài Côn Sơn ca đem đến cho người đọc bao cảm nhận mới mẻ về tâm hồn thi sĩ của Ức Trai. Trong cảm xúc của ông, cảnh trí Côn Sơn hiện ra thật thơ mộng và lãng mạn: có tiếng suối chảy rì rầm, có đá rêu phơi êm ái, có rừng thông mọc rậm, dày, có rừng trúc xanh mát..., vừa có cái hoang dã của thiên nhiên, vừa có hơi ấm của cuộc sống đầy ắp tình người. Hơn nữa, trong con mắt thi nhân, thiên nhiên không chỉ là cảnh, mà đã trở thành nhà. Ngôi nhà thiên nhiên ấy thật đặc biệt: suối là đàn, rêu là chiếu, bóng thông làm giường, bóng tre trúc là nơi ngâm vịnh thơ ca. Thật là tuyệt thú! Và trong ngôi nhà thiên nhiên ấy, ông để tâm hồn mình giao hoà với cảnh và vẽ lại nó bằng một ngọn bút tài hoa.
Bức tranh thiên nhiên được chấm phá bằng âm thanh rì rầm của tiếng suối được cảm nhận như tiếng đàn:
Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Một hình ảnh so sánh thật độc đáo và gợi cảm. Suối đang chảy hay thi nhân đã thả hồn mình vào tiếng suối, làm rung lên cung đàn diễn tả nỗi khát khao yêu cuộc sống?
Năm trăm năm sau, thi sĩ Hồ Chí Minh cũng có chung cảm nhận ấy:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Phải chăng những tâm hồn nghệ sĩ đã tìm về với nhau?
Sau những giây phút thả hồn mình cùng tiếng suối, thi nhân lặng đến ngồi bên những phiến đá mà thời gian đã rêu phong bao phủ. Ông ngồi chơi ngắm cảnh, hay ngồi đánh cờ một mình? Có lẽ là cả hai. Trên nhân gian này, không ít người đã từng ngồi trên đá, nhưng làm sao họ cảm nhận được như thi nhân?
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Một hình ảnh so sánh liên tưởng đầy thú vị khiến ta không khỏi ngỡ ngàng. Nguyễn Trãi trở về Côn Sơn không phải là để ẩn dật theo đúng nghĩa của cách sống ẩn dật, mà ông trở về Côn Sơn với nỗi hân hoan đầy tự do của một con người trở về nhà mình (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Và trong ngôi nhà ấy, ông không những được tha hồ nghe nhạc rừng, ngồi trên đá đánh cờ, mà còn được nằm dưới bóng thông râm mát, được ngâm thơ nhàn dưới bóng trúc xanh. Một cuộc sống mà người và cảnh gắn bó với nhau, hoà nhập vào nhau. Lòng Ức Trai thanh thản đến lạ kì.
Chưa bao giờ mà tâm hồn thi sĩ của Ức Trai lại được bộc lộ đầy đủ, sâu sắc và đầm thắm đến thế!
Cũng tại Côn Sơn này, hồn thơ Ức Trai còn tiếp tục rộng mở để đón nhận thiên nhiên, chở thiên nhiên về chất đầy kho:
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc
Thuyền chở yến hà nặng vay then
Tình yêu thiên nhiên sâu nặng đến mức thi nhân sợ bóng hoa tan mà không dám quét nhà:
Hé cửa, đêm chờ hương quế lọt,
Quét hiên, ngày đợi bóng hoa tan
Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca) là một bài thơ chữ Hán nổi tiếng. Có lẽ Nguyễn Trãi viết bài thơ này trong thời kì ông cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn để giữ cho tâm hồn được thanh cao, trong sạch.
Đối với Nguyễn Trãi, Côn Sơn là một miền đất có sức hút kì lạ. Chẳng thế mà hai lần cáo quan về ở ẩn, ông đều tìm về với Côn Sơn. Và núi rừng Côn Sơn thanh vắng đã trở thành một thế giới riêng đầy thân thương gắn bó với thi nhân. Tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi được sống với chính mình. Dường như thiên nhiên đã trở thành cứu cánh cho tâm hồn ông- một tâm hồn đớn đau vì nhân tình thế thái. Tại Côn Sơn, mọi vật đối với ông trở nên có tình, có nghĩa, như bầu bạn, như tri âm:
Núi láng giềng, chim bầu bạn
Mây khách khứa, nguyệt anh tam
(Thuật hứng - Bài 19)
Cảnh trí Côn Sơn thanh tĩnh, rộng mở, để cho tâm hồn Nguyễn Trãi hoá thân tìm về, ùa vào đó mà quên đi mọi nỗi ưu phiền:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
Đoạn mở đầu bài Côn Sơn ca đem đến cho người đọc bao cảm nhận mới mẻ về tâm hồn thi sĩ của Ức Trai. Trong cảm xúc của ông, cảnh trí Côn Sơn hiện ra thật thơ mộng và lãng mạn: có tiếng suối chảy rì rầm, có đá rêu phơi êm ái, có rừng thông mọc rậm, dày, có rừng trúc xanh mát..., vừa có cái hoang dã của thiên nhiên, vừa có hơi ấm của cuộc sống đầy ắp tình người. Hơn nữa, trong con mắt thi nhân, thiên nhiên không chỉ là cảnh, mà đã trở thành nhà. Ngôi nhà thiên nhiên ấy thật đặc biệt: suối là đàn, rêu là chiếu, bóng thông làm giường, bóng tre trúc là nơi ngâm vịnh thơ ca. Thật là tuyệt thú! Và trong ngôi nhà thiên nhiên ấy, ông để tâm hồn mình giao hoà với cảnh và vẽ lại nó bằng một ngọn bút tài hoa.
Bức tranh thiên nhiên được chấm phá bằng âm thanh rì rầm của tiếng suối được cảm nhận như tiếng đàn:
Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Một hình ảnh so sánh thật độc đáo và gợi cảm. Suối đang chảy hay thi nhân đã thả hồn mình vào tiếng suối, làm rung lên cung đàn diễn tả nỗi khát khao yêu cuộc sống?
Năm trăm năm sau, thi sĩ Hồ Chí Minh cũng có chung cảm nhận ấy:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Phải chăng những tâm hồn nghệ sĩ đã tìm về với nhau?
Sau những giây phút thả hồn mình cùng tiếng suối, thi nhân lặng đến ngồi bên những phiến đá mà thời gian đã rêu phong bao phủ. Ông ngồi chơi ngắm cảnh, hay ngồi đánh cờ một mình? Có lẽ là cả hai. Trên nhân gian này, không ít người đã từng ngồi trên đá, nhưng làm sao họ cảm nhận được như thi nhân?
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Một hình ảnh so sánh liên tưởng đầy thú vị khiến ta không khỏi ngỡ ngàng. Nguyễn Trãi trở về Côn Sơn không phải là để ẩn dật theo đúng nghĩa của cách sống ẩn dật, mà ông trở về Côn Sơn với nỗi hân hoan đầy tự do của một con người trở về nhà mình (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Và trong ngôi nhà ấy, ông không những được tha hồ nghe nhạc rừng, ngồi trên đá đánh cờ, mà còn được nằm dưới bóng thông râm mát, được ngâm thơ nhàn dưới bóng trúc xanh. Một cuộc sống mà người và cảnh gắn bó với nhau, hoà nhập vào nhau. Lòng Ức Trai thanh thản đến lạ kì.
Chưa bao giờ mà tâm hồn thi sĩ của Ức Trai lại được bộc lộ đầy đủ, sâu sắc và đầm thắm đến thế!
Cũng tại Côn Sơn này, hồn thơ Ức Trai còn tiếp tục rộng mở để đón nhận thiên nhiên, chở thiên nhiên về chất đầy kho:
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc
Thuyền chở yến hà nặng vay then
Tình yêu thiên nhiên sâu nặng đến mức thi nhân sợ bóng hoa tan mà không dám quét nhà:
Hé cửa, đêm chờ hương quế lọt,
Quét hiên, ngày đợi bóng hoa tan
Nhân cách thanh cao và tâm hồn thi sĩ của nguyễn Trãi thực sự là tấm gương sáng để ta soi vào.
Mặc dù không có bằng chứng khoa học chắc chắn nào, người Hàn Quốc luôn tin tưởng rằng nhóm máu đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tính cách con người. Quan niệm này chi phối rất nhiều mặt trong đời sống của người dân tại đất nước này như trong khâu tuyển dụng, hay việc lựa chọn nhóm trưởng cũng không phải ngoại lệ.
Bên cạnh các tố chất quyết định, công ty quản lý thường tin tưởng lựa chọn các idol có nhóm máu A làm leader. Những người có nhóm máu này được miêu tả nghiêm túc, kiên nhẫn, tỉ mỉ, cầu toàn, luôn theo đuổi mục tiêu của mình. Vì vậy, họ rất thích hợp để được giao trọng trách của một người lãnh đạo.
Có rất nhiều nhóm trưởng tài năng của các nhóm nhạc Kpop mang nhóm máu A, tiêu biểu phải kể đến Yunho (DBSK), Lee Teuk (Super Junior), G-Dragon (Big Bang), CL (2NE1), JB (GOT7)…
Thành viên đảm nhận vị trí visual và thành viên hút fan cho nhóm
Bên cạnh vai trò chính được phân công rõ ràng như trưởng nhóm, nhảy chính, hát chính, rap chính, các nhóm nhạc idol tại xứ sở kim chi còn đặc biệt hơn bởi họ còn có thành viên đảm nhận vị trí visual và thành viên chuyên hút fan.
Nếu là một fan Kpop chắc hẳn không ai còn xa lạ với khái niệm "visual" trong một nhóm nhạc. Visual của nhóm là thành viên có ngoại hình ưa nhìn nhất và luôn được đứng ở vị trí trung tâm.
Các visual thuộc hàng top thường được nhắc đến trong các nhóm nhạc nữ đó là Yoona (SNSD), Irene (Red Velvet), Suzy (MissA), Naeun (Apink), Hani (EXID), Seolhyun (AOA), Tzuyu (TWICE)… Trong khi đó, đối với các nhóm nhạc nam, vẻ đẹp của các anh chàng như Siwon (Super Junior), T.O.P (BigBang), Nickhun (2PM), L (Infinite), V (BTS), Siwan (ZE:A)… luôn khiến người khác phải trầm trồ.
Nếu như kỹ thuật trên sân khấu và nhan sắc thôi là chưa đủ thì các nhóm nhạc thần tượng còn có những thành viên có khả năng hút fan cho nhóm.
Cụ thể hơn, những thành viên này thường là người có khí chất vô cùng quyến rũ, hay sở hữu nhiều tài lẻ và có khả năng ứng biến linh hoạt, thích hợp tham gia các chương trình giải trí.
Trong các nhóm thần tượng, thành viên nhỏ tuổi nhất nhóm (maknae) luôn nhận được nhiều sự chú ý bởi nét tươi trẻ, nhiệt huyết và đáng yêu.
Tuy nhiên, đừng để bị đánh lừa bởi vẻ ngoài ngây thơ ấy, trong giới Kpop có hẳn một evil maknae line – những em út tinh ranh, láu cá, chuyên chọc phá các anh chị lớn tuổi hơn trong nhóm
Không biết có phải do những cô em gái thường ngoan hiền và biết nghe lời hơn không, nhưng những cái tên nổi danh với hình tượng evil maknae này phần lớn là các idol nam như Changmin (DBSK), Kyuhyun (Super Junior), Seungri (BigBang), Taemin (SHINee), Sung Jae (BTOB), Jungkook (BTS), Sehun (EXO), Yugyeom (GOT7), Hyuk (VIXX)…
Tuy nghịch ngợm nhưng "những cậu em to xác" này vẫn luôn là em út lễ phép và được các anh lớn hết mực cưng chiều.
Thành viên có tính cách 4D
4D là viết tắt của cụm từ tiếng anh "four-dimensional". Ở Hàn, 4D là từ lóng được sử dụng để chỉ những người sở hữu cái tôi cá nhân cao, có tính cách và lối suy nghĩ khác người.
Từ này thường được dùng với ý nghĩa tích cực như là một lời khen hơn là chế giễu.
Thay vì khiến mọi người cảm thấy khó chịu, những idol có tính cách 4D lại có sức hút kỳ lạ và rất nổi tiếng trong cộng đồng fan Kpop. Những thành viên 4D được chú ý nhất bao gồm Heechul (Super Junior), Park Bom (2NE1), Jonghyun (SHINee), Dongwoo (Infinite), Mino (WINNER), V (BTS)…
Màu bóng và lightsk đặc trưng
Chắc chắn khi nhắc đến các nhóm nhạc Kpop không thể không nhắc đến văn hóa fandom và màu sắc đặc trưng cho nhóm thường được thể hiện thông qua màu bóng và lightsk trong các chương trình ca nhạc.
Việc sử dụng bóng và light sk cổ vũ thần tượng không còn là điều mới mẻ tại các concert trên thế giới, tuy nhiên, khi đến với ngành âm nhạc xứ Hàn, màu sắc đặc trưng của bóng và lightsk đã trở thành biểu tượng cho cả idol và fandom của họ.
Vì vậy, nếu một nhóm nhạc hậu bối chọn màu đặc trưng giống nhóm nhạc tiền bối dù đang hoạt động hay đã tan rã thì hành động này đều được coi là bất kính và châm ngòi cho một cuộc chiến giữa các fandom.
Từ trước đến nay giữa các fandom trong Kpop đã có rất nhiều cuộc tranh cãi nảy lửa liên quan đến chủ đề này.
Điển hình như khi công ty chủ quản của WINNER chọn màu xanh gần giống như màu xanh của Super Junior làm màu đặc trưng khiến các ELF (fan Super Junior) nổi giận.
Apink bị ném đá tơi tả khi cướp màu hồng đại diện của SNSD, hay iKON dù mới ra mắt đã bị chỉ trích thậm tệ vì sử dụng màu đỏ huyền thoại của DBSK…
Đặc biệt, ở Việt Nam, việc Sơn Tùng M-TP cũng cho ra mắt mẫu lightsk của riêng mình và lấy màu xanh giống Super Junior đã khiến không chỉ các ELF mà toàn thể fan Kpop nổi giận.
Dù khi scandal nổ ra, các công ty quản lý đều giải thích rằng sắc thái và độ đậm nhạt của màu mà họ chọn có sự khác biệt, tuy nhiên đây vẫn không
b1)cua: quyen sach nay cua toi
cho: toi tang cho ban quyen sach nay
ve : ho dang ban tan ve chuyen cua chi toi
qua: qua cau ca dao "cong cha......nguon chay ra, tac gia cho ta thay cong lao to lon cua cha me doi voi con cai
nhung: nha em o xa truong nhung bao gio em cung den truong dung gio
b2)
a)con xin bao1 tin vui cho cha me mung
b)ngay nay, chung ta co quan niem nhu cha ong ta ngay xua,lay dao duc, tai nang lam trong.
c)du nuoc son co dep den may ma chat go ko tot thi do vat cung ko ben duoc
d)ban than em con rat nhieu thieu sot, em hua se h cuc sua chua
e)tuc ngu la lanh dum la rach cho em...
f)bo tu cua
1.Lút- vích van Bét-tô-ven là nhạc sĩ thiên tài người Đức, người được mệnh danh”Vị đại tướng của các nhạc sĩ”. Ông là người kết thúc chủ nghĩa âm nhạc Cổ điển Viên bằng một dấu chấm tròn chĩnh, đồng thời tạo tiền đề cho sự ra đời chủ nghĩa Lãng mạn. Những tác phẩm âm nhạc của Bét-tô-ven được V. I. Lê-nin yêu thích hơn so với sáng tác của nhiều nhạc sĩ khác, bởi vì âm nhạc của Bét-tô-ven mang tính chiến đấu rất cao. Bét-tô-ven cũng đã nói rõ về mục đích âm nhạc của mình: “Âm nhạc cần phải làm cho ngọn lửa trong tâm hồn kiên cường bùng cháy !”. Mỗi lần khi nghe nhạc Bét-tô-ven, Lê-nin thường nhận xét “ Có lẽ không thể nói vào đâu được nữa!”, Người thường khuyên vợ là Kơ-rúp-xcai-a và những người thân cận nên dành thời gian để nghe nhạc của ông. Trong toàn bộ sáng tác âm nhạc của Bét-tô-ven, Lê-nin đặc biệt yêu thích bản Sô-nát số 23 viết cho đàn piano được gọi là Áp-pa-si-ô-na-ta. Bản nhạc là thiên trường ca diễn tả hoàn hảo và sâu sắc về lòng dũng cảm của con người vươn tới chiến thắng vinh quang qua cuộc đấu tranh gian khổ.
( bạn có thể chọn những câu quan trọng cũng được chứ đừng ghi nhiều quá hóa khổ nha )
1.Lút- vích van Bét-tô-ven là nhạc sĩ thiên tài người Đức, người được mệnh danh”Vị đại tướng của các nhạc sĩ”. Ông là người kết thúc chủ nghĩa âm nhạc Cổ điển Viên bằng một dấu chấm tròn chĩnh, đồng thời tạo tiền đề cho sự ra đời chủ nghĩa Lãng mạn. Những tác phẩm âm nhạc của Bét-tô-ven được V. I. Lê-nin yêu thích hơn so với sáng tác của nhiều nhạc sĩ khác, bởi vì âm nhạc của Bét-tô-ven mang tính chiến đấu rất cao. Bét-tô-ven cũng đã nói rõ về mục đích âm nhạc của mình: “Âm nhạc cần phải làm cho ngọn lửa trong tâm hồn kiên cường bùng cháy !”. Mỗi lần khi nghe nhạc Bét-tô-ven, Lê-nin thường nhận xét “ Có lẽ không thể nói vào đâu được nữa!”, Người thường khuyên vợ là Kơ-rúp-xcai-a và những người thân cận nên dành thời gian để nghe nhạc của ông. Trong toàn bộ sáng tác âm nhạc của Bét-tô-ven, Lê-nin đặc biệt yêu thích bản Sô-nát số 23 viết cho đàn piano được gọi là Áp-pa-si-ô-na-ta. Bản nhạc là thiên trường ca diễn tả hoàn hảo và sâu sắc về lòng dũng cảm của con người vươn tới chiến thắng vinh quang qua cuộc đấu tranh gian khổ.