Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
https://scr.vn/thuyet-minh-ve-dong-thap.html
Đồng Tháp là nơi có nhiều khu di tích lịch sử mà khu di tích cụ phó bản Nguyễn Sinh Sắc là một trong những điểm tham quan mang lại nhiều ấn tượng , nhiều tri thức trong lòng các du khách trong và ngoài nước. Khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc tọa lạc ở số 123/1 Phạm Hữu Lầu, phường 4, thành phố Cao Lãnh,tỉnh Đồng Tháp .
Đây là một quần thể kiến trúc văn hoá độc đáo, được Bộ Văn hoá – Thông tin xếp hạng “Di tích cấp quốc gia” ngày 09/4/1992 nhằm ghi ơn cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, một nhà nho yêu nước và ông cũng là thân sinh vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam – Chủ tịch Hồ Chí Minh.Khu di tích mộ cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc được khởi công xây dựng vào ngày 22/8/1975 và khánh thành vào ngày 13/02/1977.
Với tổng diện tích khoảng 3,6 ha, được chia thành 3 khu vực chính : Khu lăng mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Nhà sàn Bác Hồ và Ao sen. Nơi đây mang lại cho bạn một cảm giác thư thái nhẹ nhõm khi nổi bật trên sắc hoa, màu lá là màu trắng tinh khiết, thanh thoát của các công trình : vòm mộ, hồ sen, phòng lưu niệm, nhà trưng bày về Bác. Mọi thứ đều toát lên vẻ uy nghi mà giản dị, trang trọng mà gần gũi, khiến ta như sống trong không khí thiêng liêng, lòng không khỏi bồi hồi nhớ về công lao của Bác và các bậc sinh thành ra Người…
Tất cả các công trình ấy không những được xây dựng rất kỳ công mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Ngôi mộ Cụ Phó bảng quay về hướng đông, có mái hình cánh sen cách điệu giống hình dáng bàn tay xòe úp xuống, trên là 9 con rồng cách tân đậm nét dân gian, vươn ra trước thành 9 đầu hồi, tượng trưng cho hình ảnh nhân dân đồng bằng sông Cửu Long chở che, ôm ấp mộ người chí sĩ yêu nước.
Mộ được ốp bằng đá hoa cương, núm mộ hình chữ nhật màu xám tro, yên vị trên nền mộ bằng đámài trắng ,hình lục giác không đều, mở rộng dần ra hai bên và phía trước. Trên mộ có một đỉnh trầm bằng đá Ngũ Hành Sơn,ngày đêm phản phất mùi hương khói.Khuôn viên lăng mộ có nhiều loại cây cảnh, hoa trái quý hiếm được bà con khắp cả nước mang về trồng lưu niệm, đặc biệt là cây khế gần 300 tuổi (nằm bên trái mộ) và cây sộp hơn 300 tuổi (nằm bên phải mộ).
Khoảng giữa sân cách vòm mộ 25 m về phía trước là một hồ sen được xây dựng theo hình ngôi sao 5cánh, tượng trưng cho lá cờ tổ quốc Việt Nam, ở giữa hồ sen có đài sen trắng cao gần 7m tượng trưng cho cuộc đời thanh bạch giản dị và lương tâm trong sáng của cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc và cũng là biểu tượng cho quê hương Đồng Tháp yêu quý giữa lòng Tổ quốc Việt Nam…
Rời lăng mộ Cụ Nguyễn, du khách sẽ được tham quan khu nhà lưu niệm trưng bày nhiều hiện vật, tư liệu liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Cụ, nhất là thời gian Cụ ở Cao Lãnh và vùng đất Nam Bộ và khu nhà sàn Bác Hồ được phục chế nguyên mẫu như nhà sàn của Bác ngay tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội.
Tại đây du khách cũng có thể cảm nhận và hình dung được cuộc đời thanh đạm của Bác, góc làm việc, nơi nghỉ ngơi của Bác sau giờ làm việc…Một góc làng Hòa An xưa – nơi lần đầu tiên cụ Nguyễn Sinh Sắc đến hoạt động cách mạng và tái hiện lại một góc hình ảnh hoạt động đặc trưng của làng quê Nam bộ,… đã được phục dựng lại sau khi mở rộng và nâng cấp toàn bộ quần thể khu di tích lên trên 10ha .
Vào những dịp lễ, tết, hội hè, giỗ chạp… đã có hàng chục ngàn lượt khách hành hương đến viếng thăm lăng mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. đặc biệt là vào ngày 27/10 âm lịch, nhân dân các vùng lâncận lại hội tụ về đây tham dự lễ giỗ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong không khí trang nghiêm, đậm đà bản sắc dân tộc, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.
Và được UBND tỉnh Đồng Tháp quyết định nâng ngày giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc hàng năm lên thành lễ hội với quy mô tổ chức thật đa dạng, phong phú, sinh động, hấp dẫn và trang trọng. Ngày nay, khu di tích Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là tựa đề nóng bỏng trong các ngành du lịch, là nơi có nhiều khách tham quan và được nhiều người biết đến với câu ca dao “Tháp mười đẹp nhất bông senViệt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.
Huyện Hoài Nhơn nằm phía Bắc tỉnh Bình Định, giáp địa phận tỉnh Quảng Ngãi, cách thành phố Quy Nhơn hơn 100 km.
Hoài Nhơn không phải là một điểm đến du lịch hấp dẫn so với nhiều địa danh du lịch nổi tiếng của tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, với địa hình bao gồm cả rừng, núi, ruộng, vườn, sông, suối, hồ, biển, Hoài Nhơn sở hữu trong mình một nét đẹp vừa mộc mạc, hiền hòa đặc trưng thôn quê lẫn hùng vĩ của tự nhiên hoang dã.
Hoài Nhơn có cửa biển Tam Quan ấn tượng với những ngọn đồi chạy dài ra biển, khi bình lặng cùng bãi cát trắng dài tít tấp, khi nhộn nhịp với cảng cá Thiện Chánh tấp nập tàu thuyền. Đến cửa Tam Quan, bạn hãy dành thời gian khám phá hang Yến qua chuyến leo núi tại mũi không tên chia cắt ranh Bình Định và Quãng Ngãi.
Với biển Hoài Nhơn, những ai yêu thiên nhiên hoang sơ nhất định sẽ mê mẩn những gành đá còn vắng dấu chân người như Gành Lộ Diêu, bãi cát Bang Bang ở xã Hoài Mỹ, Mũi Gành ở xã Hoài Hải.Ngược lên phía núi, băng qua những cánh đồng xanh ngát, Hoài Nhơn hiện ra với nét kỳ kỳ vĩ của những lòng hồ, con suối. Phải kể đến hồ Mỹ Bình tại xã Hoài Phú, là địa điểm lý tưởng để ngắm cảnh, câu cá, chèo thuyền. Ngoài ra, bạn có thể thử sức leo núi vượt rừng khám phá những thác nước với những cái tên ngồ ngộ như Thác Ồ Ồ (xã Hoài Phú), Thác Đổ (xã Hoài Sơn)… hòa mình vào cảnh rừng tự nhiên và thưởng thức những sản vật từ rừng.
Dù là chủ đích hay tình cờ ghé qua, con người và cảnh đẹp Hoài Nhơn, với những địa điểm dù vô danh trên bản đồ du lịch, chắc chắn sẽ mang lại cho chúng ta nhiều cảm xúc, khoảng khắc và trải nghiệm thú vị.Đến Hoài Nhơn, đừng quên thưởng thức các món ăn đặc sản rất đặc trưng như mè xững, bánh đúc Hoài Thanh; nem chả Bồng Sơn; bánh xèo Hoài Đức. Đặc biệt đến thị trấn Tam Quan, địa phương nổi tiếng với những vườn dừa bát ngát (ca dao có câu: “Công đâu công uổng công thừa, công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan”), bạn không thể bỏ qua đặc sản bánh tráng nước dừa Tam Quan cùng nhiều sản vật đặc trưng làm từ dừa.
Kiểu bài | Khái niệm | Đặc điểm | Bố cục |
Bài văn phân tích một tác phẩm văn học | Bài văn phân tích một tác phẩm văn học thuộc kiểu bài nghị luận văn học, trong đó người viết dùng lí lẽ, bằng chứng, để làm rõ chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm | • Về nội dung: nêu được chủ đề; nêu và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm văn học, ví dụ: hình ảnh, từ ngữ, các biện pháp tu từ (đối với văn bản thơ); tình huống, chi tiết tiêu biểu, nhân vật, ngôi kể (đối với văn bản truyện),...
• Về hình thức: lập luận chặt chẽ, có bằng chứng tin cậy từ tác phẩm, diễn đạt mạch lạc; sử dụng các phương tiện liên kết hợp lí để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận. | đọc nhận ra mạch lập luận.
• Bố cục bài viết cần đảm bảo: Mở bài: giới thiệu tác phẩm văn học (tên tác phẩm, tác giả,...), nêu ý kiến khái quát về chủ đề và nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm
Thân bài: lần lượt trình bày các luận điểm làm nổi bật chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm.
Kết bài: khẳng định lại ý kiến về chủ đề và một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm; nêu suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm cả nhân hoặc bài học rút ra từ tác phẩm. |
Văn bản thuyết minh giới thiệu một cuốn sách | Văn bản thuyết minh giới thiệu một cuốn sách thuộc kiểu vă bản thông tin, được viết nhằm mục đích chia sẻ những cảm nhận, đánh giá của người viết về cuốn sách, khuyến khích mọi người đọc sách | • Giới thiệu thông tin chính về cuốn sách. • Tóm tắt nội dung cuốn sách. • Nêu nhận xét của người viết về cuốn sách, khuyến khích mọi người đọc sách. • Có thể kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. • Trình bày thông tin mạch lạc. | Phần 1: nêu một số thông tin về tên sách, tên tác giả; nêu cảm nhận hoặc ấn tượng nổi bật về cuốn sách để thu hút người đọc. Phần 2: tóm tắt ngắn gọn nội dung và trình bày nhận xét của người viết về giá trị của cuốn sách. Trích dẫn một vài chi tiết từ cuốn sách để làm rõ ý kiến. Phần 3: khẳng định giá trị của cuốn sách, khuyến khích/ đề nghị mọi người nên đọc cuốn sách đó (giản tiếp hoặc trực tiếp). |
Bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội | Là văn bản kể lại một hoạt động có ích cho xã hội mà bản thân đã tham gia | Tìm ý, lập dàn bài, viết bài - Trình bày lần lượt các sự việc, sự việc này nối tiếp sự việc kia tạo tính logic và có kết thúc - Cần đảm bảo tính trung thực của lời kể. - Kết hợp với yếu tố biểu cả để tăng cảm xúc cho bài viết | Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết • Chọn một hoạt động xã hội mà em cảm thấy thú vị và có ý nghĩa tích cực đổi với cộng đồng để kể lại, ví dụ: – Các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, môi trường – Các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương – Các hoạt động thể hiện tình yêu quê hương, đất nước • Xác định mục đích viết và người đọc (Họ là ai? Họ mong muốn thu nhận được thông tin gì từ bài viết). • Thu thập tư liệu cho bài viết bằng cách: – Nhớ lại những hoạt động xã hội mà bản thân đã tham gia hoặc chứng kiến. – Xem lại những bức ảnh đã chụp trong lẫn tham gia hoạt động xã hội. — Trò chuyện với những người cùng tham gia để nhớ lại những sự việc đã xảy ra. Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý Bước 3: Viết Tử đản y đã lập, em viết thành bài văn hoàn chỉnh. Khi viết, em cần lưu ý: • Sử dụng ngôi thứ nhất để kể lại. • Sử dụng những từ ngữ liên kết như: đầu tiên, sau đó, thế rồi, cuối cùng, nhằm thể hiện trình tự của các sự việc. • Kết hợp kể với miêu tả (quang cảnh diễn ra hoạt động; thái độ, hành động của những người tham gia,...) và biểu cảm (bộc lộ cảm xúc của bản thân về hoạt động với những người cùng tham gia) một cách hợp lí trong bài viết. Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm Em hãy đọc lại bài viết của mình từ vai trò người đọc và trả lời các câu hỏi sau: 1. Phần hấp dẫn nhất trong bài viết là phần nào? 2. Bài viết nên điều chỉnh những gì để hoàn thiện hơn? |
STT | Thể loại | Kinh nghiêm đọc rút ra |
1 | Thơ sáu chữ, bảy chữ | Đếm số câu và số chữ trong câu, nếu các câu đều có sáu chữ là thể thơ sáu chữ, thơ 7 chữ là mỗi dòng có 7 chữ |
2 | Văn bản thuyết minh, giải thích về một hiện tượng tự nhiên | Văn bản cung cấp thông tin cho người đọc về hiện tượng tự nhiên, thường kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh, biểu đồ…) |
3 | Văn bản nghị luận | Đưa ra quan điểm đánh giá của người viết về một vấn đề nào đó |
4 | Truyên cười | Là những câu chuyện ngắn gọn, thời gian và không gian không xác định, tình huống trào phúng gây tiếng cười nhằm phê phán thói hư tật xấu. |
5 | Hài kịch | Kịch dùng, hình thức gây cười để đả kích, phê phán thói xấu, hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Nhiều nhân vật, biểu diễn trên sân khấu và kết hợp các yếu tố hỗ trợ diễn xuất |
Rau muống rửa sạch, chần sơ qua với nước rồi vớt ra rổ để ráo nước.(Chú ý khi chần qua nước t cho vào hạt muối vào để rau thêm xanh nha😜)
Tỏi đập dập phi thơm rồi đổ rau vào xào. Cho muối, mì chính, dầu hào xào to lửa đảo đều tay cho ra được xanh mà ráo không bị ra nhiều nước. Nêm nếm vừa vặn vì rau đã được chần qua nên là khá mau chín. Không nên xào quá lâu dẫn đến rau bị nhừ cũng như vàng rau
Kiểu bài | Khái niệm | Đặc điểm | Bố cục |
Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên | Là kiểu văn bản thông tin, được viết để cung cấp thông tin cho người đọc về nguyên nhân xuất hiện và các thức diễn ra của một hiện tượng tự nhiên | Kiểu văn bản này thường xuất hiện trong các tài liệu khoa học với các dạng như: giải thích trình tự diễn ra các hiện tượng tự nhiên, giải thích nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của hiện tượng tự nhiên, so sánh sự giống và khác nhau giữa các hiện tượng tự nhiên,... | Gồm các phần: - Mở đầu: giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên muốn giải thích - Nội dung: giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên - Kết thúc: có thể trình bày sự việc cuối/ kết quả của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung giải thích |
Văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống | Là văn bản thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng của người viết, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân xem xét giải quyết một vấn đề của đời sống thuộc thẩm quyền của họ. | - Cung cấp đầy đủ thông tin về thời gian địa điểm, tên tổ chức, hoặc cá nhân nhận kiến nghị, thông tin về người viết kiến nghị, lí do, nội dung kiến nghị - Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc | Gồm các phần: - Mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản kiến nghị, cụm từ tóm tắt, nội dung vấn đề kiến nghị, tên cá nhân tổ chức tiếp nhận và giải quyết kiến nghị. Ghi rõ tên địa chỉ, thông tin cần thiết về cá nhân, tổ chức làm văn bản kiến nghị - Nội dung: Nêu vấn đề xã hội cần kiến nghị người có thẩm quyền quan tâm, giải quyết; Nêu rõ các nội dung kiến nghị, đề xuất giải pháp Kết thúc: Khẳng định lại nguyện vọng của tập thể kiến nghị, ; Lời cảm ơn; kí tên đại diện cùng cả nhóm làm kiến nghị. |
Bài văn kể lại một hoạt động xã hội | Bài văn kể lại một hoạt động xã hội thuộc kiểu văn bản tự sự. Trong văn bản đó người viết kể lại các sự việc của hoạt động xã hội mà mình đã tham gia, có kết hợp với yếu tố miêu tả,biểu cảm hoặc cả 2 yếu tố để tăng sự dinh động cho bài viết. | - Kể lại một hoạt động theo ngôi thứ nhất - Nêu được những thông tin cơ bản về hoạt động - Kể lại chân thực - Kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm. | - Mở bài: Giới thiệu một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ, tình cảm sâu sắc - Thân bài: Nêu những thông tin cơ bản về hoạt động xã hội sắp kể: quang cảnh, không gian, thời gian, kể lại các sự kiện theo trình tự, kết hợp miêu tả, biểu cảm. - Kết bài: Kể lại giá trị của hoạt động xã hội đã kể, nêu suy nghĩ, tình cảm mà hoạt động gợi ra cho bản thân |
MÃI MÃI TUỔI HAI MƯƠI
“Kính chào Hậu phương – Chào gia đình, và người tôi yêu. Đêm nay tôi đi – Nhất định có ngày trở về Thủ đôi yêu quí của lòng tôi”
Tại Ngã Ba Đồng Lộc, ngày mùng 3.6.1972, anh lính trẻ Nguyễn Văn Thạc, khi ấy mới 9 tháng tuổi quân kết thúc cuốn nhật kí đời lính đầu tiên, và cũng là cuốn nhật kí cuối cùng của đời mình. Cuốn nhật kí mang tên “Chuyện đời” của anh, sau được biên tập và xuất bản mang tên “Mãi mãi tuổi hai mươi”.
“Mãi mãi tuổi hai mươi” được tác giả Đặng Vương Hưng giới thiệu và biên tập lại từ hàng trăm bức thư cùng cuốn nhật kí “Chuyện đời” dày 240 trang của Liệt sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam Nguyễn Văn Thạc. Cuốn sách được Nhà xuất bản Thanh niên xuất bản năm 2005. Sách dày 319 trang bao gồm phần mở đầu là lời tựa của nhà thơ Đặng Vương Hưng, phần nội dung là nhật kí và thư từ do chính liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc viết. Khép lại cuốn sách là phần phụ lục, giới thiệu bài viết đạt giải Nhất học sinh giỏi Văn toàn miền Bắc của anh cũng như dư luận xoay quanh cuốn sách.
Nguyễn Văn Thạc sinh năm 1952 tại làng Bưởi, Hà Nội. Anh từng đạt giải Nhất học sinh giỏi Văn toàn miền Bắc. Sau này, anh là sinh viên khoa Toán – Cơ trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Khi tuổi trẻ đang đầy nhiệt huyết, tương lai đầy hứa hẹn mở ra ở những phương trời xa, Nguyễn Văn Thạc cùng những người bạn đồng trang lứa xếp lại bút nghiên, lên đường tòng quân theo tiếng gọi của Tổ quốc. Anh nhập ngũ ngày 6.9.1971 và hi sinh ngày 30.7.1972 tại chiến trường Quảng Trị khi chưa đầy 10 tháng tuổi quân và 20 năm tuổi đời.
Anh đặt bút viết những dòng đầu tiên của cuốn nhật kí ngày 2.10.1971: “Nhiều lúc mình cũng không ngờ nổi rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ...”.
Trong cuốn nhật kí, anh không chỉ tâm sự với chính mình, mà còn tâm sự với người bạn gái anh yêu quý – Như Anh. Có thể nói, cô là nguồn cảm hứng lớn đối với anh cả khi vui lẫn khi buồn, khi sung sức cũng như lúc mỏi mệt. Xuyên suốt 240 trang ghi chép, Nguyễn Văn Thạc kể lại những tháng ngày từ khi anh cùng đồng đội được đưa đi huấn luyện cấp tốc tại tỉnh Hà Bắc cũ, nay là Bắc Giang, cho tới khi đơn vị của anh cùng lên đoàn tàu quân sự, hành quân vào chiến trường, trên đường qua Hà Nội, qua Cửa Nam, những người lính trẻ còn kịp viết vội đôi dòng, những cánh thư bay ào ạt xuống đường. “Báo cho những người thân của chúng tôi rằng, chúng tôi đã xa Hà Nội lúc ấy là 12 giờ trưa 9.4.1972”.
Anh cùng đồng đội dừng chân tại Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh chưa đầy một tuần, cảm nhận sâu sắc về cuộc sống và con người nơi đây, bỏ lại đây 16 tập thơ quý giá để tiếp tục hành quân vào chiến trường, sắp tới Trường Sơn rồi. Và một ngày cuối tháng 5.1972, anh lính binh nhì phải tạm biệt cuốn nhật kí đầu tiên của đời lính với những trăn trở khi chưa kịp xem lại một lần, trăn trở “Nếu như tôi không trở lại – Ai sẽ thay tôi viết tiếp những dòng sau này?”.
Cuốn nhật kí không chỉ ghi chép chặng đường hành quân, miêu tả cảnh sắc quê hương đất nước, thể hiện lí tưởng vì Tổ quốc của người thanh niên trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ mà còn đan xen cả tâm sự, suy nghĩ của một con người sâu sắc, yêu đời, lãng mạn, của một học sinh giỏi Văn toàn miền Bắc.
Ngay khi đọc những trang đầu tiên của cuốn nhật kí, không chỉ tôi, mà tin rằng, tất cả độc giả đều thấy nghẹn ngào xúc động. Chiến tranh gian khổ và ác liệt, nhưng người lính trẻ không hề nao núng mà quyết tâm chiến đấu vì một ngày mai tươi sáng, một ngày mai độc lập đúng như trong dự cảm của anh: “Hẹn đến ngày 30.4.1975 sẽ trả lời cho Như Anh câu hỏi: Hạnh phúc là gì?”. Anh không có cơ hội nhìn thấy ngày 30.4 rực rỡ và đáng tự hào ấy, nhưng những thế hệ sau này, trong đó có chúng ta, đang được tận hưởng hạnh phúc mà anh và các đồng đội đã hi sinh để đem lại.
Tôi chợt nhận ra rằng, tuổi trẻ nếu sống thu mình, nhàm chán, vô định thì cuộc đời sẽ thật vô nghĩa biết bao. Khi ta dám dấn thân, biết sống vì cộng đồng, làm đẹp cho đất nước, thì dù phải hi sinh công sức, mồ hôi, nước mắt thậm chí cả máu và sinh mạng, ta cũng không hối tiếc. Nhưng nghĩ thế nào, làm thế nào và sống thế nào, đó là câu hỏi dành cho tất cả chúng ta, dành cho tôi, dành cho các bạn!
Em tham khảo nhé!
Khu di tích lịch sử Tân Trào - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các cơ quan Trung ương ở và làm việc trong thời kỳ tiền khởi nghĩa và thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, nằm trên địa bàn các xã: Tân Trào, Minh Thanh, Trung Yên, Bình Yên, Lương Thiện (huyện Sơn Dương); Kim Quan, Trung Sơn, Hùng Lợi, Trung Minh, Đạo Viện, Công Đa, Phú Thịnh (huyện Yên Sơn). Đây cũng là địa bàn giáp ranh giữa hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn.
Tổng diện tích tự nhiên của toàn khu là 561,1km2, với 18 di tích và cụm di tích tiêu biểu, đã được xếp hạng di tích quốc gia:
Cụm di tích Nà Lừa gồm: lán Nà Lừa - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc từ cuối tháng 5 đến ngày 22/8/1945, nằm ở sườn Tây núi Nà Lừa; lán Cảnh vệ, cách lán Nà Lừa khoảng 20m về hướng Tây, là nơi ở của các đồng chí cảnh vệ, để đảm bảo an toàn cho Bác; lán Điện Đài - nơi thông tin liên lạc giữa Mặt trận Việt Minh và quân Đồng Minh (tại Côn Minh - Trung Quốc); lán Đồng Minh - nơi ghi dấu sự hợp tác giữa Mặt trận Việt Minh và Phái đoàn Đồng Minh; lán họp Hội nghị Cán bộ Toàn quốc của Đảng, cách lán Nà Lừa 20m về hướng Bắc, được dựng lên để phục vụ Hội nghị Toàn quốc của Đảng, diễn ra trong 03 ngày (từ ngày 13 đến ngày 15/8/1945).
Di tích cây đa Tân Trào: chiều ngày 16/8/1945, tại địa điểm này, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã thay mặt Uỷ ban Khởi nghĩa Toàn quốc đọc Bản Quân lệnh số 1 và hạ lệnh xuất quân tiến về Hà Nội.
Di tích đình Tân Trào: đình Tân Trào là nơi tổ chức họp Quốc dân Đại hội (ngày 16 và 17/8/1945) - đại hội được ví như Hội nghị Diên Hồng thứ hai trong lịch sử nước ta.
Di tích đình Hồng Thái: đình Hồng Thái là địa điểm dừng chân đầu tiên của Bác Hồ khi từ Pắc Bó về Tân Trào (ngày 21/5/1945). Địa điểm này cũng là trụ sở của Ban Bảo vệ An toàn khu, của bộ phận tiếp tế và là nơi đón tiếp đại biểu về dự các hội nghị của Đảng.
Cụm di tích trụ sở Phân khu Nguyễn Huệ: tháng 3 năm 1945, Khu ủy Phân khu Nguyễn Huệ được chuyển về thôn Ao Búc, xã Trung Yên. Tại đây, Khu ủy đã quyết định thành lập chính quyền cách mạng (ngày 10/3/1945) và thành lập Uỷ ban Lâm thời Châu Tự Do - chính quyền cách mạng đầu tiên trong cả nước (ngày 16/3/1945).
Cụm di tích Văn phòng Chủ tịch phủ - Thủ tướng phủ: là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ đã bàn bạc và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước trong thời kỳ này, trên các lĩnh vực nội chính, kinh tế, tài chính, văn hoá - xã hội...
Di tích Ban Tổ chức Trung ương: Ban Đảng Vụ cùng Trung ương Đảng (sau này đổi tên thành Ban Tổ chức Trung ương) đã ở và làm việc tại đây vào cuối năm 1949 và từ tháng 4 năm 1951 đến cuối năm 1953.
Di tích Ban Nông vận Trung ương: tháng 5 năm 1952, Ban Nông vận Trung ương chuyển đến ở và làm việc tại khu Ao Rừm, thôn Tân Lập, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương.
Di tích Ban Tuyên huấn Trung ương: Ban Tuyên truyền của Đảng (sau này đổi tên thành Ban Tuyên huấn Trung ương) đã từng ở và làm việc trên một quả đồi tại thôn Thia.
Di tích Việt Nam Thông tấn xã: trong hơn hai năm (kể từ năm 1952), Việt Nam Thông tấn xã đã đóng tại thôn Hoàng Lâu, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương để tuyên truyền, khích lệ nhân dân diệt giặc đói, giặc dốt và thông tin liên lạc phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Di tích Bộ Nội vụ: năm 1948, Bộ Nội vụ chuyển đến ở và làm việc tại thôn Yên Thượng, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương và đã chỉ đạo công tác bảo vệ an toàn cho Trung ương Đảng, Bác Hồ và Chính phủ.
Di tích hầm và lán an toàn của Chủ tịch Tôn Đức Thắng: đồng chí Tôn Đức Thắng đã ở và làm việc tại thôn Chi Liền, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương từ cuối năm 1952 đến tháng 7 năm 1954. Trong thời gian này, đồng chí đã chủ trì Hội nghị Liên tịch giữa Ban Thường trực Quốc hội với Ủy ban Liên Việt (tháng 02 năm 1953), Hội nghị Toàn quốc của Ủy ban Liên Việt (tháng 11 năm 1953), Kỳ họp lần thứ ba của Quốc hội Khóa I (từ ngày 01 đến ngày 04 tháng 12 năm 1953) và nhiều cuộc họp quan trọng khác...
Di tích Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: từ giữa năm 1952 đến tháng 8 năm 1954, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ở và làm việc tại thôn Cầu, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương.
Di tích Bộ Ngoại giao: một thời gian ngắn đầu năm 1947, Bộ Ngoại giao chuyển đến ở và làm việc tại làng Hản, xã Kim Quan, huyện Yên Sơn. Sau đó, Bộ chuyển về xóm Dõn, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương.
Di tích Nha Công an: tháng 4 năm 1947, Nha Công an Trung ương chuyển từ Phú Thọ đến “Nhà ông cả Nhã”, thôn Đồng Đon, xã Minh Thanh. Đây là nơi đóng quân đâu tiên và trong thời gian dài nhất của Nha Công an Trung ương trong kháng chiến chống Pháp.
Di tích Nha Thông tin: Nha Thông tin được đặt tại thôn Mới, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương năm 1951. Tại đây, những bản tin, bài thơ, bài hát cách mạng... đã được đăng tải trên đài phát thanh, phản ánh trung thực đời sống tinh thần, tình hình chiến sự của đất nước và tuyên truyền đường lối kháng chiến của Đảng, Chính phủ đến nhân dân.
Di tích Bộ Tư pháp: từ cuối năm 1949 đến tháng 9 năm 1950, Bộ Tư pháp đã ở và làm việc tại thôn Mới, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương.
Cụm di tích Kim Quan, thôn Khuôn Điển, xã Kim Quan, huyện Yên Sơn bao gồm: di tích lán ở, làm việc và hầm an toàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh; di tích hầm an toàn của Chính phủ; di tích hầm an toàn của Trung ương Đảng; di tích Văn phòng Trung ương.
Ngoài ra, trong khu vực di tích hiện nay còn là nơi diễn ra nhiều sinh hoạt văn hoá đặc sắc của đồng bào các dân tộc, nơi lưu giữ nhiều hiện vật liên quan đến quá trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các cơ quan Trung ương trong thời kỳ tiền khởi nghĩa và thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp...
Với những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học đặc biệt của khu di tích, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Khu di tích lịch sử Tân Trào (huyện Sơn Dương và huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) là di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 548/QĐ-TTg, ngày 10/5/2012).
Tham khảo:
Vị trí: Thác mơ thuộc thị trấn Nà Hang, huyện Nà Hang, tỉnh Tuyên Quang, nằm giữa khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hang, cách thị xã Tuyên Quang khoảng 100km.
Đặc điểm: Thác nước hùng vĩ phối hợp với khung cảnh núi rừng trùng điệp đang chờ đón những du khách ưa phiêu lưu, mạo hiểm.
Đường vào thác Mơ tương đối thuận tiện. Từ xa đã nghe thấy tiếng nước đổ ào ào. Càng đến gần thác, khí hậu càng lạnh. Tới thác, du khách dường như đang bước vào chốn bồng lai tiên cảnh. Thác ẩn dưới chân ngọn núi mà dưới đó là một hồ nước trong veo. Du khách sẽ lên một con xuồng nhỏ để tới thác. Ngồi trên xuồng, du khách được dịp thư giãn, thoả sức ngắm nhìn bức tranh thiên nhiên "núi ôm mây, mây ấp núi".
Một khối nước bạc khổng lồ sẽ hiện ra trước mắt du khách. Thác gồm có 3 tầng, muốn lên tầng thác thứ 2, du khách phải leo khoảng hơn 10m thang dây. Tại chân tầng thác thứ 2 có một hồ nước nhỏ, trong vắt. Lên tầng này, du khách được đắm mình trong khung cảnh kỳ vĩ với những hang động nhũ đá lung linh huyền ảo. Tại tầng thác này nước chảy êm ả hơn, luồn qua những kẽ đá, trên những khối đá to rêu phủ xanh rì trông như những tấm thảm nhung. Bám tiếp thang dây, du khách sẽ tới đỉnh tầng thứ 3 của thác.
Nước từ trên cao đổ xuống ào ào như một màng nước khổng lồ. Hơi nước toát ra lành lạnh đã xua tan mệt mỏi, tạo cho du khách niềm cảm hứng mới khi đứng trên đỉnh ngọn thác hùng vĩ này để chiêm ngưỡng toàn cảnh thị trấn Nà Hang với 99 ngọn núi trùng điệp bao quanh. Nếu thích, xin mời du khách tiếp tục tản bộ vào khu rừng nguyên sinh để khám phá những điều kỳ diệu ở nơi đây. Tiếng thác nước ào ào, tiếng chim kêu vượn hú, ánh nắng bàng bạc xụyên qua tán lá rừng rậm rạp khiến cho du khách như được sống lại thời tiền sử.Thác Mơ, một điểm du lịch sinh thái lý tưởng của Tuyên Quang đang chờ đón du khách ưa phiêu lưu, mạo hiểm.