Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Người dân mong ước mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, đời sống ấm no hạnh phúc.
Tham khảo!
* Các ý chính của văn bản Hội lồng tồng để đưa vào sơ đồ tóm tắt.
- Thời gian tổ chức:
+ Sau tết Nguyên đán đến tết Thanh minh
- Địa điểm tổ chức:
+ Vùng Việt Bắc
- Vùng miền có lễ hội:
+ Tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang
- Phần cúng tế – lễ:
+ Người dân mang cỗ đến cúng thần nông
+ Sau khi cúng lễ, người ta ăn cỗ: thịt gà, thịt lợn, bánh chưng, …
- Phần vui chơi – hội:
+ Trò chơi dân gian: đánh vật, kéo co, thi bắn, múa sư tử, lượn lồng tồng, …
* Tóm tắt văn bản Hội Lồng tồng bằng đoạn văn:
Hội lồng tồng được tổ chức ở vùng Việt Bắc từ sau Tết Nguyên đán đến Tết Thanh minh à Trong những ngày hội lồng tồng, dân làng mang cỗ đến cúng Thần Nông à Sau lễ cúng người ta ăn cỗ với thịt gà, thịt lợn, các loại bánh, loại rượu làm từ các sản phẩm nông nghiệp à tiếp đó là phần hội với các hoạt động như kéo co, thi bắn, ném còn, múa sư tử và lượn lồng tồng, đáng chú ý nhất là các trò ném còn, múa sư tử và lượn lồng tồng…
Từ bé đến lớn, em thường chỉ được đưa đến những khu vui chơi thiếu nhi hoặc những trung tâm giải trí. Lần đầu tiên em được đến một nơi trang nghiêm là lần đi hội chùa Hương với bà nội.
Vào khoảng sau rằm tháng Giêng, theo thông lệ bà em thường hay đi hội chùa Hương, lần này em nằng nặc xin đi theo nên bà đồng ý. Ngồi trên taxi khoảng hơn nửa tiếng, em và bà đã đến nơi. Từ xa nhìn lại, chùa Hương là một công trình kiến trúc uy nghiêm mà vẫn hài hòa với hang động tự nhiên và núi rừng nên nơi đây toát lên vẻ cổ kính, hoang sơ. Em nhìn dòng người đông đúc mà choáng ngợp. Trên cầu thang dài và rộng là hàng ngàn người, nhiều nhất vẫn là các vị sư, còn có khách du lịch, người đi thăm hội như em và bà.
Đi cùng đoàn người lên hang động, em thấy khói hương lượn lờ trong không khí. Bà em theo đạo Phật, vì vậy lúc này em thấy bà vô cùng kính cẩn cầm chuỗi tràng hạt thắp nén hương nơi tôn kính. Em cũng học theo bà bái lạy đức Phật. Rồi đoàn người tản ra, em theo bà đi dọc các đền miếu cầu phúc cho gia đình, xem quẻ bói và đi dạo quanh khuôn viên rộng lớn của chùa. Một số người đi đò, hoặc lên trên núi, nhưng bà và em chỉ đi dạo thêm một lúc rồi về nhà.
Mặc dù còn nhỏ và chưa hiểu hết ý nghĩa của lễ hội lớn này, tuy nhiên em vẫn cảm nhận được sự long trọng và ý nghĩa đặc biệt của hội chùa Hương. Có lẽ trong tương lai, hội chùa Hương vẫn mãi là một nét văn hóa tôn giáo quan trọng của người Việt Nam.
Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bứng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nổi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần troa giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.
Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.
Tham khảo:
Sự dẻo thơm của bột gạo hòa quyện với lớp nhân thịt lợn thơm ngon cùng nhiều nguyên liệu khác, bánh tai Phú Thọ đã trở thành món ăn yêu thích của người dân nơi đây.
Bánh tai còn có tên gọi khác là bánh Hòn. Đây là một loại bánh đặc sản nổi tiếng của mảnh đất Phú Thọ. Trước đây, bánh hay được gọi là bánh hòn tai vì bánh nặn giống như hình con trai trai. Về sau, bánh được gọi tắt là bánh tai nhưng hình dáng vẫn giống hình con trai nhưng dài hơn, nặn mỏng hơn và hơi cong cong giống như cái tai. Vì hình dạng của bánh giống cái tai nên người dân Phú Thọ gọi là bánh Tai.
Bánh tai Phú Thọ sở hữu màu trắng đục của bột gạo tẻ thế nên bánh rất thơm. Lớp nhân của bánh được làm bằng thịt lợn và thêm nhiều nguyên liệu khác nên khi thưởng thức món bánh tai bạn sẽ cảm nhận được sự dẻo ngọt và béo ngậy của chiếc bánh. Về cơ bản, bánh tai cực kỳ dễ ăn và nhiều người có thể ăn được vì nó làm từ bột gạo tẻ nên lành tính.
Trong ẩm thực Phú Thọ, khi thưởng thức món bánh tai thì người ta thường ăn kèm vơi cháo bột thái, hay cháo gạo tẻ và kèm theo một bát nước mắm ngon hòa sẵn. Mỗi bát cháo bạn có thể cắt nhỏ 1 – 2 chiếc bánh tai vào vừa dễ ăn lại no căng bụng. Ngày nay, thì tùy theo nhu cầu ăn uống của mọi người thì bánh tai cũng được thưởng thức theo cách khác nhau. Có người thêm nước mắm vắt chanh, một chút ớt cộng tiêu…để chấm bánh tai thì ăn vừa đậm vị mà không bị ngấy.
THAM KHẢO NHÉ BẠN
Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng nhìn lại chiếc cặp chú tôi tặng tuần trước làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay gầy guộc nhưng đầy tình thương của bà tôi. Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, bà cháu tôi phải đi qua một con sông. Bác lái đò đã chờ sẵn chúng tôi ở đó. Tôi thấy nét mặt của bác tươi hơn mọi ngày, phải chăng đó cũng vì cái ngày hôm nay, cái ngày mà mọi người gọi là “ngày tựu trường” – trong đầu tôi nghĩ vậy. Trên đò có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt bọn trẻ, trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng những giọt sương sớm bởi bà tôi đang bên cạnh cùng những dập dềnh của sóng nước. Đang mải mê suy nghĩ, chợt tiếng bác lái đò gọi to làm tôi giật mình: “Các cháu xuống nào, chúc các cháu vui vẻ nhé” Câu nói ấy thật quen thuộc bởi mỗi lần tôi đi đò của bác đều được nghe nhưng hôm nay sao câu nói ấy lại in sâu vào tâm trí tôi như vậy. Nó như động lực giúp tôi mạnh mẽ thêm trong tâm trạng như hiện giờ. Tôi mạnh dạn chủ động nắm tay bà bước xuống đò. Làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa đi cái nóng nực khi ngồi đò và cái bồi hồi của tâm trạng. Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Bà xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Cháu yêu, trường học của chúng ta đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cháu”. Tôi ngẫm nghĩ mãi về câu nói ấy nhưng vẫn không hiểu vế sau, tôi cho rằng đó là một câu nói mang tính chất nghệ thuật mà các anh chị trong làng vẫn thường hay nói văn vẻ. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của bà. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô. Đã vào lớp học, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của bà tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Bà cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Cháu cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa bà đón về”. Câu nói ấy của bà khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo.BẠN THAM KHẢO NHA! CHÚC HỌC TỐT!
Ai đã từng qua một thời cắp sách hẳn không thể nào quên không khí của những buổi tựu trường. Với tôi, ngày khai trường luôn là một kỷ niệm đẹp. Đó cũng là ngày sinh nhật của tôi. Ngày xưa, cuộc sống còn khó khăn nên thường đến ngày khai trường và lễ tết chúng tôi mới có quần áo mới. Học sinh kéo nhau đến trường dự lễ khai giảng sau một mùa hè sôi động, sao tôi cảm thấy có cái sự nô nức nhiệt tình hơn hẳn ngày nay.
Ngày đầu tiên tôi bước vào lớp một cũng vậy. Hình như là khoảng mùng năm hay mùng sáu tháng chín gì đó, tôi không còn nhớ rõ nữa. Tôi chỉ nhớ đó là một buổi sang cuối thu êm đềm, bầu trời cao trong xanh có ánh nắng vàng tươi. Cái mùa thu ở quê tôi thật đặc biệt- mùa thu miền Trung – không se lạnh như ở miền Bắc hay quá nóng nực như ở miền Nam . Nó dịu ngọt và nhẹ nhàng. Quả đúng là thời điểm khiến cho nhười ta dễ nhớ. Phải chăng đây chính là lí do để mùa thu là mùa tựu trường?Ngay từ sang sớm, mẹ đã đánh thức tôi dậy, sửa soạn mọi thứ thật tinh tươm. Tôi cũng không nũng nĩu không chịu dậy như mọi ngày. Cái không khí tất bật nhưng nghiêm túc mà mọi người trong gia đình gây ra khiến tôi cũng cảm thấy hôm nay là một ngày rất quan trọng dù lúc đó thật sự tôi vẫn không hiểu hết tầng ý nghĩa của nó.
Áo quần, cặp sách đã chỉnh tề xong, mẹ chở em tôi và tôi đến trường. Dọc đường, chúng tôi gặp những cậu bé, cô bé cùng lứa tuổi. Đứa nào đứa nấy cũng đều ngơ ngác nhìn ngược nhìn xuôi và trên khuôn mặt chúng có chút gì đó sợ sệt. Thường thì khi gặp điều gì đó có vẻ lạ, tôi đều muốn khám phá và tìm hiểu nó. Có lẽ điều đó khiến cho ngày tựu trường đối với tôi thật đặc biệt, giống như một cuộc phiêu lưu kỳ lạ. Ngay trong lễ khai giảng, mọi ánh mắt đều đổ dồn về phía những học sinh lớp một khiến tôi cảm thấy tự hào vô cùng. Mà đâu chỉ có mình tôi, nhiều bạn đứng trước, bạn thì ưỡn ngực ra vẻ, bạn thì mặt mày tỏ vẻ nghiêm túc lắm mà miệng thì cứ cười tít mắt. Rồi một chị lớp năm với cương vị là liên đội trưởng chỉ huy cho toàn trường hát quốc ca. Tất cả chúng tôi đều hát rất to. Tôi bất giác tưởng tượng ra mình chính là một chiến sĩ nhỏ đang đứng trong một đoàn kị binh oai hùng đánh đuổi những tên khổng lồ mà hằng đêm mẹ vẫn kể trong các câu chuyện cổ tích. Xong tiết mục chào cờ, chúng tôi được nghe đọc thư mừng ngày khai giảng của Chủ tịch nước. Điều này khiến tôi dần dần nhận ra được tầm quan trọng của việc học hơn trước rất nhiều. Tiếp đến là tiết mục đánh trống khai trường của thầy hiệu trưởng. Trông thầy thật hiền từ và nhân hậu biết bao. Thầy giống như một người cha lớn của hàng trăm em học sinh đang ngồi đây vậy. Tiếng trống trường cất lên “Tùng! Tùng! Tùng!” nghe thật vang xa báo hiệu cho một năm học mới đã đến. Rồi những quả bóng bay đủ màu sắc cũng được thả bay trên bầu trời. Lúc đó tôi có một cảm giác rằng mình cũng đang bay, đang bay trong một biển trời tri thức mới, vai trò một người học sinh đang đến với tôi khiến tôi tự hào vô cùng. Nó làm tôi cảm giác mình lớn hẳn lên không phải vì mấy hôm trước có cao hơn vài xentimét mà lớn hơn trong tiềm thức tôi mặc dù tôi chỉ vừa tròn sáu tuổi.
Dẫu rằng 6 năm đã trôi qua nhưng những kỷ niệm trong ngày tựu trường bước vào lớp một vẫn luôn hiện lên trong tôi một cách vẹn nguyên, bởi hàng đêm vào mùa thu nó lại ùa về nhắc nhở tôi về con đường tri thức mà tôi đang tiến bước. Nếu như lòng yêu nước được xuất phát từ tình yêu những điều bình dị nhất như nhà văn Ê-ren-bua đã nói thì có lẽ chính những kỷ niệm của ngày tựu trường đầu tiên là nguồn sức mạnh cho tôi lòng yêu tri thức. Tôi chắc rằng mình sẽ mài nhớ về nó, nhớ về ngày khai trường đầu tiên của mình bởi nếu có điều gì đó khiến cho người ta phải nghĩ thì chắc chắn đó là một điều quan trọng.
Lễ hội là tín ngưỡng văn hóa của mỗi dân tộc. Hầu như làng, xã nào cũng có lễ hội được tổ chức vào đầu xuân. Mọi người dân Thuận Thành, Bắc Ninh thường có câu ca:
Dù ai buôn đâu, bán đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.
Câu ca dao như một lời nhắc nhở các tín đồ phật giáo hãy nhớ về hội Dâu được tổ chức vào đầu xuân hàng năm.
Hội Dâu được tổ chức vào mùng 8 tháng 4 âm lịch hàng năm. Chùa Dâu là một ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, được xây dựng vào những năm đầu thế kỉ XV. Mặc dù vậy chùa Dâu vẫn giữ được những nét nguyên bản từ khi được xây dựng tới nay. Hàng năm, chùa Dâu thu hút rất nhiều tín đồ đến thắp hương, đặc biệt là vào dịp lễ hội. Vào mỗi dịp lễ hội, người dân háo hức tổ chức sửa sang chùa chiền. Ngay từ chiều mùng 7 đã có lễ rước các bà Dâu, bà Đậu, bà Đàn, bà Keo mà theo truyền thuyết bốn bà được tạc từ một cây dâu, chị cả là bà Dâu nên chùa Dâu được xây dựng lớn nhất. Đặc biệt vào ngày mồng 7, các vãi đến để cúng, quét dọn và làm lễ rửa chùa. Ngày hội chính diễn ra rất sôi động, náo nhiệt. Mọi người đến đây với lòng thành kính, kính mong đức phật ban cho sự an lành, ấm no. Chùa có rất nhiều gian, điện, đặc biệt có pho tượng Kim Đồng - Ngọc Nữ đạt đến chuẩn mực nghệ thuật cao với các tỉ lệ của người thật. Hành lang hai bên có những pho tượng với nhiều tư thế, nét mặt khác nhau. Người ta đến lỗ hội không chỉ để thắp hương, cầu an mà còn để vui chơi, đón không khí ngày xuân. Có rất nhiều trò chơi được tổ chức trong lễ hội như: đu quay, hát quan họ đối đáp, giao duyên giữa các liền anh, liền chị dưới thuyền rồng với những trang phục mớ ba, mớ bảy cổ truyền. Khắp sân chùa là những hàng bán đồ cúng, những nén hương trầm, hay những đồ chơi dân gian cho trẻ em như sáo, trống... hoặc chỉ là những bông lan thơm ngát. Tất cả tạo ra một không khí cộng đồng ấm cúng. Mọi người quên đi sự bận rộn, quên đi sự bon chen, thách thức để nhớ tới đức phật cùng sự thánh thiện, nhớ tới cõi bình an của tâm hồn. Khoảng 7 giờ sáng ngày 8/4, người ta đã nghe thấy tiếng chiêng, tiếng trống và tiếng cúng tế dâng sớ cầu mong bình an, lạy tạ các vị thánh thần, phật pháp của đội tế lễ tứ sắc chùa lập ra. Đặc biệt, ở lễ hội Dâu thờ Tứ Pháp là Pháp Vân (bà Dâu), Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Lôi.
Sau khi các cụ làm lễ xong, đoàn rước từ chùa Tổ bắt đầu quay về, hàng đoàn người kéo nhau đi theo hộ tống. Người đi đầu cầm bình nước, người thứ hai dâng hương, tiếp đó là đoàn kiệu được những trai tráng của lồng khiêng. Họ mặc những trang phục như quân tốt đỏ thời xưa, theo sau là các bà mặc áo nâu đội sớ. Người cầm nước vừa đi vừa cầm cành trúc vẩy nước vào những người xung quanh như ban sự may mắn cho mọi người. Người ta quan niệm rằng ai được vẩy nước vào sẽ may mắn, được Phật ban phước quanh năm và được Phật phù hộ, bảo vệ. Khi hội tan, mọi người về rồi thắp hương ở ngoài sân thờ nhớ lời hẹn gặp năm sau. Nhưng lạ lùng hơn hầu như năm nào sau hội trời cũng mưa và người dân cho đấy là lễ tẩy chùa, ở một khía cạnh nào đó thì đây được coi như một điều linh nghiệm huyền bí.
Lễ hội thể hiện trình độ tổ chức cao, sự kết hợp giữa làng xã và ý thức cộng đồng, cuốn hút khách thập phương với những nét nghệ thuật, văn hóa đặc sắc, phong phú. Đối với Bắc Ninh, cái nôi của Phật giáo thì đây là dịp thể hiện sự tài hoa, tinh tế, lịch lãm trong văn hóa ứng xử, giao tiếp. Là một người con của Bắc Ninh, em cảm thấy tự hào về truyền thống của quê hương mình và em sẽ luôn có ý thức bảo vệ và gìn giữ những nét văn hóa ấy, đặc biệt là những lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hóa dân tộc vào những ngày đầu xuân.
Bạn tham khảo nha:
Lễ hội Lồng Tồng hay còn gọi là hội xuống đồng, là một lễ hội truyền thống của dân tộc Tày. Lễ hội được tổ chức hàng năm vào những ngày đầu tháng giêng, kéo dài đến đầu tháng hai âm lịch. Đây là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no.
Lễ hội Lồng Tồng được tổ chức từ ngày mồng 4 đến ngày mồng 10 tháng giêng. Lồng Tồng theo tiếng Tày – Nùng hay Lồng Tộng theo tiếng Dao có nghĩa là xuống đồng. Đây là một lễ hội mang đậm dấu ấn của nền sản xuất nông nghiệp từ phần nghi lễ khi hội, các nghi thức, sản vật dân cúng đến các trò chơi trong lễ hội. Lễ hội Lồng Tồng đã có từ rất lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác trong cộng đồng người dân tộc Tày, Nùng ở các tỉnh miền núi phía Bắc: Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn và một số tỉnh Tây Bắc.
Trước ngày hội, các gia đình đều quét dọn nhà cửa, xóm bản sạch sẽ, chuẩn bị lương thực để đón khách. Vào ngày lễ xuống đồng, ngoài đồng của Bản, mỗi gia đình chuẩn bị một mâm cỗ theo khả năng. Mang hàm ý phô bày sự khéo léo của người phụ nữ trong việc nội trợ, nấu nướng các món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh giầy, chè lam, bánh bỏng... Trên mỗi mâm đều có một chiếc bánh hình bông hoa nhiều màu sắc. Mỗi mâm cỗ còn có thêm hai đôi quả còn được làm bằng vải màu, trong nhồi cát, bông, có tua rua nhiều màu sắc sặc sỡ.
Lễ hội lồng tồng thường có hai phần là phần lễ và phần hội. Lễ hội bắt đầu khi chiêng trống nổi lên, rồi các bô lão và tráng đinh rước Thần Nông và Thành Hoàng từ đình ra ruộng, còn các gia đình thì rước cỗ bày ra trên bãi hội. Người chủ trì hội xướng bài mo cúng chư thần rồi tuyên bố phá cỗ . Gia đình nào có cỗ thịnh soạn và mời được nhiều khách dự hội đến thưởng thức cỗ nhà mình thì xem đó là điều may mắn cho cả năm. Có nơi các vị bô lão được mời đi thưởng cỗ , có thanh niên gái trai đi theo múa hát, chúc cho từng gia đình vạn sự tốt lành.
Hội được tổ chức trên một thửa ruộng lớn gọi là ruộng xuống đồng. Vẫn theo lệ từ ngàn xưa, Hội chia thành hai phần: Phần lễ có tạ thiên địa, cầu thần Nông, thần Phục Hy độ trì cho mưa thuận gió hoà, gia súc, gia cầm sinh sôi, bản làng bình yên no ấm... Chủ trì hội là ông Thại đinh (người coi đình) hay người coi việc thờ cúng Thần Nông của bản. Tất cả gia đình tham dự hội đều mang theo cỗ để làm lễ vật cúng thần đất, thần núi, Thần Nông và Thành Hoàng: đó là những mâm cỗ thịnh soạn, trình bày đẹp. Mâm lễ thường có xôi nếp, thịt lợn, rượu trắng và các loại bánh như khẩu sli, khẩu slec, bánh khảo, bánh dày, chè lam...Ở một số hội qui mô lớn, người chủ trì còn cho tổ chức lễ hiến tam sinh (trâu, heo, gà hay heo, dê, gà). Trên thửa ruộng xuống đồng đàn tế Thần Nông và các thần khác được trần thiết. Lễ hội bắt đầu khi chiêng trống nổi lên, rồi các bô lão và tráng đinh rước Thần Nông và Thành Hoàng từ đình ra ruộng, còn các gia đình thì rước cỗ, bày ra trên bãi hội. Người chủ trì hội xướng bài mo cúng chư thần rồi tuyên bố phá cỗ . Gia đình nào có cỗ thịnh soạn và mời được nhiều khách dự hội đến thưởng thức cỗ nhà mình thì xem đó là điều may mắn cho cả năm. Có nơi các vị bô lão được mời đi thưởng cỗ, có thanh niên gái trai đi theo múa hát, chúc cho từng gia đình vạn sự tốt lành. Ăn cỗ xong, mọi người tiếp tục ca hát và tham gia các trò chơi dân gian như: ném còn, kéo co, đẩy gậy, đánh quay, đánh đu, múa kỳ lân, múa sư tử, múa võ, múa giáo, bịt mắt bắt dê, hát giao duyên (hát lượn), thi sản vật địa phương, cờ tướng …
Sau phần lễ là phần hội, mở đầu là những tiết mục văn nghệ đặc sắc như hát Then, hát Cọi...Trong phần hội còn có nhiều hoạt động thể thao dân tộc và trò chơi dân gian khác như: Ném còn, leo cột, bịt mắt đánh trống, kéo co, đẩy gậy, thi cày ruộng... tất cả đều tạo cho người xem vui vẻ, háo hức chuẩn bị cho một năm mới với những vụ mùa mới năng suất, hiệu quả cao.
Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày, Nùng từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa giàu giá trị nhân văn. Với ý nghĩa cùng nét đặc sắc của mình, những ngày lễ hội diễn ra luôn thu hút đông đảo sự tham quan của du khách bốn phương.