Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Con gái : Ba à, thầy Ký giỏi quá phải không ba!
- Cha : Con gái có thấy khâm phục thầy Ký không?
- Con gái : Thưa ba, có chứ ạ! Con không tưởng tượng được rằng có người nhiều nghị lực đến thế. Với đôi bàn chân của mình mà thầy Ký có thể viết được chữ, lại học giỏi nữa thì thật đáng khâm phục ba ạ!
- Cha : Trong cuộc sống có rất nhiều người có nghị lực như thế đấy, con gái ạ! Thầy Ký là tấm gương sáng về vượt khó, rất đáng để con học tập đó.
- Con gái: Con thấy mình ngưỡng mộ thầy Ký quá. Từ nay trở đi. Con cũng sẽ kiên trì, và chăm chỉ hơn nữa !
- Cha : Như vậy thì tốt lắm! Ba mẹ luôn mong con học hành thật tôt, rèn luyện đạo đức thật tốt. Đó chính là con đường mở ra cánh cửa tương lai của con đó!
- Con gái : Thưa ba, vâng. À mà ba ơi, con sẽ đem chuyện này kể cho các bạn con nghe, chắc các bạn cũng sẽ khâm phục lắm
- Cha: Ừ! con đem kể lại cho các bạn nghe đi
+ Thầy Nguyễn Ngọc Ký, bị hệt hai tay từ nhỏ nhưng nhờ ham học, lại có lòng kiên nhẫn, bền bỉ, quyết tâm vượt qua khó khăn, Thầy Ký đả dùng đôi bàn chân của mình viết được chữ. Không những vậy, chữ thầy Ký còn rất đẹp. Hiện thầy Nguyễn Ngọc Ký đang dạy môn Ngữ văn tại một trường trung học ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thầy đã được Nhà nước phong là Nhà giáo Ưu tú.
Đời nhà Lí có một vị quan nổi tiếng là người chính trực. Đó là Tô Hiến Thành. Năm 1175 vua Lí Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành lập thái tử Long Cán con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng một bà thái hậu khác lại muốn lập con mình là Long Xưởng lên ngôi vua, bèn tìm cách đút vàng bạc cho vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ. Tô Hiến Thành không nghe nhất định lập Long Cán làm vua theo di chiếu. Phò tá vua Cao Tông (tức Long Cán) được 4 năm thì ông lâm bệnh. Người mà ngày đêm hầu tạ bên giường bệnh là quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường. Còn vị quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá do bận nhiều công việc nên rất ít đến thăm Tô Hiến Thành. Một hôm, bà thái hậu họ Đỗ và vua Cao Tông tới thăm, hỏi ông:
- Nếu chẳng may ông mất đi thì ai sẽ người thay ông?
Tô Hiến Thành không do dự đáp ngay:
- Đó là gián nghị đại phu Trần Trung Tá
Thái hậu ngạc nhiên nói:
- Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử
- Nếu thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá- Tô Hiến Thành nói
Qua câu chuyện trên, Tô Hiến Thành đã là một tấm gương sáng trong sử sách về lòng trung thực và trách nhiệm cao cả đối với dân với nước mà thế hệ chúng ta hôm nay cần noi theo.
đây nha nhớ ấn cho mình nha
Một buổi chiều sâm sẩm tối, mẹ bảo ra ngoài tiệm tạp hóa mua cho mẹ một ít đường. Vâng lời mẹ, em chạy ra đầu hẻm, băng qua đường để sang tiệm tạp hóa, cùng lúc ấy, em thấy một bà cụ tóc bạc phơ, lưng còng, dáng người nhỏ bé và khắc khổ đang đứng bên vệ đường. Dường như bà định băng qua đường nhưng xe đông quá bà không qua được.
Em tiến đến bên bà và hỏi :
- Bà ơi, có phải bà định sang bên kia đường không ạ ?
- Ừ, bà định sang bên ấy cháu ạ, nhưng xe đông quá ! Thế cháu đi đâu mà tối thế ?
Bà cụ trả lời rồi nhìn em hỏi.
- Dạ cháu đi mua đường cho mẹ. Bà ơi, để cháu đưa bà sang bên ấy nhé ! Tôi đưa tay mình ra, đề nghị.
Bà cụ mỉm cười, cầm lấy tay tôi. Tôi cẩn thận dẫn bà đến vạch dành cho người đi bộ, giơ tay xin đường rồi chầm chậm dẫn bà cụ qua.
Sang đến bên kia đường, lạ kì thay, tay bà cụ bỗng trở nên âm áp vô cùng, từ người bà tỏa ra một vòng ánh sáng, chói lòa, rực rỡ. Lúc đó, mọi vật trước mắt tôi như dừng hoạt động. Bà cụ tôi dẫn qua đường lúc nãy không còn nữa, dáng người khắc khổ củng không còn mà thay vào đó là một bà cụ tóc bạc phơ, gương mặt phúc hậu. Bà âu yếm bảo tôi :
- Cháu là đứa bé ngoan, biết giúp đỡ mẹ và người khác. Để thưởng cho cháu, ta ban cho cháu ba điều ước.
Sau một phút ngỡ ngàng, tôi bèn ước cho gia đình mình ai cũng được mạnh khỏe, ước cho em trai tôi mắt không còn cận thị nữa, vì em tôi còn nhỏ mà bị cận bẩm sinh, nhìn nó bé tí đã phải đeo kính, tôi thương lắm. Tôi ước cho ba của Thùy - bạn thân của tôi mau tỉnh lại và mạnh khỏe về nhà vì thứ sáu tuần trước ba bạn ấy bị tai nạn giao thông và rơi vào trạng thái hôn mê. Gia đình bạn Thùy buồn lắm, riêng bạn ấy khóc suốt.
Khi tôi ước xong, bà tiên mỉm cười nhìn tôi rồi biến mất. Quên cả mua đường, tôi chạy về nhà. Kì diệu thay, tôi không thấy cặp kính trên mắt em trai tôi nữa, thay vào đó là một đôi mắt tròn xoe, đen láy và trong veo nhìn tôi mừng rỡ. Tôi sung sướng chạy vào bếp ôm chầm lấy mẹ, mừng vui khôn xiết.
Đề 2:
Tham khảo bải này bạn nhé:
Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.
Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm !...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.
Bước vào phòng ông, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:
- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.
Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!”.
Học tốt!
Em có một chiếc tủ đựng quần áo rất xinh xắn. Chiếc tủ này đã gắn bó với em từ khi em còn rất nhỏ. Đến bây giờ, chiếc tủ vẫn được đặt trong góc phòng ngủ của em.
Chiếc tủ này chỉ cao chín mươi lăm phân, thấp hơn so với chiều cao của em một chút nhưng em thấy nó rất vừa vặn và hợp với phòng ngủ của em. Trên mặt tủ, em có đặt một khung ảnh gia đình và một cái đèn ngủ khiến cho chiếc tủ trông đẹp đẽ hơn. Viền trên và viền dưới của tủ được thiết kế theo hình lượn sóng khiến chiếc tủ khô cứng trở nên mềm mại.
Tủ quần áo tuy nhỏ bé như thế nhưng quan trọng hơn cả là nó rất hữu dụng. Chiếc tủ được chia làm hai phần. Phần bên trái của tủ là một ngăn treo quần áo. Ngăn này không có cánh tủ nên em dễ dàng lấy đồ mà không mất thời gian mở ra, đóng vào. Đích thân ông ngoại đã làm cho em những chiếc mắc xinh xắn vừa với tủ để em có thể treo chúng lên.
Bên phải của tủ là những ngăn kéo nhỏ dùng để đựng những món đồ nhỏ xinh. Mỗi ngăn kéo đều có 2 cánh tay cầm hình ngôi sao để em thuận tiện hơn trong việc mở tủ. Đối với em, ngăn tủ chính là một thế giới bí mật giúp em cất giữ những món đồ riêng của mình.
Mai sau, dù có lớn lên, chiếc tủ không còn đủ sức chứa những món đồ của em nữa thì em vẫn yêu mến chiếc tủ này và luôn luôn giữ gìn nó để nó trở thành vật hữu ích nhất.
- Đoạn 1 (Giặc Nguyên xâm lược nước ta): Năm ấy, giặc Nguyên xâm lấn nước ta. Chúng gây ra bao điều bạo ngược khiến lòng dân vô cùng oán hận. Ở một làng nọ có chàng trai tên là Yết Kiêu làm nghề đánh cá. Chàng căm thù giặc.
- Đoạn 2 (Yết Kiêu đến Kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông): Chàng lên kinh đô yết kiến vua xin vua cho đi dẹp giặc. Nghe Yết Kiêu nói lên tâm nguyện của mình, nhà vua mừng lắm.Nhà vua hỏi chàng cần binh khí gì để ra trận, Yết Kiêu tâu xin cho mình một chiếc dùi sắt. Nhà vua rất ngạc nhiên không hiểu vì sao. Yết Kiêu bèn tâu: “Để dùi thủng thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước". Nhà vua rất kinh ngạc và khâm phục tài năng của Yết Kiêu. Ngài bèn hỏi có được tài như vậy do ai dạy, Yết Kiêu bèn tâu đó là cha, là ông chàng. Nhà vua lại gặng hỏi ai dạy ông chàng. Yết Kiêu bèn cẩn đáp. Vì căm thù giặc và noi gương ngày xưa mà ông thần tự học lấy".
- Đoạn 3 (Cha của Yết Kiêu ở quê nhà nhớ con, nhớ câu chuyện giữa hai cha con trước lúc Yết Kiêu lên đường.): Ở quê nhà, cha Yết Kiêu thương nhớ chàng vô cùng. Ông nhớ lại, từng hình ảnh, từng lời nói của con trai trước lúc đi giữa hai cha con ...) xa. Nhớ giọng nói nghẹn ngào của con: Cha ơi ! Nước mất thì nhà tan, ... Hôm ấy ông cũng đã cố nén lòng mình để nói cho yên lòng con : “Con cứ đi đi...” Nhớ con một phần, phần còn lại ông lại thầm mong cho con có thể đem tài giúp vua, giúp nước, thắng trận trở về.
a, Hằng ngày, sau khi đi học về, em thường nghỉ ngơi một lát, sau đó em sẽ phụ mẹ dọn cơm. Sau khi cả nhà ăn tối xong, em phụ mẹ lau bàn ăn, xếp lại bàn ghế. Đôi khi mẹ còn cho em phụ mẹ rửa chén, ấy là những ngày ít bài tập.
b, Cây bút máy em đang dùng là cây bút mẹ mua cho em hồi đầu năm học này. Nó rất đẹp. Thân bút màu xanh thẫm, nắp bút mạ màu vàng bóng rất bắt mắt. Đầu bút thon nhọn, xinh xắn vô cùng. Đặc biệt trên nắp bút còn có cái cài, trên đó khắc chữ Hồng Hà, em có thể cài cây bút vào tập mà không hề sợ rơi, thật tiện vô cùng
c, Tình bạn là tình cảm cao quỷ giữa người và người. Có một người bạn tốt bên cạnh ta sẽ có cơ hội san sẻ niềm vui, nỗi buồn, thành công cũng như thất bại. Bạn sẽ an ủi ta và giúp ta có được sự bình yên. Một người bạn tốt còn giúp ta tiến bộ trong học tập cũng như trong cuộc sống. Ta và bạn giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục nhược điểm để cả hai cùng tốt hơn, hoàn thiện hơn ...
d, Hôm nay cô trả bài tập làm văn đã làm hôm trước, em được điểm mười. Em vui sướng vô cùng. Giờ tan học, em muốn chạy ngay ra cổng, nói ba em đang đứng đợi để khoe với ba niềm vui của mình.
cho sườn thôi ok : A. Mở bài:
– Con người sinh ra đã mỗi người một hoàn cảnh, một số phận. Người được sinh ra trong gia đình giàu có, đủ cha đủ mẹ được hưởng nhiều tình yêu thương, hạnh phúc.
– Ngược lại có những người bị bỏ rơi không nơi nương tựa, ốm yếu.Tuy nhiên, trong cuộc sống khó khăn thiếu thốn, hoàn cảnh sống khắc nghiệt có rất nhiều số phận, con người đã biết vượt lên chính mình, chiến thắng cuộc sống nghiệt ngã để sống tốt đẹp hơn, để trở nên có ích và là tấm gương sáng cho nhiều người phải noi theo.
B. Thân bài:
1.Khái niệm
– Nghị lực sống là gì: Nghị lực sống chính là nội lực chứa bên trong mỗi con người chúng ta. Nó là động lực, ý chí kiến cho người có vượt qua những khó khăn thử thách hay không.
2.Biểu hiện
– Mở rộng một vài tấm gương về những người khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn nhưng biết vươn lên trong cuộc sống.
+ Chắc trong chúng ta không ai là không biết thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký người thiếu may mắn khi sinh ra đã mất hai tay. Nhưng thầy đã kiên trì rèn luyện mỗi ngày một chút rồi tới một ngày thầy có thể cầm nắm, viết mọi thứ thầy đều làm được nhờ đôi chân của mình. Thầy Nguyễn Ngọc Ký đã trở thành tấm gương sáng về nghị lực sống vượt qua khó khăn, thử thách của số phận.
+Hay Nick Vujicic: một người khi sinh ra đã cụt hai tay hai chân, tưởng chừng như cuộc đời của anh đã chấm dứt tại đây nhưng không chính ý chí nghị lực đã đưa anh vượt qua nghiệt ngã của cuộc đời. Điều đầu tiên mà anh làm chính là tự vệ sinh cá nhân, ngoài ra anh còn chơi được các trò chơi vận động mạnh như: Tenis, bơi… và trở thành người truyền động lực cho nhiều người khuyết tật trên thế giới.
3.Vai trò
- Vượt qua được khó khăn, những khắc nghiệt của cuộc đời, làm chủ bản thân.
- Cảm thấy yêu đời, yêu cuộc sống và giá trị hơn
4. Phản đề
- Mở rộng trong xã hội có những người không có nghị lực, thiếu ý chiến chiến đấu vượt qua số phận. Những người đó khi gặp khó khăn họ sẵn sàng buông đời mình theo số phận, khó khăn khăn thử thách một chút là sẵn sàng sa ngã, bị cám dỗ, không chịu cố gắng để vượt lên số phận mà chỉ muốn được người khác giúp đỡ.
-Thói quen sống hưởng thụ dựa vào người khác đã ăn sâu bám rễ vào trong tư tưởng của các bạn này và khó có thể từ bỏ.
- Nhiều gia đình bố mẹ đã quá cưng chiều con cái dẫn tới làm cho những đứa trẻ mất dần đi nghị lực sống, khi có khó khăn chúng không thể tự giải quyết được mà phải tìm bố mẹ giúp đỡ.
C. Kết bài
- Liên hệ với bản thân rồi rút bài học cho mình. Chúng ta đang là những thế hệ trụ cột của đất nước trong tương lại, việc rèn luyện nghị lực sống là việc rất quan trọng cần thiết cho hành trang vào đời sau này của mỗi chúng ta. Nếu không có ý chí, không có nghị lực sống thì làm gì chúng ta cũng dễ thất bại bởi trên đời này không có con đường đi nào là toàn bằng phẳng cả.
- Muốn thành công, muốn tới vinh quang thì con đường đi lại càng trông gai thử thách, ở đó không có chỗ cho những kẻ thiếu ý chí, thiếu nghị lực vươn lên, thiếu nghị lực sống.
Bạn xem như vậy có phải hơi có chút không hay trong Văn mình không?
Trong cuộc sống xã hội.Những sinh mạng khi sinh ra mỗi người một cuộc sống,một ý nghĩ riêng của mình.Kẻ thì giàu sang,có ba có mẹ luôn yêu thương chăm sóc.Kẻ sinh ra từ đáy xã hội.luôn bị xa lánh khing thường,ốm yếu và không nơi nương tựa,phải sống tự lập từ nhỏ.Như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký,chắc hẳn không ai là không biết cái tên này.Ông là tấm gương sáng cho nghị lực vươn lên trong đời sống.
Từ nhỏ,Ký cũng là một đứa trẻ bình thường như bao người.Rồi một cơn bạo bệnh ập đến khiến Ký bị liệt cả hai tay.Ký bắt đầu sống một cuộc sống mà không có tay.Những công việc ấy sẽ trở lên nặng nhọc biết bao.
Thế rồi,chẳng bao lâu.Ký thấy mấy bạn nhỏ trong xóm cắp sách tới trường đi học,Ký thèm lắm.Em quyết định đến lớp để xin vào học.Sáng hôm ấy,cô giáo Cương,chủ nhiệm của lớp đang chuẩn bị giảng bài cho cả lớp thì thấy một cậu bé thập thò ngoài cửa.Cô bước ra,dịu dàng hỏi em:"Em cần hỏi cô chuyện gì phải không?"Ký nhìn vào trong lớp thấy những ánh mắt nhìn mình,em khẽ nói:"Thưa cô,em muốn xin vào học ạ"
Cầm hai cánh tay mềm nhũn của Ký,cô bảo:"Khó lắm em ạ,để lớn thêm chút nữa xem sao"Dường như hiểu ý cô,em vừa chạy vừa khóc.Cả hôm ấy,hình ảnh cậu bé liệt ấy khiến cô cứ nghĩ về mãi.
Sau đó ít lâu,Ký được nhận vào học.Em vui lắm,cứ ngỡ học sẽ rất dễ.Nhưng đó là với các bạn bình thường nhưng khó với Ký.Còn Ký,em phải rất cố gắng rèn luyện,cùng với sự hỗ trợ của các bạn và cô giáo,Ký bắt đầu viết chữ đẹp hẳn lên.
Bạn xem giúp mình đoạn trên.Mình thấy văn mình hơi lố.