K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 3 2021

Rừng tràm Trà Sư ở An Giang hấp dẫn khách du lịch bởi những trải nghiệm thi vị và các món ngon đậm đà tình quê, đặc biệt là vẻ đẹp quyến rũ của những “dòng sông bèo” xanh nõn mượt mà, ôm lấy những gốc tràm đã nhiều năm tuổi.


Giới thiệu rừng tràm Trà Sư

Diện tích rừng tràm trải rộng gần 850ha, là khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Tây sông Hậu, nơi sinh sống của nhiều loài chim nước, động vật hoang dã và thủy sinh vật, thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam.

Hệ động vật ở rừng tràm khá phong phú. Hệ chim gồm 70 loài, trong đó có 2 loài chim quý hiếm là giang sen và điêng điểng. Hệ thú nổi bật với 15 loài dơi và 4 loài gặm nhấm, trong đó có loài dơi chó tai ngắn quý hiếm đã được ghi trong sách Đỏ Việt Nam. Hệ bò sát, ếch, nhái ghi nhận 25 loài, gồm cả rắn hổ mang và rắn cạp nong.

- Trà Sư cũng là nơi trú ngụ của 10 loài cá xuất hiện quanh năm và 13 loài cá chỉ xuất hiện vào mùa lũ, trong đó có 2 loài cá có giá trị khoa học và đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng là cá còm và cá trê trắng.

Hệ thực vật ở đây cũng khá đa dạng với 140 loài, trong đó có 22 loài cây gỗ, 25 loài cây bụi, 10 loài dây leo, 70 loài cỏ, 13 loài thủy sinh. Nổi bật nhất là cây tràm, và thảm bèo mơn mởn giăng kín mặt nước.

Ngoài ra, vùng đệm rừng tràm còn là nơi sinh sống của của cộng đồng người Khmer và người Kinh, với các nghề thủ công truyền thống như: dệt thổ cẩm, nấu đường thốt nốt, chưng cất tinh dầu tràm, nuôi ong lấy mật...


Du lịch rừng tràm Trà Sư

Chạy dọc con đường thơ mộng dẫn lối vào khu du lịch rừng tràm Trà Sư An Giang, hai bên là những đồng lúa trải rộng ngút ngàn, điểm tô những tụm cây thốt nốt cao cao, khoe dáng hình độc đáo... dễ khiến du khách mải mê ngoạn cảnh thanh bình, và chẳng mấy chốc đã đến nơi.

Tại đây, du khách sẽ có dịp ngồi trên chiếc tắc ráng đặc trưng miền sông nước. Thuyền lướt nhẹ trên thảm bèo màu mạ non, ngang qua vạt sen, khóm súng, rồi men theo “tuyến đường nước” đưa du khách vào sâu trong rừng tràm.

Tới một bến đò nhỏ trong rừng, du khách sẽ được chuyển sang chiếc xuồng ba lá mộc mạc, thân thương. Cô thôn nữ mặc áo bà ba, nón lá che nghiêng, tay khua mái chèo điệu nghệ, chầm chậm đưa du khách vào khám phá khu vực đẹp nhất của rừng tràm, nơi tấm thảm bèo xanh hơn bao giờ hết và cũng là vương quốc của các loài chim.

- Bạn sẽ được dịp chiêm ngưỡng những gốc tràm cổ thụ khoe bộ rễ như chiếc váy xòe duyên dáng, hay những cây thủy liễu lay mình mềm mại theo từng gợn sóng, và ánh mặt trời không ngừng nhảy múa, phản chiếu những sắc màu mê đắm. Thi thoảng lại bắt gặp vài chú chim đang bói cá, ngụp lặn quanh vạt bèo tai tượng; hay ngụy trang kín đáo bên nhánh tràm, tò mò quan sát những vị khách đến thăm...

- Chợt cô thôn nữ khua mái chèo chậm lại, khẽ nói với du khách rằng sắp đến vườn chim. Đi thêm đoạn ngắn nữa, ai nấy cũng chăm chú ngước nhìn những tổ chim xuất hiện mỗi lúc một nhiều hơn, và rộn ràng khắp không gian là âm thanh của hàng trăm cá thể chim cò đang ríu rít gọi nhau trên những tán cây sum suê, rợp mát. To tiếng và đáng yêu nhất có lẽ là những chú chim non háu đói, liên hồi “chiếp chiếp” đợi mẹ mớm mồi...

Sau chuyến vi vu rừng tràm bằng thuyền, bạn có thể leo lên đài cao quan sát, có sẵn ống nhòm tầm xa cho bạn thỏa thích ngắm nhìn toàn cảnh rừng tràm mênh mông bát ngát, và những cánh chim chao lượn giữa không trung...


Khám phá rừng tràm Trà Sư ăn gì ?

Khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư có quán ăn chuyên phục vụ các món đồng quê hấp dẫn. Ngồi trên gian chòi lá giữa khung cảnh hữu tình, du khách sẽ có dịp thưởng thức các món ăn dân dã thời khai hoang mở đất và những đặc sản miền nước nổi như: cá lóc nướng trui, canh chua cá linh nấu bông điên điển, chuột đồng nướng muối ớt, cua đồng chấm mắm me, gỏi sầu đâu trộn cá sặc...

Du lịch bụi rừng tràm Trà Sư ở đâu ?

- Hiện trong khu vực rừng tràm chưa có cơ sở lưu trú, nhưng phía trước cổng vào đã có nhà nghỉ với tiện nghi tương đối. Hoặc bạn có thể tham quan trong ngày, tối chạy về thị trấn Nhà Bàng, thị trấn Chi Lăng, TP. Châu Đốc nghỉ ngơi.

- Theo kinh nghiệm du lịch rừng tràm Trà Sư, nếu muốn thử cảm giác ngủ đêm trong rừng, bạn có thể liên hệ với cán bộ kiểm lâm để được cho phép nghỉ đêm trên Đài Quan Sát. Nhớ mang theo lều, mùng, mền và thuốc chống muỗi.

Rừng tràm Trà Sư mùa nào đẹp ?

Rừng tràm Trà Sư mùa nước nổi là đẹp nhất, khoảng từ tháng 8 - 11 âm lịch (tháng 9 - 12 dương lịch). Bèo phủ dày như tấm thảm xanh mượt mà, hai bên tràm vòng tay che mát. Dưới nước vô số cá tôm, phía trên họ nhà chim tụ hợp. Những bông hoa tràm nở trắng, tỏa hương thơm thoang thoảng... tất cả tạo nên bức tranh thiên nhiên sống động.

- Đặc biệt, buổi sáng từ 7h - 9h, các loài chim tụ tập rất đông, líu lo không dứt dưới nắng vàng trong trẻo. Buổi chiều từ 5 - 6h, là thời điểm ngắm hoàng hôn rất đẹp từ đài quan sát và cũng là lúc đàn chim về tổ, bay lượn rợp trời.

21 tháng 3 2021

Từ thị trấn Nhà Bàng thuộc huyện Tịnh Biên, đi theo đường tỉnh lộ 948 đến cầu Bưng Tiên tại Km số 6 thì rẽ trái và tiếp tục đi theo một con đường đã được trải nhựa dài khoảng 4 km là đến rừng tràm Trà Sư. Tại đây, du khách đi tắc ráng (tên gọi một phương tiện đường thủy có gắn động cơ của người miền Tây Nam Bộ) và xuồng để đi tham quan rừng tràm.

Với diện tích 845 ha, phần lớn loài cây ở rừng tràm Trà Sư là tràm (trên 10 tuổi, cao 5 - 8 m). Ngoài ra, đây còn là nơi sinh sống nhiều loài động vật và thực vật. Ở đây hiện có:[2]

70 loài chim thuộc 13 bộ và 31 họ, trong đó có 2 loài chim quý hiếm đã được ghi trong Sách đỏ Việt Nam là giang sen (Mycteria leucocephala) và điên điển phương Đông (Anhinga melanogaster)11 loài thú thuộc 4 bộ và 6 họ, các bộ có số loài nhiều nhất là gặm nhấm (4 loài) và dơi (15 loài), trong đó có loài dơi chó tai ngắn quý hiếm cũng đã được ghi vào Sách đỏ Việt Nam25 loài bò sát và ếch nhái, gồm 2 bộ, 10 họ, trong đó có cả rắn hổ mang, rắn cạp nong10 loài cá xuất hiện quanh năm và 13 loài chỉ xuất hiện vào mùa lũ

Không chỉ phong phú về động vật, rừng tràm Trà Sư còn là nơi tụ họp của 140 loài thực vật thuộc 52 họ và 102 chi, trong đó có 22 loài cây gỗ, 25 loài cây bụi, 10 loài dây leo, 70 loài cỏ, 13 loài thủy sinh, 11 loài sinh cảnh, 78 loài cây thuốc và 22 loài cây cảnh,...[3]

 Tràm Trà Sư

Theo kết quả khảo sát của BirdLife International và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, rừng tràm Trà Sư được đánh giá là nơi có tầm quan trọng quốc tế trong công tác bảo tồn đất ngập nước tại đồng bằng sông Cửu Long.[4][5][6] Năm 1999, cả hai tổ chức ấy đều đã đề xuất chính quyền địa phương xây dựng khu bảo vệ tại khu vực này. Ngày 27 tháng 5 năm 2003, chính quyền tỉnh An Giang đã ra quyết định phê duyệt thành lập khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, để đáp ứng nhu cầu du lịch sinh thái và phục vụ công tác nghiên cứu bảo tồn môi trường.[5]

Nhìn chung, chính sự đa dạng và phong phú về tài nguyên khiến rừng tràm Trà Sư trở thành điểm đến lý tưởng đối với các nhà nghiên cứu và những người ham mê khám phá thiên nhiên hoang dã. Hiện ngành du lịch An Giang đang khai thác điểm tham quan du lịch sinh thái này.[7]

Lập kỷ lục[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 15 tháng 1 năm 2020, tại thành phố Long Xuyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Công ty Cổ phần Du lịch An Giang tổ chức lễ đón nhận kỷ lục Việt Nam cho 2 hạng mục rừng tràm Trà Sư và cây cầu tre dài nhất Việt Nam.[1][8][9]

Khu du lịch rừng tràm Trà Sư do Công ty cổ phần Du lịch An Giang thuê lại với diện tích trên 160 ha để phát triển du lịch. Với kinh phí trên 10 tỷ đồng, Công ty xây dựng "cây cầu tre vạn bước" xuyên qua khu rừng có chiều dài hơn 10 km qua hai giai đoạn. Giai đoạn 1 có chiều dài gần 4 km, sử dụng trên 500.000 cây tre các loại, kinh phí xây dựng trên 5 tỷ đồng, được đưa vào sử dụng từ ngày 1 tháng 1. Giai đoạn 2 có chiều dài khoảng 6km, dự kiến hoàn thành vào ngày 30 tháng 4. Năm 2019, đã có hơn 200.000 du khách đến Trà Sư và sau sự thay đổi này, dự kiến lượng khách đến An Giang tăng đột biến trong năm nay.[8]

 
13 tháng 2 2019

Tham khảo tư liêuk

Nằm ở sườn phía Đông của dãy Trường Sơn và trải dài trên ba huyện Con Cuông, Anh Sơn và Tương Dương của tỉnh Nghệ An, Vườn quốc gia Pù Mát được thành lập vào năm 2002, có diện tích tự nhiên 194.000 ha, trong đó vùng bảo tồn 94.000 ha và vùng đệm 100.000 ha. Riêng đỉnh Pù Mát cao 1.841m được xem như chủ sơn cả vùng.

Đặc biệt, một khung cảnh thiên nhiên hoang sơ như chưa hề có bàn tay của con người chạm đến: thác Kèm, suối nước Mọc, sông Giăng, rừng săng lẻ và những nét văn hoá đặc trưng của dân tộc Thái, Đan Lai. Nét hoang sơ là món quà của thiên nhiên ban tặng cho Pù Mát.

Với giới khoa học, cái tên Pù Mát không có gì xa lạ bởi đây là nơi đầu tiên phát hiện loài thú quý hiếm: sao la. Nhưng Pù Mát vẫn chưa được khám phá hết ở khía cạnh du lịch. Diện tích vùng lõi rộng 91.113ha và vùng đệm rộng hơn 80.000ha, trải rộng trên 3 huyện Tương Dương, Con Cuông và Anh Sơn của tỉnh Nghệ An, Pù Mát chính là nơi ở của người Thái, dân tộc đã sống ở đây nhiều đời. Nét hoang sơ hùng vĩ của núi rừng Pù Mát được pha lẫn với nét văn hoá độc đáo, tinh tế của người Thái.

Họ sinh sống ở hầu hết các thôn bản, trong các nhà sàn bằng gỗ với nghề trồng lúa nước. Ở những vùng đồi, họ tham gia trồng cây hoặc đốt nương làm rẫy, trồng màu hoặc các loại cây lương thực khác; nuôi trâu, bò và gia cầm; làm sản phẩm tre và dệt vải truyền thống. Vải thổ cẩm của người Thái nổi tiếng về tính độc đáo, màu sắc sặc sỡ và bền đẹp.

Giữ truyền thống lâu đời, người Thái sinh sống tập trung theo dòng họ, mỗi cộng đồng dân cư có tín ngưỡng và tập tục riêng, có những lễ hội gắn liền với các mùa bội thu và sản xuất nông nghiệp. Nhảy sạp, uống rượu cần là đặc trưng không thể trộn lẫn trong sinh hoạt thường ngày của người Thái. Chiếm số ít là dân tộc Kinh (chủ yếu sống ở thị trấn Con Cuông) và dân tộc Đan Lai.

Người Đan Lai sống tập trung tại 3 bản: Cò Phạt, Bản Cồn và Bản Búng thuộc xã Môn Sơn nằm ở phía Đông Nam của Vườn quốc gia. Họ sống và canh tác ở những nơi đất dốc, sinh sống nhờ săn bắn và hái lượm.

Theo tiếng Thái, Pù Mát có nghĩa là những con dốc cao và chính độ cao của Pù Mát đã khẳng định điều đó. Độ cao biến động của rừng Pù Mát là từ 200 - 1.814m trong đó đỉnh Pù Mát cao nhất: 1.814m. Hiếm có du khách nào chinh phục được đỉnh núi này dù trước đó có thể họ đã đứng dang tay trên đỉnh Phan xi păng. Pù Mát đẹp ở cái hùng vĩ của rừng xanh, ở vẻ nguyên sinh không chút đụng chạm của bàn tay con người. Điểm nổi bật của Pù Mát chính là khu rừng săng lẻ cách khu hành chính của vườn khoảng 40km, rộng khoảng 100ha. Đây là khu rừng cổ thụ, thuần loài, cao khoảng 50m và toả bóng mát quanh năm, thuộc xã Tam Đình, huyện Tương Dương. Thiên nhiên ở đây thật kỳ diệu với những tán lá xanh còn đọng những giọt sương vào mỗi buổi sáng, tiếng chim hót chuyền cành khi bình minh lên.

Thưởng thức sự thư giãn vào buổi sáng, du khách có thể hoà mình vào thiên nhiên dịu mát của thác Khe Kèm (hay còn gọi là thác Kèm) trong cái nắng nóng oi bức đặc trưng của miền Trung. Cách thị trấn Con Cuông khoảng 20km về phía Nam, thác Kèm hùng vỹ ở độ cao 150m. Rất nhiều nhà khoa học khi nghiên cứu tại đây đã khẳng định thác Kèm là thác nước gần như nguyên sinh nhất ở Việt Nam. Con đường vào thác quanh co, uốn lượn và gập ghềnh. Có thể điều đó sẽ làm du khách nản lòng nhưng với những ai vượt qua được chặng đường không ngắn chút nào để được tận mắt chiêm ngưỡng một tạo vật thiên nhiên dành cho Pù Mát hẳn người đó sẽ không cảm thấy tiếc nuối. Người Thái gọi thác Kèm là Bổ Bố, có nghĩa là dải lụa trắng. Từ chân thác nhìn lên, bạn sẽ có cảm giác dòng suối tuôn chảy bất tận trong những dải bọt trắng xoá, chẳng khác một dải lụa trắng buông dài bất tận. Hoà trong màu trắng kỳ ảo đó là dòng suối trong vắt, mát rượi cùng tiếng ca của muôn loài chim.

Trên đường vào thác Kèm, ấn tượng đọng lại trong du khách về vẻ đẹp của Pù Mát là tiếng nước chảy ở đập Phà Lài (hoa của trời), ở màu đỏ như phượng vĩ trên những tán cây hai bờ sông Giăng (cách khu hành chính của vườn quốc gia khoảng 20km). Một điều kỳ lạ gần như hiếm có ở Pù Mát là trên những chiếc thuyền nhỏ rẽ sóng trên sông Giăng, du khách như được trở về với thiên nhiên đích thực, nơi con người chỉ là một phần nhỏ bé của thiên nhiên. Hai bên bờ cây cối rậm rạp, đậm vẻ hoang sơ với điểm nhấn là dãy núi đá vôi hùng vĩ, điểm xuyết những màu sắc sặc sỡ của các loài hoa: tuế, phong la; là làn nước trong xanh dịu mát. Nếu du khách mang theo một vài loại quả, hẳn sẽ được gặp được con cháu lão Tôn không chút sợ sệt ra “nhận quà”. Chúng sẽ đu mình trên những cành cây làm nên cảnh tượng như Hoa quả sơn.

Từ ngã ba cầu Khe Diêm trên quốc lộ 7, đi dọc theo đường vào vùng Môn Sơn, Lục Dạ của huyện Con Cuông khoảng 3km, du khách sẽ gặp suối Mọc. Khác với những dòng suối khác, dòng nước ở đây cứ như đội lên từ lòng đất, trong veo ùn chảy làm tan biến cái nóng thiêu đốt của mùa hè. Về mùa thu, dòng suối có vẻ mát dịu hơn cùng với khí trời. Ngược lại, mùa đông, thiên nhiên ở đây lại ban tặng cho dòng suối một điều kỳ diệu: dòng nước ấm áp vô cùng trong những ngày lạnh giá. Suối Mọc còn một tên gọi khác là Rốn cô Tiên. Truyền thuyết do người dân trong vùng kể lại: thuở xưa, một nàng tiên đi du ngoạn qua thấy suối nước rất đẹp liền dừng lại ngắm cảnh và xuống tắm. Từ đó, suối nước Mọc còn có tên gọi khác là Rốn cô Tiên. Người dân ở đây cho biết suối Mọc có từ lúc nào chẳng ai biết vì khi sinh ra thì nó đã có sẵn rồi. Suối Mọc là nơi trẻ con ra tắm táp nô đùa trong những ngày hè cũng là nơi vui chơi của dân bản trong những khi oi bức. Nhiều nhà khoa học đang nghiên cứu để xác định suối nước Mọc (tiếng Thái là Tà Bó: nhánh, dòng chảy nhỏ) có phải là một nhánh chảy ra từ thác Kèm hay không?

Tháng 11 năm 2007 Vườn quốc gia Pù Mát được tổ chức UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, đồng thời Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An cũng đã phê duyệt quy hoạch chi tiết khu du lịch thác Khe Kèm. Đây là tiền đề và là điều kiện để Vườn quốc gia Pù Mát phát triển du lịch sinh thái và là địa điểm lý tưởng để du khách đến tham quan, nghiên cứu và giải trí.

16 tháng 2 2017

Ngay từ đầu khi mới xuất hiện trên thi đàn văn học, phong trào Thơ Mơi đã đánh dấu cho sự đổi thay lớn lao của nền thi ca dân tộc. Để có được những sự thay đổi lớn lao ấy , đó là sự đóng góp miệt mài và say mê của hàng loạt cây bút với hồn thơ lãng mạn và giàu cảm xúc. Một trong những cây bút xuất sắc có mặt ngay từ lúc ban đầu là Thế Lữ. Rất nhiều tác phẩm của ông đã góp phần to lớn cho sự phát triển của Thơ Mới mà tiêu biểu nhất là tác phẩm Nhớ Rừng. Ở trong Nhớ Rừng , Thế Lữ đã thể hiện một tâm sự u uất, chán nản và khát vọng tự do cháy bỏng tha thiết qua lời mượn của con hổ trong vườn bách thú. Đó cũng là tâm sự chung của những người Việt Nam yêu nước trong hoàn cảnh mất nước.
Trong những ngày đầu mới ra đời, phong trào Thơ Mới đã có những sự phát triển trong cả phong cách và nội dung. Trên các chặng đường phát triển, Thơ Mới đã dần giải phóng khỏi tính quy phạm chặt chẽ và hệ thống ước lệ có tính “phi ngã” của thi ca cổ điển. Các nhà thơ đã khám phá thế giới bằng chính những giác quan, những cảm xúc rất thực của mình. Đó cũng là lúc xuất hiện cái tôi rõ nét trong thơ. Ở đó là sự vươn lên của những cảm xúc mãnh liệt của con người vượt thoát khỏi thực tế khách quan. Chính vì vậy Thơ Mới có khuynh hướng thoát ly thực tại, thể hiện tâm trạng bất hoà, bất lực trước thực trạng xã hội. Qua đó, Thơ Mới cũng đã bộc lộ sự phản kháng gay gắt trước thực tại tầm thường giả dối, tù túng giam hãm ước mơ con người.
Cùng chung thái độ phản kháng ấy, Thế Lữ đã viết nên những dòng thơ đầy tâm trạng trong bài Nhớ Rừng. Mượn lời con hổ ở vườn bách thú để nói lên tâm trạng chính mình. Thế Lữ đã dựng lên một khung cảnh vừa rất thực vừa ẩn chứa những điều thầm kín sâu xa. Tất cả hình ảnh đuợc nhắc đến trong bài đều là không gian xoay quanh cuộc sống của con hổ. Thực tế là con hổ đang bị giam hãm trong một cũi sắt và nó cảm nhận cuộc sống của mình chứa đựng những u uất ngao ngán trong cảnh giam hãm tù túng, những cảnh “tầm thường giả dối” ở vườn bách thú. Chính vì thế, nó cảm thấy tiếc nhớ về quá khứ oanh liệt nơi núi rừng hùng vĩ. Đó là hai cảnh tượng hoàn toàn trái ngược nhau giữa thực tại và dĩ vãng.
Hổ vốn là loài vật được xem là chúa tể của muôn loài, nhưng nay vì sa cơ mà phải chịu sống cảnh “nhục nhằn” trong cũi sắt. Không gian cuộc sống của vị chúa tể rừng xanh đã bị thu hẹp và từ nay bị biến thành một “trò lạ mắt”, một “thứ đồ chơi” trong con mắt mọi người. Đối với nó, cuộc sống bây giờ đã trở nên vô vị nhạt nhẽo bởi đang phải sống nơi không tương xứng với tư cách của một vị chúa sơn lâm.
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
Hổ đã cảm thấy bất lực bởi chẳng có cách nào thoát khỏi cuộc sống tù túng nên cũng đành ngao ngán nhìn thời gian trôi qua một cách vô ích. Nhưng cho dù phải ở trong hoàn cảnh nào thì kẻ thuộc “giống hùm thiêng” cũng luôn biết thân phận thực sự của mình là một vị chúa. Ông ba – mươi đã tỏ thái độ khinh mạn, coi thường trước những sự thiếu hiểu biết về sức mạnh thật sự của thiên nhiên của những con người “ngạo mạn ngẩn ngơ” chỉ biết “giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm”. Chán nản làm sao cảnh phải chịu sống ngang bầy cùng với “bọn gấu dở hơi”, với “cặp báo chuồng bên vô tư lự”! Làm sao chịu được cảnh sống cam chịu chấp nhận số phận của những “người bạn” đồng cảnh ngộ. Đó là nỗi buồn, nỗi uất hận dồn nén để làm nên những hờn căm chất chứa trong lòng. Mệt mỏi, ngao ngán, bất lực! Trong hoàn cảnh đáng thương ấy, hổ đã nghĩ về cuộc sống quá khứ huy hoàng của mình:
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa
Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi
Với khi thét khúc trường ca dữ dội…
Con hổ đã tiếc nhớ về thuở “hống hách” nơi “bóng cả cây già”. Đó là nỗi nhớ đau đáu về nơi rừng thẳm. Nhớ rừng là tiếc nhớ tự do, nhớ về “thời oanh liệt”, là nhớ về cái cao cả, chân thực, tự nhiên . Ở chốn nước non hùng vĩ ấy, con hổ đang ngự trị một sức mạnh giữa cuộc đời. Bản lĩnh của một vị chúa sơn lâm luôn thể hiện xứng đáng quyền lực tối cao của mình với sức mạnh phi thường dữ dội. Những gì nó cần phải làm là khiến mọi vật đều phải nể sợ thuần phục. Ở đó, con hổ đã hiện lên với tư thế hiên ngang ngạo nghễ nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp oai phong lẫm liệt giữa núi rừng hùng vĩ:
Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng
Lượn tấmthân như sóng cuộn nhịp nhàng
Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc
Trong bóng tối mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật phải im hơi
Ta biết ta chúa tể của muôn loài
Giữa chốn thảo hoa không tên không tuổi
Vẻ đẹp thật sự của hổ là đây! Từng bước chân, từng tấm thân ,từng ánh mắt đã khơi gợi lên một vẻ vừa dũng mãnh uy nghi vừa nhẹ nhàng uyển chuyển. Trong từng hành động, loài mãnh thú kia đã cho mọi vật thấy được sức mạnh tuyệt đỉnh khiến cho tất cả phải “im hơi”. Cuộc sống tự do giữa chốn rừng thẳm mãi mãi là một điều rất cao quý. Ở đó hổ thực sự được hưởng một cuộc sống tươi đẹp mà thiên nhiên đã dành cho. Đó là những thời khắc mãnh hổ đang “say mồi”, đang ngắm sự đổi thay của “giang sơn”, đang say giấc và đang muốn chiếm lấy riêng “phần bí mật” . Nó đã được thoải mái trong chính giang sơn của mình và khẳng định giá trị thật sự của cuộc sống với những khung cảnh lộng lẫy tươi đẹp nên thơ và cũng đầy sức quyến rũ. Nhưng bây giờ , tất cả cũng chỉ còn là những hoài niệm thuộc về quá khứ. Hổù chẳng bao giờ còn được chứng kiến những cảnh “đêm vàng bên bờ suối”, được nhìn thấy cảnh “những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn”, được nghe thấy tiếng chim ca, được đắm mình trong cảnh “bình minh cây xanh nắng gội”, được đợi chờ “chết mảnh mặt trời” của những ***** chiều “lênh láng máu sau rừng”. Những cảnh ấy chỉ để lại trong con hổ những cảm giác tiếc nuối, ngậm ngùi trong sự xúc động mạnh mẽ, dồn dập của những câu hỏi đau đớn xót xa. Nỗi nhớ miên man tuôn trào với cảm xúc về quá khứ tươi đẹp đã khép lại giấc mơ huy hoàng rong một tiếng than thảm thiết:
Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu
Được sống lại với những ký ức tươi đẹp ở chốn núi rừng hùng vĩ, hổ chợt nhận ra sự tầm thừơng giả dối của những khung cảnh nơi nó đang sống. Trong cái nhìn ngạo nghễ của hổ là những cảnh “không đời nào thay đổi”, những cảnh đơn điệu nhàm chán do con ngưới sửa sang và cố đòi “bắt chước”. Chúa tể rừng xanh đã tỏ thái độ khinh miệt, chán chường trước những cảnh vật nhỏ bé thấp kém của những sự giả dối nhân tạo. Đó không phải là nơi xứng đáng để sống của một đấng thống lĩnh. Dẫu có cố gắng sửa sang thì đó cũng chỉ là những “dải nước đen giả suối chẳng thông dòng” len dưới những “mô gò thấp kém” , là những “hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng” không có gì là “bí hiểm” “hoang vu”. Những cảnh sống ngụy tạo ấy khiến cho hổ càng tiếc nhớ chốn “ngàn năm cao cả âm u”.
Chán ghét cuộc sống thực tại, ôm niềm uất hận không nguôi, hổ khát khao một cuộc sống tự do mãnh liệt. Tất cả tâm tư tình cảm của hổ đều thuộc về nơi rừng thẳm ngàn năm âm u. Cũng qua đó, chúa sơn lâm đã gởi một lời nhắn tha thiết của mình về núi rừng. Dẫu là đang bị sa cơ nhưng hổ đã không giấu được niềm tự hào khi nói đến chốn “nước non hùng vĩ”. Giang sơn ấy là nơi hổ đã có những ngày tháng tươi đẹp, thoả chí vùng vẫy trong không gian riêng biệt thênh thang. Cho dù bây giờ sẽ chẳng bao giờ được sống lại ở những nơi xưa ấy nhưng hổ vẫn không bao giờ thôi nghĩ về “giấc mộng ngàn to lớn”. Vị chúa mất ngôi đã khẩn cầu để được mãi sống trong những ký ức, những hoài niệm của những vẻ đẹp một đi không trở lại:
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi
Nỗi lòng của hổ là tâm sự của chàng thanh niên Thế Lữ. : mơ về cuộc sống tươi đẹp đã qua trong quá khứ. Đó cũng là tinh thần chung của hầu hết các bài thơ của Thế Lữ cũng như trong phong trào Thơ Mới, mang theo khát khao của con người muốn được sống chính là mình.
Nhớ Rừng không thể thoát ra khỏi nỗi buồn, “tâm bệnh của thời đại” bấy giờ. Nhưng bài thơ đặc sắc chính bởi vì tạo nên điểm gặp gỡ giữa sự u uất của người dân mất nước và tâm trạng bất hoà bất lực trước thực tại của thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản. Qua đó khơi lên niềm khát khao tự do chính đáng .
Giàu cảm hứng lãng mạn và cảm xúc mãnh liệt, Nhớ Rừng đã lan toả một hồn thơ hối thúc và nhiều hình ảnh thơ đầy ấn tượng miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng. Thành công của Thế Lữ là đã thể hiện một trí tuởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy.

10 tháng 3 2018
  • Mở bài:

Thế Lữ là một cây đại thụ của phong trào Thơ mới Việt Nam đầu thế kỉ XX. Bài Nhớ rừng là tác phẩm nổi bậc nhất, đã gắn liền với tên tuổi của ông. Nói đến Thế Lữ không thể không nói đến bài thơ Nhớ rừng.

  • Thân bài:
* Hoàn cảnh ra đời bài thơ Nhớ rừng:

Sự xuất hiện của phong trào Thơ mới những năm đầu thế kỉ XX đã tạo ra sự bùng nổ mãnh liệt, một cuộc cách mạng thật sự trong địa hạt văn chương, nhất là đối với bộ phận thơ ca. Những thể thơ cũ (tiêu biểu từ thơ Đường luật) với khuôn khổ cứng nhắc, niêm luật gò bó đã không dung chứa nổi, không còn phù hợp với những tư tưởng, cảm xúc dào dạt, mới mẻ, lúc nào cũng chỉ chực tung phá.

Đổi mới thể thơ, đổi mới hình thức câu thơ, các nhà thơ mới đồng thời đưa vào đó những dòng cảm xúc dạt dào, mạnh mẽ, tựa như những dòng nham thạnh bỏng đang tuôn chảy tràn trề. Nhớ rừng là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho trào lưu mới này.

Sự ảnh hưởng mạnh mẽ các trào lưu phương Tây khơi bùng ý thức tự cường tự chủ của các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt là tầng lớp thanh niên, tri thức. Bài thơ Nhớ rừng ra đời phản ánh sâu sắc khát vọng tự do và tinh thần yêu nước thầm kín của tầng lớp thanh niên tri thức lúc bấy giờ. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do tám chữ, in trong tâp Mấy vần thơ(1935). Đây là giai đoạn đầu trong sự nghiệp sáng tác của Thế Lữ.

* Nội dung chính:

Bài thơ Nhớ rừng mượn lời con hổ trong vườn bách thảo để diễn tả tâm sự của một lớp người đang đau khổ trong cuộc sống “bị nhục nhằn tù hãm”. Họ chán ghét thực tại tầm thường giả dối, nhưng bất lực và chỉ biết chìm đắm vào dĩ vãng oai hùng. Bài thơ thể hiện tư tưởng giải phóng cá nhân và khát vọng tự do mãnh liệt.

* Kết cấu:

Về cơ bản bài thơ có 5 đoạn nhưng được cấu trúc theo hai cảnh tượng tương phản: Con hổ trong thực tại và con hổ trong dĩ vãng. Sự đối lập giữa hai bức tranh làm nổi bậc tâm trạng của con hổ vừa khao khát tự do vừa bất lực trước thực tại phũ phàng.

* Giá trị nội dung:

Mượn lời con hổ ở vườn bách thú để nói lên tâm trạng chính mình. Thế Lữ đã dựng lên một khung cảnh vừa rất thực vừa ẩn chứa những điều thầm kín sâu xa. Tất cả hình ảnh đuợc nhắc đến trong bài đều là không gian xoay quanh cuộc sống của con hổ. Chúa sơn lâm đã cảm thấy bất lực bởi chẳng có cách nào thoát khỏi cuộc sống tù túng nên cũng đành ngao ngán nhìn thời gian trôi qua một cách vô ích.

Nhưng cho dù phải ở trong hoàn cảnh nào thì kẻ thuộc“giống hùm thiêng” cũng luôn biết thân phận thực sự của mình là một vị chúa. Nó tỏ ra khinh mạn, coi thường trước những sự thiếu hiểu biết về sức mạnh thật sự của thiên nhiên của những con người “ngạo mạn ngẩn ngơ” chỉ biết“giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm”. Chán nản làm sao cảnh phải chịu sống ngang bầy cùng với “bọn gấu dở hơi”, với “cặp báo chuồng bên vô tư lự”.

Đó là nỗi buồn, nỗi uất hận dồn nén để làm nên những hờn căm chất chứa trong lòng. Mệt mỏi, ngao ngán, bất lực! Trong hoàn cảnh đáng thương ấy, hổ đã nghĩ về cuộc sống quá khứ huy hoàng của mình, một thời đại vàng son rực rỡ mãi mãi không còn nhìn thấy nữa.

Được sống lại với những ký ức tươi đẹp ở chốn núi rừng hùng vĩ, hổ chợt nhận ra sự tầm thường và giả dối của những khung cảnh nơi nó đang sống. Trong cái nhìn ngạo nghễ của hổ là những cảnh “không đời nào thay đổi”, những cảnh đơn điệu nhàm chán do con ngưới sửa sang và cố đòi “bắt chước”

Chúa tể rừng xanh đã tỏ thái độ khinh miệt, chán chường trước những cảnh vật nhỏ bé thấp kém của những sự giả dối nhân tạo. Chán ghét cuộc sống thực tại, ôm niềm uất hận không nguôi, hổ khát khao một cuộc sống tự do mãnh liệt. Tất cả tâm tư tình cảm của hổ đều thuộc về nơi rừng thẳm ngàn năm âm u. Cũng qua đó, chúa sơn lâm đã gởi một lời nhắn tha thiết của mình về núi rừng.

Dẫu là đang bị sa cơ nhưng hổ đã không giấu được niềm tự hào khi nói đến chốn “nước non hùng vĩ”. Giang sơn ấy là nơi hổ đã có những ngày tháng tươi đẹp, thoả chí vùng vẫy trong không gian riêng biệt thênh thang. Cho dù bây giờ sẽ chẳng bao giờ được sống lại ở những nơi xưa ấy nhưng hổ vẫn không bao giờ thôi nghĩ về “giấc mộng ngàn to lớn”.

Nỗi lòng của hổ là tâm sự của chàng thanh niên Thế Lữ: mơ về cuộc sống tươi đẹp đã qua trong quá khứ. Đó cũng là tinh thần chung của hầu hết các bài thơ của Thế Lữ cũng như trong phong trào Thơ Mới, mang theo khát khao của con người muốn được sống chính là mình.

Nhớ Rừng không thể thoát ra khỏi nỗi buồn, “tâm bệnh của thời đại” bấy giờ. Nhưng bài thơ đặc sắc chính bởi vì tạo nên điểm gặp gỡ giữa sự u uất của người dân mất nước và tâm trạng bất hoà, bất lực trước thực tại của thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản. Qua đó khơi lên niềm khát khao tự do chính đáng .

* Giá trị nghệ thuật:

Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn: mạch cảm xúc cuồn cuộn, giọng điệu hào hùng, bút pháp cường điệu và sự phù hợp tuyệt vời giữa đối tượng mô tả và nghệ thuật mô tả của tác giả. Đây là đặc điểm tiêu biểu nhất của bút pháp thơ lãng mạn và cũng là một đặc điểm quan trọng của văn biểu cảm.

Chọn một biểu tượng rất đắt là con hổ ở vườn bách thú, khai thác triệt để thủ pháp nhân hoá, Thế Lữ đã thể hiện sâu sắc và xúc động chủ đề tác phẩm. Tâm sự của vị chú tể rừng xanh cũng chính là tâm sự của con người, một trang anh hùng sa cơ mang tâm sự u uất, khát khao tự do mãnh liệt, khát khao vươn tới cái cao cả, vĩ đại trong cuộc đời. Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình, đầy ấn tượng phù hợp với đối tượng miêu tả và gợi ở người đọc những cảm xúc mãnh liệt.

Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm, giàu tính sáng tạo; câu thơ co duỗi thoải mái… Nhớ rừng đã thể hiện một đặc điểm của thơ mới đương thời là: tạo lại dáng cho câu thơ tiếng Việt. Nhà phê bình Hoài Thanh từng nhận xét: “Đọc đôi bài, nhất là bài “Nhớ rừng”, ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được”.

  • Kết bài:

Giàu cảm hứng lãng mạn và cảm xúc mãnh liệt, Nhớ Rừng đã lan toả một hồn thơ hối thúc và nhiều hình ảnh thơ đầy ấn tượng miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng. Thành công của Thế Lữ là đã thể hiện một trí tuởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy

Bạn tham khảo :

Mở bài:

Thế Lữ là một ngôi sao sáng nổi bậc trên bầu trời thi ca Việt Nam đầu thế kỉ XX. Tuy không trở thành một hiện tượng như Xuân Diệu hay Hàn Mặc Tử hay Chế Lan Viên nhưng ông lại là người đặt những viên gạch đầu tiên trong công cuộc xây dựng tòa lâu đài Thơ mới.

Thân bài:

Nhà thơ Thế Lữ:

Xuất thân và vị trí của Thế Lữ trên văn đàn:

Thế Lữ sinh năm 1907 mất năm 1989 tại Hà Nội, tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ. Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu nổi tiếng ở Việt Nam thế kỉ XX. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng. Ông còn được xem là người tiên phong đi đầu trong phong trào đổi mới nền thơ ca Việt Nam đầu thế kỉ XX và là cây bút chủ chốt đặt những nền móng đầu tiên khỏi xướng của phong trào Thơ mới.

Những hoạt động chính của Thế Lữ:

Thế Lữ học chữ Nho khi lên 8 tuổi và sớm được học chữ Quốc ngữ khi lên 10. Năm 1925, ông vào học Cao đẳng Tiểu học Bonnal ở Hải Phòng, học được 3 năm thì bỏ. Những năm học Thành chung, ông chịu tác động từ tinh thần yêu nước của giới học sinh, qua báo Việt Nam hồn từ Pháp gửi về, cũng như từ những thầy giáo như Trịnh Đình Rư, Hoàng Ngọc Phách, Nguyễn Hữu Tảo.

Ông sớm tham gia các hoạt động nghệ thuật, trở thành nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới ngay từ buổi đầu. Thơ ông hướng đến biểu lộ tâm trạng của lớp người yêu nước nhưng chưa tìm thấy được con đường để cứu nước. Giọng thơ trong trẻo, đôi khi đượm buồn, thấm đẫm tâm trạng uẩn uất.

Từ năm 1937, hoạt động của Thế Lữ chủ yếu chuyển hướng sang biểu diễn kịch nói, trở thành diễn viên, đạo diễn, nhà viết kịch, trưởng các ban kịch Tinh Hoa, Thế Lữ, Anh Vũ, hoạt động cho đến sau Cách mạng tháng Tám. Ở thời kì này, Thế Lữ hoạt động vo cùng sôi nổi, có đóng góp rất lớn cho sự phát triển nền kịch sân khấu Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Ngoài ra, Thế Lữ còn viết truyện ngắn, truyện trinh thám, truyện đường rừng, truyện kinh dị. Những tác phẩm của ông có cốt truyện lôi cuốn, hấp dẫn, giọng kể thâm trầm, cốt truyện đầy kịch tính gây được sự say mê trong lòng người đọc.

Khi kháng chiến nổ ra, ông hăng hái tham gia kháng chiến chống Pháp, làm kịch kháng chiến cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của nhân dân. Khi đất nước giải phóng, Thế Lữ vẫn tiếp tục cống hiến sức mình vì sự nghiệp phát triển nền văn học dân tộc. Năm 1986, ông qua đời tại Hà Nội.

Tác phẩm chính của Thế Lữ:

Sáng tác chủ đạo của Thế Lữ ở giai đoạn đầu là thi ca. Ông để lại các tập thơ nổi tiếng như: Mấy vần thơ (1935), Mấy vần thơ, tập mới (1941). Thế Lữ còn viết kịch, truyện ngắn, truyện dài. Tác phẩm kịch: Dương Quý Phi (1942), Người mù (1946), Cụ đạo sư ông (1946), Đoàn biệt động (1947), Đề Thám (1948), Đợi chờ (1949), Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (1952). Tác phẩm truyện: Vàng và máu (1934), Bên đường thiên lôi (1936), Lê Phong phóng viên (1937), Mai Hương và Lê Phong (1937), Đòn hẹn (1937), Gói thuốc lá (1940), Gió trăng ngàn (1941), Trại Bồ Tùng Linh (1941), Thoa (truyện ngắn, 1942), Truyện tình của anh Mai (truyện vừa, 1953), Tay đại bợm (truyện ngắn, 1953). Ông còn viết lời bài hát: Xuân và tuổi trẻ (1946) phổ lời cho nhạc bởi La Hối

Thế Lữ cũng là dịch giả nhiều vở kịch của Shakespeare, Goethe, Schiller,… Dù thành công ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật, song khi nhắc đến Thế Lữ người đọc thường nhớ đến một nhà thơ tài hoa, người mở đầu cho sự cách tân trong phong trào thơ Mới ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Đánh giá về Thế Lữ:

Có thể nói, Thế Lữ là một con người đa tài. Ở lĩnh vực nào ông cũng đạt được nhiều thành công. Ở ông, người ta nhân thấy một sức sáng tạo mạnh mẽ, một ý chí phi thường, một nhân cách cao đẹp. Đánh giá sự nghiệp Thế Lữ, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đã ghi: “… công đầu trong việc xây dựng nền thơ mới. Phan Khôi, Lưu Trọng Lư chỉ là những người làm cho người ta chú ý đến Thơ mới mà thôi, còn Thế Lữ mới chính là người làm cho người ta tin cậy ở tương lai Thơ mới. Thơ ông không phải chỉ mới ở lời mà còn mới cả ở ý nữa”…

Để ghi nhận điều này, trong cuốn “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh đã trân trọng nêu tên ông ở đầu tập sách như một nhà tiên phong. Còn Xuân Diệu ca ngợi Thế Lữ được “người đương thời ưa thích nhất giữa các nhà thơ mới khoảng 1932 – 1937”. Có lẽ, có được vinh dự đó là do bởi thơ Thế Lữ lúc nào cũng nhẹ nhàng, tinh tế; vừa như tiếng ca ở trong lòng lúc bay bổng, lúc âm thầm; lại vừa như tiếng gió thổi, tiếng sáo reo lúc xa lúc gần, có sức mê hoặc lạ thường.

Dù như thế nào, ảnh hưởng và vai trò tiên phong của Thế Lữ đối với thơ mới vẫn được công nhận. Trong quyển Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh nhận xét: “Thế Lữ như vừng sao đột hiện, ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam. Người ta không thể không nhìn nhận cái công Thế Lữ đã dựng thành nền thơ mới ở xứ này…Độ ấy thơ mới vừa ra đời, Thế Lữ như vầng sao đột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam… Thế Lữ không bàn về Thơ mới, không bênh vực thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết, Thế Lữ chỉ lặng lẽ, chỉ điềm nhiên bước những bước vững vàng, mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ”.

Đó cũng là đánh giá danh giá nhất dành cho một nghệ sĩ đã cống hiến hết mình vì sự nghiệp phát triển của nền văn học nước nhà.

Phong cách thơ Thế Lữ:

Thế Lữ được xem là người tiên phong đề cao cái đẹp trong nghệ thuật. Ông công khai tuyên bố làm nghệ thuật là đi tìm cái đẹp. Bởi thế, thơ ông thể hiện niềm say mê cái đẹp, đi tìm cái đẹp ở mọi nơi, ở mọi âm thanh và sắc màu. Nhiều bài thơ của ông thể hiện hình ảnh cõi tiên tuyệt sắc, hay cảnh vật trong trạng thái tràn trề vẻ đẹp. Cái đẹp trong thơ Thế Lữ là cái đẹp thoát tục, thanh cao và lý tưởng.

Thơ Thế Lữ cũng có nhiều bài nói về tình yêu, tuy nhiên tình yêu trong thơ Thế Lữ thường thiên về sự thanh cao, mộng ảo, dè dặt chứ không đắm say, cuồng nhiệt như các bài thơ tình thời kỳ sau. Ông chủ trương lấy tình yêu để tôn vinh vẻ đẹp con người, lấy khổ đau làm cảm hứng nghệ thuật. Ông tìm thấy ở đó là vẻ đẹp của niềm hi vọng mong manh, của đức hi sinh thầm kín mà vĩ đại.

Thơ Thế Lữ thể hiện cái tôi muốn thoát ly với thực tại xã hội-đó cũng là một xu hướng của các nghệ sĩ lúc bấy giờ muốn tìm một hướng vượt thoát cho tâm hồn mình. Ông tạo dựng hình ảnh một tài tử bất hòa với xã hội, chán ghét cuộc sống giả tạo, ông muốn sống nghênh ngang, cô độc và đầy kiêu hãnh.

Ông muốn dược sống tự do, thoát khỏi tù túng để đến với thế giới bao la, rộng lớn hơn. Dường như thực tại nhỏ bé không thể bao chứa nổi tâm hồn đang sôi nổi của ông. Tâm sự và khát vọng của Thế Lữ cũng là tâm sự và khát vọng của thế hệ thanh niên tri thức tiểu tư sản lúc bấy giờ đang cuộn mình tìm lấy một lối đi riêng.

Thế Lữ đã tạo nguồn cảm hứng sáng tạo cho các thế hệ kế cận. Có thể nói ông là người gây ảnh hưởng nhiều nhất đối với các nhà thơ mới tài năng sau này như Xuân Diệu, Huy Cận, Anh Thơ,…

Sau khi qua đời, Thế Lữ tiếp tục được ghi nhận như một nghệ sĩ tiên phong, đặc biệt có công lớn trong việc mở đầu phong trào Thơ mới và là “người đầu tiên đưa hoạt động nghệ thuật biểu diễn kịch nói ở nước ta trở thành chuyên nghiệp và có công xây dựng nó trở thành một nghệ thuật sân khấu hoàn chỉnh”.

Năm 2000, Thế Lữ được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật trong lĩnh vực sân khấu cho hai tác phẩm Cụ đạo, Sự ông và Đề Thám, hai vở kịch được ông sáng tác và biểu diễn trong những năm kháng chiến. Ông đã được dựng tượng đặt ở chính giữa Nhà truyền thống của Nhà hát Kịch Việt Nam.

Thế Lữ đã được đặt tên cho một số đường phố ở Đà Nẵng, Hải Phòng, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều tác phẩm của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên khắp thế giới.

Kết bài:

Những gì có giá trị sẽ luôn còn mãi với thời gian. Tuy ngày nay, thị hiếu tiếp nhận và ý thức nghệ thuật đã có nhiều thay đổi nhưng những bài thơ của Thế Lữ viết ở giai đoạn đầu vẫn còn làm say mê người đọc, những vở kịch của ông vẫn còn được tiếp tục dàn dựng công diễn. Thế Lữ thực sự là một nghệ sĩ đích thực, là niềm tự hào của nền thi ca dân tộc qua mọi thời đại.

13 tháng 11 2017
Luôn tâm huyết với nghề, nặng lòng với những học trò thân yêu của mình, họ - những “kỹ sư tâm hồn” không chỉ biết có giảng dạy trên bục giảng mà còn “sát cánh” với từng học trò như người thân trong gia đình để tìm ra phương pháp dạy tốt, mang lại hiệu quả cao nhất. Và họ đã vinh dự được ngành GD-ĐT trao tặng giải thưởng Võ Trường Toản năm 2009. Không chỉ dạy chữ mà còn hướng nghiệp Ngay từ nhỏ, cô học trò Lê Thị Nhung luôn khao khát được làm kỹ sư hóa, nhưng vì điều kiện cô đành “rẽ ngang” và trở thành giáo viên. Từ đó đến nay, cô giáo họ Lê (Trường THCS Lê Văn Tám, Q.Bình Thạnh) vẫn “nặng lòng” với những đứa học trò của mình như một cái duyên với nghề. Tốt nghiệp ra trường, được phân công về dạy tại Trường THCS Thạnh Mỹ Lợi (Q.2). Dạy được 3 năm, cô Nhung được chuyển về Trường THCS Lê Văn Tám cho đến nay. Công tác được 26 năm trong ngành, cô Nhung được nhiều người biết đến không chỉ vì tình yêu nghề mà còn “nổi tiếng” trong trường với những giờ sinh hoạt chủ nhiệm khác lạ đem lại sự hứng thú trong học tập cho học trò mình. Một lần xem chương trình giáo dục của Mỹ trên truyền hình, cô Nhung trăn trở với một câu hỏi của chính mình: “Làm thế nào để học trò năng động, tìm thấy đam mê thực sự trong mỗi tiết học?”. Suy nghĩ mãi, cuối cùng cô cũng tìm ra được “phương pháp” cho riêng mình: Tạo cho HS sự hứng thú trong học tập bằng cách phân công từng nhóm đọc báo trong tuần. Đến cuối tuần trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm, HS sẽ tự nêu lên vấn đề nào đang được chú ý sau khi đọc báo và đưa ra thảo luận với nhau, sau đó cho từng HS phát biểu cảm nhận về vấn đề đó rồi cô gút lại và đúc kết những điều mà HS đọc được. Vì là giáo viên chủ nhiệm năm cuối cấp (lớp 9/6) nên ngoài việc thảo luận, cô Nhung dành ra khoảng thời gian để lắng nghe học trò tâm sự về chuyện học của mình và từ đó cô hướng cho từng em theo nghề nào trong tương lai. 26 năm không ngừng phấn đấu, sáng tạo phương pháp giảng dạy, cô đã vinh dự nhận được bằng khen của bộ về bồi dưỡng giáo viên đạt loại xuất sắc (chu kỳ 1); Huy hiệu TP.HCM. Trước đó cô cũng đạt giải giáo viên giỏi cấp quận và là chiến sĩ thi đua nhiều năm liền… Thế nhưng, niềm vui lớn nhất của cô giáo Lê Thị Nhung lúc này là được “sát cánh” cùng những “đứa con” trong tập thể lớp 9/6 chuẩn bị thi cuối cấp. Bạn tham khảo qua nhé
13 tháng 11 2017

kĩ sư tâm hồn là j vậy

11 tháng 3 2020
  • Mở bài:

Thế Lữ là một cây đại thụ của phong trào Thơ mới Việt Nam đầu thế kỉ XX. Bài Nhớ rừng là tác phẩm nổi bậc nhất, đã gắn liền với tên tuổi của ông. Nói đến Thế Lữ không thể không nói đến bài thơ Nhớ rừng.

  • Thân bài:

* Hoàn cảnh ra đời bài thơ Nhớ rừng:
Sự xuất hiện của phong trào Thơ mới những năm đầu thế kỉ XX đã tạo ra sự bùng nổ mãnh liệt, một cuộc cách mạng thật sự trong địa hạt văn chương, nhất là đối với bọ phận thơ ca. Những thể thơ cũ (tiêu biểu từ thơ Đường luật) với khuôn khổ cứng nhắc, niêm luật gò bó đã không dung chứa nổi, không còn phù hợp với những tư tưởng, cảm xúc dào dạt, mới mẻ, lúc nào cũng chỉ chực tung phá.

Đổi mới thể thơ, đổi mới hình thức câu thơ, các nhà thơ mới đồng thời đưa vào đó những dòng cảm xúc dạt dào, mạnh mẽ, tựa như những dòng nham thạnh bỏng đang tuôn chảy tràn trề. Nhớ rừng là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho trào lưu mới này.

Mặt khác bối cảnh xã hôi những năm 1932-1935 có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp càng làm cho nước ta thêm kiệt quệ. Không những thế chúng còn thẳng tay đàn áp các cuộc biểu tình, bãi công của nông dân, công nhân càng làm cho tình hình xã hội thêm căng thẳng.

Sự ảnh hưởng mạnh mẽ các trào lưu phương Tây khơi bùng ý thức tự cường tự chủ của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh niên, tri thức. Bài thơ nhớ rừng ra đời phản ánh sâu sắc khát vọng tự do và tinh thần yêu nước thầm kín của tầng lớp thanh niên tri thức lúc bấy giờ.

* Thể loại:
Bài thơ được viết theo thể thơ tự do tám chữ, in trong tâp Mấy vần thơ(1935). Đây là giai đoạn đầu trong sự nghiệp sáng tác của Thế Lữ.

* Nội dung chính:

Bài thơ Nhớ rừng mượn lời con hổ trong vườn bách thảo để diễn tả tâm sự của một lớp người đang đau khổ trong cuộc sống “bị nhục nhằn tù hãm”, chán ghét thực tại tầm thường giả dối, nhưng bất lực và chỉ biết chìm đắm vào dĩ vãng oai hùng, thể hiện tư tưởng giải phóng cá nhân và khát vọng tự do.

* Kết cấu:

Về cơ bản bài thơ có 5 đoạn nhưng được cấu trúc theo hai cảnh tượng tương phản: Con hổ trong thực tại và con hổ trong dĩ vãng. Sự đối lập giữa hai bức tranh làm nổi bậc tâm trạng của con hổ vừa khao khát tự do vừa bất lực trước thực tại phũ phàn.

* Giá trị nội dung:

Mượn lời con hổ ở vườn bách thú để nói lên tâm trạng chính mình. Thế Lữ đã dựng lên một khung cảnh vừa rất thực vừa ẩn chứa những điều thầm kín sâu xa. Tất cả hình ảnh đuợc nhắc đến trong bài đều là không gian xoay quanh cuộc sống của con hổ. Chúa sơn lâm đã cảm thấy bất lực bởi chẳng có cách nào thoát khỏi cuộc sống tù túng nên cũng đành ngao ngán nhìn thời gian trôi qua một cách vô ích.

Nhưng cho dù phải ở trong hoàn cảnh nào thì kẻ thuộc “giống hùm thiêng”cũng luôn biết thân phận thực sự của mình là một vị chúa. Nó tỏ ra khinh mạn, coi thường trước những sự thiếu hiểu biết về sức mạnh thật sự của thiên nhiên của những con người “ngạo mạn ngẩn ngơ” chỉ biết “giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm”. Chán nản làm sao cảnh phải chịu sống ngang bầy cùng với “bọn gấu dở hơi”, với “cặp báo chuồng bên vô tư lự”.

là nỗi buồn, nỗi uất hận dồn nén để làm nên những hờn căm chất chứa trong lòng. Mệt mỏi, ngao ngán, bất lực! Trong hoàn cảnh đáng thương ấy, hổ đã nghĩ về cuộc sống quá khứ huy hoàng của mình, một thời đại vàng son rực rỡ mãi mãi không còn nhìn thấy nữa.

Được sống lại với những ký ức tươi đẹp ở chốn núi rừng hùng vĩ, hổ chợt nhận ra sự tầm thường và giả dối của những khung cảnh nơi nó đang sống. Trong cái nhìn ngạo nghễ của hổ là những cảnh “không đời nào thay đổi”, những cảnh đơn điệu nhàm chán do con ngưới sửa sang và cố đòi “bắt chước”

Chúa tể rừng xanh đã tỏ thái độ khinh miệt, chán chường trước những cảnh vật nhỏ bé thấp kém của những sự giả dối nhân tạo. Chán ghét cuộc sống thực tại, ôm niềm uất hận không nguôi, hổ khát khao một cuộc sống tự do mãnh liệt. Tất cả tâm tư tình cảm của hổ đều thuộc về nơi rừng thẳm ngàn năm âm u. Cũng qua đó, chúa sơn lâm đã gởi một lời nhắn tha thiết của mình về núi rừng.

Dẫu là đang bị sa cơ nhưng hổ đã không giấu được niềm tự hào khi nói đến chốn “nước non hùng vĩ”. Giang sơn ấy là nơi hổ đã có những ngày tháng tươi đẹp, thoả chí vùng vẫy trong không gian riêng biệt thênh thang. Cho dù bây giờ sẽ chẳng bao giờ được sống lại ở những nơi xưa ấy nhưng hổ vẫn không bao giờ thôi nghĩ về “giấc mộng ngàn to lớn”.

Nỗi lòng của hổ là tâm sự của chàng thanh niên Thế Lữ: mơ về cuộc sống tươi đẹp đã qua trong quá khứ. Đó cũng là tinh thần chung của hầu hết các bài thơ của Thế Lữ cũng như trong phong trào Thơ Mới, mang theo khát khao của con người muốn được sống chính là mình.

Nhớ Rừng không thể thoát ra khỏi nỗi buồn, “tâm bệnh của thời đại” bấy giờ. Nhưng bài thơ đặc sắc chính bởi vì tạo nên điểm gặp gỡ giữa sự u uất của người dân mất nước và tâm trạng bất hoà, bất lực trước thực tại của thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản. Qua đó khơi lên niềm khát khao tự do chính đáng .

* Giá trị nghệ thuật:

Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn: mạch cảm xúc cuồn cuộn, giọng điệu hào hùng, bút pháp cường điệu và sự phù hợp tuyệt vời giữa đối tượng mô tả và nghệ thuật mô tả của tác giả. Đây là đặc điểm tiêu biểu nhất của bút pháp thơ lãng mạn và cũng là một đặc điểm quan trọng của văn biểu cảm.

Chọn một biểu tượng rất đắt là con hổ ở vườn bách thú, khai thác triệt để thủ pháp nhân hoá, Thế Lữ đã thể hiện sâu sắc và xúc động chủ đề tác phẩm. Tâm sự của vị chú tể rừng xanh cũng chính là tâm sự của con người, một trang anh hùng sa cơ mang tâm sự u uất, khát khao tự do mãnh liệt, khát khao vươn tới cái cao cả, vĩ đại trong cuộc đời. Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình, đầy ấn tượng phù hợp với đối tượng miêu tả và gợi ở người đọc những cảm xúc mãnh liệt.

Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm, giàu tính sáng tạo; câu thơ co duỗi thoải mái… Nhớ rừng đã thể hiện một đặc điểm của thơ mới đương thời là: tạo lại dáng cho câu thơ tiếng Việt. Nhà phê bình Hoài Thanh từng nhận xét: “Đọc đôi bài, nhất là bài “Nhớ rừng”, ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được”.

  • Kết bài:

Giàu cảm hứng lãng mạn và cảm xúc mãnh liệt, Nhớ Rừng đã lan toả một hồn thơ hối thúc và nhiều hình ảnh thơ đầy ấn tượng miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng. Thành công của Thế Lữ là đã thể hiện một trí tuởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy.