K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 2 2019

Tham khảo tư liêuk

Nằm ở sườn phía Đông của dãy Trường Sơn và trải dài trên ba huyện Con Cuông, Anh Sơn và Tương Dương của tỉnh Nghệ An, Vườn quốc gia Pù Mát được thành lập vào năm 2002, có diện tích tự nhiên 194.000 ha, trong đó vùng bảo tồn 94.000 ha và vùng đệm 100.000 ha. Riêng đỉnh Pù Mát cao 1.841m được xem như chủ sơn cả vùng.

Đặc biệt, một khung cảnh thiên nhiên hoang sơ như chưa hề có bàn tay của con người chạm đến: thác Kèm, suối nước Mọc, sông Giăng, rừng săng lẻ và những nét văn hoá đặc trưng của dân tộc Thái, Đan Lai. Nét hoang sơ là món quà của thiên nhiên ban tặng cho Pù Mát.

Với giới khoa học, cái tên Pù Mát không có gì xa lạ bởi đây là nơi đầu tiên phát hiện loài thú quý hiếm: sao la. Nhưng Pù Mát vẫn chưa được khám phá hết ở khía cạnh du lịch. Diện tích vùng lõi rộng 91.113ha và vùng đệm rộng hơn 80.000ha, trải rộng trên 3 huyện Tương Dương, Con Cuông và Anh Sơn của tỉnh Nghệ An, Pù Mát chính là nơi ở của người Thái, dân tộc đã sống ở đây nhiều đời. Nét hoang sơ hùng vĩ của núi rừng Pù Mát được pha lẫn với nét văn hoá độc đáo, tinh tế của người Thái.

Họ sinh sống ở hầu hết các thôn bản, trong các nhà sàn bằng gỗ với nghề trồng lúa nước. Ở những vùng đồi, họ tham gia trồng cây hoặc đốt nương làm rẫy, trồng màu hoặc các loại cây lương thực khác; nuôi trâu, bò và gia cầm; làm sản phẩm tre và dệt vải truyền thống. Vải thổ cẩm của người Thái nổi tiếng về tính độc đáo, màu sắc sặc sỡ và bền đẹp.

Giữ truyền thống lâu đời, người Thái sinh sống tập trung theo dòng họ, mỗi cộng đồng dân cư có tín ngưỡng và tập tục riêng, có những lễ hội gắn liền với các mùa bội thu và sản xuất nông nghiệp. Nhảy sạp, uống rượu cần là đặc trưng không thể trộn lẫn trong sinh hoạt thường ngày của người Thái. Chiếm số ít là dân tộc Kinh (chủ yếu sống ở thị trấn Con Cuông) và dân tộc Đan Lai.

Người Đan Lai sống tập trung tại 3 bản: Cò Phạt, Bản Cồn và Bản Búng thuộc xã Môn Sơn nằm ở phía Đông Nam của Vườn quốc gia. Họ sống và canh tác ở những nơi đất dốc, sinh sống nhờ săn bắn và hái lượm.

Theo tiếng Thái, Pù Mát có nghĩa là những con dốc cao và chính độ cao của Pù Mát đã khẳng định điều đó. Độ cao biến động của rừng Pù Mát là từ 200 - 1.814m trong đó đỉnh Pù Mát cao nhất: 1.814m. Hiếm có du khách nào chinh phục được đỉnh núi này dù trước đó có thể họ đã đứng dang tay trên đỉnh Phan xi păng. Pù Mát đẹp ở cái hùng vĩ của rừng xanh, ở vẻ nguyên sinh không chút đụng chạm của bàn tay con người. Điểm nổi bật của Pù Mát chính là khu rừng săng lẻ cách khu hành chính của vườn khoảng 40km, rộng khoảng 100ha. Đây là khu rừng cổ thụ, thuần loài, cao khoảng 50m và toả bóng mát quanh năm, thuộc xã Tam Đình, huyện Tương Dương. Thiên nhiên ở đây thật kỳ diệu với những tán lá xanh còn đọng những giọt sương vào mỗi buổi sáng, tiếng chim hót chuyền cành khi bình minh lên.

Thưởng thức sự thư giãn vào buổi sáng, du khách có thể hoà mình vào thiên nhiên dịu mát của thác Khe Kèm (hay còn gọi là thác Kèm) trong cái nắng nóng oi bức đặc trưng của miền Trung. Cách thị trấn Con Cuông khoảng 20km về phía Nam, thác Kèm hùng vỹ ở độ cao 150m. Rất nhiều nhà khoa học khi nghiên cứu tại đây đã khẳng định thác Kèm là thác nước gần như nguyên sinh nhất ở Việt Nam. Con đường vào thác quanh co, uốn lượn và gập ghềnh. Có thể điều đó sẽ làm du khách nản lòng nhưng với những ai vượt qua được chặng đường không ngắn chút nào để được tận mắt chiêm ngưỡng một tạo vật thiên nhiên dành cho Pù Mát hẳn người đó sẽ không cảm thấy tiếc nuối. Người Thái gọi thác Kèm là Bổ Bố, có nghĩa là dải lụa trắng. Từ chân thác nhìn lên, bạn sẽ có cảm giác dòng suối tuôn chảy bất tận trong những dải bọt trắng xoá, chẳng khác một dải lụa trắng buông dài bất tận. Hoà trong màu trắng kỳ ảo đó là dòng suối trong vắt, mát rượi cùng tiếng ca của muôn loài chim.

Trên đường vào thác Kèm, ấn tượng đọng lại trong du khách về vẻ đẹp của Pù Mát là tiếng nước chảy ở đập Phà Lài (hoa của trời), ở màu đỏ như phượng vĩ trên những tán cây hai bờ sông Giăng (cách khu hành chính của vườn quốc gia khoảng 20km). Một điều kỳ lạ gần như hiếm có ở Pù Mát là trên những chiếc thuyền nhỏ rẽ sóng trên sông Giăng, du khách như được trở về với thiên nhiên đích thực, nơi con người chỉ là một phần nhỏ bé của thiên nhiên. Hai bên bờ cây cối rậm rạp, đậm vẻ hoang sơ với điểm nhấn là dãy núi đá vôi hùng vĩ, điểm xuyết những màu sắc sặc sỡ của các loài hoa: tuế, phong la; là làn nước trong xanh dịu mát. Nếu du khách mang theo một vài loại quả, hẳn sẽ được gặp được con cháu lão Tôn không chút sợ sệt ra “nhận quà”. Chúng sẽ đu mình trên những cành cây làm nên cảnh tượng như Hoa quả sơn.

Từ ngã ba cầu Khe Diêm trên quốc lộ 7, đi dọc theo đường vào vùng Môn Sơn, Lục Dạ của huyện Con Cuông khoảng 3km, du khách sẽ gặp suối Mọc. Khác với những dòng suối khác, dòng nước ở đây cứ như đội lên từ lòng đất, trong veo ùn chảy làm tan biến cái nóng thiêu đốt của mùa hè. Về mùa thu, dòng suối có vẻ mát dịu hơn cùng với khí trời. Ngược lại, mùa đông, thiên nhiên ở đây lại ban tặng cho dòng suối một điều kỳ diệu: dòng nước ấm áp vô cùng trong những ngày lạnh giá. Suối Mọc còn một tên gọi khác là Rốn cô Tiên. Truyền thuyết do người dân trong vùng kể lại: thuở xưa, một nàng tiên đi du ngoạn qua thấy suối nước rất đẹp liền dừng lại ngắm cảnh và xuống tắm. Từ đó, suối nước Mọc còn có tên gọi khác là Rốn cô Tiên. Người dân ở đây cho biết suối Mọc có từ lúc nào chẳng ai biết vì khi sinh ra thì nó đã có sẵn rồi. Suối Mọc là nơi trẻ con ra tắm táp nô đùa trong những ngày hè cũng là nơi vui chơi của dân bản trong những khi oi bức. Nhiều nhà khoa học đang nghiên cứu để xác định suối nước Mọc (tiếng Thái là Tà Bó: nhánh, dòng chảy nhỏ) có phải là một nhánh chảy ra từ thác Kèm hay không?

Tháng 11 năm 2007 Vườn quốc gia Pù Mát được tổ chức UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, đồng thời Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An cũng đã phê duyệt quy hoạch chi tiết khu du lịch thác Khe Kèm. Đây là tiền đề và là điều kiện để Vườn quốc gia Pù Mát phát triển du lịch sinh thái và là địa điểm lý tưởng để du khách đến tham quan, nghiên cứu và giải trí.

25 tháng 1 2018

Cách Hà Nội chừng 100km về phía Tây Nam. Đó là một vùng rừng núi cao nằm ở nơi giáp ranh Ninh Bình –Thanh Hoá. Cúc Phương là rừng quốc gia lâu đời nhất của Việt Nam, rừng Cúc Phương đã được Tổ chức Thế giới về bảo vệ động thực vật (FFI) công nhận và bảo tồn ,đây là một khu rừng nguyên sinh có giá trị khoa học và sinh thái. Có các cây Chò xanh, Chò chỉ , cấy sâú cổ thụ....sấp sỉ 1000 năm tuổi. Hiện tại Cúc phương có hơn 2000 loài cây và cỏ khác nhau. Cúc Phương còn có tới 262 động vật và thú quý ...
Vườn Quốc gia Cúc Phương
Vị trí: Vườn Quốc gia Cúc Phương thuộc huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, giáp gianh giữa ba tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình và Thanh Hoá, cách Hà Nội hơn 100km về phía tây nam.
Đặc điểm: Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam, thành lập vào tháng 7/1962. Vườn quốc gia Cúc Phương có một quần thể hệ động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo.

Vườn có diện tích 22.000ha, trong đó 3/4 là núi đá vôi cao từ 300 đến 600m so với mặt biển. Tại đây có đỉnh Mây Bạc cao 648,2m.


Khí hậu ở Cúc Phương thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,7ºC . Địa hình phức tạp, rừng ở dạng nguyên sinh chứa nhiều bí ẩn, và cảnh quan độc đáo. Tại đây có rất nhiều hang động với cảnh quan kỳ thú và ẩn chứa những chứng tích văn hoá lịch sử lâu đời như động Trăng Khuyết, động Chúa, động Thuỷ Tiên, động Người Xưa, hang Con Moong, động San Hô...

Trong vườn còn có suối nước nóng 38ºC. Hệ thực vật rất phong phú với 1.944 loài thuộc 908 chi và 229 họ. Đặc biệt có cây chò xanh, cây sấu cổ thụ đều trên dưới 1.000 năm tuổi, cao từ 50-70m. Riêng hoa phong lan có tới 50 loài, có loài cho hoa và hương thơm quanh năm. Hệ động vật đa dạng bao gồm 71 loài thú, hơn 300 loài chim, 33 loài bò sát và 16 loài lưỡng cư. Nhiều loài thú quí như: gấu, ngựa, lợn lòi, hổ, báo, chồn, sóc, khỉ... Khu chăn nuôi nửa tự nhiên với các loài hươu sao, nai, khỉ vàng, voọc quần đùi, sóc bay... là nơi phục vụ công tác nghiên cứu của các nhà khoa học và du khách có dịp chiêm ngưỡng như khi sống trong rừng tự nhiên. Cúc Phương còn là quê hương của hàng trăm loài chim, bướm đẹp và lạ.
Hiện nay,vườn quốc gia Cúc Phương đã trở thành một trung tâm cung cấp các loài thực vật quý hiếm, có giá trị kinh tế cao phục vụ cho các chương trình trồng rừng trong khu vực và trên cả nước. Nơi đây đã có những khu gây giống tự nhiên đạt kết quả cho các loài chò chỉ, chò xanh, kim giao... Trong tương lai vườn còn xây dựng và mở rộng thêm cơ sở thực nghiệm để cung cấp giống nhiều loài cây thuốc, cây cảnh quý hiếm cho những nơi có nhu cầu.
Ðến Cúc Phương đẹp nhất vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, khi những cơn mưa rừng dữ dội đã đi qua. Đường tới Vườn Quốc gia Cúc Phương rất thuận tiện. Một khu rừng nguyên sinh với hệ sinh thái rừng nhiệt đới đa dạng, phong phú được bảo vệ nghiêm ngặt lại nằm trên tuyến đường du lịch với những điểm du lịch hấp dẫn như Bích Ðộng, cố đô Hoa Lư, bãi biển Sầm Sơn... đang cuốn hút khách du lịch đến tham quan và các nhà khoa học đến nghiên cứu. Tại vườn còn có một số chương trình du lịch cho khách lựa chọn như đi bộ, du lịch mạo hiểm, leo núi...

8 tháng 3 2020

Nằm sau những con đường dài quanh co và những quả đồi “bát úp” đặc trưng địa hình của vùng trung du, Vườn Quốc Gia Xuân Sơn là địa điểm du lịch hấp dẫn du khách bởi sự hoang sơ của thiên nhiên và những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số.

VQG Xuân Sơn nằm ở khu vực Tây Nam của tỉnh Phú Thọ; trên vùng tam giác ranh giới giữa ba tỉnh : Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, cách TP Việt Trì 90km và thủ đô Hà Nội 120km. Vườn được thành lập từ năm 2002 với diện tích lên tới 15.048 ha; gồm 3 phân khu chức năng chính: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 9.099 ha, phân khu phục hồi sinh thái 5.737 ha, phân khu dịch vụ hành chính 212 ha.

VQG Xuân Sơn có cảnh quan rất đa dạng gồm rừng nghiến trên núi đá vôi, rừng chò chỉ, rừng lùn trên núi Ten và núi Cẩn, Thác Ngọc, Thác Chín tầng như dải lụa trắng giữa đại ngàn. Với kiến tạo địa chất bởi núi đá vôi (hơn 3000 ha núi đá) đã hình thành ra trên 50 hang động lớn nhỏ khác nhau, mỗi hang động có một vẻ đẹp độc đáo riêng và gắn với nhiều câu truyện truyền thuyết của địa phương. Bởi nằm trên những dãy núi dài có độ cao từ 200 đến 1.300m so với mặt nước biển, VQG Xuân Sơn là một trong số ít khu bảo vệ có tính đa dạng sinh học cao, có thảm thực vật đa dạng phong phú bậc nhất nước ta và ở châu Á. Theo số liệu điều tra của các nhà khoa học trong và ngoài nước, tại VQG Xuân Sơn có 1230 loài thực vật, trong đó có 47 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam và quốc tế, có 370 loài động vật với nhiều loài quý hiếm như báo gấm, sơn dương, gấu ngựa...

Khí hậu ở khu vực này quanh năm mát mẻ, trong lành với nền nhiệt trung bình 21o C. Đặc biệt, nơi đây là địa bàn sinh sống của cộng đồng dân tộc thiểu số người Dao và Mường với những phong tục tập quán truyền thống lâu đời, đặc sắc nên VQG Xuân Sơn có nhiều lợi thế để phát triển tiềm năng du lịch sinh thái. Với những đặc điểm như vậy, VQG Xuân Sơn được coi là “kho vàng xanh”, là món quà quý báu mà thiên nhiên đã ban tặng cho tỉnh Phú Thọ.

24 tháng 4 2020

mình không viết được nhưng sẽ cho bạn gợi ý:

Vườn quốc gia có diện tích vùng lõi 15.048ha và 18.639ha vùng đệm, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 9.099ha, phân khu phục hồi sinh thái 5.737ha, phân khu dịch vụ - hành chính 212ha; trải rộng trên địa bàn các xã Xuân Sơn, Đồng Sơn, Tân Sơn, Lai Đồng, Kim Thượng, Xuân Đài, thuộc huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

- Hệ thực vật ở rừng quốc gia Xuân Sơn phong phú với 1.259 loài bậc cao có mạch, thuộc 699 chi, 185 họ, 6 ngành. Trong đó, 47 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam, 3 loài được ghi trong sách đỏ thế giới. Đặc biệt, rừng chò chỉ ở đây là một trong những rừng chò chỉ giàu đẹp bậc nhất miền Bắc; và có trên 660 loài cây thuốc, 300 loài rau ăn.

- Hệ động vật đa dạng với 370 loài động vật có xương sống, trong đó: 94 loài thú gồm 22 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam, 223 loài chim với 9 loài quý hiếm cần được bảo vệ, và 53 loài bò sát ếch nhái.

Nằm trong quần thể Vườn quốc gia Xuân Sơn còn có 3 đỉnh núi cao trên 1.000m là núi Voi, núi Ten và núi Cẩn; cùng hàng chục hang động đã được phát hiện, có thạch nhũ lung linh, muôn hình vạn trạng. Hệ sông suối có Sông Bứa với các chi lưu tỏa rộng ra khắp vùng (lớn nhất là Sông Vèo và Sông Giày) hình thành nhiều thác nước, hòa quyện màu trắng bạc với màu xanh của rừng già, tạo nên phong cảnh vừa hùng vĩ vừa thơ mộng.

Quanh Vườn quốc gia là các bản người Mường, người Dao sinh sống lâu đời, với những bản sắc văn hóa riêng có, và lối sống đậm nét cổ truyền. Đây còn là quê hương của gà 9 cựa mà tưởng chỉ có trong truyền thuyết.

Ngoài ra, một ngày ở Vườn quốc gia khí hậu thay đổi 4 mùa: buổi sáng mát mẻ trong lành như mùa xuân, trưa đến nắng ấm như mùa hạ, chiều về hiu hiu như gió mùa thu, và đêm xuống lại lạnh se sắt như mùa đông.

Đến khám phá Vườn quốc gia Xuân Sơn, bạn sẽ có dịp thử thách băng rừng lội suối, chinh phục các đỉnh núi cao, thỏa thích ngắm nhìn thiên nhiên hoang dã với cảnh sắc tươi đẹp, và tận hưởng bầu không khí trong lành khoáng đạt.

- Hay đến chiêm ngưỡng các hang động bí ẩn như: hang Na, hang Lạng, hang Lun, hang Cỏi, hang Sơn Dương, hang Thổ Thần, hang Thiên Nga... với muôn vàn nhũ đá kỳ ảo; và vẻ đẹp của thác Chín Tầng, thác Ngọc, thác Lưng Trời...

Sau đó, bạn có thể tới thăm các bản làng ở Vườn quốc gia như: bản Cỏi, bản Lạng, bản Dù, bản Bến Thân... tìm hiểu cuộc sống mộc mạc, dung dị của người dân tộc bản địa. Bạn còn được mục sở thị giống gà nhiều cựa lạ mắt, tuy đủ 9 cựa thì ít nhưng 7-8 cựa thì vẫn còn nhiều, được nuôi thả quanh nhà.

- Rồi trò chuyện giao lưu, thử làm các công việc hằng ngày cùng người dân như: đan lát đồ dùng, dệt thổ cẩm, ủ men nấu rượu, đánh bắt cá ngoài suối, hái lá thuốc tắm, chế biến các món ăn miền sơn cước, và tham gia sinh hoạt văn hóa như đâm đuống, múa xòe... sẽ là những trải nghiệm thú vị trong chuyến khám phá.

Và trước khi rời Vườn quốc gia, bạn có thể dạo một vòng quanh chợ, nơi bày bán nhiều mặt hàng của các dân tộc quanh vùng như: sản vật địa phương, thổ cẩm, và rất nhiều các loại cây thuốc, thảo dược của núi rừng...

8 tháng 2 2018

Pắc Bó là một huyện nhỏ thuộc xã Trung Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, cách Hà Nội 350 km, cách thị xã Cao Bằng 55 km về phía Bắc. Tên Pắc Bó còn có nghĩa đen là "miệng nguồn". Pắc Bó là di tích cách mạng nổi tiếng, nơi đây có hang Cốc Bó được chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài trở vềTổ quốc (8/2/1941) để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Các di tích ở khu này gồm có:
- Hang Bo Bam, bãi Cò Rạc, Hang Cốc Bó
- Suối Lê Nin, núi Các Mác.
- Khuổi Nậm: Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp huấn luyện cán bộ và tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng của Trung ương.
Khu di tích cách mạng Pắc Bó (Cao Bằng) lưu giữ di tích và kỷ vật về nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi người mới về nước từ tháng 2 đến cuối tháng 3.1941. Quần thể di tích này nối liền với thị xã Cao Bằng bằng con đường dài trên 45km. Trên đường tới tham quan khu di tích, du khách có thể ghé thăm nơi an nghỉ của Anh hùng liệt sỹ Kim Ðồng tọa lạc dưới chân dãy núi chạy dọc theo con đường vào Pắc Bó.
Bước chân vào khu di tích Pắc Bó, du khách đến thăm nhà trưng bày hiện vật về Bác Hồ trong thời gian Người sống và làm việc ở đây. Sau khi được hướng dẫn viên thuyết minh các hiện vật trong nhà trưng bày, du khách sẽ tận mắt ngắm nhìn dòng suối Lênin trong vắt đang tuôn chảy dưới chân núi Các Mác sừng sững như hóa thân của chân lý cách mạng. Đi trên những tảng đá nhám rêu phong dọc bờ suối là nơi Bác Hồ thường ngồi làm việc và câu cá thư giãn sau giờ lo việc nước sẽ đến một chiếc cầu gỗ bắc ngang cửa khe Cốc Bó. Đây là nơi khởi nguồn của suối Lê-nin.

28 tháng 1 2018

Thắng Cảnh Tràm Chim Tam Nông: Tràm chim rộng 7.612 ha nằm giữa 4 xã Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thọ và Tân Công Sính, huyện Tam Nông, cách thị trấn Tam Nông 800 m (2400 ft) đường chim bay. Tràm chim nghĩa là chim ở trong rừng tràm, nơi đây thiên nhiên rất phong phú với nhưõng rừng tràm sậy, lao, sen, súng, lúa mạ, năng, lác...và các loài động vật: trăn, rùa, lươn, rắn, các loại cá đồng và nhiều loại chim nước như cò, diệc, vịt trời, cồng cộc, trích cồ và đặc biệt là sếu cổ trụi đầu đỏ. Loại chim quí hiếm này đến tràm chim hàng năm vào mùa khô để cư trú. Đến thăm tràm chim vào lúc đó, du khách chứng kiến từng đàn sếu đầu đỏ về ăn củ năng cùng với nhiều loài chim khác tụ hợp thành từng đàn đông vui. Sếu to, cao trên 1,7 m (5,4 ft), bộ lông xám mượt, cổ cao, đầu đỏ, đôi cánh dang rộng khi bay. Chim sếu rất chung thủy, bao giờ cuõng có đôi vui đùa nhảy múa và rất gần guĩ với con người. Với người Việt Nam loài sếu đầu đỏ, còn gọi là chim Hạc, là biểu tượng của sức mạnh, sự trường tồn và lòng chung thủy. trong các đình, chùa và trên nhiều bàn thờ của gia đình người Việt Nam có thờ chim Hạc. Du khách đến đây, nhiều người không muốn về ngay, ai cuõng kéo dài thêm chương trình, đi xuồng len lỏi vào các cụm cây tràm để nhìn ổ và trứng của loài chim trích, ngắm nhìn từng đàn con trích vừa đủ lông bơi lội ngay trước muõi xuồng... khi nước rút, nơi đây trở thành cánh đồng của các loại rong tảo, bông súng, sen, lúa trời... Khu tràm chim đã được các tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế tài trợ để duy trì và phát triển. Nhiều đoàn du khách đã đi hàng vạn cây số từ các nước đến Tam Nông để được nhìn tận mắt con sếu đầu đỏ 2 months ago người đồng hương st Vườn quốc gia Tràm Chim (Tam Nông). Đây là một trong 27 vườn quốc gia ở Việt Nam và được đánh giá là "Hòn ngọc của đồng bằng sông Cửu Long" do có hệ sinh thái đất ngập nước rộng hơn một triệu ha của vùng Đồng Tháp Mười. Hiện Vườn quốc gia Tràm Chim có diện tích thu nhỏ được bảo vệ nghiêm ngặt là 7.588 ha (vùng lõi) và có trên 20.000 ha vùng đệm bao quanh có dân cư sinh sống thuộc 5 xã: Tân Công Sính, Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thành B, Phú Thọ và hàng chục kênh rạch lớn nhỏ. Vườn quốc gia Tràm Chim có hơn 200 loài chim nước trú ngụ, trong đó có 16 loài chim quý hiếm 2 months ago IT-bách koa toàn thu VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM: vườn quốc gia Việt Nam, được thành lập đầu tiên là Khu Bảo tồn Thiên nhiên theo Quyết định số 47/TTg, ngày 2.2.1994 của thủ tướng Chính phủ và sau đó được chuyển thành Vườn Quốc gia theo Quyết định số 253/1998/QĐ-TTg ngày 29.12.1998 của thủ tướng Chính phủ. VQGTC phân bố ở khu vực có toạ độ 10o40’ - 10o47’ vĩ Bắc, 105o26’ - 105o36’ kinh Đông, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp thuộc vùng địa lí châu thổ sông Mêkông. Tổng diện tích 7.588 ha, trong đó khu bảo vệ nghiêm ngặt 688 ha, khu phục hồi sinh thái 653 ha và khu dịch vụ 46 ha. Là vườn quốc gia đất ngập nước đầu tiên của Việt Nam. VQGTC là một trong những nơi sót lại cuối cùng của hệ sinh thái vùng lau sậy ngập nước đã từng che phủ 700 nghìn ha diện tích đất tự nhiên trước đây của các tỉnh Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang. Trước đây có nhiều sông suối tự nhiên chảy từ tây sang đông, dẫn nguồn nước từ sông Cửu Long vào vùng Đồng Tháp Mười và đây cũng là vùng ngập lũ theo mùa với mức nước ổn định trong suốt 7 tháng. Ngày nay, do có hệ thống kênh mương thay đổi, thời gian ngập lũ đã bị rút ngắn và không ổn định về mức nước. Thảm thực vật của VQGTC không đồng nhất, gồm đồng cỏ năn ngập nước theo mùa, đầm sen, vùng sình lầy ngập nước và rừng tràm (Melaleuca sp.) tái sinh. Trong số các quần xã cỏ dại, đáng chú ý là quần xã lúa trời (lúa ma - Oryza rufipogon). Thảm thực vật đặc trưng là rừng kín lá rộng thường xanh ngập nước theo mùa trên đất chua phèn với 130 loài thực vật bậc cao. Hệ động vật có 198 loài chim, trong số đó có 16 loài đang bị đe doạ tuyệt chủng ở quy mô toàn cầu như sếu đầu đỏ (Grus antigone), ô tác (Houbaropsis bengalensis) cùng nhiều loài chim di cư khác. Về thuỷ sinh, đã phát hiện 195 loài thực vật nổi, 93 loài động vật nổi, 90 loài động vật đáy và 55 loài cá. Đối tượng bảo tồn là hệ sinh thái rừng tràm đất ngập nước Đồng Tháp Mười, sếu đầu đỏ, ô tác và các loài chim di cư. 2 months ago IT-du lịch Vườn Quốc gia Tràm Chim có diện tích 7.588ha. Đây là một Ðồng Tháp Mười thu hẹp với hệ sinh vật phong phú đa dạng của vùng đất ngập nước, là nơi sinh sống của nhiều loài thực vật, gần 200 loài chim nước, chiếm khoảng 1/4 số loài chim có ở Việt Nam, trong đó có nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới. Loài chim điển hình nhất và được nhiều người biết đến ở đây là sếu đầu đỏ. Ðến đây, du khách được tận mắt ngắm nhìn những con sếu đầu đỏ - một trong số 15 loài sếu còn tồn tại trên thế giới đang có nguy cơ diệt chủng. Sếu to cao trên 1,7m, bộ lông xám mượt, cổ cao, đầu đỏ, đôi cánh rộng. Khác với nhiều loài chim trong vùng, sếu chỉ kiếm ăn trên mặt đất nên vào mùa nước nổi ở Ðồng Tháp Mười chúng phải đi kiếm ăn ở nơi khác. Vì vậy, chỉ có thể xem sếu từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau. Vườn quốc gia Tràm Chim đã được Nhà nước đầu tư, nâng cấp, mở rộng thành một bảo tàng thiên nhiên, một trung tâm du lịch sinh thái hấp dẫn. Nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế cũng tài trợ để bảo vệ tràm chim quý hiếm này. Đây chính là điểm hẹn lý tưởng cho du khách bốn phương. 1 month ago Tí Đất nước Việt Nam chúng ta thật tươi đẹp! Tôi mong một ngày nào đó được đến thăm Vườn Quốc Gia Tràm Chim!

19 tháng 2 2023

Dàn ý cho bạn làm bài nhé.

- Giới thiệu đoạn thơ trên, đó là của ai tác giả nào?

Mẫu mb:

Kẻ bình thường chỉ nhìn đời qua thơ, còn với người say mê tìm cái đẹp cho đời thì họ đưa đời vào thơ. Cái hay, cái cốt lõi đẹp đẽ âu nằm ở đấy. Thơ là gì?, mấy ai hiểu hết nghĩa và lý giải nó một cách tường tận. Nhưng qua ...., từng câu từng chữ trong ... của nhà thơ ... sẽ cho ta hiểu hơn một phần của "thơ".

- Phân tích, bàn luận:

" Trời xanh đây là của chúng ta"

-> Phong thái mạnh mẽ, uy phong giọng thơ hào sảng của tg thể hiện nên một lý tưởng đẹp đẽ của bản thân: khẳng định chủ quyền nước nhà.

" Núi rừng đây là của chúng ta"

-> Gợi lên không gian rộng lớn, thiên nhiên này là của "ta".

=> Tâm ý rực lửa nói lên sự sỡ hữu của tg với thiên nhiên.

"Những cánh đồng thơm mát"

-> Thể hiện cái giàu đẹp của những cánh đồng đầy mùi thơm của gạo lúa, của mồ hôi lao động của đất nước.

-> Cảm hứng lãng mạn của một con ngừoi yêu quê hương, đất nước và tự hào tột độ về nó.

"Những ngả đường bát ngát"

-> Gợi diện tích rộng lớn của nước nhà.

"Những dòng sông đỏ nặng phù xa"

-> Nói lên cái màu mỡ của đất nước, tài nguyên thiên nhiên rừng vàng biển bạc của nước ta.

- Đánh giá:

+ Lời thơ khí thế không kém phần miêu tả sâu sắc.

+ Từng câu thơ gợi lên tấm lòng, suy nghĩ tác giả và những cái đẹp của thiênn hiên đất nước.

+ Những sự vật quen thuộc được miêu tả sâu sắc, rõ ràng làm câu thơ thêm giá trị gợi hình gợi cảm.

- KB: khẳng định lại cảm nhận của em về thơ.

16 tháng 2 2017

Ngay từ đầu khi mới xuất hiện trên thi đàn văn học, phong trào Thơ Mơi đã đánh dấu cho sự đổi thay lớn lao của nền thi ca dân tộc. Để có được những sự thay đổi lớn lao ấy , đó là sự đóng góp miệt mài và say mê của hàng loạt cây bút với hồn thơ lãng mạn và giàu cảm xúc. Một trong những cây bút xuất sắc có mặt ngay từ lúc ban đầu là Thế Lữ. Rất nhiều tác phẩm của ông đã góp phần to lớn cho sự phát triển của Thơ Mới mà tiêu biểu nhất là tác phẩm Nhớ Rừng. Ở trong Nhớ Rừng , Thế Lữ đã thể hiện một tâm sự u uất, chán nản và khát vọng tự do cháy bỏng tha thiết qua lời mượn của con hổ trong vườn bách thú. Đó cũng là tâm sự chung của những người Việt Nam yêu nước trong hoàn cảnh mất nước.
Trong những ngày đầu mới ra đời, phong trào Thơ Mới đã có những sự phát triển trong cả phong cách và nội dung. Trên các chặng đường phát triển, Thơ Mới đã dần giải phóng khỏi tính quy phạm chặt chẽ và hệ thống ước lệ có tính “phi ngã” của thi ca cổ điển. Các nhà thơ đã khám phá thế giới bằng chính những giác quan, những cảm xúc rất thực của mình. Đó cũng là lúc xuất hiện cái tôi rõ nét trong thơ. Ở đó là sự vươn lên của những cảm xúc mãnh liệt của con người vượt thoát khỏi thực tế khách quan. Chính vì vậy Thơ Mới có khuynh hướng thoát ly thực tại, thể hiện tâm trạng bất hoà, bất lực trước thực trạng xã hội. Qua đó, Thơ Mới cũng đã bộc lộ sự phản kháng gay gắt trước thực tại tầm thường giả dối, tù túng giam hãm ước mơ con người.
Cùng chung thái độ phản kháng ấy, Thế Lữ đã viết nên những dòng thơ đầy tâm trạng trong bài Nhớ Rừng. Mượn lời con hổ ở vườn bách thú để nói lên tâm trạng chính mình. Thế Lữ đã dựng lên một khung cảnh vừa rất thực vừa ẩn chứa những điều thầm kín sâu xa. Tất cả hình ảnh đuợc nhắc đến trong bài đều là không gian xoay quanh cuộc sống của con hổ. Thực tế là con hổ đang bị giam hãm trong một cũi sắt và nó cảm nhận cuộc sống của mình chứa đựng những u uất ngao ngán trong cảnh giam hãm tù túng, những cảnh “tầm thường giả dối” ở vườn bách thú. Chính vì thế, nó cảm thấy tiếc nhớ về quá khứ oanh liệt nơi núi rừng hùng vĩ. Đó là hai cảnh tượng hoàn toàn trái ngược nhau giữa thực tại và dĩ vãng.
Hổ vốn là loài vật được xem là chúa tể của muôn loài, nhưng nay vì sa cơ mà phải chịu sống cảnh “nhục nhằn” trong cũi sắt. Không gian cuộc sống của vị chúa tể rừng xanh đã bị thu hẹp và từ nay bị biến thành một “trò lạ mắt”, một “thứ đồ chơi” trong con mắt mọi người. Đối với nó, cuộc sống bây giờ đã trở nên vô vị nhạt nhẽo bởi đang phải sống nơi không tương xứng với tư cách của một vị chúa sơn lâm.
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
Hổ đã cảm thấy bất lực bởi chẳng có cách nào thoát khỏi cuộc sống tù túng nên cũng đành ngao ngán nhìn thời gian trôi qua một cách vô ích. Nhưng cho dù phải ở trong hoàn cảnh nào thì kẻ thuộc “giống hùm thiêng” cũng luôn biết thân phận thực sự của mình là một vị chúa. Ông ba – mươi đã tỏ thái độ khinh mạn, coi thường trước những sự thiếu hiểu biết về sức mạnh thật sự của thiên nhiên của những con người “ngạo mạn ngẩn ngơ” chỉ biết “giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm”. Chán nản làm sao cảnh phải chịu sống ngang bầy cùng với “bọn gấu dở hơi”, với “cặp báo chuồng bên vô tư lự”! Làm sao chịu được cảnh sống cam chịu chấp nhận số phận của những “người bạn” đồng cảnh ngộ. Đó là nỗi buồn, nỗi uất hận dồn nén để làm nên những hờn căm chất chứa trong lòng. Mệt mỏi, ngao ngán, bất lực! Trong hoàn cảnh đáng thương ấy, hổ đã nghĩ về cuộc sống quá khứ huy hoàng của mình:
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa
Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi
Với khi thét khúc trường ca dữ dội…
Con hổ đã tiếc nhớ về thuở “hống hách” nơi “bóng cả cây già”. Đó là nỗi nhớ đau đáu về nơi rừng thẳm. Nhớ rừng là tiếc nhớ tự do, nhớ về “thời oanh liệt”, là nhớ về cái cao cả, chân thực, tự nhiên . Ở chốn nước non hùng vĩ ấy, con hổ đang ngự trị một sức mạnh giữa cuộc đời. Bản lĩnh của một vị chúa sơn lâm luôn thể hiện xứng đáng quyền lực tối cao của mình với sức mạnh phi thường dữ dội. Những gì nó cần phải làm là khiến mọi vật đều phải nể sợ thuần phục. Ở đó, con hổ đã hiện lên với tư thế hiên ngang ngạo nghễ nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp oai phong lẫm liệt giữa núi rừng hùng vĩ:
Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng
Lượn tấmthân như sóng cuộn nhịp nhàng
Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc
Trong bóng tối mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật phải im hơi
Ta biết ta chúa tể của muôn loài
Giữa chốn thảo hoa không tên không tuổi
Vẻ đẹp thật sự của hổ là đây! Từng bước chân, từng tấm thân ,từng ánh mắt đã khơi gợi lên một vẻ vừa dũng mãnh uy nghi vừa nhẹ nhàng uyển chuyển. Trong từng hành động, loài mãnh thú kia đã cho mọi vật thấy được sức mạnh tuyệt đỉnh khiến cho tất cả phải “im hơi”. Cuộc sống tự do giữa chốn rừng thẳm mãi mãi là một điều rất cao quý. Ở đó hổ thực sự được hưởng một cuộc sống tươi đẹp mà thiên nhiên đã dành cho. Đó là những thời khắc mãnh hổ đang “say mồi”, đang ngắm sự đổi thay của “giang sơn”, đang say giấc và đang muốn chiếm lấy riêng “phần bí mật” . Nó đã được thoải mái trong chính giang sơn của mình và khẳng định giá trị thật sự của cuộc sống với những khung cảnh lộng lẫy tươi đẹp nên thơ và cũng đầy sức quyến rũ. Nhưng bây giờ , tất cả cũng chỉ còn là những hoài niệm thuộc về quá khứ. Hổù chẳng bao giờ còn được chứng kiến những cảnh “đêm vàng bên bờ suối”, được nhìn thấy cảnh “những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn”, được nghe thấy tiếng chim ca, được đắm mình trong cảnh “bình minh cây xanh nắng gội”, được đợi chờ “chết mảnh mặt trời” của những ***** chiều “lênh láng máu sau rừng”. Những cảnh ấy chỉ để lại trong con hổ những cảm giác tiếc nuối, ngậm ngùi trong sự xúc động mạnh mẽ, dồn dập của những câu hỏi đau đớn xót xa. Nỗi nhớ miên man tuôn trào với cảm xúc về quá khứ tươi đẹp đã khép lại giấc mơ huy hoàng rong một tiếng than thảm thiết:
Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu
Được sống lại với những ký ức tươi đẹp ở chốn núi rừng hùng vĩ, hổ chợt nhận ra sự tầm thừơng giả dối của những khung cảnh nơi nó đang sống. Trong cái nhìn ngạo nghễ của hổ là những cảnh “không đời nào thay đổi”, những cảnh đơn điệu nhàm chán do con ngưới sửa sang và cố đòi “bắt chước”. Chúa tể rừng xanh đã tỏ thái độ khinh miệt, chán chường trước những cảnh vật nhỏ bé thấp kém của những sự giả dối nhân tạo. Đó không phải là nơi xứng đáng để sống của một đấng thống lĩnh. Dẫu có cố gắng sửa sang thì đó cũng chỉ là những “dải nước đen giả suối chẳng thông dòng” len dưới những “mô gò thấp kém” , là những “hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng” không có gì là “bí hiểm” “hoang vu”. Những cảnh sống ngụy tạo ấy khiến cho hổ càng tiếc nhớ chốn “ngàn năm cao cả âm u”.
Chán ghét cuộc sống thực tại, ôm niềm uất hận không nguôi, hổ khát khao một cuộc sống tự do mãnh liệt. Tất cả tâm tư tình cảm của hổ đều thuộc về nơi rừng thẳm ngàn năm âm u. Cũng qua đó, chúa sơn lâm đã gởi một lời nhắn tha thiết của mình về núi rừng. Dẫu là đang bị sa cơ nhưng hổ đã không giấu được niềm tự hào khi nói đến chốn “nước non hùng vĩ”. Giang sơn ấy là nơi hổ đã có những ngày tháng tươi đẹp, thoả chí vùng vẫy trong không gian riêng biệt thênh thang. Cho dù bây giờ sẽ chẳng bao giờ được sống lại ở những nơi xưa ấy nhưng hổ vẫn không bao giờ thôi nghĩ về “giấc mộng ngàn to lớn”. Vị chúa mất ngôi đã khẩn cầu để được mãi sống trong những ký ức, những hoài niệm của những vẻ đẹp một đi không trở lại:
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi
Nỗi lòng của hổ là tâm sự của chàng thanh niên Thế Lữ. : mơ về cuộc sống tươi đẹp đã qua trong quá khứ. Đó cũng là tinh thần chung của hầu hết các bài thơ của Thế Lữ cũng như trong phong trào Thơ Mới, mang theo khát khao của con người muốn được sống chính là mình.
Nhớ Rừng không thể thoát ra khỏi nỗi buồn, “tâm bệnh của thời đại” bấy giờ. Nhưng bài thơ đặc sắc chính bởi vì tạo nên điểm gặp gỡ giữa sự u uất của người dân mất nước và tâm trạng bất hoà bất lực trước thực tại của thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản. Qua đó khơi lên niềm khát khao tự do chính đáng .
Giàu cảm hứng lãng mạn và cảm xúc mãnh liệt, Nhớ Rừng đã lan toả một hồn thơ hối thúc và nhiều hình ảnh thơ đầy ấn tượng miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng. Thành công của Thế Lữ là đã thể hiện một trí tuởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy.

10 tháng 3 2018
  • Mở bài:

Thế Lữ là một cây đại thụ của phong trào Thơ mới Việt Nam đầu thế kỉ XX. Bài Nhớ rừng là tác phẩm nổi bậc nhất, đã gắn liền với tên tuổi của ông. Nói đến Thế Lữ không thể không nói đến bài thơ Nhớ rừng.

  • Thân bài:

* Hoàn cảnh ra đời bài thơ Nhớ rừng:

Sự xuất hiện của phong trào Thơ mới những năm đầu thế kỉ XX đã tạo ra sự bùng nổ mãnh liệt, một cuộc cách mạng thật sự trong địa hạt văn chương, nhất là đối với bộ phận thơ ca. Những thể thơ cũ (tiêu biểu từ thơ Đường luật) với khuôn khổ cứng nhắc, niêm luật gò bó đã không dung chứa nổi, không còn phù hợp với những tư tưởng, cảm xúc dào dạt, mới mẻ, lúc nào cũng chỉ chực tung phá.

Đổi mới thể thơ, đổi mới hình thức câu thơ, các nhà thơ mới đồng thời đưa vào đó những dòng cảm xúc dạt dào, mạnh mẽ, tựa như những dòng nham thạnh bỏng đang tuôn chảy tràn trề. Nhớ rừng là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho trào lưu mới này.

Sự ảnh hưởng mạnh mẽ các trào lưu phương Tây khơi bùng ý thức tự cường tự chủ của các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt là tầng lớp thanh niên, tri thức. Bài thơ Nhớ rừng ra đời phản ánh sâu sắc khát vọng tự do và tinh thần yêu nước thầm kín của tầng lớp thanh niên tri thức lúc bấy giờ. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do tám chữ, in trong tâp Mấy vần thơ(1935). Đây là giai đoạn đầu trong sự nghiệp sáng tác của Thế Lữ.

* Nội dung chính:

Bài thơ Nhớ rừng mượn lời con hổ trong vườn bách thảo để diễn tả tâm sự của một lớp người đang đau khổ trong cuộc sống “bị nhục nhằn tù hãm”. Họ chán ghét thực tại tầm thường giả dối, nhưng bất lực và chỉ biết chìm đắm vào dĩ vãng oai hùng. Bài thơ thể hiện tư tưởng giải phóng cá nhân và khát vọng tự do mãnh liệt.

* Kết cấu:

Về cơ bản bài thơ có 5 đoạn nhưng được cấu trúc theo hai cảnh tượng tương phản: Con hổ trong thực tại và con hổ trong dĩ vãng. Sự đối lập giữa hai bức tranh làm nổi bậc tâm trạng của con hổ vừa khao khát tự do vừa bất lực trước thực tại phũ phàng.

* Giá trị nội dung:

Mượn lời con hổ ở vườn bách thú để nói lên tâm trạng chính mình. Thế Lữ đã dựng lên một khung cảnh vừa rất thực vừa ẩn chứa những điều thầm kín sâu xa. Tất cả hình ảnh đuợc nhắc đến trong bài đều là không gian xoay quanh cuộc sống của con hổ. Chúa sơn lâm đã cảm thấy bất lực bởi chẳng có cách nào thoát khỏi cuộc sống tù túng nên cũng đành ngao ngán nhìn thời gian trôi qua một cách vô ích.

Nhưng cho dù phải ở trong hoàn cảnh nào thì kẻ thuộc“giống hùm thiêng” cũng luôn biết thân phận thực sự của mình là một vị chúa. Nó tỏ ra khinh mạn, coi thường trước những sự thiếu hiểu biết về sức mạnh thật sự của thiên nhiên của những con người “ngạo mạn ngẩn ngơ” chỉ biết“giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm”. Chán nản làm sao cảnh phải chịu sống ngang bầy cùng với “bọn gấu dở hơi”, với “cặp báo chuồng bên vô tư lự”.

Đó là nỗi buồn, nỗi uất hận dồn nén để làm nên những hờn căm chất chứa trong lòng. Mệt mỏi, ngao ngán, bất lực! Trong hoàn cảnh đáng thương ấy, hổ đã nghĩ về cuộc sống quá khứ huy hoàng của mình, một thời đại vàng son rực rỡ mãi mãi không còn nhìn thấy nữa.

Được sống lại với những ký ức tươi đẹp ở chốn núi rừng hùng vĩ, hổ chợt nhận ra sự tầm thường và giả dối của những khung cảnh nơi nó đang sống. Trong cái nhìn ngạo nghễ của hổ là những cảnh “không đời nào thay đổi”, những cảnh đơn điệu nhàm chán do con ngưới sửa sang và cố đòi “bắt chước”

Chúa tể rừng xanh đã tỏ thái độ khinh miệt, chán chường trước những cảnh vật nhỏ bé thấp kém của những sự giả dối nhân tạo. Chán ghét cuộc sống thực tại, ôm niềm uất hận không nguôi, hổ khát khao một cuộc sống tự do mãnh liệt. Tất cả tâm tư tình cảm của hổ đều thuộc về nơi rừng thẳm ngàn năm âm u. Cũng qua đó, chúa sơn lâm đã gởi một lời nhắn tha thiết của mình về núi rừng.

Dẫu là đang bị sa cơ nhưng hổ đã không giấu được niềm tự hào khi nói đến chốn “nước non hùng vĩ”. Giang sơn ấy là nơi hổ đã có những ngày tháng tươi đẹp, thoả chí vùng vẫy trong không gian riêng biệt thênh thang. Cho dù bây giờ sẽ chẳng bao giờ được sống lại ở những nơi xưa ấy nhưng hổ vẫn không bao giờ thôi nghĩ về “giấc mộng ngàn to lớn”.

Nỗi lòng của hổ là tâm sự của chàng thanh niên Thế Lữ: mơ về cuộc sống tươi đẹp đã qua trong quá khứ. Đó cũng là tinh thần chung của hầu hết các bài thơ của Thế Lữ cũng như trong phong trào Thơ Mới, mang theo khát khao của con người muốn được sống chính là mình.

Nhớ Rừng không thể thoát ra khỏi nỗi buồn, “tâm bệnh của thời đại” bấy giờ. Nhưng bài thơ đặc sắc chính bởi vì tạo nên điểm gặp gỡ giữa sự u uất của người dân mất nước và tâm trạng bất hoà, bất lực trước thực tại của thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản. Qua đó khơi lên niềm khát khao tự do chính đáng .

* Giá trị nghệ thuật:

Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn: mạch cảm xúc cuồn cuộn, giọng điệu hào hùng, bút pháp cường điệu và sự phù hợp tuyệt vời giữa đối tượng mô tả và nghệ thuật mô tả của tác giả. Đây là đặc điểm tiêu biểu nhất của bút pháp thơ lãng mạn và cũng là một đặc điểm quan trọng của văn biểu cảm.

Chọn một biểu tượng rất đắt là con hổ ở vườn bách thú, khai thác triệt để thủ pháp nhân hoá, Thế Lữ đã thể hiện sâu sắc và xúc động chủ đề tác phẩm. Tâm sự của vị chú tể rừng xanh cũng chính là tâm sự của con người, một trang anh hùng sa cơ mang tâm sự u uất, khát khao tự do mãnh liệt, khát khao vươn tới cái cao cả, vĩ đại trong cuộc đời. Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình, đầy ấn tượng phù hợp với đối tượng miêu tả và gợi ở người đọc những cảm xúc mãnh liệt.

Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm, giàu tính sáng tạo; câu thơ co duỗi thoải mái… Nhớ rừng đã thể hiện một đặc điểm của thơ mới đương thời là: tạo lại dáng cho câu thơ tiếng Việt. Nhà phê bình Hoài Thanh từng nhận xét: “Đọc đôi bài, nhất là bài “Nhớ rừng”, ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được”.

  • Kết bài:

Giàu cảm hứng lãng mạn và cảm xúc mãnh liệt, Nhớ Rừng đã lan toả một hồn thơ hối thúc và nhiều hình ảnh thơ đầy ấn tượng miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng. Thành công của Thế Lữ là đã thể hiện một trí tuởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy

24 tháng 12 2019

* Dàn ý

A. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về lá cờ Việt Nam

B. Thân bài

- Nguồn gốc:

+ Lần đầu tiên lá cờ ấy xuất hiện cách nay 60 năm.

+ Được vẽ bởi một chiến sĩ cách mạng tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ 23/11/1940 - Nguyễn Hữu Tiến

- Đặc điểm:

+ Nền màu đỏ

+ Trung tâm lá cờ là ngôi sao vàng năm cánh

- Vai trò của lá cờ:

+ Lá cờ có nền đỏ và ngôi sao vàng nǎm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc

+ Tượng trưng sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

+ Tương trưng cho những chiến công anh hùng và niềm tự hào về những con người anh hùng đã đổ biết bao xương máu vì nền độc lập dân tộc

C. Kết bài

- Cảm nghĩ của em về lá cờ

** Bài viết tham khảo

Cờ đỏ sao vàng là biểu tượng, là quốc kỳ của đất nước Việt Nam. Lá cờ đỏ sao vàng đã xuất hiện nhiều lần trong các cuộc khởi nghĩa, biểu tình của quần chúng. Lá cờ đã tung bay trên cả nước trong những ngày Tháng Tám năm 1945 lịch sử; trên quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh một kỷ nguyên mới cho đất nước. Lá cờ đỏ sao vàng cũng đi vào trong nhiều ca khúc, với tâm thế rạo rực và thiêng liêng của một dân tộc, làm điểm tựa cho những cảm xúc chân thành và sâu sắc trong trái tim nhạc sĩ.

Từ xa xưa, người ta đã biết dùng lá cờ để biểu trưng cho một nhân vật lãnh đạo hay một gia tộc lãnh chúa. Trong quân sự, các vị thống lãnh đều dùng lá cờ bên mình làm điểm hội tập binh sĩ, nơi xuất phát các hiệu lệnh hành quân. Lá cờ không những những là một biểu tượng cho quyền lực mà nó còn mang một ý nghĩa rất quan trọng đối với một đất nước. Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới thì đất nước Việt Nam cũng có một lá cờ tổ quốc khẳng định nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc. Đất nước Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm lịc sử, đặc biệt là những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong thế kỉ 20. Nhân dân Việt Nam anh dũng kiên cường đấu tranh giữ nước dưới ánh sáng ngọn cờ của các cuộc cánh mạng mà chủ tịch Hồ chí Minh đã lãnh đạo. Sau khi hòa binh lập lại nhân dân ta ra sức xây dựng đất nước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng Cộng Sản Việt Nam và Bác Hồ đã lựa chon.

Lá cờ mà các bạn sáng chế ra có màu sắc và hình bông hoa sen tượng trưng cho nhiều hình ảnh thiên nhiên trong cuộc sống, mạng một ý nghĩa rất độc đáo nhưng với ý tưởng đây là “Một quốc kỳ mới cho đất nước Việt Nam mới, nước Cộng Hòa Việt Nam” là không thể được vì thực tiễn Việt Nam không cần điều đó và đất nước Việt Nam chỉ có một lá cờ tổ quốc duy nhất đó là “Lá cờ đỏ sao vàng” là lá cờ thiêng liêng của dân tộc. Điều đó được thể hiện qua những trang lịch sử hào hùng đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đúng như vậy lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng của dân tộc Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Và đế quốc Mỹ như : trong chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến dịch Hồ Chí Minh…nó như là một biểu tượng thể hiện lòng yêu nước và ý chí kiên cường của những người chiến sĩ cánh mạng, của cả dân tộc trong niềm vui đại thắng.

Lá cờ đỏ sao vàng là một minh chứng khẳng định sự thống nhất, độc lập, tự chủ và hòa bình của dân tộc Việt Nam. Điều đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định và lịch sử kiểm chứng trong gần một thế kỷ qua, đó là: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi". Lịch sử và ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam gắn liền với những năm tháng đấu tranh kiên cường, bất khuất, đổ máu hy sinh anh dũng của nhân dân Việt Nam đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi của Tổ quốc, giành chính quyền, thống nhất đất nước, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn để có được cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc ngày nay.

Ngày 2/9/1945, Lá cờ đỏ sao vàng hãnh diện tung bay trong ngày Bác Hồ tuyên bố trước toàn thể quốc dân đồng bào, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hơn một năm sau, trong Điều 3 của bản Hiến pháp đầu tiên đã quy định Cờ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nền đỏ, giữa có sao vàng năm cánh. Về sau trong các bản Hiến pháp năm 1959 và 1980 cũng quy định rõ về điều đó. Lá cờ đỏ sao vàng “in máu chiến thắng mang hồn nước” vẫn tiếp tục được quy định trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 giống như bản Hiến pháp hiện hành. Vì thế hiện nay, trong Hiến Pháp 1992 của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Vệt Nam cũng đã quy định về Quốc Kỳ tại điều 141 như sau : “Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hôị chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh”.

Đó là những cơ sở pháp lý để khẳng định “lá cờ đỏ sao vàng” là lá cờ thiêng liêng của Tổ Quốc Việt Nam. Tôi yêu lá cờ đỏ sao vàng, tôi yêu con người Việt Nam, tôi tự hào mình là người Việt Nam.

24 tháng 12 2019

Cờ đỏ sao vàng là biểu tượng, là quốc kỳ của đất nước Việt Nam. Lá cờ đỏ sao vàng đã xuất hiện nhiều lần trong các cuộc khởi nghĩa, biểu tình của quần chúng. Lá cờ đã tung bay trên cả nước trong những ngày Tháng Tám năm 1945 lịch sử; trên quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh một kỷ nguyên mới cho đất nước. Lá cờ đỏ sao vàng cũng đi vào trong nhiều ca khúc, với tâm thế rạo rực và thiêng liêng của một dân tộc, làm điểm tựa cho những cảm xúc chân thành và sâu sắc trong trái tim nhạc sĩ.

Từ xa xưa, người ta đã biết dùng lá cờ để biểu trưng cho một nhân vật lãnh đạo hay một gia tộc lãnh chúa. Trong quân sự, các vị thống lãnh đều dùng lá cờ bên mình làm điểm hội tập binh sĩ, nơi xuất phát các hiệu lệnh hành quân. Lá cờ không những những là một biểu tượng cho quyền lực mà nó còn mang một ý nghĩa rất quan trọng đối với một đất nước. Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới thì đất nước Việt Nam cũng có một lá cờ tổ quốc khẳng định nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc. Đất nước Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm lịc sử, đặc biệt là những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong thế kỉ 20. Nhân dân Việt Nam anh dũng kiên cường đấu tranh giữ nước dưới ánh sáng ngọn cờ của các cuộc cánh mạng mà chủ tịch Hồ chí Minh đã lãnh đạo. Sau khi hòa binh lập lại nhân dân ta ra sức xây dựng đất nước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng Cộng Sản Việt Nam và Bác Hồ đã lựa chon.

Lá cờ mà các bạn sáng chế ra có màu sắc và hình bông hoa sen tượng trưng cho nhiều hình ảnh thiên nhiên trong cuộc sống, mạng một ý nghĩa rất độc đáo nhưng với ý tưởng đây là “Một quốc kỳ mới cho đất nước Việt Nam mới, nước Cộng Hòa Việt Nam” là không thể được vì thực tiễn Việt Nam không cần điều đó và đất nước Việt Nam chỉ có một lá cờ tổ quốc duy nhất đó là “Lá cờ đỏ sao vàng” là lá cờ thiêng liêng của dân tộc. Điều đó được thể hiện qua những trang lịch sử hào hùng đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đúng như vậy lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng của dân tộc Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Và đế quốc Mỹ như : trong chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến dịch Hồ Chí Minh…nó như là một biểu tượng thể hiện lòng yêu nước và ý chí kiên cường của những người chiến sĩ cánh mạng, của cả dân tộc trong niềm vui đại thắng.

Lá cờ đỏ sao vàng là một minh chứng khẳng định sự thống nhất, độc lập, tự chủ và hòa bình của dân tộc Việt Nam. Điều đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định và lịch sử kiểm chứng trong gần một thế kỷ qua, đó là: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi". Lịch sử và ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam gắn liền với những năm tháng đấu tranh kiên cường, bất khuất, đổ máu hy sinh anh dũng của nhân dân Việt Nam đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi của Tổ quốc, giành chính quyền, thống nhất đất nước, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn để có được cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc ngày nay.

Ngày 2/9/1945, Lá cờ đỏ sao vàng hãnh diện tung bay trong ngày Bác Hồ tuyên bố trước toàn thể quốc dân đồng bào, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hơn một năm sau, trong Điều 3 của bản Hiến pháp đầu tiên đã quy định Cờ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nền đỏ, giữa có sao vàng năm cánh. Về sau trong các bản Hiến pháp năm 1959 và 1980 cũng quy định rõ về điều đó. Lá cờ đỏ sao vàng “in máu chiến thắng mang hồn nước” vẫn tiếp tục được quy định trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 giống như bản Hiến pháp hiện hành. Vì thế hiện nay, trong Hiến Pháp 1992 của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Vệt Nam cũng đã quy định về Quốc Kỳ tại điều 141 như sau : “Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hôị chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh”.

Đó là những cơ sở pháp lý để khẳng định “lá cờ đỏ sao vàng” là lá cờ thiêng liêng của Tổ Quốc Việt Nam. Tôi yêu lá cờ đỏ sao vàng, tôi yêu con người Việt Nam, tôi tự hào mình là người Việt Nam.