Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
BÀI VĂN MẪU SỐ 1 THUYẾT MINH VỀ CÂY TRE VIỆT NAM
Những người đi xa quê hương thường nhớ về hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình ,..những hình ảnh quen thuộc của quê hương. Trong số ấy không thể thiếu lũy tre đầu làng. Đúng vậy, cây tre đã từ lâu trở thành một loài cây thân thuộc với người dân Việt Nam.
Không ai biết cây tre có từ bao giờ, chỉ biết rằng lũy tre đã đứng vững trãi như vậy từ hàng ngàn năm trước từ thuở vua Hùng dựng nước đến các cuộc khánh chiến chống xâm lăng. Tre đã cùng con người bảo vệ từng tấc đất của dân tộc. Tre vốn là loài cây thuộc họ thảo mộc, có rễ chùm, thân thẳng vững trãi. Những cây tre nhỏ thì cao khoảng từ hai đến ba mét còn những cây tre trưởng thành có thể cao hơn năm mét. Thân tre hình ống trụ dài, bên trong rỗng. Trên thân tre thường được chia thành các đốt dài bằng gang tay người trưởng thành. Ở mỗi đốt ấy đều có một mấu nối gọi là mắt tre, nơi mà các cành tre mọc ra. Cành tre nhỏ mảnh khảnh không to như càng cây bàng hay bằng lăng nhưng dại dẻo dai. Những cành cây mọc ra theo nhiều hướng khác nhau, cành này đan vào cành kia tạo thành một tấm áo giáp bảo vệ cho những búp măng nhỏ bé đang ẩn náu sâu trong lũy tre. Măng tre hình búp, khoác lên mình một màu xanh pha nâu của đất. Nhữn lớp áo của măng tre là từng bẹ lá úp vào nhau, đợi đến khi trưởng thành thì những bẹ lá ấy cứ tách dần ra cho măng tre mạnh mẽ vươn lên như một cây giáo đâm thẳng lên bầu trời. Lá tre nhỏ, thon và dẹp thuôn nhọc vè phía đầu và sắc. Những chiếc lá mới đầu có màu xanh nhưng khi già thì nó chuyển sang màu vàng. Tre cũng là loài thực vật có hoa nhưng chỉ nở một lần vào cuối đời vào thời gian nở là từ năm mươi đến sáu mươi năm. Hoa tre có mùi hương hơi nồng và có màu vàng nhạt như màu đất. Có thể thấy, tre là loài cây dễ sống, chúng thích nghi với mọi hoàn cành mọi loại đất dù là đất bạc màu hay đất chua, vì vậy mà đi đến bất cứ nơi nào trên đất nước Việt Nam ta cũng thấy cái dáng cao cao nghiêng nghiêng của lũy tre.
Nói đến tre Việt Nam thì làm sao kể cho siết, từ Bắc vào Nam không biết có bao nhiêu là loài tre: tre Việt bắc, trúc Lam sơn, ...Từ lâu tre đã trở thành người bạn của người nông dân đặc biệt là măng tre được coi như một món ăn đặc sản của người nông dân. Dưới bàn tay khéo léo của người phụ nữ, măng tre được chế biến thành nhiều món ăn như tre luộc, măng khô nấu canh, măng tươi...Lá tre khô còn là một vật liệu đốt dễ kiếm cho các bà các mẹ. Cành tre có gai nhọn thường được người nông dân xưa làm hàng rào quanh nhà. Đặc biệt nhất là thân tre, chúng trở thành những đòn gánh theo bước chân người nông dân ra đồng, thành cối xay giúp người nông dân xay lúa. Thân tre còn được vót mỏng thành những lạt mỏng dùng để gói bánh hay buộc mái nhà của người dân xưa hay được đôi bàn tay tài hoa của người nghệ nhân biến hóa thành những chiếc rổ giá hay hình thì cho cò, con vạc ...những món đồ lưu niệm cho khách du lịch. Trong những ngày lễ Cổ truyền, thân tre còn được dùng làm cây nêu cầu may trong nhà. Những lũy tre còn đi sâu vào tâm trí của những đứa trẻ em vùng quê khi vào những buổi trưa hè nóng bức mà được ngồi dưới gốc tre mà hát những bài ca đồng quê, thả những con thuyền tre. Chính những kí ước đó là hành trang cho bất cứ người con xa quên sau này đều nhớ về quê hương. Không những vậy, hình cảnh dáng tre vững trãi đã đi vào những cuộc khánh chiến từ thời vua Hùng, Thánh Gióng lấy lũy tre làm vũ khí đanh tan quân thù, đến hai cuộc kháng chiến chống pháp và mĩ những dụng cụ làm từ tre: cày, cuốc... cũng được Bác nhắc đến trong bài kêu gọi toàn dân kháng chiến...Chính vì những điều đó mà cây tre từ lúc nào đã trở thành biểu tượng cho làng quê Việt Nam.
BÀI VĂN MẪU SỐ 2 THUYẾT MINH VỀ CÂY TRE VIỆT NAM
Không biết tự bao giờ cây tre đã trở thành người bạn thân thiết của người dân Việt Nam. Tre là hình ảnh quen thuộc của không gian làng quê Việt Nam, là bạn của nhà nông, là biểu tượng cao quý cho một dân tộc quật cường. Bởi vậy mà từ lâu tre đã khắc sâu vào tiềm thức mỗi người, để mỗi khi nhắc về Việt Nam thân thương là người ta lại nhớ ngay đến cây tre " thân gầy guộc lá mong manh ".
Không ai biết rõ cây tre có tự bao giờ, có lẽ là từ rất lâu, rất lâu. Người ta chỉ thấy rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc mình từ những ngày đầu dựng nước và giữ nước, từ khi người anh hùng Thánh Gióng nhổ bụi tre ngà đánh tan giặc Ân ra khỏi bờ cõi, từ khi Ngô Quyền cắm cọc tre trên sông Bạch Đằng đã tiêu diệt quân Nam Hán và không biết bao nhiêu chiến công nhờ cây tre nhỏ bé tạo dựng nên.
Cây tre được phân bố khắp nơi từ miền Bắc vào miền Nam, từ miền xuôi lên miền ngược, đâu đâu ta cũng thấy những lũy tre xanh rờn, rì rào trong gió ngàn, tỏa bóng râm mát ôm trùm đường làng ngõ xóm thân quen. Họ hàng nhà tre cũng rất là phong phú, đa dạng, gồm nhiều loại như tre Đồng Nai, tre Việt Bắc, trúc Lam Sơn, nứa, vầy rồi dang, hóp, lạt...
Khác với những loài cây khác, tre có những đặc điểm rất độc đáo, khác biệt. Ngay từ khi còn là một mầm măng tre đã nhọn hoắt như cái chông, cứ hiên ngang mà đâm thẳng lên đón gió, đón nắng của trời. Tre là loài cây dễ trồng, không kén chọn các điều kiện tự nhiên. Dù cho đất đai cằn cỗi, thời tiết khắc nghiệt thì tre vẫn luôn xanh tốt lạ thường. Thời gian trôi đi, mầm măng nhỏ, yếu ớt ngày nào đã trở thành cây tre xanh, cứng cáp và dẻo dai. Rễ tre là loại rễ chùm, bám rất sâu và chắc vài đất giúp cây luôn đứng vững trước mọi bão tố. Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng và khoác lên mình bộ áo màu xanh thẫm. Trên thân tre chia thành các đốt, khi tre càng lớn thì các đốt càng dài. Từ thân tre đâm ra tua tủa biết bao nhiêu là cành lá. Lá tre nhỏ, thon dài, xanh một màu xanh mơn mởn với những đường gân ở mặt sau lá. Mỗi khi có làn gió thoảng qua, vài chiếc lá lại lìa cành, chao liệng trên không trung rồi đáp xuống mặt nước như những chiếc thuyền nan tí hon.
Tre không mọc đơn lẻ mà mọc thành bụi, thành lũy. Từng khóm tre xanh rì quanh xóm làng đã ôm ấp từng ngôi nhà, tỏa bóng mát khắp nơi nơi. Cây tre còn là hình ảnh không thể thiếu của làng quê Việt Nam. Chắc hẳn sâu trong tâm trí mỗi người đều ghi dấu hình ảnh từng đàn trâu thong thả nhai rơm dưới gốc tre làng xanh mát. Dưới bóng mát của tre còn là nơi vui chơi lí tưởng của bọn trẻ con. Chúng nô đùa, kể chuyện với những tiếng cười giòn tan, trong sáng và ngây thơ. Rồi tre cũng làm nên những trò chơi thú vị của tuổi thơ như đan vòng tay bằng búp tre, chiếc hóp cho các bạn nam... Các cụ già thì ngồi dưới gốc tre phe phẩy chiếc quạt nan lại bàn đôi ba câu chuyện thế sự, về việc nhà, việc làng. Chiếc điếu cày phì phèo điếu thuốc cũng được làm từ tre, chiếc chõng- nơi ngồi nhàn đàm của các cụ ta cũng từ tre mà ra.
Trong lao động, tre là cánh tay hỗ trợ đắc lực cho người nông dân. Từ thân tre nhỏ gọn mà cứng cáp, người ta chế tạo được biết bao công cụ hữu ích như cán cuốc, cán cào... Rồi từ bàn tay khéo léo của những người nghệ nhân mà từ cây tre thô mộc được gọt giũa thành những đôi đũa đẹp đẽ, những đồ mĩ nghệ có giá trị thẩm mĩ được xuất khẩu sang nước ngoài mang lại những nguồn lợi kinh tế lớn.
Trong chiến đấu tre còn là người đồng chí, đồng đội quả cảm của dân tộc ta. Từ thời trung đại, tre đã cùng dân ta góp nên bao chiến thắng vang dội rồi đến thời kì kháng chiến chống Pháp chống Mĩ tre lại góp công mình diệt giặc. Những vũ khí thô sơ như chông tre, gậy tre, cán cuốc, cán cày... mà cũng đã làm nên những chiến thắng lừng lẫy năm châu. Tre giống như người lính tiên phong giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre sẵn sàng hi sinh để bảo vệ dân tộc ta.
Cây tre đã trở thành biểu tượng cho con người Việt nam từ sự ngay thẳng, kiên chung đến sự dũng cảm, sẵn sàng xả thân vì dân vì nước. Cuộc sống ngày càng đổi thay và hiện đại nhưng mong rằng cây tre sẽ cùng song hành với người Việt Nam trên mọi chặng đường.
BÀI VĂN MẪU SỐ 3 THUYẾT MINH VỀ CÂY TRE VIỆT NAM
Nhắc đến nước Nga, chúng ta nhớ ngay đến thủ đô Moscow với những hàng bạch dương “sương trắng nắng tràn”. Nhắc đến Nhật Bản, ta lại nghĩ tới thành phố Tokyo tràn ngập hoa anh đào. Còn với dải đất hình chữ S, có thể nói cây tre đã trở thành biểu tượng cho con người và mảnh đất Việt.
- “Tre xanh
- Xanh tự bao giờ
- Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”
- (“Tre Việt Nam”- Nguyễn Duy)
Chẳng biết tre có từ bao giờ mà trong những câu thơ, Nguyễn Duy cũng không thể biết được. Chỉ biết: từ thuở xa xưa, cùng với làng bản, xóm thôn, cùng với cuộc sống con người Việt, tre đã xuất hiện rồi.
Ở trên khắp những vùng quê Việt Nam, không khó để có thể bắt gặp và quan sát những dãy tre làng. Tre là loại thân rỗng, chia thành nhiều đốt, cùng họ với nứa, trúc, mai, vầu, … Tre mang dáng thẳng, vươn cao từ 10-18 m. Ngọn tre cong vút, lá tre mỏng và sắc, gân lá song song như lá lúa, màu xanh đậm. Tre thường sống ở nơi đất đai khô cằn, kém màu mỡ với chiếc rễ tre- loại rễ chùm, cứng, ăn sâu vào lòng đất để hút chất dinh dưỡng tối đa đi nuôi cây. Chính vì vậy, trong bài thơ của mình, nhà thơ Nguyễn Duy còn viết:
- “Rễ siêng không ngại đất nghèo
- Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”
- (“Tre Việt Nam”)
Dưới gốc tre còn có những lớp măng non nhọn hoắt, được bao bởi những lớp bẹ dày, cứng ở ngoài. Tre mới mọc, mọc thành từng khóm, từng lũy xếp sát với nhau. Có phải vì “thương nhau” mà “tre chẳng ở riêng” như Nguyễn Du nói không?
Tre trên khắp đất nước Việt Nam rất đa dạng và phong phú nhưng chủ yếu phân theo ba loại chính. Loại đầu tiên là những tre xanh được trồng nhiều ở các làng quê, dáng thẳng, vươn cao cho bóng mát. Tre đằng ngà là loại tre có thân màu vàng óng. Truyền thuyết kể lại rằng: ngựa sắt của Thánh Gióng phun lửa làm cháy những bụi tre để lại màu ngả vàng như thế. Còn tre gai là loại tre nhỏ, thân thấp, có nhiều gai rất thuận tiện dùng để làm hàng rào, hàng dậu.
Cây tre từ lâu đã trở nên gần gũi và ý nghĩa đối với cuộc sống mỗi người dân Việt Nam. Trong đời sống hằng ngày, tre dùng để làm nhà cửa, làm giường, làm bàn ghế. Ngay cả những chiếc rổ rá cũng được làm rất rỉ mỉ và tinh thế bằng tre. Ngày nay, tre còn dùng làm đồ thủ công mĩ nghệ như những chiếc giỏ, chiếc nàn hay những bộ bàn ghế đầy tinh xảo. Trong lao động, tre dùng làm chiếc cối xay thóc để làm ra những hạt gạo thơm ngon, trắng ngần. Đúng như nhà văn Thép Mới đã viết: “Cối xay tre nặng nề quay, Từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.” Tre làm thành cán cày, cán cuốc của cha, là đòn gánh theo mẹ vào mỗi buổi đi chợ. Trong chiến đấu, gậy che, chông tre chính là vũ khí đặc biệt để chống quân thù; “Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Tre đi vào không gian sinh hoạt, cùng con người chiến đấu và chiến thắng oanh liệt mà còn đi vào lịch sử với những câu chuyện li kì của bà và của mẹ. Trong truyền thuyết, khi gậy sắt bị gãy, Thành Gióng đã nhỏ tre để quét sạch lũ giặc Ân độc ác ra khỏi bờ cõi. Rồi năm 938, cũng chính nhưng cây tre ấy, đều được dùng làm cọc đánh xuống lòng sông Bạch Đằng khiến cho quân Nam Hán tan tác. Sau những năm tháng chiến đấu hào hùng, tre lại trở về với cuộc sống đời thương, cùng vui buồn sinh hoạt với mọi người. Những điếu cày tre từ bao giờ chính là niềm vui của những cụ già, là niềm vui của đám trẻ với những que truyền bằng tre. Và tất nhiên, không thể thiếu được, những chiếc sáo diều vi vu trên bầu trời những đêm hè của lũ trẻ nghịch ngợm trong làng, những chiếc nôi tre đưa em thơ vào giấc ngủ êm đềm.
Không chỉ có những công dụng và lợi ích trong cuộc sống sinh hoạt, tre còn mang rất nhiều ý nghĩa riêng. Từ lâu, tre đã gắn bó với con người đời đời kiếp kiếp: từ lúc lọt lòng trong chiếc nôi tre đến khi trở về với đất mẹ trên những chiếc chõng tre; tre vẫn luôn bên người. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, tre đã cùng con người lao động dựng xây, chiến đấu và sản xuất, Vì thế, tre chính là biểu tượng cho người Viết Nam cần cù chịu khó, kiên cường, bất khuất. Những búp măng non còn là biểu tượng cho thiếu niên nhi đồng đầy sức sống vươn lên. Rồi tự bao gờ, tre đã bước vào những câu thơ, lời hát của những nghệ sĩ để rồi trở thành những câu ca bất hủ. Tre đi vào những bức họa đồng quê, chỉ lặng lẽ đứng một góc nhưng lại cho ta cảm giác yên bình, tĩnh tâm và hạnh phúc. Vì vậy, dù có nơi đâu, lúc nào đi chăng nữa, chỉ cần nơi đâu có những rặng tre, những búp măng xanh thì đều có tâm hồn và vẻ đẹp, nhân cách Việt.
Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng hiện đại, những chiếc giường tre, chõng tre đã dần bị thay thế bởi những thiết bị hiện đại, những lũy tre nơi làng quê cũng thưa thớt dần. Nhưng sẽ có một điều mãi mãi không thay đổi: vẻ đẹp và những giá trị tâm hồn cao quý của con người, mảnh đất này.
#Buồn
Tự làm nhé:
Từ xa xưa,cây lúa nước đã gắn bó với nhân dân Việt Nam.Lúa nước thường được sử dụng kèm với các món ăn quen thuộc của người dân. Nếu hoa sen mang vẻ đẹp thanh khiết , áo dài mang vẻ đẹp thướt tha đặc trưng của người phụ nữ Á Đông ,thì cây lúa Việt Nam có một nét đẹp dân dã thân thuộc
Từ xa xưa,cây lúa nước đã gắn bó với nhân dân Việt Nam.Lúa nước thường được sử dụng kèm với các món ăn quen thuộc của người dân.Nếu hoa sen mang vẻ đẹp thanh khiết , áo dài mang vẻ đẹp thướt tha đặc trưng của người phụ nữ Á Đông ,thì cây lúa Việt Nam có một nét đẹp dân dã thân thuộc
Suốt quãng đời cắp sách đến trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước… và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì tôi yêu quý nhất là cây bút bi, một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!
Hồi còn ở cấp một, tôi dùng bút máy viết mực và chữ tôi khá đẹp, nhưng khi vào cấp hai thì nó lại gây cho tôi khá nhiều phiền toái. Tôi phải vừa viết vừa nghe Thầy, cô giảng bài với tốc độ khá nhanh nên bút máy không thể đáp ứng được yêu cầu này. Chữ viết lộn xộn và lem luốc rất khó coi! Lúc ấy thì Ba mua tặng tôi một chiếc bút bi với lời khuyên: “con hãy thử xài loại bút này xem sao, hy vọng nó có ích với con”. Kể từ đó tôi luôn sử dụng loại bút này để rồi hôm nay có dịp nhìn lại, tìm hiểu đôi điều về nó.
Chiếc bút bi đầu tiên, được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938. điều khiến Ông nghĩ ra việc sáng chế ra loại bút này là vì những cây bút máy luôn gây cho Ông thất vọng, chúng thường xuyên làm rách, bẩn giấy tờ, phải bơm mực và hay hư hỏng… Vào ngày 15 tháng 6 năm 1938 ông Biro được nhận bằng sáng chế Anh quốc. Từ khi bút bi được ra đời nó đã được cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và đã trở nên thông dụng khắp thế giới. Tuy có khác nhau về kiểu dáng như chúng đều có cấu tạo chung giống nhau. Bút bi có ruột là một ống mực đặc, đầu ống được gắn với một viên bi nhỏ có đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 milimet, được coi như là ngòi bút. Khi ta viết mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của viên bi này và loại mực dùng cho bút khô rất nhanh.
Con người thường ít nghĩ đến những gì quen thuộc, thân hữu bên mình. Họ cố công tính toán xem trung bình một đời người đi được bao nhiêu km hay một người có thể nhịn thở tối đa bao nhiêu phút nhưng chắc chưa có thống kê nào về số lượng bút họ dùng trong đời! Một cây bút cũng giống như cơ thể con người vậy, ruột bút là phần bên trong cơ thể, đầu bi chính là trái tim và mực chứa trong bút được ví như máu, giúp nuôi sống cơ thể. Còn vỏ bút giống như đầu, mình, tứ chi vậy… chúng phải cứng cáp thì bút mới bền, hoạt động tốt cũng như tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái. Màu sắc và hình dáng bên ngoài giống như quần áo, làm tăng thêm vẽ đẹp cho bút. Các chi tiết của bút dù quan trọng hay thứ yếu đều góp phần tạo nên một cây bút. Như một kiếp tằm rút ruột nhả tơ, âm thầm giúp ích cho đời để rồi khi cạn mực, chúng bị vứt bỏ một cách lạnh lùng. Mấy ai nhớ đến công lao của chúng!
Bước vào năm học mới, các nhà sản xuất bút bi như Bến Nghé, Đông Á, Thiên Long, Hán Sơn… đã lần lượt cho ra đời hàng loạt mẫu mã từ đơn giản cho đến cầu kỳ như bút bấm, bút xoay, bút hai màu, ba màu… đủ chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng như cầu người sử dụng. Các cậu nam sinh thì chỉ cần giắt bút lên túi áo đến trường nhưng nhiều bạn gái lại thích “trang điểm” cho bút các hình vẽ, hình dáng xinh xắn lên thân hay đầu bút còn được đính thêm con thú nhỏ ngộ nghĩnh… Thế là những chiếc bút bi lại theo chân trò nhỏ đến trường, giúp các cô, cậu lưu giữ những thông tin, kiến thức vô giá được thầy cô truyền đạt lại với cả tấm lòng!
Có cây bút vẻ ngoài mộc mạc, đơn giản song cũng có cây được mạ vàng sáng loáng. Nhìn bút, người ta biết được “đẳng cấp” của nhau, nhưng nhìn vào nét chữ người ta mới đoán được tính cách hay đánh giá được trình độ của nhau. “Một chiếc áo cà sa không làm nên ông thầy tu”, một cây bút tuy tốt, đắt tiền đến cỡ nào cũng chỉ là vật để trang trí nếu vào tay kẻ đầu rỗng mà thôi! Bút là vật vô tri, nên nó không tự làm nên những câu chữ có ý nghĩa nhưng nếu trong tay người chủ chuyên cần, hiếu học nó sẽ cho ra đời những bài văn hay, những trang viết đẹp. Để trở thành người chủ “tài hoa” của những cây bút, người học sinh cần rèn luyện cho mình thói quen vở sạch, chữ đẹp và luôn trau dồi kiến thức học tập… hãy biến chúng thành một người bạn thân thiết, một cánh tay đắc lực trong việc học tập bạn nhé!
Cùng với sách, vở… bút bi là dụng cụ học tập quan trọng của người học sinh, vì vậy chúng ta cần phải bảo quản bút cho tốt. dùng xong phải đậy nắp ngay để tránh bút rơi làm hư đầu bi, bộ phận quan trọng nhất của bút. Đặc biệt là luôn để bút ở tư thế nằm ngang giúp mực luôn lưu thông đều, không bị tắc. Một số loại bút bi có thể thay ruột khi hết mực và mình xin mách các bạn một mẹo nhỏ là nếu để bút bi lâu ngày không xài bị khô mực thì đừng vội vứt bỏ mà chỉ cần lấy ruột bút ngâm trong nước nóng độ 15 phút… cây bút của bạn có thể được phục hồi đấy!
Có thể nói rằng bút bi là một trong những phát minh quan trọng của con người. Ngày nay cứ 1 giây lại có 57 cây bút bi được bán ra trên thế giới, chứng tỏ tầm ảnh hưởng quan trọng của nó. Khoa học tiến bộ, nhiều công cụ ghi chép tinh vi hơn, chính xác hơn lần lượt xuất hiện nhưng bút bi vẫn được nhiều người sử dụng bởi nó rẽ và tiện lợi. Cầm cây bút bi trên tay, nắn nót từng chữ viết cho người thân yêu, chúng ta mới gửi gắm được trong đó bao nhỉ!
P/s mỏi tay quá tham khảo nha
-MB: Giới thiệu đối tượng tm của bạn là cái kéo.
-TB: - Tm về các đặc điểm của cái kéo
+ Các phần của kéo?....
+ Chất liệu làm nên cái kéo ( Nêu rõ chất liệu từng phần )
- Các loại kéo?....
- Công dụng của cái kéo?
--> khẳng định tầm qan trọng của cái kéo trong đời sống sinh hoạt.
-KB: Nhấn mạnh một lần nữa sự cần thiết của cái kéo trong cuộc sống hằng ngày.
Tham khảo:
Quạt là đồ dùng vô cùng gần gũi với người dân. Chiếc quạt đã tạo ra gió làm dịu đi cái nóng của mùa hè đối với con người. Không những thế, nó còn giúp con người ngủ ngon hơn, thoải mái hơn.
Quạt bây giờ có quạt điện và quạt thủ công. Tuy chúng có nhiều đặc điểm khác nhau nhưng đều có công dụng là làm mát. Ngoài ra quạt thủ công còn là đồ vật trang trí trong nhà, biểu diễn nghệ thuật.
Quạt thủ công đã xuất hiện từ rất lâu đời. Bà la sát đã dùng chiếc quạt ba tiêu của mình để quạt Tôn Ngộ Không bay xa tới mười nghìn dặm chỉ một cái vung tay. Tác giả Ngô Thừa Ân đã nói quá sức mạnh của chiếc quạt. Nhưng thật sự quạt thủ công đã có vai trò rất lớn trong xã hội cũ. Từ vua chúa sử dụng những chiếc quạt làm bằng lông vũ xinh đẹp để tạo sự thoải mái trong giấc ngủ trưa đến các sĩ tử dùng quạt giấy để biểu thị sự nho nhã, có học của mình trước mọi người. Bây giờ, theo tôi được biết, quạt thủ công chủ yếu là quạt giấy và quạt nan. Theo đúng tên gọi của nó, nguyên liệu làm quạt là giấy và nan tre nhỏ, mảnh. Người ta làm quạt theo một hình mẫu nhưng bây giờ có rất nhiều mẫu đẹp như hình rồng, hình phượng...
Hồi nhỏ, tôi đã hỏi bà:
Bà ơi, tại sao cái quạt nhà mình lại tự quay được thế?
Tại trong đó có tay thần cháu ạ - Bà tôi cười.
Bây giờ, tôi đã biết tại sao quạt điện lại tự chạy được. Trong quạt có bộ phận được gọi là roto và stato. Khi ta cắm phích điện vào ổ thì có một luồng điện truyền vào roto làm roto quay. Roto gắn với thanh sắt nối với cánh quạt. Vì vậy khi roto quay thì cánh quạt quay và tạo ra gió. Bộ phận chính của quạt là phần quay và phần điều chỉnh. Phần quay chính là stato, roto và cánh quạt. Còn phần điều chỉnh là các nút bấm. Ngoài ra, vỏ và lồng bảo vệ cánh quạt cũng là bộ phận không thể thiếu để làm nên chiếc quạt hoàn chỉnh. Chiếc quạt cóc gắn liền với nhân dân ta nửa cuối thế kỷ XX đã bị đào thải trên thị trường. Giờ đây có vô cùng những sản phẩm quạt điện từ rẻ tiền đến đắt giá. Từ chiếc "để bàn MD" đến "điều khiểu Euro". Từ "Quạt cây ASIA" đến "quạt trần nhỏ xíu mắc màn". Tất cả đều là số ít trong hàng loạt sản phẩm quạt điện ngày nay. Tuy chỉ biết công đoạn dây chuyền để sản xuất quạt điện nhưng tôi vẫn công nhận rằng người phát minh ra động cơ điện là thiên tài.
Giờ đây, công nghệ làm mát hiện đại như máy điều hoà, máy lạnh đã quen thuộc trên thị trường, nhưng những chiếc quạt có lẽ sẽ luôn có "đất dụng võ".
Đề 1:
"Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn."
Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó thân thiết với con người, làng quê Việt Nam.Bằng hạt gạo – hạt ngọc trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng vua Hùng. Chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh của cây lúa và người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi về sau.
Lúa là một thực vật quý giá, là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa có phiến dài và mỏng,mọc bao quanh thân, mặt lá nhám, gân lá chạy song song . Tùy thời kì sinh trưởng, phát triền mà lá lúa có màu khác nhau.Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.
Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa:chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nản mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng.Ruộng phải cày bừa,làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi (đang thì con gái) lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt,chín vàng.Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô,xay xát thành hạt gạo…Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người.
Hạt gạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất của chúng ta.Hạt gạo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu,rất cần thiết cho cơ thể con người.Ngoài việc nuôi sống con người,hạt lúa,hạt gạo còn gắn bó với đời sống tinh thần của người Việt.Có nhiều loại gạo:gạo tẻ, gạo nếp…Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền thống của con người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán.Bánh chưng, bánh giầy còn gắn liền với Lang Liêu thời vua Hùng dựng nước. Lúa nếp non còn dùng để làm cốm- một thức quà thanh lịch của người Hà Nội.Gạo nếp dùng để đồ các loại xôi – một món đồ lễ không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết và ngày cúng giỗ tổ tiên. Đồng thời xôi cũng là thức quà quen thuộc hằng ngày. Từ lúa gạo, người Việt còn làm rất nhiều loại bánh như:bánh đa,bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ,bánh nếp,bánh phở,cháo…Nếu không có gạo, thật là khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
Ngày nay, nước ta đã lai tạo được gần 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia.Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo.
Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:
"Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn".
Đề 4
MB
Hàng năm, đến khi những chú ve cất lên những tiếng hát gọi hè reo vang inh ỏi khắp sân trường …. Tôi lại đựơc nghe các cô cậu học trò nhắc đến tôi qua những câu đối rất đáng yêu và vô cùng ngộ nghĩnh :
“Cây gì mọc ở sân trường
Cùng em năm tháng thân thương bạn bè
Nấp trong cành lá tiếng ve
Sắc hoa đỏ rực gọi hè đến mau?”
Có lẽ là vậy … sự xuất hiện chúng tôi có lẽ cũng đã gắn bó với ít nhiều với những kỉ niệm đẹp đẽ của các bạn học sinh. Mùa hạ thường đến với những mùa thi, cùng với những nhánh phượng vĩ đỏ ối chúng tôi lấp ló để báo hiệu ngày chia tay mang đẫm những kỉ niệm vui buồn xen lẫn. Đồng hành với màu đỏ rực của chúng tôi có lẽ chẳng có gì khác ngoài những hàng lưu bút, những dòng nhật kí theo năm tháng và là cả những món quà nho nhỏ lưu niệm dành tặng cho nhau của những cô cậu học trò nhí nhố. Chúng tôi cũng duờng như là nhân chứng cho những tình yêu lãng mạn mơ mộng vu vơ của thời học trò áo trắng cắp sách. Chúng tôi đặc biệt là thế đấy, luôn gắn liền với tuổi học trò. Và tôi không biết từ bao giờ, mọi người xem chúng tôi là một biểu hiện của mùa hạ, của một thời học trò. Và cũng tự khi nào … loài phượng vĩ chúng tôi còn có một biêt danh khác, một tên gọi khác: “Hoa học trò”?
TB:
Lòai phương vĩ chúng tôi cũng có nhiều tên lắm đấy. Ngòai những cái tên độc đáo, đầy ấn tượng như là xoan Tây, điệp tây, hoa nắng, chúng tôi còn có tên khoa học nữa cơ. Tên khoa học của chúng tôi là Delonix regia, thuộc gia đình Caesalpiniaceaẹ, Họ poincianas có cùng một họ với đậu(Leguminosae), giống Delonix. Loài chúng tôi đa số sinh sống và phát triển tốt ở vùng nhiệt đới hay cận nhiệt đới, nhưng vẫn có thể kiên cường chống chọi với điều kiện khô hạn và sống được cả những nơi đất mặn. Tôi nghe cha tôi kể lại rằng, tổ tiên của tôi có nguồn gốc từ Madagascar cơ đấy. Tại đó con người ta tìm thấy tổ tiên chúng tôi trong các cánh rừng ở miền tây Malagasy. Thế là từ đó, dòng họ của tôi đã đuợc tận hưởng một chuyến du lịch đến khắp mọi nhiệt đới trên thế giới, nhất là Đông Nam á và châu mỹ latinh. Có lẽ vì mầu sắc rực rỡ đỏ rực nổI bật trên nền trời, nên chúng tôi được so sánh như những đốm lửa ấm nóng chói chang giữa rừng chăng ? Tôi chỉ được biết rằng, mầu đỏ thắm của chính lòai hoa chúng tôi đã được thổ dân vùng Madagascar cho vào hạng hoàng tộc của thảo mộc, cũng như được công nhận là hoa biểu tượng cho xứ Puerto Rico. Tại Việt Nam, chúng tôi được người Pháp du nhập vào trồng vào những năm cuối thế kỷ 19 tại các thành phố lớn như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn và dần được trồng rộng rải từ Bắc vào Nam trên vĩa hè ,công viên ,trường hoc.
Chúng tôi thuộc vào loại thân mộc, có thể cao lên đén từ 5-12 mét với những tán lá xòe rộng và dày đặt như một chiếc dù khổng lồ. Mỗi cành lá dài khỏang 20-40 cm, dày đặc những chiếc lá kép li ti có màu lục hơi nhạt đặc trưng, nhỏ nhỏ xinh xinh như những chiếc lông chim. Những bông hoa màu đỏ thẫm lượn theo những đường cong mềm mại, mỗi cánh có thể dài tới 8 cm , 5 cánh hoa xòe rộng như những chiếc chong chóng sắp quay. Hoa có 4 cánh có màu đỏ thẫm rực rỡ với cánh thứ năm mọc thẳng, hơi quăn góc, lấm chấm những đốm đỏ đậm, lớn hơn một chút và có phần thô hơn 4 cánh kia. Bên trong những chiếc cánh hoa ấy chính là bầu nhụy và có những cành nhị dài có phấn hoa màu vàng với hương thơm thoang thoảng, thư thái, an lành nhưng đượm đầy sự quyến rũ khiến các loài ong bướm mê mẩn. Đến khi hoa tàn, từ những đài hoa nhỏ nhắn đấy lại mọc ra những trái phượng dẹp, dài đến 60cm và rộng chừng 5cm, khi chin có màu đen thẫm và vỏ cứng bao bọc những hạt phượng màu nâu thẫm bên trong. Chính nhờ có được những phẩm chất ngoại hình trời phú như vậy nên lòai phượng vĩ tôi đây vô cùng tự hào vì còn được ví von như là lòai cây nhiều màu sắc nhất trên thế giời. Những bông hoa đỏ rực rỡ sáng chói trong nắng cùng với nhị vàng hòa lẫn với những màu xanh lục của lá cây làm lòai phưọng chúng tôi lộng lẫy một cách giản dị vô cùng mà không thể nhầm với lòai nào khác cả.
Đối với các cô cậu học trò, loài phượng chúng tôi cũng đặc biệt lắm chứ. Chúng tôi ghi lại dấu mốc quan trọng của mỗi cô cậu học sinh.Khi chúng tôi bắt đàu chớm nở là thời điểm của mùa thi cuối năm, dù các bạn có thành công hay thất bại thì điều đó vẫn đem lại cho các bạn những bài học vô cùng quý giá khiến các bạn trưởng thành hơn.Những bông hoa của tôi còn đựoc các bạn hái để ép thành những con bứơm vào những trang nhật kí, trang sách; nhị của bông hoa các bạn hái để chơi những trò chơi ngộ nghĩnh như “đá gà”; tán lá giúp che nắng, che mưa cho các cô cậu học trè vào những ngày hè oi bức hay những ngày mưa tầm tả; thân cây chúng tôi để các bạn khắc lên những dấu ấn kỉ niệm thân thuơng lưu đọng theo năm tháng; quả của chúng tôi còn đựơc một số bạn nam tinh nghịch hái để chơi đánh kiếm;... Và khi chúng tôi đã nở rộ thì có lẽ cũng đã đến thời điểm các bạn phải xa lìa nhau. Ôi, mới nghĩ đén thôi tôi cũng đã cảm thấy nao long rồi. Năm nào cũng vậy, tuy đã quen nhưng tôi vẫn không thể nào tránh đựoc cảm giác xao xuyến khi thấy các bạn chia tay. Các bạn cùng tặng nhau những món quà lưu niệm nho nhỏ, trao cho nhau những loìư chúc tốt đẹp và những lời chia tay thấm đẫm những nỗi buồn của các cô cậu học sinh, như không muốn xa lìa. Tuy vậy, đén đầu tháng năm, thời kì chúng tôi ra hoa đẹp nhất, tôi lại đuợc chứng kiến các cô cậu học trò gác qua những nỗi buồn và lục đục cho những ngày hè sôi động đang đón chờ khiến tôi cũng phấn khởi theo. Ngoài ra, trong đời sống con ngừỏi sao có thể thiếu tôi đuợc chứ: quả khô dung để làm củi này, gỗ đuợc dùgn trong xây dựng, đồ gỗ dân dụng, vỏ và rễ còn dung để làm thuốc để chữa một số bệnh, … và còn vô vàn những lợi ích khác. Ở Việt Nam, vào những dịp hè về, nếu có dịp ghé qua Hải Phòng, các bạn sẽ thấy một thành phố mang mác đầy những sắc đỏ của hơn 9000 những người anh em tôi được gieo rải khắp thành phố. Hay mỗi năm vào tháng sáu, miền nam Florida thường tổ chức hội hoa Phượng Vỹ để mọi người cùng thưởng hoa, như người Nhật thường có hội hoa Sakura chăng?
KB
Vì cái đẹp của phượng vỹ, và vì sự bền bỉ của cây phượng qua bao nhiêu năm tháng, dù trụi cành giữa mùa đông nhưng xanh tươi trong những tháng ngày còn lại trong năm, và vì tán lá xanh um mở rộng như chiếc dù che nắng mưa, phượng vỹ có lẽ vì thế được ưa chuộng trong những khuôn viên học đường, những công viên, dọc theo hai bên đường phố hầu tạo được bóng mát trên đường, và làm cảnh đẹp mỗi muà phượng nở. Có lẽ chúng tôi sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Dưới các mái trường thân yêu, không phải ai hết mà chính là chúng tôi cũng đã lần lượt chứng kiến lũ học trò đang dần trưởng thành và rời xa những mái trường. Chúng tôi khắc ghi lại bao nhiêu dấu ấn kỉ niệm buồn vui học trò, từ những ngày tháng vui đùa bên nhau cho đến khi xa lìa, …. Cũng hạnh phúc lắm chứ. Có lẽ vì thế mà biết bao người, từ châu Âu đến châu Á, đã viết biết bao nhiêu mẩu truyện, làm biết bao nhiêu bài thơ, hoạ bao bức tranh, và nhất là phối âm bao nhiêu bản nhạc riêng cho chúng tôi, ví dụ như bản "Poinciana", và có phải vì thế, bao tâm hồn thi sĩ bắt đầu biết nhớ, và biết mong "Sớm Nở Phượng Yêu".
Wikipedia nha bạn :) Nhìn chung thuyết minh khá dễ vì không cần biểu cảm hay kể chuyện tùm lum các thứ nhưng không được nhầm lẫn với miêu tả. Nhớ dàn bài là làm được.
Cửa Tùng là một bãi biển đẹp tuyệt vời ở Quảng Trị. Những tour du lịch thương mại ít khi đưa khách đến với bãi biển này và Cửa Tùng dường như chỉ còn là nơi thu hút du khách địa phương. Trong khi đó, nó đã từng được mệnh danh là nữ hoàng của các bãi tắm.
19/05/2008 15:40
Từ cầu Hiền Lương, chiếc cầu nối đôi bờ Vĩnh Linh và Gio Linh, đi khoảng 10 km về phía Ðông Bắc, người ta có thể nhìn thấy bãi biển xinh đẹp này. Nó là một điểm nhấn đẹp đẽ và nên thơ trong cả một vùng cửa biển.
Những điều chỉ có ở Cửa Tùng
Nằm phía Bắc cửa biển, bãi tắm là một bãi cát thon dài nằm phơi mình dưới làn nước xanh. Ðây là một bãi tắm êm đềm bởi nó được bao bọc kỹ lưỡng bởi bà mẹ thiên nhiên. Hai bãi đá ngầm ăn sâu ra biển từ hai phía là Mũi Si và Mũi Lai đã tạo nên một cái vịnh nhỏ kín đáo và không có các dòng hải lưu cuốn xoáy. Nếu như đứng trên mỏm đồi đất đỏ ăn ra phía biển mà nhìn xuống Cửa Tùng, người ta có thể thấy một quang cảnh tuyệt đẹp trải ra trước mắt. Một người Pháp khá am tường về xứ Quảng Trị xưa là ông A. Laborde đã từng mô tả về Cửa Tùng như một bãi biển đẹp nhất trong ký ức của mình. Ông viết: "Cửa Tùng có cái sắc thái đặc biệt là nó được cấu tạo bởi một dải nguyên xanh tươi với độ cao 20m dựng xiên thành bờ dốc trên một bãi biển có độ dốc thoai thoải và nhẹ nhàng..."
Một nét đặc biệt của Cửa Tùng chính là độ thoai thoải của bãi tắm. Bạn đi từ bờ ra phía ngoài khơi, lao mình vào vòng tay của biển. Và có thể đi mãi như vậy đến nửa cây số mà nước mới chỉ đến ngang ngực. Một sự thú vị tuyệt vời. Nơi đây có nhiều hải sản quý và ngon có tiếng như mực nang, tôm he, tôm hùm, cá chim, cá thu, cá nụ và cá đé với cách chế biến món ăn rất đặc biệt của dân địa phương.
Gắn với những kỳ tích và lịch sử
Du khách có thể lang thang trong vùng biển này để tìm đến với làng biển Cát Sơn hàng trăm năm nay đã nổi tiếng với những nghề như đánh cá, bịt trống, mộc và khảm xà cừ. Bạn cũng có thể tìm ra ở đây ngôi nhà nghỉ mát của vua Duy Tân từ 1896. Ngoài ra, các nhà nghỉ mát cũ cũng rải rác ở đó đây vốn xưa là nhà nghỉ của các cố đạo và tu sĩ. Tại Cửa Tùng, người Pháp cũng đã từng đặt các đồn binh, sở bưu điện và sở thương chánh phục vụ khách du lịch và các cơ quan này chuyên phục vụ khách du lịch đã tồn tại đến trước năm 1945. Tuy nhiên, những dấu ấn lịch sử không chỉ có vậy. Cửa Tùng là tâm điểm của đường phân chia giới tuyến quân sự: Vĩ tuyến 17 nổi tiếng với nhiều đau thương và mất mát. Và đằng xa, cách bờ biển hơn 30km chính là đảo Cồn Cỏ anh hùng.
Quảng Nam được biết đến không chỉ có gió Lào cát trắng, nắng cháy mưa dầm. Bên cạnh rượu Hồng Đào, mì Quảng, món ăn dân dã đã góp phần làm nên một Quảng Nam quyến rũ, mặn mà.
Nếu ai một lần đến với Quảng Nam hẳn không thể nào quên được món ăn bình dị, dân dã và cũng rất Quảng Nam này. Từ miền quê đên thành phố, chỗ nào chúng ta cũng có thể tìm được quán mì, có quán vách nứa mái tranh chênh vênh bên sườn núi, có quán năm lặng lẽ bên những cánh đông mướt xanh, có quán lại lọt thỏm giữa ồn ào phố thị.
Cũng như phở Hà Nội, hủ tiếu Sài Gòn, bún bò Huế, mì Quảng đã bước vào thực đơn điểm tâm và các món ăn của người miền Nam. Ban đầu, mì Quảng chi để phục vụ cho những người Quảng Nam xa quê, ăn để đỡ nhớ nhà. Nhưng rồi món mì Quảng ngon thu hút rất nhiều người. Cái tên mì Quảng không biết có phải xuất xứ từ Quảng Đông, Quảng Tây, Quảng Châu của Trung Quốc theo người dân di cư sang đây nhưng nó đã hiện diện ở vùng đất này từ lâu lắm rồi. Cũng như phở Hà Nội hay bánh canh Trảng Bàng, dù xuất xứ ở đâu thì đến giờ cũng chỉ đọng lại một nơi và làm nên cái hồn của nơi đó.
Mì Quảng là món ăn bình dân, mộc mạc, vì thế cách chế biến cũng khá đơn giản nhưng đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế. Gạo ngon sau khi đem ngâm, xay thật mịn rồi tráng. Ngày xưa người ta xay bột bằng cối đá, thời nay, với sự hiện đại của khoa học kĩ thuật, cối đá đã thay băng máy xay có động cơ. Tráng bột lên một màng vải căng trên nồi nước lớn đang sôi. Sau khi tráng một lớp dầu phộng đã khử chín lên lá mì, gấp lại rồi xắt thành từng cọng như cọng phở. Vậy là xong bước chuẩn bị mì. Phần tiếp theo là chuẩn bị nước dùng và nhân mì. Nước dùng phải được nấu nhiều xương cho ngọt, thêm ri dầu hạt điều để nước dùng có màu tươi. Phần quan trọng thứ hai trong tô mì là "nhân", gồm có thịt gà, thịt bò, sườn heo non, tôm. Các thứ này được xào cùng với khóm (dứa) cắt nhỏ, tạo thành các loại thịt cùng với vị ngọt hơn chua của khóm. Mì Quảng không sử dụng nước dùng nhiêu như hủ tiếu và phở, nên trước khi chế nước dùng vào, sợi mỉ phải được trụng nước nóng hơi lâu. Nhân được xếp sao cho đẹp, nhìn phải bắt mắt, vì vậy thịt và tôm phải để trên mặt cho đều rồi mới chế nước dùng, sau cùng rải đậu phộng lên. Già đậu phộng để ăn mì Quảng cũng là một nghệ thuật. Đậu không được đâm nhuyễn, chỉ cà cho vỡ hai ra để người ăn nhai cùng với bánh tráng phát ra âm thanh mới thú vị. Ăn mì Quảng phải kèm bánh tráng gạo miền Trung nướng bằng lửa than mới ngon. Rau ăn với mì Quảng là rau húng cây, húng lùi, xà lách cùng với chuối cây xắt mỏng trộn vào nhau thành một hỗn hợp rau. Người miền Nam thích ăn giá sống có thể cho vào một ít. Tô mì chẳng giống phở, cũng chẳng giống bún, cái vị đậm đà của nước lèo, lẫn mùi thơm của hành ngò, rồi tiếng húp xì xoạp làm nên nét hấp dẫn của tô mì... Còn nữa, mì ngon là ngon từ lá mì kia, lá mì không được dẻo quá mà cũng không quá tơi, tô mì phải có bố cục đẹp mắt. Khi bạn trộn lên, nếu lá mì bị gãy ra tức là đã mất ngon đi cả 9 phần, về nước lèo, nước phải trong nhưng đảm bảo độ béo và ngọt. Nhiều gia vị quá, nước lèo làm cho tô mì loè loẹt và đôi khi át mất hương vị đồng quê. Gắp một đũa mì cho vào miệng, cắn một miếng ớt thật cay, húp ngụm nước lèo cho phát ra tiếng "soạt", khi đó mới thấy cái thú, mới thấy cái ngon đầy miệng. Nhìn tô mì đầy đặn, bên những chú tôm đỏ mọng là một lới rau ngò xanh xanh, dăm ba hạt đậu phộng được rải đều, làm cho ta cảm thấy vui mắt và chỉ muốn ăn ngay. Mì Quảng phải ăn ngay, ăn từ khi còn nóng, để nguội sẽ mất ngon, lá mì sẽ bị tơi ra, rau sống héo đi, cái mùi thơm giòn của rau, đậu sẽ bị tản bớt... Có một điều, ăn mì Quảng mà thiếu bánh tráng thì coi như không đúng cách. Bánh tráng cho ta cái giòn giã và thơm tho, cái béo của dầu mỡ quyện với cái béo của gạo nướng trong bánh tráng càng làm cho người ăn có cảm giác ngon miệng mà không ngán.
Ngày nay, mì Quảng đã được các chủ quán thêm vào một số "biến tấu" trong cách trình bày cũng như thành phần gia vị, cọng hành hương, vài cục thịt mỡ nấu nhừ.
Những ngày làm mía, gặt ruộng, đến đám giỗ, cưới hòi, chiêu đãi bạn bè... mì Quảng hiện diện trong bữa ăn chính như một thói quen không đôi của người Quảng Nam. Vừa ngon, vừa rẻ, vừa no lâu. Mì Quảng đã làm nên một nét hấp dẫn rất riêng của xứ Quảng Nam. “Thương nhau múc chén chè xanh, làm tô mì Quảng để anh ăn cùng".
I. Mở bài: giới thiệu dặc sản quê em
II. Thân bài: thuyết minh về mỳ Quảng
1. Nguồn gốc của Mỳ Quảng:
- Mỳ quảng là món mỳ duy nhất lại Việt Nam
- Mỳ Quảng có tên gọi bắt nguồn từ người Tàu
- Món mì của người Tàu làm từ bột mì nhưng Mỳ Quảng không làm như thế, nên tạo nên sự độc đáo của Mỳ Quảng.
- Mỳ Quảng thì có vẻ là một sáng tạo riêng biệt của vùng Quảng Nam không dựa trên một truyền thống có sẵn nào.
2. Thành phần của Mỳ Quảng:
- Sợi mì Quảng làm bằng bột gạo
- Nước dùng được nấu từ tôm và thịt và các loại thịt khác, nhưng mỳ có thể được nấu từ bất cứ gì, gia vị đặt trưng của vùng đất Quảng
- Khi ăn thường dùng chung với bánh tráng và rau sống và nước mắm
- Sợi mỳ cắt ra từ lá mỳ sau khi được tráng, sợi mì Quảng và sợi phở giống nhau
3. Ý nghĩa của Mỳ Quảng:
- Biểu tượng truyền thống cho người dân Quảng Nam
- Có thể ăn no, thay cơm
- Là món mỳ duy nhất tại Việt Nam
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về món ăn dặc sản quê em
- Em rất thích ăn mỳ quảng
- Em rất tự hào về món ăn này