K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 9 2019

Chọn đáp án C.

3 tháng 6 2019

Giải thích : Mục IV, SGK/127 địa lí 10 cơ bản.

Đáp án: A

8 tháng 5 2021

Mặt hàng nào sau đây chiếm khoảng một nửa khối lượng hàng vận chuyển trên đường biển quốc tế?

A. Lương thực và thực phẩm. B. Các sản phẩm hàng tiêu dùng.

C. Ô tô, xe máy, thiết bị điện tử D. Dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ.

21 tháng 2 2022

lỗi đề rồi em nhé

21 tháng 2 2022

gặp ai cũng xưng em zậy ta thế thì bạn lớp mấy :v

24 tháng 9 2017

Chọn đáp án D.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

Mỗi ngành công nghiệp có vai trò, đặc điểm và tình hình phát triển khác nhau. Việc tìm hiểu về vai trò, đặc điểm phát triển, tình hình phân bố của các ngành công nghiệp là cần thiết, nhằm sử dụng hợp lí, hiệu quả các nguồn lực để phát triển đất nước.

Tham khảo:

 

I. CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG

1. Vai trò

- Là ngành quan trọng, cơ bản.

- Cung cấp năng lượng cho tất cả các ngành kinh tế và cho sinh hoạt.

- Cơ sở để phát triển công nghiệp hiện đại.

- Là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật.

2. Cơ cấu

- Gồm có công nghiệp khai thác than, dầu, công nghiệp điện lực.

- Khai thác than:

+ Vai trò: Nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, luyện kim (than được cốc hóa); Nguyên liệu quý cho công nghiệp hóa chất.

+ Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Ước tính 13.000 tỉ tấn (3/4 than đá), sản lượng khai thác 5 tỉ tấn/năm, tập trung chủ yếu ở Bắc bán cầu (Hoa Kì, Liên bang Nga, Trung Quốc, Ba Lan, Đức, Úc…).

- Khai thác dầu mỏ:

+ Vai trò: Nhiên liệu quan trọng (vàng đen), nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất...

+ Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Ước tính 400 – 500 tỉ tấn (chắc chắn 140 tỉ tấn), sản lượng khai thác 3,8 tỉ tấn/năm, khai thác nhiều ở các nước đang phát triển (Trung Đông, Bắc Phi, Liên bang Nga, Mỹ La Tinh, Trung Quốc...).

- Công nghiệp điện lực:

+ Vai trò: Cơ sở phát triển nền công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh khoa học kĩ thuật và nâng cao đời sống văn hóa, văn minh của con người.

+ Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau như nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử, năng lượng gió, thủy triều... Sản lượng khoảng 15.000 tỉ kWh.

II. CÔNG NGHIỆP LUYỆN KIM

- Gồm luyện kim đen (sản xuất ra gang, thép) và luyện kim màu (sản xuất ra kim loại không có sắt).

1. Luyện kim đen

- Vai trò: Cung cấp nguyên liệu cho ngành chế tạo máy và gia công kim loại; Hầu như tất cả các ngành kinh tế đều sử dụng sản phẩm của công nghiệp luyện kim đen.

- Sản lượng: Chiếm 90% khối lượng kim loại sản xuất trên thế giới

- Phân bố: Sản xuất nhiều ở các nước phát triển Nhật Bản, Liên bang Nga, Hoa Kì…

2. Luyện kim màu

- Vai trò: Cung cấp nguyên liệu cho các ngành kĩ thuật cao như công nghiệp chế tạo ô tô, máy bay, kĩ thuật điện, điện tử, công nghiệp hóa chất, bưu chính viễn thông…

- Phân bố:

+ Các nước phát triển: sản xuất.

+ Các nước đang phát triển: cung cấp quặng.

III. CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ

- Vai trò:

+ Là “quả tim của công nghiệp nặng” và là “máy cái” của nền sản xuất xã hội.

+ Sản xuất công cụ, thiết bị, máy động lực cho tất cả các ngành kinh tế.

+ Cung cấp hàng tiêu dùng.

- Phân ngành: Cơ khí thiết bị toàn bộ; Cơ khí máy công cụ; Cơ khí hàng tiêu dùng; Cơ khí chính xác.

- Tình hình sản xuất:

+ Ở các nước phát triển: phát triển mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm phong phú đa dạng.

+ Ở các nước đang phát triển: chủ yếu sửa chữa, lắp rắp theo mẫu có sẵn.

- Phân bố: Phát triển mạnh ở Hoa Kì, Liên bang Nga, Đức, Pháp, Nhật Bản, Anh…

IV. CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ - TIN HỌC

- Vai trò: Là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh mẽ từ năm 1990 trở lại đây và được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.

- Gồm 4 phân ngành: Máy tính (thiết bị công nghệ, phần mềm); Thiết bị điện tử (linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch…); Điện tử tiêu dùng (ti vi màu, đồ chơi điện tử, đầu đĩa…); Thiết bị viễn thông (máy fax, điện thoại…).

- Đặc điểm sản xuất: Ít gây ô nhiễm môi trường; không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước; không chiếm diện tích rộng; có yêu cầu cao về lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật.

- Phân bố: Các nước đứng đầu là Hoa Kì, Nhật Bản, EU…

V. CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT

- Vai trò: Là ngành công nghiệp mũi nhọn, có sự tác động đến tất cả các ngành kinh tế.

- Phân ngành: Hóa chất cơ bản; Hóa tổng hữu cơ; Hóa dầu.

- Tình hình sản xuất:

+ Ở các nước đang phát triển: chủ yếu là hóa chất cơ bản, chất dẻo.

+ Ở các nước phát triển: phát triển đầy đủ các phân ngành.

- Phân bố: Phát triển mạnh ở Hoa Kì, Liên bang Nga, Đức, Pháp, Anh…

VI. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG

- Vai trò: Tạo sản phẩm đa dạng, phong phú, phục vụ nhu cầu đời sống, nâng cao trình độ văn minh

- Đặc điểm sản xuất:

+ Sử dụng ít nguyên liệu hơn công nghiệp nặng.

+ Vốn ít, thời gian đầu tư xây dựng ngắn, quy trình kĩ thuật đơn giản, hoàn vốn nhanh, thu nhiều lợi nhuận.

+ Có khả năng xuất khẩu, cần nhiều nhân lực, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ lớn.

+ Cơ cấu ngành đa dạng: dệt may, da giày, nhựa, sành sứ, thủy tinh...

- Phân bố: Ở các nước đang phát triển.

* Ngành công nghiệp dệt may:

- Vai trò: Chủ đạo, giải quyết nhu cầu may mặc, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

- Phân bố: rộng rãi, các nước phát triển mạnh là Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ, Nhật Bản...

VII. CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

- Vai trò:

+ Cung cấp sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ăn uống.

+ Nguyên liệu chủ yếu là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, nên tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

+ Làm tăng giá trị của sản phẩm.

+ Xuất khẩu, tích lũy vốn, nâng cao đời sống.

- Đặc điểm sản xuất: Sản phẩm đa dạng, phong phú, tốn ít vốn đầu tư, quay vòng vốn nhanh.

- Cơ cấu ngành: Chế biến sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản...

- Phân bố ở mọi quốc gia trên thế giới:

+ Các nước phát triển: tiêu thụ nhiều, yêu cầu sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp, tiện lợi khi sử dụng.

+ Các nước đang phát triển: đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu, giá trị sản phẩm công nghiệp.

21 tháng 2 2022

cho e hỏi ạ tình hình phát triển của công nghiệp năng lượng là cái 2 cơ cấu đk ạ 

1/ Ngành công nghiệp nào sau đây được cho là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật? A. Luyện kim. B. Hóa chất. C. Năng lượng. D. Cơ khí. 2/ Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm những phân nhánh nào sau đây? A. Khai thác dầu khí, công nghiệp luyện kim và cơ khí. B. Công nghiệp điện lực, hóa chất và khai thác than. C. Khai thác gỗ, khai thác dầu khí và công nghiệp nhiệt điện. D. Khai thác than, khai thác dầu khí và công...
Đọc tiếp

1/ Ngành công nghiệp nào sau đây được cho là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật?

A. Luyện kim. B. Hóa chất. C. Năng lượng. D. Cơ khí.

2/ Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm những phân nhánh nào sau đây?

A. Khai thác dầu khí, công nghiệp luyện kim và cơ khí.

B. Công nghiệp điện lực, hóa chất và khai thác than.

C. Khai thác gỗ, khai thác dầu khí và công nghiệp nhiệt điện.

D. Khai thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực.

3/ Loại than nào sau đây có trữ lượng lớn nhất thế giới?

A. Than nâu. B. Than đá. C. Than bùn. D. Than mỡ.

4/ Dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây?

A. Bắc Mĩ. B. Châu Âu. C. Trung Đông. D. Châu Đại Dương.

5/ Nước nào sau đây có sản lượng khai thác dầu mỏ lớn?

A. Hoa Kì. B. A – rập Xê – út. C. Việt Nam. D. Trung Quốc.

6/ Nước nào sau đây có sản lượng điện bình quân theo đầu người lớn?

A. Na - uy. B. Trung Quốc. C. Ấn Độ. D. Cô - oét.

7/ Sản phẩm của nhánh công nghiệp điện tử - tin học bao gồm:

A. Máy công cụ, thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông .

B. Thiết bị điện tử, máy cắt gọt kim loại, máy tính .

C. Máy tinh, thiết bị điện tử, điện tử tiêu dùng, thiết bị viễn thông.

D. Thiết bị viễn thông, thiết bị điện tử, máy cắt gọt kim lại, máy tính.

8/ Ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa là sản phẩm của nhóm nhanh công nghiệp điện tử - tin học nào sau đây?

A. Máy tính. B. Thiết bị điện tử. C. Điện tử viễn thông. D. Điện tử tiêu dùng.

9/ Thiết bị công nghệ, phần mềm là sản phẩm của nhóm nhanh công nghiệp điện tử - tin học nào sau đây?

A. Máy tính. B. Thiết bị điện tử. C. Điện tử tiêu dùng. D. Thiết bị viễn thông.

10/ Quốc gia và khu vực nào sau đây đứng đầu thế giới về linh vực công nghiệp điện tử - tin học?

A. ASEAN, Ca - na - đa, Ấn Độ. B. Hoa Kì, Nhật Bản, EU.

C. Hàn Quốc, Ô – xtrây – li – a, Xin – ga – po. D. Hoa Kì, Trung Quốc, Nam Phi.

11/ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm:

A. Thịt, cá hộp và đông lạnh, rau quả sấy.

B. Dệt - may, chế biến sữa, sanh - sứ - thủy tinh.

C. Nhựa, sanh - sứ - thủy tinh, nước giải khát.

D. Dệt - may, da giầy, nhựa, sanh - sứ - thủy tinh.

12/ Cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới được đánh dấu bởi sự ra đời của?

A. Ô tô B. Máy dệt. C. Máy bay. D. Máy hơi nước.

13/ Trên thế giới, các nước có ngành dệt - may phát triển là?

A. Liên bang Nga, U – gan – đa, Nam Phi, Tây Ban Nha.

B. Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Nhật Bản.

C. Mê – hi – cô, Hàn Quốc, Lào, Cam – pu – chia.

D. A – rập Xê – út, Ê – ti – ô – pi – a, Kê – ni – a, Xu – đăng.

14/ Ngành công nghiệp thực phẩm hiện nay phân bố ở?

A. Châu Âu và châu Á. B. Mọi quốc gia trên thế giới.

C. Châu Phi và châu Mĩ. D. Châu Đại Dương và châu Á.

15/ Ngành khai thác than có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhiên liệu cho?

A. Nhà máy chế biến thực phẩm.

B. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

C. Nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim

D. Nhà máy thủy điện, nhà máy điện hạt nhân.

16/ Khoáng sản nào sau đây được coi là ‘’vàng đen‘’ của nhiều quốc gia?

A. Than B. Dầu mỏ. C. Sắt. D. Mangan.

17/ Ở nước ta, ngành công nghiệp nào cần được ưu tiên đi trước một bước?

A. Điện lực. B. Sản xuất hàng tiêu dùng. C. Chế biến dầu khí. D. Chế biến nông - lâm - thủy sản.

18/ Những nước có sản lượng khai thác than lớn là những nước.

A. Đang phát triển. B. Có trữ lượng than lớn.

C. Có trữ lượng khoáng sản lớn. D. Có trình độ công nghệ cao.

19/ Ở nước ta, vùng than lớn nhất hiện đang khai thác là?

A. Lạng Sơn. B. Hòa Bình. C. Quảng Ninh. D. Cà Mau.

20/ Ngành nào sau đây được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới?

A. Công nghiêp cơ khí . B. Công nghiệp năng lượng.

C. Công nghiệp điện tử - tin học . D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

21/ Ý nào sau đây không khải là đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử - tin học.

A. Ít gây ô nhiễm môi trường. B. Không chiếm diện tích rộng.

C. Không tiêu thụ nhiều kim loại, điện , nước. D. Không yêu cầu cao về trình độ lao động.

22/ Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chịu ảnh hưởng nhiều bởi?

A. Việc sử dụng nhiên liệu, chi phí vận chuyển. B. Thời gian và chi phí xây dựng tốn kém.

C. Lao động, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. D. Nguồn nhiên liệu và thị trường tiêu thụ.

23/ Ngành công nghiệp nào sau đây là ngành chủ đạo và quan trọng của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?

A. Nhựa. B. Da giầy. C. Dệt - may. D. Sành - sứ - thủy tinh.

24/ Sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm không bao gồm?

A. Hàng dệt - may, da giây, nhựa. B. Thịt, cá hộp và đông lạnh.

C. Rau quả sấy và đóng hộp. D. Sữa, rượu, bia, nước giải khát.

25/ Nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của nghành?

A. Khai thác gỗ, khai thác khoáng sản. B. Khai thác khoáng sản, thủy sản.

C. Trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. D. Khai thác gỗ, chăn nuôi và thủy sản.

26/ Từ dầu mỏ người ta có thể sản xuất ra được nhiều loại như:

A. Hóa phẩm, dược phẩm. B. Hóa phẩm, thực phẩm.

C. Dược phẩm, thực phẩm. D. Thực phẩm, mỹ phẩm.

27/ Ý nào sau đây không phải là vai trò của ngành công nghiệp điện lực?

A. Đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật.

B. Là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại.

C. Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị của nhiều nước.

D. Đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của con người.

28/ Ở nước ta hiện nay, dầu mỏ đang khai thác nhiều ở vùng nào?

A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

29/ Nhìn vào sản lượng điện bình quân theo đầu người có thể đánh giá được?

A. Tiềm năng thủy điện của một nước . B. Sản lượng than khai thác của một nước .

C. Tiềm năng dầu khí của một nước. D. tiềm năng kinh tế của một nước.

30/ Sản lượng điện trên thế giới tập trung chủ yếu ở các nước?

A. Có tiềm năng dầu khí lớn. B. Phát triển và những nước công nghiệp mới.

C. Có trữ lượng than lớn. D. Có nhiều sông lớn.

0