K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 2 2018

Đình làng Như Phượng Hạ

Rời nơi ồn ào phố thị để về Văn Giang - Hưng Yên vào dịp cuối tuần, bạn sẽ được thỏa sức thả hồn trong không gian yên bình tại một làng quê trù phú ven sông Hồng với những vườn cây ăn quả, làng hoa - cây cảnh, đến với những di tích cổ kính để thấy lòng mình được tĩnh tại, thư thái. Một trong những địa chỉ bạn nên tìm đến đó là ngôi đình làng mang tên Như Phượng Hạ.

Toàn cảnh đình Như Phượng Hạ

Đình làng Như Phượng Hạ được xây dựng trên nền của ngôi đình cũ thuộc xã Long Hưng, huyện Văn Giang, là nơi tôn thờ hai vị Thành hoàng làng Hồi Thiện và Đô Thống Đại vương. Đình có kết cấu kiểu chữ Đinh bao gồm: Đại bái, Gian Ống muống, Hậu cung và Đình môn. Cổng đình có kiến trúc chồng diêm hai tầng tám mái. Tiếp đó là Đại bái gồm 3 gian, 2 chái kết cấu kiểu 4 mái truyền thống, mang đặc trưng kiến trúc thời Hậu Lê với các đầu đao cong hình đầu rồng cách điệu.
Cửa đình được làm theo lối “cửa bức bàn”, mỗi cửa gồm 6 cánh dựng song song với nhau, nối hai cột quân lại, tạo sự liên kết chắc chắn trong tổng thể kiến trúc của cả ngôi đình. Trong đình hiện còn bảo lưu những mảng chạm khắc vô cùng tinh tế, kết hợp chạm bong kênh, chạm lộng với những đường nét mềm mại, uyển chuyển. Với nhiều đề tài phong phú, các nghệ nhân xưa đã tạo nên những tác phẩm điêu khắc có giá trị mỹ thuật cao, thể hiện tài nghệ, sức sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú và đôi bàn tay khéo léo của các bậc tiền nhân.
Ngoài ra trong ngôi đình hiện còn bảo lưu một số hiện vật có giá trị như cửa võng, ngai thờ, bài vị, cuốn thần tích và 23 đạo sắc phong.
Mỗi năm cứ vào dịp mùng 2/1, 12/2, 1/5 và mùng 8/5 Âm lịch, dân làng lại tổ chức lễ tiết để kỷ niệm ngày sinh và ngày mất của các vị Thành hoàng. Trong những ngày lễ hội có diễn ra lễ tế, lễ dâng hương và những trò chơi dân gian đặc sắc như: chọi gà, chơi cờ tướng, đánh tổ tôm... Đặc biệt người dân trong làng luôn phải kiêng húy bốn chữ Hồi Thiện, Đô Thống là tên của hai vị Thành hoàng.
Với những giá trị to lớn về kiến trúc và nghệ thuật, ngày 18/11/2015 Bộ VH,TT&DL đã ký quyết định công nhận Đình làng Như Phượng Hạ là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.
Về thăm ngôi đình để chiêm ngưỡng tài nghệ của những bậc tiền nhân, để tìm về những giá trị truyền thống của dân tộc, trong khuôn viên thoáng đãng với cây cối xanh tốt quanh năm càng tăng thêm vẻ trang nghiêm, uy nghi vốn có của ngôi đình.


5 tháng 1 2017

sai đấy ạ ... đồ dùq trong gia đình thì nên thuyết minh về chiếc phích nước, tủ lạnh ..... chứ k nên thuyết minh về chiếc nón lá đâu ạ ...

20 tháng 2 2019

Hồ Trúc Giang, thường được người dân Bến Tre gọi là Bờ Hồ, nằm ở trung tâm thành phố Bến Tre. Hồ rộng gần 2 ha, nước trong xanh biếc. Phía Đông của hồ giáp với đường Nguyễn Trung Trực, phía Bắc giáp đường Hai Bà Trưng, phía Nam giáp đường Lê Quý Đôn, phía Tây giáp đường Trần Quốc Tuấn – nơi có tượng đài anh hùng LLVT nhân dân Trần Văn Ơn – người thanh niên đã hy sinh trong phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên trong những năm 1950 tại Sài Gòn. Hồ Trúc Giang thông với sông Bến Tre qua hệ thống cống ngầm. Vì thế, nước trong hồ luôn được lưu thông, đầy – cạn theo dòng chảy của sông Bến Tre ở phía Nam thành phố.

ho a13-5

Về nguồn gốc của hồ Trúc Giang, theo nhiều bậc lão niên, trước kia nơi đây chỉ là một cái đầm nhỏ, đến thời Pháp thuộc, hồ được đào rộng, vừa lấy đất san lấp cho các khu vực quanh hồ, vừa tạo mỹ quan cho tỉnh lỵ Trúc Giang ngày trước, tức thành phố Bến Tre ngày nay. Tên hồ được gọi là Trúc Giang từ đó. Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, hồ Trúc Giang được cải tạo và có một thời gian, quanh hồ được trưng dụng làm sở thú để người dân trong thành phố đến vui chơi, thư giãn.

Hồ Trúc Giang được bao bọc bởi một hệ thống cây xanh, hoa kiểng, tạo nên một không gian xanh mát, trẻ trung, đầy sức sống; đồng thời cũng phảng phất chút nét cổ kính toát lên từ những hàng me tây cổ thụ, đặc biệt là từ một ngôi trường nổi tiếng có từ khá lâu đời. Ngôi trường này trước năm 1975 có tên gọi là trường Trung học Kiến Hòa, rồi đổi thành Lạc Long Quân; sau năm 1975 đổi thành trường Trung học Nguyễn Đình Chiểu và ngày nay là trường THPT Chuyên Bến Tre.

Do bị xuống cấp cùng với việc quy hoạch phát triển Bến Tre lên đô thị loại 3 vào năm 2007, hồ Trúc Giang được đầu tư cải tạo. Diện tích hồ bị thu hẹp còn gần 1,8 ha để mở rộng độ dốc lòng hồ. Hồ có dạng hình thang, với 4 sân cảnh hình bán nguyệt lấn ra mặt hồ; đường dạo quanh hồ có nhiều bậc tam cấp. Nhìn từ trên cao, hồ Trúc Giang trong xanh như một chiếc gương trang điểm của thiên nhiên.

ho 13-5

Không chỉ là nơi hàn huyên tâm sự, hồ Trúc Giang còn là không gian lý tưởng cho các hoạt động vui chơi giải trí và tập thể dục rèn luyện sức khỏe của người dân thành phố.

Là một thành phố trẻ, năng động, thành phố Bến Tre đang phấn đấu để đạt các tiêu chuẩn của đô thị loại 2. Tuy hội nhập và phát triển nhưng thành phố Bến Tre vẫn giữ được những nét riêng của một xứ sở yên bình, thơ mộng. Hồ Trúc Giang chính là một trong những nét đẹp rất riêng đó. Điều này cũng lý giải vì sao, người dân Bến Tre dù đi đâu, ở đâu cũng đều nhớ đến hồ Trúc Giang – nơi đã tồn tại như một nét duyên của thành phố xứ Dừa.

6 tháng 12 2017

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, có rất nhiều các loại đồ dùng, vật dụng được con người sử dụng trong gia đình. Đó là những vật dụng hữu ích, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người. Có công dụng như một loại bình để chứa nước, đặc biệt là giữ cho nước luôn ấm để mọi người trong gia đình có thể sử dụng bất kì lúc nào, mà không cần tốn công hâm nóng hay đi đun lại nước. Vật dụng thần kì này mang lại cho con người rất nhiều tiện ích. Đó là chiếc phích nước.

Phích nước là một trong những vật dụng được sử dụng phổ biến trong các gia đình. Công dụng lớn nhất của chiếc phích nước chính là giữ nước nóng ở nhiệt độ ổn định. Phục vụ kịp thời nhu cầu sử dụng nước của con người mà không mất thêm nhiều công sức đun nóng. Với thiết kế đặc biệt, chiếc phích nước có thể duy trì độ nóng của nước trong một thời gian khá dài, khoảng bảy đến mười ngày. Chiếc phích nước được cấu tạo bởi các bộ phận chính như: vỏ phích- đây là bộ phận bảo vệ ruột phích, thường được làm bằng nhựa. Vỏ phích cũng là bộ phận cách nhiệt với ruột phích, người sử dụng có thể thoải mái sử dụng, va chạm với lớp vỏ bày mà không sợ bị phỏng, nóng. Ngày nay, do nhu cầu sử dụng đi kèm với nhu cầu thẩm mĩ nên con người nên những chiếc phích được trang trí bởi họa tiết hoa văn, những hình vẽ ở vỏ phích vô cùng độc đáo và đa dạng.

Bộ phận thứ hai của chiếc phích mà ta có thể kể đến, đó chính là ruột phích. Trong cấu tạo của phích, ruột phích được xem là bộ phận quan trọng nhất, nó có vai trò giữ nhiệt độ của nước nóng. Do ruột phích được làm bằng một lớp thủy tinh mỏng, sau đó được tráng trên bề mặt một lớp bạc nên phích nước có thể duy trì nhiệt độ của nước trong một thời gian dài. Bộ phận thứ ba của chiếc phích nước là chiếc lắp phích, bộ phận này cũng vô cùng quan trọng bởi nó là bộ phận dùng để che kín miệng phích, cách li được nước nóng trong phích tiếp xúc với không khí bên ngoài. Chiếc lắp phích thường được làm bằng nhựa, gồm hai lớp. Lớp ở trong có những đường xoáy để tạo độ khít với phích nước, lớp bên ngoài có hình dạng như một chiếc cốc nhỏ, đậy ở trên cùng.

Phích nước thường có dạng hình trụ dài, kích thước ở thân đều nhau, miệng tương đối nhỏ. Với kích thước này chỉ thích hợp dùng siêu đổ nước trực tiếp hoặc dùng những chiếc ca có miệng để rót nước vào phích. Màu sắc, hình dạng, kích thước của những chiếc phích cũng khá đa dạng. Ngày nay, người ta sản xuất phích nước với rất nhiều mẫu mã, màu sắc khác nhau, đáp ứng được nhu cầu sử dụng cũng như sở thích của mỗi người, mỗi gia đình. Nếu như hình dáng bên ngoài của chiếc phích có hình trụ dài thì ruột phích lại có hình trứng, thon tròn ở dưới đáy, thuôn dài ở phần thân.

Về kích thước của những chiếc phích phụ thuộc hoàn toàn vào dung lượng nước mà nó có thể chứa. Thể tích thông thường nhất của những chiếc phích là khoảng 300 ml, nhưng cũng có những loại phích có kích thước lớn hơn 500 ml để phục vụ cho những gia đình đông người, cho những gia đình có nhu cầu sử dụng nước nóng nhiều. Phích nước có công dụng có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người, song giá thành của nó cũng rất rẻ, giá dao động từ một trăm nghìn đồng đến hai trăm năm mươi nghìn đồng, tùy thuộc vào thể tích, mẫu mã, nhãn hiệu… nhờ những chiếc phích nước mà con người luôn có nước nóng để phục vụ các nhu cầu sinh hoạt như: pha trà, pha mì tôm, hòa cà phê….

Những chiếc phích mang lại nhiều tiện ích cho con người, trong đó quan trọng nhất là tiết kiệm được thời gian, công sức. Con người có thể sử dụng nước nóng bất kì lúc nào, nhiệt độ trong phích luôn được đảm bảo, nhu cầu sử dụng cũng được đáp ứng tốt hơn. Như vậy, phích nước là một vật dụng không thể thiếu trong sinh hoạt của mỗi người, mỗi gia đình.

6 tháng 12 2017

Việt Nam chúng ta có nhiều ngày tiết trời oi bức vì là nước thuộc vùng nhiệt đới, năm gần đường xích đạo. Lúc ấy, chúng ta sẽ cần đến một vật dụng mà chúng ta đang sử dụng hằng ngày - quạt máy.

Quạt điện hay quạt máy là một thiết bị dẫn động bằng điện được dùng để tạo ra các luồng gió nhằm phục vụ lợi ích cho con người (nhất là giảm sức nóng của cơthể, hạ nhiệt, giúp con người cảm thấy mát, thoải mái), thông gió, thoát khí, làm mát, hoặc bất kì tác động liên quan đến không khí trong môi trường sống. Khi hoạt động, quạt điện gồm các cánh quạt xoay nhanh tạo ra các dòng khí. Các nhà sản xuất thiết kế mỗi quạt điện có nhiều mức độ quay khác nhau từ mức cao nhất đến mức thấp nhất.

Cấu tạo chung của quạt gồm các phần chính : Thân quạt có gắn bộ công tắc chỉnh tốc độ, lồng quạt, cánh quạt, mô-tơ quạt và bộ chuyển hướng. Một số quạt có thêm đèn trang trí, đồng hồ... Mô-tơ quạt gồm có: cuộn dây đồng quấn trên lõi sắt từ (stator) gồm nhiều tấm tole silic mỏng ghép lại với nhau để tránh dòng điện Phu - Cô. Rotor cũng được làm bằng nhiều lá thép mỏng ghép lại và có phần nhôm đúc nối với cốt thép để gắn cánh quạt và phần đuôi để tạo chuyển động cho bộ chuyển hướng, tụ điện để tạo ra dòng điện lệch pha. vỏ nhôm để ghép giữa rotor và stator. Bạc thau có ổgiữ dầu bồi trơn để giảm lực ma sát.

Nguyên lí hoạt động của quạt: Khi có dòng điện chạy trong dây dẫn quấn trên lõi sắt từ được làm bằng tole silic mỏng ghép nhiều miếng lại với nhau sẽ tạo ra một lực tác động lên rotor. Do vị trí các cuộn dây (dây chạy và dây đề) đặt lệch nhau và tác dụng làm lệch pha của tụ điện sẽ tạo ra trong lòng stator các lực hút không cùng phương với nhau. Vì hai lực hút lệch nhau về thời gian và phương nên sẽ tạo ra trong lòng stator một từ trường quay làm cho rotor quay được. Để thay đổi tốc độ của quạt người ta quấn trên đó một số vòng dây chung với cuộn chạy, khi dòng điện tăng lên hoặc giảm đi do thay đổi điện trởcủa cuộn dây sẽ tạo ra một từ trường mạnh hơn hay yếu hơn sẽ làm quạt chạy nhanh hơn hoặc chậm hơn.

Nguồn gốc của quạt điện được tạo ra theo cơ chế hoạt động giống như quạt kéo ở vùng Trung Đông vào đầu thế kỉ XIX. Đó là một hệ thống gồm một cái khung làm bằng vải bạc kết nối với một sợi dây dẫn kéo tới và lui tạo ra luồng gió. Sau cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỉ XIX, các nhà máy thủy lực đã tạo ra một loại quạt dẫn động bằng đai. Họ thay trục giữa của quạt bằng bộ phận máy móc động và từ đó quạt điện bắt đầu được phát triển dần. Một trong những người tạo ra quạt máy đầu tiên là Omar-Rajeen Jumala vào năm 1832. ông gọi phát minh của mình là máy quạt li tâm, hoạt động giống như máy bơm không khí. Các loại quạt li tâm này được sử dụng rất thành công ởtrong các nhà máy vào năm 1832-1834. Và khi Thomas Alva Edison và Nikola Tesla phát hiện ra nguồn năng lượng điện cho toàn thế giới vào cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, và từ đó các loại quạt chạy bằng cơ học đã cải tiến thành quạt điện. Giữa năm 1882 đến năm 1886, Tiến sĩ Schuyler Skaats Wheeler đã phát triển thành loại quạt bàn và quạt điện cá nhân. Một công ty động cơ điện ởMĩ Crocker & Curtis đã mua lại sản phẩm này và đưa vào thị trường cho người sử dụng. Năm 1882, Philip Diehl đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay. Vào cuối thế kỉ XIX, quạt điện được các hộ gia đình sử dụng. Những loại quạt đối lưu nhiệt được chạy bằng cồn, dầu, hoặc là dầu hỏa đã phổ biến khắp thế giới vào thế kỉ XX. Và ũ khoảng cuối thập niên 1890 đến đầu những năm 1920, quạt điện đã du nhập vào nước Mĩ. Chiếc lồng quạt bảo vệ của họ không có tính an toàn do người dân lúc ấy chưa biết, khoảng cách giữa các lưới ởlồng quạt (bằng sắt, đồng hoặc nhôm tạo thành một cái lồng) rất lớn, có độ hở rộng vì thế nhiều người nhất là trẻ em đã bị thương do cánh quạt gây ra.

Vào thập niên 1920, do có sự cải cách và mặt tiến bộ công nghiệp trong sản xuất nên đã hạ giá quạt để nhiều nhà có thể đủ tiền mua sử dụng. Đến năm 1930, nghệ thuật trang trí quạt ra đời (quạt hình Thiên nga). Trong năm 1950, các loại quạt được sản xuất và sơn đủ loại màu sắc bắt mắt. Khi máy điều hòa không khí ra đời vào năm 1960 là lúc đánh dấu kết cho sự kết thúc của cả một tuổi vàng cho quạt điện. Trong những năm 1970, kiểu quạt trần của Nữ hoàng Victoria được phổ biến thế giới. Trong thế kỉ XX, quạt điện đã trở nên thiết thực hơn. Một số ứng dụng tiêu biểu nhất bao gồm điều hòa không khí, hệ thống giảm nhiệt độ, tiện ích của con người (như quạt bàn điện), thông gió (như quạt hút thải khí), sàng lọc (như dùng để tách các hạt ngũ cốc), loại bỏ bụi (như máy hút bụi). Con người thường dùng quạt điện để làm khô quần áo, tóc...

Trong thập niên 2000, việc chọn mua quạt thẩm mĩ phù hợp với nhà đã trở thành một mối quan tâm lớn của mọi người. Quạt điện đóng vai trò là một phần rất lớn trong cuộc sống mỗi ngày ởmột số nước vùng nhiệt đới. Hiện nay, mặc dù đã có điều hòa không khí nhưng chiếc quạt điên vẫn rất phổ biến và được dùng nhiều nhất ởtrong mọi gia đình Việt Nam.

- chúc bạn học tốt

8 tháng 3 2019

Tham khảo:

Dàn ý:

a. Mở bài

  • Giới thiệu về chiếc máy vi tính của gia đình em
  • Tham khảo: Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như ngày nay, chiếc máy tính để bàn không còn xa lạ đối với con người nói chung và các bạn học sinh chúng em nói riêng. Ngoài những người bạn thân quen như sách vở, bút, thước… không chỉ là một đồ dùng học tập mà nó còn là một người bạn đặc biệt với chúng em. Đó là chiếc máy vi tính.

b. Thân bài

  • Tả bao quát chung

    • Vừa như một chiếc ti vi, vừa như một máy hát đĩa lại vừa như một máy đánh chữ.
  • Nguồn gốc

    • Chiếc máy vi tính đầu tiên ra đời năm 1956.
    • Ban đầu, chiếc máy vi tính có kích thước rất to lớn, bằng cả một căn phòng và đồng thời nó chỉ thực hiện được một số phép tính đơn giản.
    • Theo thời gian, bằng sự nỗ lực say mê nghiên cứu của các nhà khoa học, kích thước của chiếc máy tính đã được thu gọn lại như ngày nay.
  • Tả từng bộ phận

    • CPU: bộ não cúa máy vi tính, trông nó như một cái thùng, cũng màu trắng sừa, bên trong toàn là các mạch điện tử và dây cáp điện chằng chịt, phía trước của CPU ngoài công tắc để mở máy còn có một rãnh nhỏ, đó là khe để đưa đĩa mềm vào sử dụng. Bên trên rãnh nhỏ là ổ đĩa CD, bộ phận này khiến máy vi tính giống máy hát đĩa; ấn vào nút nhỏ, một khay chứa đĩa CD chạy ra, bỏ đĩa vào và cho máy chạy. Em xem phim, nghe nhạc, chơi trò chơi thỏa thích.
    • Màn hình: giống chiếc ti vi là ở cái màn hình, vỏ bằng nhựa màu trắng sữa, phía trước cũng có các nút điều chỉnh như của ti vi, phía dưới có đế hình vuông khớp với màn hình, nhờ đó màn hình xoay được, không xem được ti vi nhưng xem được các đĩa phim.
    • Bàn phím: dẹt, trên bề mặt có các phím chữ, phím số đê gõ chữ.
    • Con chuột: tên gọi của bộ phận này là do hình dáng của nó, nó hỗ trợ cho bàn phím khi ta làm việc với máy tính, hoặc chơi trò chơi.
  • Công dụng cúa máy

    • Máy tính thật là hay, gõ chữ, làm tính, vẽ hình, xem phim, nghe nhạc, đặc biệt làm em mê nhất là chơi trò chơi.
    • Sợ em xao lãng việc học, ba má quy định chỉ chơi trò chơi vào các ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày thường chỉ khi học xong mới được chơi khoảng nửa giờ.

c. Kết bài

  • Cảm nghĩ của em về chiếc máy vi tính
  • Tham khảo: Chiếc máy vi tính không chỉ là dụng cụ học tập mà nó còn là người bạn vô cùng hữu ích đối với các em học sinh. Để chăm sóc và bảo vệ người bạn đặc biệt này, chúng ta cần thường xuyên vệ sinh bàn phím, làm sạch bụi cho các bộ phận của máy. Ngoài ra, máy vi tính cần để nơi khô ráo, tránh ẩm ướt. Đặc biệt, mỗi chiếc máy vi tính cần cài một chương trình diệt “virus” để tiêu diệt các tác nhân có thể phá hoại dữ liệu trong máy.

Bài văn:

Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như ngày nay, chiếc máy tính để bàn không còn xa lạ đối với con người nói chung và các bạn học sinh chúng em nói riêng. Ngoài những người bạn thân quen như sách vở, bút, thước… không chỉ là một đồ dùng học tập mà nó còn là một người bạn đặc biệt với chúng em. Đó là chiếc máy vi tính.

Chiếc máy vi tính đầu tiên ra đời năm 1956. Ban đầu, chiếc máy vi tính có kích thước rất to lớn, bằng cả một căn phòng và đồng thời nó chỉ thực hiện được một số phép tính đơn giản. Theo thời gian, bằng sự nỗ lực say mê nghiên cứu của các nhà khoa học, kích thước của chiếc máy tính đã được thu gọn lại như ngày nay.

Cấu tạo máy vi tính để bàn gồm hai bộ phận lớn tách rời nhau nhưng lại có liên quan đến nhau đó là CPU và màn hình. CPU là một bộ phận chính và quan trọng nhất của máy vi tính, là nơi xử lí các thông tin, tín hiệu nhận được từ các thiết bị ngoại vi như bàn phím, chuột… CPU có hình hộp chữ nhật, kích thước thường thông thường là 50cm*10 cm*40cm. Vỏ ngoài bao bọc CPU và một số thiết bị phối hợp khác được làm bằng kim loại có phủ sơn cách điện. Bên trong chứa ổ cứng, bộ vi xử lí, các mạch điện, dây dẫn…

Không chỉ xử lý công việc một cách hiện đại mà nhờ có chiếc máy vi tính, học sinh chúng em có thể trao đổi thông tin học tập một cách nhanh chóng, tiện dụng, có thể xem và thực hiện các thí nghiệm cho các môn học và có thể tìm kiếm các thông tin cần thiết cho việc học tập… Dụng cụ học tập này không chỉ giúp ích cho chúng em trong việc học tập đâu ạ! Nó còn giúp ta giải trí bằng cách nghe nhạc, đọc báo hoặc chơi các trò chơi trên máy vi tính…

Chiếc máy vi tính không chỉ là dụng cụ học tập mà nó còn là người bạn vô cùng hữu ích đối với các em học sinh. Để chăm sóc và bảo vệ người bạn đặc biệt này, chúng ta cần thường xuyên vệ sinh bàn phím, làm sạch bụi cho các bộ phận của máy. Ngoài ra, máy vi tính cần để nơi khô ráo, tránh ẩm ướt. Đặc biệt, mỗi chiếc máy vi tính cần cài một chương trình diệt “virus” để tiêu diệt các tác nhân có thể phá hoại dữ liệu trong máy.

9 tháng 3 2019

Tả chiếc máy vi tính nhà em

Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như ngày nay, chiếc máy tính để bàn không còn xa lạ đối với con người nói chung và các bạn học sinh chúng em nói riêng. Ngoài những người bạn thân quen như sách vở, bút, thước… không chỉ là một đồ dùng học tập mà nó còn là một người bạn đặc biệt với chúng em. Đó là chiếc máy vi tính.

Chiếc máy vi tính đầu tiên ra đời năm 1956. Ban đầu, chiếc máy vi tính có kích thước rất to lớn, bằng cả một căn phòng và đồng thời nó chỉ thực hiện được một số phép tính đơn giản. Theo thời gian, bằng sự nỗ lực say mê nghiên cứu của các nhà khoa học, kích thước của chiếc máy tính đã được thu gọn lại như ngày nay.

Cấu tạo máy vi tính để bàn gồm hai bộ phận lớn tách rời nhau nhưng lại có liên quan đến nhau đó là CPU và màn hình. CPU là một bộ phận chính và quan trọng nhất của máy vi tính, là nơi xử lí các thông tin, tín hiệu nhận được từ các thiết bị ngoại vi như bàn phím, chuột… CPU có hình hộp chữ nhật, kích thước thường thông thường là 50cm*10 cm*40cm. Vỏ ngoài bao bọc CPU và một số thiết bị phối hợp khác được làm bằng kim loại có phủ sơn cách điện. Bên trong chứa ổ cứng, bộ vi xử lí, các mạch điện, dây dẫn…

5 tháng 12 2016

Trong cuộc sống hiện đại hiện nay, việc sử dụng các loại viết để học tập và làm việc là không thể thiếu nhưng để lựa chọn loại viết phù hợp với thời đại công nghệ thông tin sao cho vừa nhanh, tiện lợi và ít tốn kém cũng là điều vô cùng quan trọng và sự ra đời của bút bi đáp ứng nhu cầu đó.

Từ những năm bắt đầu việc học người ta đã biết sử dụng các công cụ để có thể viết chữ. Thô sơ nhất là sử dụng lông vịt, lông ngỗng chấm vào mực, mực được bào chế từ các loại lá, quả, hoa có màu sắc giã nát ra. Nhưng đó là trong những năm còn lạc hậu việc sử dụng viết lông ngỗng để viết rất bất tiện vì lúc nào cũng phải mang theo lọ mực, sử dụng xong lại phải lau sạch và việc cứ phải liên tục chấm đầu lông ngỗng vào mực cũng rất mất thời gian và sau đó một nhà báo người Hungari đã chế tạo ra cây viết mực Lazso Biro. Việc sử dụng bút mực để rèn chữ là một điều rất tốt vì nét chữ sẽ đẹp song giá thành một cây bút máy khá đắt, nặng và khi viết khá chậm. Cho đến những năm gần đây người ta mới phát minh ra bút bi. Nó vừa đáp ứng nhu cầu rẻ, tiện lợi và nhẹ nữa phù hợp với nhiều đối tượng, nhất là học sinh, sinh viên.

Cấu tạo bên trong của bút cũng khá là đơn giản: vỏ bút được làm bằng nhựa hoặc bằng các kim loại dẻo trong suốt. Bên trong là ruột bút, ống dẫn mực, ngòi bút, lò xo. Ngòi bút có đường kính từ 0,25mm đến 0,7mm tùy theo nhu cầu của người sử dụng. Còn về việc sử dụng bút cũng khá là dễ dàng, khi cần thiết chỉ cần ấn vào đầu bút ngòi bút sẽ tự động lộ ra để

 

chúng ta có thể sử dụng. Khi không sử dụng nữa ta chỉ cần ấn lại đầu bút, ngòi bút sẽ tự động thụt lại, lúc đó bạn có thể mang bút đi khắp mọi nơi mà vẫn yên tâm tránh được các tác nhân bên ngoài va chạm vào ngòi bút.

Hiện nay người ta còn tìm ra cách để chế tạo những bút lạ hơn như bút nhũ, bút nước, bút dạ quang… phù hợp với người tiêu dùng, vừa phù hợp với túi tiền vừa có thể theo học sinh đến trường, theo các nhân viên văn phòng đến cơ quan,… Ngoài ra còn có các phát minh về một số loại viết có thể viết được dưới nước, ở những nơi có áp suất khí quyển thấp. Nói gì thì nói, ta cũng không thể phủ nhận những khuyết điểm còn có ở bút bi là rất khó rèn chữ vì ngòi bút nhỏ, trơn và rất cứng không phù hợp với những học sinh cấp Một đang luyện chữ vì khi nào nét chữ đã cứng và đẹp ta hãy sử dụng, ngoài ra bút còn rất dễ bị tắc nghẽn mực trong khi sử dụng có thể là do lỗi của các nhà sản xuất hoặc cũng có thể do chúng ta làm rơi viết xuống đất và làm ngòi bút va chạm vào các vật cứng.

 

Do vậy, sử dụng bút tuy là đơn giản nhưng chúng ta cũng nên biết cách bảo quản bút sao cho bút có thể sử dụng được lâu và bền hơn như: sau khi sử dụng bút xong thì nên bấm đầu bút thụt lại để không bị rớt xuống đất, khô mực hoặc va chạm vào các vật cứng sẽ dễ làm vỡ vỏ bút hoặc làm bể đầu bi.

Một đặc điểm nhỏ mà ít ai nghĩ đến là có thể biến những cây bút bi thành những món quà nhỏ, xinh xắn, dễ thương và vô cùng ý nghĩa để làm món quà tặng người thân, bạn bè, thầy cô. Bút còn là người bạn đồng hành với những anh chiến sĩ ngoài mặt trận, để các anh có thể viết nhật kí, viết thư về cho gia đình. Viết xong, các anh có thể giắt cây bút vào túi áo không sợ rơi mất, khi cần thiết có thể lấy ra dễ dàng và sử dụng ngay.

Bút là người bạn nhỏ, luôn sát cánh đồng hành trong công việc, học tập của mọi người, không tốn kém nhiều chi phí lại có thể sử dụng trong mọi hoàn cảnh, điều kiện ở mọi lúc mọi nơi. Chúng ta hãy biết ơn những người đẽ chế tạo ra cây bút để nhở đó chúng ta có sự hỗ trợ đắc lực trong học tập và trong công việc hiện nay vẫn đáp ứng được theo xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

20 tháng 11 2017

1. Mở bài: Nêu khái quát vai trò của bút bi trong xã hội ngày nay (Bút máy là một dụng cụ học tập rất cần thiết cho người học sinh. Trong thời đại ngày nay, khi bút bi đang chiếm ưu thế thì bút máy vẫn được nhiều người sử dụng với ưu điểm mà bút bi không có được).

2. Thân bài: * Cấu tạo: + Ngày xưa bút (bút tay) chỉ có ngòi cắm vào cán bút (cán này không thể đựng mực hoặc dẫn mực được). Người viết phải luôn cầm theo lọ mựa, viết đến đâu chấm vào mực đến đó. + Ngày nay bút có câu tạo phức tạp hơn có phần ruột chứa được nhiều hơn, người viết chỉ cần bơm đầy mực là có thể sử dụng cả ngày không cần phải xách theo bình mực rất bất tiện gọi là bút máy. Bút máy có cấu tạo gồm hai phần: Vỏ viết: Được làm bằng nhựa (có khi bằng sắt …). Bên dưới là phần thân viết bao bọc bên ngoài để bảo quản cho ruột viết. Phần nắp đậy phía trên phần thân. (hai phần này có khi đồng bộ cùng màu hoặc có màu sắc tương phản, phần nắp thường có màu sáng nổi bật). Ruột viết: Phần đầu để viết (tạo nét chữ) gồm có ngòi bằng kim loại. Có một lưỡi gà đỡ ngòi viết và điều hoà mực vừa đủ khi ngòi tạo chữ. – Phần dưới gồm một ống dẫn mực nhỏ xíu bên trong có một đầu cắm vào lưỡi gà. Một ống nhựa mềm dẻo đựng mực nối vào phần giữa bao bọc ngòi và lưỡi gà ở phần trên. -> Nhìn chung thì cấu tạo của cây viết rất đơn giản nhưng cũng rất tinh vi dần theo tháng năm. * Các loại bút: Bút Hồng Hà, bút Hê-rô, bút Trung Quốc 307, bút Kim Tinh … * Tác dụng, cách bảo quản: – Bơm mực đầy ống nhựa bằng cách bóp mạnh rồi cấm phần đầu bút vào bình mực vào buông tay từ từ, mực bị hút vào ruột rất nhiều có thể sử dụng suốt buổi học rất tiện lợi. Không bị mực đổ vấy bẩn áo quần, tay chân, tập vở rất sạch sẽ. – Phần ngòi bút là phần quan trọng cho nên khi mua bút, người sử dụng cần lựa chọn ngòi thật kĩ. An nhẹ mũi ngòixuống giấy để tạo chữ kiểm tra độ êm tay của ngòi. – Cần giữ ngòi không bị tróc ra (gai) thì sẽ không thể viết được. Tránh mạnh tay để xuống bàn, ngòi đâm mạnh vào vật cứng tưa ra, đầu viết sẽ bị sốc, khó viết. Khi viết xong phải đậy nắp bút lại rồi mới đặt xuống bàn. – Mực lọc không có cặn để không làm tắc ống dẫn mực. Khi sử dụng lâu lâu ta cần phải rửa bút bằng nước nóng, lau khô bơm mực sử dụng tiếp. – Không vặn nắp bút quá chặt tay, nắp sẽ bể. Bỏ bút vào trong hộp dựng tránh rớt xuống đất dễ hư ngòi, bể vỏ. KB: Bút rất thiết thực của mọi người dân đặc biệt là với học sinh. Quí trọng và giữ gìn bút kĩ hơn.
30 tháng 9 2018

Trong cuộc sống sinh hoạt ngày nay, ngày càng xuất hiện nhiều những loại phương tiện giao thông đi lại thuận tiện, dễ sử dụng và phục vụ được cho những nhu cầu đi lại của con người như: Ô tô, xe máy, máy bay, tàu hỏa… Nhưng em vẫn đặc biệt yêu thích loại xe xuất hiện từ rất sớm, gọn nhẹ và có thể phục vụ hữu ích cho việc đi lại, đó chính là chiếc xe đạp. Đây là loại xe dùng sức người để vận hành bánh xe, xe đạp xuất hiện từ rất sớm, từ khi các phương tiện giao thông hiện đại khác vẫn còn chưa ra đời.

Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, không chỉ có nền kinh tế phát triển mà những loại máy móc, phương tiện dùng để phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người ngày càng xuất hiện nhiều. Đặc điểm chung của các loại đồ vật, phương tiện này đó chính là tính năng hiện đại, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của con người, đặc biệt là giúp cho cuộc sống của con người nhiều thuận lợi hơn. Như bao loại máy móc, công cụ khác các phương tiện giao thông vận tải cũng theo thời gian và sự phát triển của khoa học mà xuất hiện ngày càng nhiều. Những loại phương tiện này được sáng chế dựa trên mục đích sử dụng và sự tiện lợi cho con người.

Cũng vì sự ra đời ngày càng nhiều những phương tiện hiện đại này, mà phương tiện thô sơ, giản dị như xe đạp được sử dụng ít hơn, hiếm hơn, mà chủ yếu là phục vụ nhu cầu đi lại của học sinh, sinh viên. Xe đạp là loại xe chạy bằng sức người, khi di chuyển con người sẽ ngồi lên xe và dùng chính sức lực của đôi bàn chân để làm quay bàn đạp, từ đó mà bánh xe sẽ tự động di chuyển, chuyển động. Về mặt cấu tạo, một chiếc xe đạp bao gồm những bộ phận sau. Thứ nhất đó chính là bánh xe, đây là bộ phận làm cho xe có thể chuyển động. Xe đạp có hai chiếc bánh xe, dạng hình tròn, vành xe làm bằng sắt, trên đó có những chiếc đũa nhỏ dùng để chống đỡ sức nặng của xe, của người lên vành xe.

Dưới những chiếc vành xe đó chính là phần lốp xe, bộ phận này thường làm bằng cao su, bên trong mỗi chiếc lốp xe lại có phần săm xe làm bằng cao su đàn hồi, có thể chứa hơi, giúp chiếc xe đạp di chuyển qua lại êm ái, nhẹ nhàng hơn. Bộ phận thứ hai có thể kể đến, đó là hai chiếc bàn đạp được thiết kế ở thân xe. Những chiếc bàn đpạ này là nơi con người dùng sức tác động vào đó, sau đó những vòng quay của bàn đạp lại tác động vào phần xích của xe, nhờ đó mà chiếc xe đạp có thể di chuyển thuận lợi. Bộ phận thứ ba đó chính là phần tay lai của xe đạp, tay lái thường được thiết kế theo hình vòng cung, người sử dụng sẽ điều khiển tay lái này để đến được nơi mà mình sẽ đến.

Trên tay lái lại có phần phanh của xe đạp, đây là bộ phận mà con người dùng để giảm tốc độ hoặc dừng xe khi đã đến được nơi mong muốn hoặc để tránh những chướng ngại, sự cố ở trên đường. Và bộ phận không thể thiếu của chiếc xe đạp, đó chính là phần yên xe. Đây là nơi con người an tọa, có thể thả lỏng cơ thể và tạo đà cho bàn chân khi đạp xe. Ngoài ra, một chiếc xe đpạ còn rất nhiều những bộ phận, chi tiết khác như: xích xe, van xe, gác đờ bu, gác đờ xen, giỏ xe…tùy vào thiết kế của từng loại xe mà những chi tiết này có thể nhiều ít khác nhau.

Bên cạnh xe ngựa, xe đạp là loại phương tiện đầu tiên xuất hiện, phục vụ khá hữu ích cho việc đi lại của con người. Ban đầu bánh của những chiếc xe đạp khá lớn, thường làm bằng gỗ, cũng do đó mà việc di chuyển khó khăn hơn, đi lại sóc hơn rất nhiều.Theo thời gian, chiếc xe đạp cũng đần được hoàn thiện, cải tiến, những chiếc bánh xe bằng gỗ được thay thế bằng bánh hơi, di chuyển êm nhẹ hơn rất nhiều, tốc độ di chuyển cũng nhanh hơn. Ngày nay, xe đạp cũng có rất nhiều loại xe, mẫu mã đa dạng, phong phú như: xe mini, xe đạp nam, xe địa hình, xe đua…

Tùy mục đích sử dụng và điều kiện kinh tế mà mỗi người đều có những lựa chọn khác nhau. So với những phương tiện hiện đại khác, xe đạp có tốc độ di chuyển chậm hơn rất nhiều, lại tốn sức nhưng nó cũng có những ưu điểm nhất định của mình. Khi di chuyển, vì dùng sức người nên nó không thải ra ngoài môi trường những loại khói bụi độc hại, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Hơn nữa, giá thành của một chiếc xe đạp rất rẻ mà ai cũng có thể mua, khi đpạ xe thì còn có thể rèn luyện sức khỏe.

Xe đạp là một loại xe phổ biến trong đời sống sinh hoạt của con người, phục vụ cho nhu cầu di chuyển, đi lại của con người. Ngày nay, vì xuất hiện nhiều phương tiện hiện đại hơn nên xe đạp không còn là một loại xe sử dụng nhiều và phổ biến như trước nữa, tuy nhiên xe đạp lại mang lại rất nhiều lợi ích, không chỉ về môi trường mà còn cho sức khỏe của con người. Vì vậy mà xe đạp vẫn là sự chọn lựa của rất nhiều người sử dụng.

14 tháng 10 2018

Đi lên từ nền văn minh lúa nước, người dân Việt Nam đã ngày ngày gắn bó với những nắng mưa ruộng vườn, với những cây những trái, với những trâu bò ngan ngỗng. Và gà với hình ảnh từng đàn lớn nhỏ đi nối đuôi nhau là hình ảnh quen thuộc và gần gũi với người dân quê.

Gà là một loại gia súc được chăn nuôi phổ biến ở khắp các tỉnh thành của đất nước cũng như nhiều vùng lãnh thổ khác trên thế giới. Đây là một loại chim đã được con người thuần hóa từ hàng ngàn năm trong lịch sử. Nhiều ý kiến cho rằng thủy tổ của gà là loài chim hoang dã ở Ấn Độ và gà rừng lông đỏ nhiệt đới được tìm thấy ở Đông Nam Á.

Dù là một loài chim và có thủy tổ từ chim nhưng gà là động vật không biết bay. Kỷ lục bay của gà là mười ba giây, một quãng thời gian ngắn hơn bất cứ loài chim nào hết. Chúng cũng có cánh nhưng không dài rộng như những loài chim bay trên trời mà cánh ngắn và tròn. Gà cũng không thường xuyên bay, chúng chỉ sử dụng cánh để bảo vệ đàn con hoặc bay khi trốn chạy mối nguy hiểm. Toàn thân gà được bao phủ bởi một lớp lông dày, tùy vào mỗi loại gà mà có sự khác biệt giữa màu sắc của lông. Có loại lông trắng muốt từ đầu tới chân, có loại thì lại đen nhánh như màu tóc, cũng có những con gà lông màu nâu nhạt như da bò, hay có loại thì lông màu xám như màu tro… Lông gà trống thì thường óng và mượt hơn lông gà mái, điển hình là giống gà tam hoàng với con trống lông đuôi dài, cong, màu lông bóng bẩy và màu sắc đẹp. Tuy nhiên, nếu nói đến màu lông đẹp thì phải nói đến những loài gà cảnh như gà rừng đỏ, gà lôi, gà quý phi, gà lai cá, gà “Lamborghini”, hay gà Đông Tảo đặc hữu chỉ có ở Việt Nam,… rất quý hiếm và đắt đỏ.

Gà có gà trống và gà mái, có thể phân biệt hai giống đực cái này dựa vào mào của chúng. Cả gà trống và gà mái đều có yếm thịt ở trên đầu hoặc phía dưới mỏ, hay người ta còn gọi là mào, nhưng đặc điểm này chỉ nổi bật ở gà trống, mào của gà mái nhỏ và kém phát triển hơn ở gà trống. Thay vì hót như các loài chim khác, gà thường gáy. Tiếng gáy của gà trống và gà mái cũng có sự khác biệt. Gà trống có tiếng gáy âm vang, được coi như một loại đồng hồ báo thức tự nhiên của người dân. Còn gà mái thì ít khi gáy mà thường kêu “cục tác cục tác” vì niềm vui hân hoan của một người mẹ sau khi đón chào những quả trứng mới sinh. Mỗi lứa gà có thể đẻ từ mười đến hai mươi quả trứng. Gà con vừa nở thường có lông vàng và đi sau mẹ thành đoàn tàu nhỏ trong vườn để kiếm ăn.

Nhìn chung các loại gà, chân của chúng không to mà mảnh, được chia thành các “ngón chân” dài, có móng. Trên chân còn phát triển ra những ngón thừa, được gọi là cựa gà. Với gà mái thì cựa nhỏ, gà trống thì cựa to và chắc khỏe hơn. Nhờ bộ móng khá dày và khỏe thì gà có thể dễ dàng đào sâu xuống dưới đất để kiếm ăn. Đây là một “tập tục” của loài gà, và những con giun nằm lẩn sâu trong đất cũng là món ăn khoái khẩu của chúng. Tuy nhiên, ngày nay, gà ít khi được thả ngoài vườn mà thường được chăn nuôi trong các trang trại nên tập tính bới đất này cũng hạn chế đi nhiều.

Gà là loài có nhiều tập tính như sống thành bầy đàn và là loài có “tôn ti trật tự”. trong một đàn, con nào có ưu thế về sức mạnh sẽ có những đặc quyền nhất định. Bên cạnh những tập tính như bới đất tìm mồi, gáy vào buổi sáng thì gà cũng có một số tập tính khác như nhảy ổ, ấp và úm trứng gà hoặc gà con, …

Gà được chăn nuôi phổ biến ở khắp các vùng lãnh thổ trên toàn thế giới như một loài mang lại lợi ích kinh tế. Thịt gà cũng là một thực phẩm được sử dụng và được nhiều người ưa chuộng. Trứng gà là một nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, được nấu ăn hằng ngày hoặc được sử dụng trong các món ăn hỗ trợ hồi phục sức khỏe. Gà còn xuất hiện trong mâm cơm cũng giỗ chạp, là một phần không thể thiếu trong ngày lễ tết. Chọi gà là một trò chơi văn hóa phổ biến ở Việt Nam và một số quốc gia châu Á lân cận khác, được nhiều nơi tổ chức thành một lễ hội hoành tráng và quy mô. Thú chơi gà cảnh, gà chọi cũng được nhiều người chia sẻ và yêu thích.

Gà không chỉ hiện hữu trong cuộc sống mà còn đi vào những giá trị văn hóa của con người. Là người dân Việt Nam, không ai là không biết bức tranh đông hồ cậu bé ôm gà hay bức vẽ một đàn gà với gà mẹ và nhiều chú gà con ở xung quanh. Con gà còn đi vào trong câu ca dao như biểu tượng cho tình ruột thịt anh em:

“Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.”

Gà là vật nuôi quan trọng trong đời sống, gắn bó thân thiết với đời sống người dân Việt Nam, bất kể thành thị hay nông thôn. Hình ảnh gà cũng xuất hiện như một ước mơ về đời sống đủ đầy ấm no của người dân thôn quê, là một phần trong bức tranh bình yên chốn thanh bình dân dã.

Tick nhoa !!! :3

14 tháng 10 2018
Dàn ý thuyết minh về con gà

I. Mở bài:

Có một loài vật nuôi gắn bó với đời sống của người Việt Nam, đem lại nhiều lợi ích cho con người, không chỉ về vật chất mà cả về mặt tinh thần. Đó là loài gà. (Có thể từ những câu thơ của Xuân Quỳnh trong bài "Tiếng gà trưa" để dẫn đến việc giới thiệu loài gà)

II. Thân bài:

  • Gà có nguồn gốc từ gà rừng, được con người đem về nuôi nên có tên là gà nhà.
  • Khác với gà rừng, do được chăm sóc, nên gà nhà có thói quen trở về chuồng mỗi khi trời tối.
  • Gà thuộc họ chim, nhóm lông vũ. Có nhiều loại gà như gà gô, gà ri, gà tam hoàng, gà ta,...
  • Xét về giới tính, có gà mái và gà trống:
    • Gà trống có thân hình vạm vỡ, trên đầu có mào đỏ chót, bộ lông rực rỡ, lông đuôi dài, chân có cựa - lực lưỡng và oai vệ.
    • Gà mái yểu điệu, đoan trang, lông mượt mà, lông đuôi ngắn, mắt tròn xoe, trên đầu không có mào, chân không cựa.
    • Thức ăn của gà là thóc, các loài côn trùng, giun đất, chuối cây thái nhỏ băm nhuyễn trộn cám, các loại bột dạng viên, ...
  • Gà mái đẻ trứng, mỗi lứa có thể đẻ từ 15 đến hơn 20 quả. Trứng được ấp trong khoảng 3 tuần thì nở ra những chú gà con xinh xắn. Những chú gà con này vừa mở mắt có thể tự kiếm ăn, nhưng đối với gà nhà, chúng thường được mẹ dẫn đi kiếm mồi. Mỗi khi gà mẹ tìm được mồi liền cục cục,...gọi đàn con đến ăn. Những lúc gà mẹ dẫn con đi ăn, nếu có loài vật nào dám đụng đến đàn gà con thì lập tức bị gà mẹ chống trả quyết liệt.
  • Vai trò của gà trong đời sống con người: gà là một động vật có ích, đem lại nhiều lợi ích về kinh tế cho con người.
    • Trứng gà là nguồn thực phẩm lớn trong đời sống con người. Từ trứng gà có thể chế biến nhiều món ăn ngon như món trứng gà luộc, trứng gà chiên, trứng gà ốp la,... Trứng gà đánh với bột mì có thể làm bánh thuẩn, bánh ga tô, bánh kem,...Trứng gà còn là một dược phẩm dùng để dưỡng da. Ông bà ta thường luộc trứng để cạo gió mỗi khi bị cảm sốt.
    • Thịt gà là món ăn ngon. Có nhiều món được chế biến từ gà như gà luộc chấm muối tiêu, gà xé trộn rau răm, gà hấp, gà chiên, gà quay,...
    • Lông gà qua xử lí hoá học có thể trở thành một loại bột giặt hữu hiệu. Ngoài ra còn dùng làm cây cọ để viết, vẽ; làm chổi, làm quạt, làm áo lông gà, làm cầu cho môn thể thao đá cầu,...
    • Ngay cả chất thải của gà cũng có thể dùng làm phân bón cho cây cối. Loại phân này rất thích hợp cho cây ớt và cây thuốc lá.
  • Không chỉ có lợi ích về vật chất, mà còn có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của con người.
    • Tiếng gà gáy là chiếc đồng hồ báo thức cho người dân quê. Tiếng gà gáy mỗi sớm, mỗi chiều trở nên quen thuộc gợi cuộc sống thanh bình, yên ả. Vì thế mà nó đi vào thơ văn một cách tự nhiên. Ngay từ thời xa xưa, trong truyện cổ tích "Sọ Dừa", tiếng gà gáy xuất hiện đã đem lại sự đoàn tụ cho Sọ Dừa và cô Út. Và "Tiếng gà trưa " của Xuân Quỳnh là một bài thơ rất hay về âm thanh "tiếng gà":"Trên đường hành quân xa- Dừng chân bên xóm nhỏ - Tiếng gà ai nhảy ổ - Cục cục tác cục ta - Nghe xao động nắng trưa – Nghe bàn chân đỡ mỏi"
    • Trên mâm cỗ cúng ông bà tổ tiên, đất đai, thần thánh thường có gà luộc nguyên con, để tỏ lòng trân trọng biết ơn ông bà, tổ tiên.
    • Gà còn xuất hiện trong các lễ hội truyền thống với trò chơi chọi gà độc đáo. Ở nước Pháp chú gà trống Gô-la tượng trưng cho sự phồn thịnh của nước nhà.
  • Hình ảnh gà mẹ dẫn đàn gà con đi kiếm mồi điểm thêm cho bức tranh làng cảnh Việt Nam.
  • Tuy nhiên hiện nay do bị ảnh hưởng của môi trường sống, nhiều loại dịch bệnh xuất hiện trong những năm gần đây, nhất là bệnh dịch cúm gia cầm H5N1. Vì thế mà con người cần chăm sóc cẩn thận để nguồn bệnh đỡ lây lan, không nên ăn gà bệnh. Cần phải có mạng lưới kiểm duyệt chặt chẽ nguồn thực phẩm này.

III. Kết bài:

  • Khẳng định vị trí của loài gà.
  • Tình cảm của em với loài vật nuôi này.

Thuyết minh về con gà

Văn mẫu thuyết minh về con gà

Bức tranh thôn quê Việt Nam là một bức tranh tràn ngập sắc màu rực rỡ nhưng cũng rất yên bình, ở đó chứa đựng mơ ước của người nông dân, có cây đa, giếng nước, mái đình, con trâu,... nhưng gần gũi với mỗi gia đình nhất có lẽ là đàn gà chạy rộn rã trước sân nhà.

Đối với người nông dân Việt Nam thì gà nhà luôn là con vật gần gũi và thân thuộc nhất trong số rất nhiều các loài gà khác nhau. Gà là vật nuôi quan trọng nhất của con người để lấy thịt và trứng. Đặc điểm chung của gà là cánh tròn, ngắn, toàn thân phủ lông. Để thích nghi với cuộc sống bới đất tìm mồi, từ thuở xưa, gà đã được tạo hóa ban cho một đôi chân to móng cùn và cứng, phủ vẩy sừng mỏng màu vàng và còn một cái mỏ ngắn khỏe nữa. Không phải từ thuở ban đầu gà sinh ra đã là gã nhà mà tổ tiên của chúng là gà rừng đã trải qua thuần hóa liên chúng không có khả năng bay lượn. Đại đa số thời gian chúng dùng chân nâng đỡ cơ thể đi lại trên mặt đất. Vì vậy, cơ hồng của gà đa số tập trung ở chân, cơ ngực và các bộ phận khác lại là cơ trắng.

Các em thiếu nhi vẫn có bài hát rất dễ thương về loài động vật này: Gà không biết gáy là mẹ gà con. Gà mà không gáy là vợ gà cha. Đi lang thang trong sân có con gà có con gà". Chỉ mấy càu hát đơn giản như vậy thôi đã cho ta thấy một gia đình gà. Gà trống được coi là gà bố, đúng như một ông bố có dáng bệ vệ, chân có cựa sắc, bộ lông óng mượt rực rỡ, nổi bật bởi bông hoa đỏ rực trên đầu mà người ta vẫn gọi là mào gà. Gà trống có tiếng gáy âm vang, từ lâu đã được coi như là đồng hồ báo thức của người nông dân. Gà mái hay là gà mẹ, cũng giống với một người mẹ, hiền lành và có dáng vẻ chậm chạp hơn, bộ lông không săc sỡ .như gà trống. Nhưng bù lại, với "thiên chức" của một người mẹ, gà mái có khả năng ấp trứng và nở ra những chú gà con rất đáng yêu: Gà mái đẻ mỗi lứa từ 10 đến 20 trứng. Đa số gà mái sau khi đẻ trứng thường kêụ "cục tác". Đó là biểu hiện sự hưng phấn cùa gà mái, hay có thê nói đó là niềm vui của gà mẹ, một "người mẹ" có tình mẫu tử mãnh liệt. Gà con vừa chui ra khỏi vỏ trứng giống như một nắm nhung có sự sống, bé nhỏ trong bộ lông vàng tơ óng mượt. Gà con mới nở có thể theo mẹ đi kiếm mồi ngay.

Đốì với gà thì hạt thóc hạt mạch... có thể được coi là sơn hào hải vị của chúng. Nhưng cho dù được ăn những thứ đó hàng ngàv thì chúng vẫn thích mổ đông bới tây, đề tìm ăn những hạt sỏi, hạt cát. Thật ra vì không có răng nên gà cần dựa vào thứ khác để nghiền thức ăn và chúng đã lợi dụng sỏi để tiêu hóa thức ãn. Thịt gà và trứng gà là những thức ăn bổ dưỡng rất tốt cho con người.

Không những từ xưa mà đến bây giờ vẫn vậy và không chỉ đối với người nông dân mà đối với hết thảy mọi người dân Việt Nam, con gà đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá ẩm thực. Có thể nói, con gà đã đi vào tín ngưỡng, vào đời sống tâm linh văn hóa của người dân Việt Nam. Nó là một trong mười hai con giáp, vẫn được gọi bằng cái tên thân mật là "Dậu". Con "Dậu" là tượng trưng cho một tuổi đời. Ai đã từng đến Việt Nam, từng tìm hiểu và yêu nền văn hóa dân tộc Việt thì chắc hẳn không thể nào quên được những bức tranh Đông Hồ đậm đà bản sắc Việt với hình ảnh phong phú về thể loại, màu sắc cách điệu nhưng cũng giản dị vô cùng, nổi bật với những bức tranh như: "Vinh hoa", "Gà trống hoa hồng", "Gà dạ xương"... Dưới con mắt của người Việt Nam, con gà đáng trân trọng và thân thương như vậy đó. Từ lâu đã thành lệ, con gà là thứ không thể thiếu trong bất kì lễ tết truyền thống hay ngày cúng giỗ nào của người Việt Nam. Đêm giao thừa, vào giờ khắc chuyển giao, nhà nhà lại cùng nhau bày một mâm cỗ đặt trước cửa nhà để cầu mong tốt lành, hạnh phúc cho năm mới. Lẽ dĩ nhiên, mâm cỗ không thể thiếu con gà. Con gà luộc được đặt trong một,cái đĩa lớn đặt giữa mâm, miệng ngậm một bông hồng. Đó là tượng trưng cho sự an lành, may mắn mà nhà nhà đều mong đợi. Tự nhiên như thế, con gà trống như linh vật của người dân Việt Nam, tượng trưng cho sự may mắn yên bình, hạnh phúc, luôn luôn rất linh thiêng đối với nhân dân.Con gà còn đi vào văn học, vào ca dao, tục ngữ của dân tộc. Có câu chỉ nói đến kinh nghiệm trong văn hóa ẩm thực như: "Con gà cục tác lá chanh" nhưng có câu còn để răn dạy con người như:

Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

Gần đây, dịch cúm gà hoành hành đã làm cho bữa cơm Việt Nam thưa vắng món thịt gà. Người ta cảm thấy thiếu thiếu một cái gì đó, nhất là mỗi độ Tết đến.

Con gà là biểu tượng sự sống, của hi vọng, an lành đối với người dân Việt Nam. Mong rằng nạn dịch cúm sẽ nhanh chóng được đẩy lùi để con gà lại được hồi sinh, lại trở về bên người nông dân, trở về với bữa-cơm thường ngày và luôn gần gũi gắn bó với người dân Việt.

Thuyết minh về con gà mẫu 2

Đó là chú trống nòi mẹ cho em nuôi kể từ ngày chị em bắt đầu sống tự lập. Mới đó mà đã năm, sáu tuần trăng trôi qua.

Giờ đây, chú đã là một “thanh niên tráng kiện”. Tuần trước mẹ cân thử, cứ tưởng chú chỉ nặng độ ba kí là cùng. Ai ngờ chú lên đến ba kí sáu, vạm vỡ như một đô vật ngoại hạng. Bạn bè cùng xóm đều phải kiêng nể trước thân hình hộ pháp của chú. Nhìn bộ mã, dáng đi, điệu đứng của chú ai cũng tấm tắc khen là một “đấng hào hoa phong nhã”. Cái mào của chú mới tuyệt làm sao! Cái vương miện màu đỏ tươi như màu hoa phượng vĩ ấy như tôn chú lên cái địa vị chủ soái ở cái “xóm gà” đông đúc này. Cái mỏ của chú trông như hai mảnh thép hình vòng cung ốp lại dùng để kiếm ăn và tự vệ. Đôi mắt sáng tròn như hai hạt hồng ngọc lúc nào cũng lóng la lóng lánh.

Là một chú gà đã trưởng thành, toàn thân chú được bao bọc bằng một lớp lông màu vàng rực pha lẫn những chiếc lông màu đen xanh ong ánh như rắc hạt kim tuyến. Bao quanh cái cổ là một lớp lông mịn và mềm như nhung thẫm, làm cho da cổ lúc nào cũng đỏ au càng thêm rắn rỏi. Đôi chân vừa to lại vừa cao được bao bọc bởi một lớp vảy sừng màu vàng sậm. Hai cái cựa chòi ra như hai mũi đinh mười, nhọn hoắt, một thứ vũ khí lợi hại giúp chú đánh bại mọi đối thủ trong xóm, nâng chú lên địa vị “thống soái”. Bộ lông đuôi của chú mới rực rỡ làm sao! Những chiếc lông ba màu vàng, đen, trắng pha lẫn, dài thượt, cong vút về sau, vừa tạo cho chú một dáng vẻ khỏe khoắn, cân đôi, lại vừa tăng thêm vẻ bảnh trai của một “thanh niên” vừa mới lớn.

Sáng nào cũng vậy, khi tiếng chuông nhà thờ ngân vang, em đã thấy chú đứng vắt vẻo trên cành cây ổi cạnh hồi nhà, vỗ cánh phành phạch rồi cất giọng gáy vang bài ca muôn thuở: “Ò… ó… o…” rộn khắp thôn xóm như đánh thức mọi người cùng dậy. Hát chán, chú lại đứng chờ đợi… Mấy chị mái tơ nghe tiếng hát của chú vội chen nhau ùa ra sân. Từ trên cành ổi cao, chú nhún mình, vỗ cánh, nhoáng một cái đã thấy chú đứng bên chị mái nâu mặt đỏ, lông mượt từ bao giờ. Có lẽ trên mười chị gà mái, chú thích nhất cô mái nâu này. Có thể là vì bạn cùng lứa với chú, với lại chị ta cũng thích kèm cặp với cu cậu. Mỗi lần chú kiếm được một miếng mồi ngon, bao giờ chú cũng tục tục… mời chị mái nâu cùng chén. Có lúc chú nhường hẳn cho chị mà không hề đắn đò do dự chút nào. Chú "ga lăng” như thế nên chị gà mái nào cũng thích được sóng đôi cùng chú.

Đối với bạn bè hàng xóm cùng “giới” với chú thì chú tỏ ra khắt khe, thậm chí nhiều lúc mất “lịch sự” nữa. Mỗi lần chúng bạn láng giềng đi kè kè với bất kì một chị mái nào trong đàn là chú ta tỏ thái độ phản ứng ngay. Chú lặng lẽ tách khỏi đàn, áp sát đối phương. Khi dừng lại, chú vỗ cánh phành phạch làm bụi bay mù mịt, sau đó dướn cổ, cất cao giọng “đô trưởng” ca bản “ò… ó… o…” như thách thức, đe dọa. Các bạn láng giềng đã nhiều phen vì lòng tự trọng đã thử sức với chú. Biết mình không phải là đối thủ, thấy chú sắp sửa gây sự đã vội vàng “cao chạy xa bay”, vừa tăng tốc vừa ngoái đầu nhìn lại có vẻ hậm hực. Những lúc như vậy, chú có vẻ đắc thắng, tự hào, lững thững trở lại đàn với một dáng điệu tự đắc, kênh kiệu. Đối với người ngoài thì vậy đó, nhưng trong nhà hình như chú không hề hiếp đáp một ai, lúc nào cũng tỏ ra “độ lượng bao dung”.

Em quý chú trống nòi không chỉ chú là niềm tự hào, kiêu hãnh của em với chúng bạn cùng xóm mà còn là kết quả lao động đầu tiên của em trong suốt năm, sáu tháng nay. Ngoài ra, chú còn là chiếc đồng hồ báo thức chính xác, vui nhộn, sống dộng nhất mà các hãng đồng hồ Ra-đô, Gi-mi-cô hiện đại ngày nay chẳng bao giờ tạo ra được.

Thuyết minh về con gà mẫu 3

Thường trong một đàn gà do người ta nuôi thì trong đó người ta chỉ nuôi có một con gà trống và khoảng mười con gà mái. Chính vì thế mà giống gà là giống đa thê nhưng không có hành động đánh ghen. Mỗi ngày, chú gà trống có thể làm tình tới mười lần với mười con gà mái khác nhau.

Các giống vật đều có hai loại là đực và cái; riêng đối với gà, người Việt ta gọi con gà đực là gà trống hay gà sống và gọi con gà cái gà mái. Gà trống thì ít mà gà mái thì nhiều.

Gà trống trông oai vệ và rất đẹp trai vì có lông dài mướt, óng ả, và nhiều màu sắc. Thêm vào đó, gà trống còn có cái mào đỏ chói trên đầu, có đuôi dài và xòe rộng, có cái bầu diều hay diều gà ở cổ (diều là cái bíu hay cái bọc chứa đồ ăn ở ngay dưới cổ của một vài loại chim), và có cựa gà ở mỗi chân. Chính nhờ đôi cựa gà này mà loại gà trống được nổi tiếng qua việc chọi gà trong dân gian.

Gà Trống còn có một điểm rất đặc biệt khiến người dân Việt ở thôn quê coi gà trống giống như cái đồng hồ vì tiếng gáy “o! o!” của gà trống rất đúng giờ, nhất là “gà đà gáy sáng trời vừa rạng đông” (câu thơ số 3216 trong Truyện Kiều của Nguyễn Du). Tại rất nhiều làng thôn ở quê người Việt chúng ta, dân quê vẫn nhờ tiếng gà gáy, nhìn ánh nắng, nhìn mặt trăng để ước lượng thời gian. Chính vì thế mà gà trống lúc đầu được nuôi để làm vật tôn thờ vì nó biết gáy sáng. Tuy rằng gà trống là loại đa thê, dê xồm, và kiêu ngạo nhưng đó là điều rất nhỏ nếu so sánh với 5 điều rất lớn và đáng ca ngợi của nó. Đó là 5 đức tính lớn: văn, võ, dũng, nhân, và tín. Lý do là đầu gà trống có mào hay mồng giống như đội mũ, đó là văn; chân gà trống có cựa sắc bén như gươm giáo, đó là võ; thấy quân thù, gà trống liền xông vào đá và mổ, đó là dũng; khi kiếm được đồ ăn gà trống bèn gọi bạn bè, gà mái, và gà con đến ăn, đó là nhân; và ban đêm tới giờ sáng, gà trống gáy cầm canh đúng giờ, đó là tín.

Gà mái thì có vẻ nhã nhặn và khiêm nhường. Lông của gà mái thì màu vàng và lấm-tấm đen. Dầu gà mái cũng có mào gà màu đỏ nhưng rất nhỏ. Gà mái có đuôi ngắn hơn gà trống và không có bầu diều ở cổ. Gà mái gáy “cục cục, cục ta cục tác,” gà con thì kêu “chíp chíp chíp.” Gà mái rất bận rộn vì phải tìm đồ ăn, đẻ trứng, ấp trứng, và săn sóc gà con. Chỉ có gà mái trông nuôi đàn con còn gà trống thì không để ý đến. Mỗi sáng, gà mái lấy mỏ rỉa lông làm dáng.

Gà là giống vật có hai chân, có hai cánh, và có lông vũ che phủ toàn thân như các loài chim. Mắt gà thì tròn, nhỏ như hạt đậu đen, và không có lông mi. Hai mắt của đầu gà không nằm cùng trên một mặt ở gần trán như mắt người hay mắt chó mà mỗi con mắt của gà lại nằm riêng rẽ ở phía trên mỗi bên má. Chính vì thế mà khi nhìn, gà thường lắc đầu bên này qua bên kia và bước lên theo hình chữ chi (z). Gà không có vành tai, nhĩ quản của gà rất ngắn và được bảo vệ bằng lông và một miếng da. Tuy thế, thính giác của gà thật hữu hiệu đặc biệt để tránh các cầm thú săn đuổi. Khi gặp nhiệt độ cao và nóng, gà thường há rộng mỏ, thở gấp rút, duỗi cánh, và uống nước cho mát. Tuy có hai cánh nhưng khả năng bay của gà không được tốt như các loài chim khác. Mỗi chân gà có bốn ngón với móng chân rất sắc và nhọn dùng vào việc đào đất, bới đất, và cào cỏ để tìm đồ ăn. Mỏ gà rất cứng và nhọn. Trong mồm gà không có răng. Gà rất dễ tính về việc ăn uống. Gà thích ăn thóc, gạo, rau, cỏ, trái cây, con dế, con gián, con cào cào, con châu chấu, con mối, và con giun. Gà rất ham ăn vặt nên suốt từ buổi sáng đến tận buổi tối gà thường chăm chỉ và tha thẩn đi tìm thức ăn.

Gà rất điều độ về việc thức ngủ, khi vừa mới tối, gà đã rủ nhau về chuồng đi ngủ; khi bắt đầu sáng, đàn gà đã thức giấc và gà trống thì gáy o! o! Gà chỉ ngủ theo cùng đàn ở nơi quen thuộc và an toàn. Gà sợ nhất rắn hổ-mang và mùi của củ hành hay lá hành. Vì thế mà gà có đời sống rất thoải mái.

Ở Việt Nam, có nhiều vùng chuyên nuôi gà mái để gà mái đẻ ra nhiều trứng rồi cho ấp ra gà con mà nuôi; sau đó, khi cần thì người ta giết gà để ăn thịt. Nhiều người nuôi gà đã có kinh nghiệm chỉ nhìn quả trứng là biết trứng đó sẽ nở ra gà trống hay gà mái. Nếu một đầu quả trứng gà mà nhọn thì bảo đảm sẽ nở ra gà trống và nếu quả trứng nào tròn trịa, tức là quả trứng đó không có đầu nào nhọn thì sẽ nở ra gà mái. Có nhiều gia đình nuôi gà chỉ để gà đẻ trứng rồi dùng trứng gà để làm đồ ăn. Sau khi gà đẻ trứng rồi, người ta lấy trứng đem ấp trong lò ấp nhân tạo rất tiện lợi. Sau khi ấp trứng gà được vài ngày thì trứng đó được gọi là “trứng gà lộn.” Trứng gà lộn này rất được những người nghiện rượu ưa thích dùng làm đồ ăn để nhậu rượu. Thường thường người dân Việt hay ăn “hột vịt lộn” chứ không ăn “trứng gà lộn.” Tuy nhiên vẫn có một số trong những người nghiện rượu thích ăn “trứng gà lộn.”

Nhiều người nuôi gà để ăn thịt. Với thịt gà, người ta có thể làm được nhiều món ăn ngon như: gỏi gà, gà quay, gà kho sả, gà luộc, gà nướng lá chanh, gà hấp muối, gà hầm thập cẩm, gà rim nước dừa, gà nấu tiêu, gà chưng cách thủy, gà tiềm, phở gà, miến gà, bún gà, mì gà, hủ tiếu gà, gà rút xương bỏ lò, và gà nhồi thập cẩm, v.v. Vào ngày Tết ta, dân Việt rất thích ăn xôi với thịt gà và tổ chức chọi gà để được hưởng vui thú. Gà ở quê ta rất ngon, nhất là vào tháng tám ta vì đã được chứng thực bằng câu tục ngữ “ếch tháng ba, gà tháng tám.” Tháng tám ta là tháng gặt lúa nên gà tha hồ ăn lúa mới; vì thế, thịt gà rất ngon.

Người ta còn nuôi gà để làm đồ cúng bái trong dịp Tết, giỗ gia tiên, và dùng con gà giò còn sống để cúng lễ mở cửa mả. Người ta dùng con gà trống lớn để cúng thần linh khi người dân muốn làm lễ thề thốt. “Gà, xôi, trầu, và rượu” là 4 lễ vật tối thiểu để cúng thần thánh.

Người Việt ta còn dùng gà để bói (kê bốc). Người ta dùng gan gà, đầu gà, mật gà, phổi gà, xương gà, và trứng gà để bói. Tùy theo mỗi nơi người ta ấn định thế nào là tốt và thế nào là xấu trước khi giết gà đem lễ để bói. Thêm vào đó, người ta còn dùng tiếng gáy của gà để bói nữa. Thường thường gà gáy sáng thì tốt và gáy vào buổi chiều thì xấu cho gia đình.

Thuyết minh về con gà mẫu 4

Nuôi gà trống không những chi để duy trì nòi giống, lấy thịt để cải thiện bữa ăn, tăng kinh tế gia đình mà nuôi gà trống còn để biết giờ giấc theo kinh nghiệm dân gian. Có thể xem gà trống là chiếc đồng hồ báo thức rất đúng giờ. Tiếng gáy của gà trống thật lảnh lót, trong trẻo. Có lúc, tiếng gáy ấy ròn rã, rành rọt, như một điệu đàn sôi động trong buổi mai hồng. Tiếng đàn ấy tựa hồ muốn các bạn gần xa đâu đó lắng nghe, muốn con người dậy sớm để chuẩn bị cho một ngày mới, muốn mọi vật bừng tỉnh dậy sau một giấc ngủ say nồng.

Gà trống đến tuổi trưởng thành thì rất đẹp mã, oai vệ, nó giống như một ông vua trong triều đại nhà gà. Mào gà trống đỏ chót, thường lắc lư như cánh hoa đỏ đang rập rờn trong gió nhẹ. Mỏ gà nhọn, khoằm, mắt long lanh như hai hột cườm. Lông gà nhiều màu óng ánh. Khi gáy, gà vỗ cánh phành phạch rồi dồn hơi đầy ngực, ngửa mặt lên cao và gập thân mình rồi gáy vang, Lúc ấy, trông gà trống như người nghệ sĩ đang thổi kèn đồng. Tiếng gáy của gà trống để lại trong lòng người một cái gì sâu lắng, nó tựa như nhịp đập của thời gian và cũng giống như lời thúc giục con người nhanh chóng bắt tay vào nhiệm vụ đang chờ ở phía trước. Đứng quan sát gà trống ăn mồi hay ăn thóc thì mới thấy được bản chất hóm hỉnh và đáng yêu của nó.

Thỉnh thoảng, gà bới được con giun thì tục… tục… như mời bọn gà mái đến xơi. Nghe tiếng gọi mời, các chị gà mái kéo đến thì gà trống lại nuốt chửng những con mồi rồi vờ cào cào, bới bới trong lòng đất, nhưng có lúc gà trống cũng nhường mồi để các chị gà mái ăn no, đẻ trứng thật nhiều.

Gà trống rất siêng năng làm việc, siêng năng cùng đồng bọn kiếm mồi, bới tìm những con giun ẩn nấp dưới đất hay những con sâu trốn dưới luống rau xanh. Tuy bận rộn như thế nhưng gà trống không quên nhiệm vụ báo giờ giấc của mình.

Gà trống là một vật nuôi có ích nên nó được bà con nông dân nuôi nhiều. Nhờ có gà trống mà con người nghe được âm thanh của bình minh trên quê hương, thấy được cảnh vật lúc bắt đầu một ngày mới ở làng quê, thôn xóm. Gà trống gợi nhắc con người không để thời gian trôi đi vô vị. Đặc biệt, gà trống góp phần cải thiện bữa ăn, nâng cao kinh tế gia đình. Thịt gà ngon và bổ, nó là một món ăn ngon được mọi người ưa thích. Đó là chưa kể gà trống là lễ vật để cúng thần, thiếu gà trống thì không đủ lễ. Ông bà xưa thường nói gà trống có đủ phẩm chất nhân, dũng, trí, tín, văn, võ. Đầu gà trống có mào là dáng quan văn, chân có cựa là thân tướng võ, có miếng ăn thì tục… tục… gọi bầy như thế là nhân, gáy sáng đúng giờ thì gà có tín, thấy kẻ địch xông tới đánh như thế là dũng. Bởi thế, gà trống là một loài vật quí. Thậm chí, lông gà cũng được tận dụng để làm chổi và làm những vật dụng khác.

Gà trống đã trở thành một loài vật nuôi mang lại lợi ích kinh tế ở quê em. Nhà nào cũng có gà, có nhà nuôi đến ba bốn chục con. Tiếng gà gáy sớm hay tiếng gà cục tác… cục ta… đã làm cho con người thêm yêu mến quê hương, yêu vườn nhà tha thiết. Và đặc biệt, yêu những con vật nuôi đã gắn bó với mình.