K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2023

Lăng Ông Bà Chiểu hay còn gọi là Lăng Ông, là cách gọi phổ biến của người dân địa phương đối với miếu Thượng Công, nơi thờ Đức Thượng Công, danh xưng dân gian phong cho Tả quân Lê Văn Duyệt.

Lăng nằm ngay khu vực ngã ba Bà Chiểu, xưa thuộc làng Hoà Bình, tỉnh Gia Định, nên nhắc đến Lăng Ông thường đi đôi với địa danh Bà Chiểu. Ngày nay, khu lăng mộ với diện tích còn lại khoảng 18.500 m2 toạ lạc uy nghi giữa giao điểm của bốn con đường thuộc khu vực quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh. Xung quanh có thêm khuôn viên thoáng đãng, xanh mát mở ra một không gian sinh hoạt công cộng lí tưởng dành cho người dân.

Cổng lăng trổ ra bốn hướng, phía Nam là cổng lớn Tam Quan nổi tiếng với 4 chữ Hán “Thượng Công Miếu” khắc nổi ở bên trên. Cổng lớn này một thời được chọn làm hình ảnh biểu tượng của đất Sài Gòn – Gia Định.

Lăng nằm trên một gò đất cao hình lưng rùa, được cho là vị thế “đắc địa”. Theo quan niệm địa lí Đông phương học, nơi được chọn đặt âm phần của quan Tổng trấn nằm vào long mạch, hợp với “địa linh nhân kiệt”, vì thế sẽ mang lại tài lộc, sự an lạc đời đời cho dân chúng cư ngụ trong vùng.

5 tháng 3 2023

gấp lắm ạ

 

22 tháng 1 2018

Trên đất nước Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như là: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu, Bến Nhà Rồng,... Nhưng có một nơi rất nổi tiếng ở quê hương tôi đó là Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh.

Vịnh Hạ Long là một tuyệt tác đã có từ rất lâu do thiên nhiên tạo thành.  Vịnh có rất nhiều hang động, có động nước và động khô. Bên trong những hang động có rất nhiều đá vôi. Ngoài ra, còn có rất nhiều đảo và cồn đá. Để đi ra được những hang động đó bạn cần phải đi xuồng hoặc đi bằng thuyền. Mặt nước ở Vịnh Hạ Long rất đẹp. những làn sóng nhẹ nhàng đánh vào bờ tạo nên một khung cảnh thơ mộng khi bạn đứng ngắm Vịnh Hạ Long. Chiều về bạn có thể thấy hoàng hôn từ phía xa chiếu lên mặt nước như đang có đến tận hai mặt trời. Vì thế, mà Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Hằng năm, hàng ngàn người khắp thế giới đi đến Vịnh Hạ Long đế du lịch. Vịnh Hạ Long đã thu hút du khách trên khấp thế giới. Vịnh Hạ Long được coi là

 cái nôi của nước Việt Nam về nền lịch sử khảo cổ lâu đời. Ngoài ra, Vịnh Hạ Long còn có những hòn và tập trung nhiều động vật và thực vật quý hiếm. Có nhiều khu lịch sinh thái với hàng ngàn động vật dưới nước phong phú. Tên gọi của Vịnh Hạ Long đã thay đổi qua rất nhiều thời kì lịch sử, thời Bắc thuộc được gọi là Lục Châu Lục Hải sau đó được người Pháp gọi là Vịnh Hạ Long từ đó và phổ biến đến ngày nay.

Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long nlur một bức tranh tuyệt hảo do thiên nhiên tạo thành gồm có những hang động và những hòn. Bên trong là những hang động người ta có thể tham quan, ngắm cảnh. Có những thạch nhũ có hình thù kì lạ do thiên nhiên tạo ra bên trong hang. Vịnh Hạ Long nhìn từ xa thấy như những người lính khổng lồ canh giữ biển Việt Nam. Mỗi buổi sảng, những chú chim én lại đi kiếm mồi và cho con người tổ của mình để có thể bồi dưỡng cơ thểVịnh Hạ Long nhiều lần cũng đã trở thành địa điểm lý tưởng của các nhà làm phim và các diễn viên.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những trường hợp vút rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường làm mất đi nét đẹp văn hoá của Việt Nam. Để đảm bảo mọi người không vứt rác bừa bãi cùng đã có những thùng rác đổ bỏ vào. Người ta còn làm sạch nước sông và cọ rửa các hòn đảo.

Vịnh Hạ Long đúng là một cảnh đẹp thiên nhiên trên thế giới. Tôi tự hào là một người ở Quảng Ninh và sở hữu một cảnh đẹp thiên nhiên thế giới.


 

17 tháng 2 2019

chịu

7 tháng 2 2018

Nói đến Thủ đô Hà Nội thân yêu của chúng ta, có thể nhắc đến Chùa Một Cột — dáng sen vươn lên từ bùn lầy nghìn năm Bắc thuộc — tiêu biểu cho ý thức tự cường của dân tộc. Hay Khuê Văn Các — viên ngọc minh châu kết tinh của một nền khoa học ngàn đời. Nhưng chúng ta vẫn nghe nhắc đến Hồ Gươm nhiều hơn cả. Nằm trong lòng Hà Nội, thành phố ngàn năm văn hiến, thành phố vì hòa bình, nơi đây có Tháp Rùa tượng trưng cho khát vọng hòa bình. Đài Nghiên, Tháp Bút nhắc đến nền văn vật lâu đời. Chỉ với ba biểu tượng đó, hồ Hoàn Kiếm đã xứng đáng là trái tim của Thủ đô rồi! Hồ Gươm không chỉ là thắng cảnh tô điểm thêm vẻ xinh tươi, duyên dáng cho Thủ đô, mà còn là một trong những dấu ấn tiêu biểu của lịch sử ngàn năm văn hiến đất kinh kì Tháng Long — Đông Đô - Hà Nội. Để đến tham quan Hồ Gươm, chúng ta có thể đi từ nhiều con đường khác nhau như Hàng Bài, Tràng Thi, Hàng Khay hay các khu phố cổ, Hồ Gươm nằm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm, là nơi kết nối giữa các phô" cổ với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch lại cách đây hơn một thế kỉ. Chắc hẳn chúng ta đều biết Hồ Gươm chính là một dòng chảy còn sót lại của sông Hồng. Cách đây hàng trăm năm về trước, Hồ Gươm ăn thông với sông Hồng, là một nhánh nhận nước của sông Hồng, chạy dài qua các phô" Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lí Thường Kiệt, Hàng Chuối,.. Từ thê" kỉ XIX, khi nước ta đang bị thực dân Pháp cai trị, do sông Hồng đổi dâng nên Hồ Gươm chỉ còn là một sông nhỏ chạy qua Hàm Cá Mập (bến tàu điện một thời). Vì thê", để qua sông, người Pháp đã bắc một chiếc cầu bằng gỗ và dần dần san đất. Và ngày nay, nơi đó chính là phô" cầu Gỗ mà ai cũng biết. Từ xưa đến nay, Hồ Gươm đã trải qua lịch sử với bao nhiêu tên gọi khác nhau. Cách đây khoảng sáu thê" kỉ, Hồ Gươm gồm hai phần chạy dài từ phô" Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, rồi tới phố Hàng Chuối. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên trước kia Hồ Gươm được gọi là Hồ Lục Thủy. Sau đó là cái tên Tả Vọng để phân biệt với Hữu Vọng. Sau khi các triều đại chọn Thăng Long làm kinh đô, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thủy quân. Tương truyền vào thê" kỉ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng, ghi lại thắng lợi của cuộc chiến đấu chống giặc Minh xâm lược dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi (1427). Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hóa) có một người đánh cá là Lê Thận (sau khi gia nhập nghĩa quân Lam Sơn) đã kéo được một lưỡi gươm, sau đó Lê Lợi lại nhặt được chuôi gươm ở trên cây, khi ghép chuôi gươm và lưỡi gươm lại thành thanh gươm, đặt tên là “Thuận Thiên” có nghĩa là “thuận theo ý trời”. Gươm báu đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chông giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền ở hồ Lục Thủy, bỗng một con rùa xuất hiện, nổi lên khỏi mặt nước. Lê Thái Tổ rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ. Chắc hẳn ai cũng biết hồi tháng 5 âm lịch 2010, khi Hà Nội kỉ niệm 583 năm vua Lê chiến thắng giặc Minh, chúng ta đã được chứng kiến hình ảnh Cụ Rùa bò lên mặt nước... Tất cả mọi người đều ngỡ ngàng và càng tin hơn vào sự linh thiêng của Hồ Gươm — viên ngọc xanh giữa lòng Thủ đô này... Hồ Gươm rất đặc biệt. Nó có một màu sắc riêng, khác hẳn các hồ khác. Hồ Gươm xưa kia trong lắm, đẹp lắm, có màu nước xanh biêng biếc... Các bạn có biết màu xanh ấy là do đâu khống? Trong lớp bùn của Hồ Gươm, có sự sinh sông của một loài tảo. Nhờ sự quang hợp của loài tảo đó mà Hồ Gươm có màu xanh như vậy! Đã có lần, các nhà khoa học đã thử lấy thứ tảo ấy đem đi nơi khác trồng nhưng chúng không sống được! Phải chăng Hồ Gươm có một điều đặc biệt khác?... Nhưng bây giờ, màu xanh trong trẻo ấy đã bị ô nhiễm mà nguyên nhân chính là do con người gây ra. Chính những người dân không ý thức, vứt rác bừa bãi xuống hồ và Nhà nước không có biện pháp làm sạch hồ thường xuyên nên đã làm cho nước hồ đục hơn và bên bờ hồ vương vãi những túi rác mà người dân đã vứt xuống. Điều đó sẽ dẫn đôn hậu quả gì? Trước hết, Hồ Gươm đã không còn đẹp như trước nữa mà đã mất đi vẻ tự nhiên của nó. Và hậu quả thứ hai là những Cụ Rùa đã bị tổn thương vì môi trường quá bẩn. Ngày trước, Cụ Rùa chỉ nổi lên vào những dịp lễ, còn thời gian gần đây, Cụ Rùa nổi lên rất thường xuyên và mọi người đã nhìn thấy những vết thương trên thân Cụ Rùa. Có lẽ nào những người vứt rác xuống hồ không thể hiểu được những điều này? Và vài ba năm trước, việc làm sạch Hồ Gươm đã bắt đầu được chú trọng. Tất cả chúng ta đều đã nhận thây một điều rằng, mặc dù Nhà nước và Chính phủ đã đưa ra những biện pháp để giải quyết vấn đề này nhưng thực sự là nước hồ ngày càng bẩn thêm. Vi vậy, điều quan trọng vẫn là ý thức của người dân, chúng ta phải giữ gìn hồ sạch sẽ để không làm mất đi vẻ đẹp của Hồ Gươm nói riêng và vẻ đẹp của Thủ đô Hà Nội và hình ảnh tốt đẹp của con người Việt Nam nói chung. Ở Hồ Gươm, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy Đài Nghiên và Tháp Bút được danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng vào năm 1864. Thân tháp có khắc ba chữ “Tả Thanh Thiên” nghĩa là “Viết lên trời xanh”, ngày nay thường gọi đó là Tháp Bút. Tiếp đến là một cửa cuốn được gọi là Đài Nghiên, trên đó có đặt một cái nghiên mực bằng đá hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc, ba chân kê nghiên là hình tượng ba con ếch. Sở dĩ có ba con ếch đội là bởi vì nhà thơ Nguyễn Văn Siêu muốn nhắc chúng ta đừng kiêu căng rồi dẫn đến hậu quả khó lường như trong truyện ngụ ngôn Ech ngồi đáy giếng và Nguyễn Văn Siêu cũng muốn viết lên trời xanh khát vọng hòa bình, truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam. Có một điểm đặc biệt giữa Tháp Bút và Đài Nghiên. Đó là vào những buổi trưa hè, nhìn từ cổng ngoài di vào có hai bức tường đứng hai bên, cả hai bức tường cao quý ấy đều khắc tên những người đỗ đạt, khiến cho các sĩ tử đi qua đều cố gắng học hành. Đi tiếp vào trong ta sẽ thấy cầu Thê Húc. cầu Thê Húc được làm bằng gỗ rất thô sơ và được sơn màu đỏ. cầu được thiết kế cong cong và uốn lượn như hình con tôm. cầu Thê Húc hướng về phía Đông, phía mặt trời mọc để đón được toàn vẹn nguồn dưỡng khí và những tia nắng đầu tiên. Với ý nghĩa ấy, cây cầu mang màu đỏ — màu của sự sống, màu của hạnh phúc, của sự cao quý, của ước vọng truyền đời từ thời cổ đại đến ngày nay - cây cầu Thê Húc — đó chính là biểu tượng của thần Mặt Trời! Tên của cây cầu có nghĩa là “nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm”. Đi sâu vào trong, chúng ta sẽ đến với đền Ngọc Sơn linh thiêng. Ngôi đền được xây dựng trên đảo Ngọc. Cả khu đền được lợp ngói đỏ trông tươi tắn với hình ảnh cong cong trạm trổ tinh tế. Đền thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Văn Xương Đế Xuân — vị thánh trụ trì việc văn chương khoa cử. Ngoài hiên có tủ kính với Cụ Rùa được đặt bên trong khi các nhà khoa học vớt lên vào những thập niên sáu mươi của thế kỉ XX. Cụ Rùa có tuổi thọ khoảng 500 - 600 tuổi. Không chỉ có một Cụ Rùa mà dưới Hồ Gươm còn có vài Cụ Rùa khác. Hồ Gươm được du khách coi là một danh lam thắng cảnh. Quanh hồ là những loài cây trông lộng lẫy như: cây phượng, cây bằng lăng, cây liễu sư. Ngoài ra còn có nhiều loài hoa được trồng và được ghép thành hình chữ ở bên bờ hồ. Ngày nay, chúng ta đều thấy rất nhiều du khách nước ngoài cũng như trong nước và người dân Hà Nội đi dạo quanh hồ. Họ chụp ảnh, họ bàn tán và họ cũng cảm thấy thanh thản... Chắc chắn là như vậy!... Bên Hồ Gươm không chỉ có du khách đi dạo, chúng ta còn thấy cả các cụ già ngồi chơi cờ, còn các bác, các cô thì tập thể dục cho cơ thể săn chắc, khỏe mạnh. Những đứa trẻ cũng thường ra bờ hồ đùa nghịch, vui chơi tận hưởng không khí thoáng mát. Từ Hồ Gươm, chúng ta cũng có thể nhìn được những địa điểm nổi tiếng của Hà Nội như Tượng đài Lý Thái Tể, Bưu điện Hà Nội với đồng hồ cổ kính được đặt ở trên nóc hay những khu phố cổ,... Như vậy, chúng ta có thể thấy được Hồ Gươm đẹp thế nào, phong phú về màu sắc thế nào... Rủ nhau xem cảnh Kiêm Hồ, Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiến, Tháp Bút chưa mòn, Hỏi ai gây dựng nên non nước này ? Hồ Gươm có thể từ nhiều thế kỉ trước, có thể có nhiều tên gọi nhưng với tôi, Hồ Gươm chỉ mới hơn mười ba tuổi. Dù có thế nào, Hồ Gươm mãi mãi là một phần trong trái tim tôi.

 

7 tháng 2 2018

Những năm gần đây, ngành du lịch của đất nước ta đang rất phát triển. Trên khắp đất nước có rất nhiều những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An, Mỹ Sơn… Trong số đó, động Phong Nha cũng là một địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Động Phong Nha đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Động Phong Nha nằm trong quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng, thuộc địa phận xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình. Ta có thể đến Động Phong Nha thật dễ dàng bằng hai con đường: nếu bạn thích đi đường thuỷ thì ngược dòng sông Gianh đến đoạn sông Gianh gặp sông Son rồi cứ theo sông Son mà vào động. Nếu đu đường bộ thì lộ trình sẽ theo tỉnh lộ số 2 đến bến sông Son , đoạn đường này ước chừng 20 cây số . Nhưng dù đi bằng cách nào thì bạn đều phải đi xuồng máy hoặc chèo đò từ bến sông Son vào cửa hang Phong Nha. Nếu đi bằng xuồng máy từ bến sông Son vào đến cửa hàng Phong Nha thì mất khoảng nửa giờ. Ngồi trên xuồng ngắm nhìn dòng sông xanh thẳm và rất trong, nhìn những khối núi đá vôi trùng điệp, những xóm làng, nương ngô rải rác hai bên bờ thì thật là thú vị.

Phong Nha gồm hai bộ phận là động khô và động nước. Động khô ở độ cao khoảng 200m, giờ chỉ còn những vòm đá trắng vân nhũ cùng vô số những cột đá óng ánh màu xanh ngọc. Nhưng theo các nhà địa lý học thì xưa kia, ở động khô này vốn là một dòng sông ngầm, nay đã cạn hết nước. Động nước thì bây giờ vẫn còn có một con sông dài chảy suốt ngày đêm. Con sông này nước rất trong và cũng khá sâu.

Động nước là nơi hấp dẫn và được khách du lịch lui tới nhiều hơn cả. Vì hiện nay động nước vẫn có một con sông dài nên muốn vào được thì cần phải có thuyền. Nhưng điều quan trọng là phải mang theo đèn, đuốc để thắp sáng vì càng vào sâu trong hang thì càng ít ánh sáng. Tuy một số nơi ở trong hang đã được mắc điện nhưng muốn đi suốt 1500 mét hang thì vẫn phải cần có dụng cụ để thắp sáng.

Động chính Phong Nha có tới mười bốn buồng nối với nhau bằng một hành lang chính dài hơn một nghìn mét. ở các buồng ngoài trần thấp, chỉ cách mặt nước chừng 10m. Từ buồng thứ tư trở đi thì vòm hang đã cao tới 25 - 40m. Đến hang cuối cùng, hang thứ mười bốn thì bạn có thể thoả sức mà thám hiểm các hàng to ở phía trong sâu theo cách hành lang hẹp. Nhưng những hang to này mới chỉ có một vài đoàn thám hiểu với đầy đủ trang thiết bị từ máy móc, đèn, quần áo đến thuốc men, đặt chân tới. Liệu bạn có đủ tự tin để trở thành một nhà thám hiểm tài ba không? Tuy nhiên hang động Phong Nha vẫn còn cất giữ biết bao điều huyền diệu, thú vị đang chờ đợi chúng ta đến khám phá.

Đi thuyền thăm động Phong Nha, chúng ta sẽ bị bất ngờ và hấp dẫn trước vẻ đẹp kỳ ảo của nó. Dưới ánh sáng của đèn đuốc, các khối nhũ đá hiện lên với nhiều màu sắc, hình khối. Những khối nhũ đá này có đường nét hài hoà, màu sắc huyền ảo, sắc lóng lánh như kim cương. Nhất là dưới ánh đèn đuốc thì cảnh hiện lên lại càng lung linh, huyền ảo. Trên vách động thi thoảng còn thấy những nhánh phong lan rừng rủ xuống xanh mướt. Trong hang cũng có một số bãi cát nhỏ, tới đây du khách có thể ghé thuyền lại mà leo trèo, thăm thú, ghi hình, chụp ảnh làm kỷ niệm. Vào động Phong Nha ta cảm thấy một khung cảnh thật khác lạ: trước mắt là những khối nhũ đá lung linh huyền ảo, ta lại được nghe tiếng nước chảy, âm vang của tiếng nói, được cảm nhận không khí mát mẻ, trong lành thật là sảng khoái.

Quả thật xứng với danh hiệu "Kỳ quan đệ nhất động", động Phong Nha là một hang động đẹp, kỳ vĩ. Theo báo cáo khoa học của đoàn thám hiểu hội địa lý Hoàng gia Anh, động Phong Nha có tới bảy cái nhất: hang động dài nhất, cửa hang cao và rộng nhất, bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất, có những hồ ngầm đẹp nhất, hang khô rộng và đẹp nhất, thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất, sông ngầm dài nhất. Để giữ gìn và bảo tồn vẻ đẹp của động Phong Nha, chúng ta phải có ý thức tham gia bảo vệ danh lam thắng cảnh này.

16 tháng 12 2022

Tham khảo:
Hải Dương là vùng đất sản sinh ra nhiều bậc đại khoa, tiến sĩ nho học đứng đầu trong cả nước. Trấn Hải Dương xưa có 637 tiến sĩ, 12 trạng nguyên. Sau chia tách địa giới hành chính, toàn tỉnh có 486 tiến sĩ, 11 trạng nguyên. Văn miếu Mao Điền không chỉ là nơi lưu danh những bậc hiền tài mà còn là địa chỉ giáo dục, khích lệ hậu thế noi gương học tập, tạo ra một mạch nguồn văn hóa không ngừng chảy. Văn miếu Mao Điền là một trung tâm đào tạo nhân tài, tôn vinh học vấn, tạo nguồn lực xây dựng đất nước và tồn tại cho đến ngày nay.
 

Văn miếu Mao Điền ngày nay thuộc làng Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng là một trong số ít văn miếu còn tồn tại ở Việt Nam. Nguyên được lập ra để tổ chức các kỳ thi Hương của trấn Hải Dương xưa nhưng vào thời nhà Mạc đã bốn lần tổ chức khoa thi Hội.

 

Từ giữa thế kỷ 15, với chủ trương mở mang việc học hành và đào tạo nho sĩ, nhà Lê sơ đã cho xây dựng một loạt những trường học (trường quốc lập), trong đó có trường thi hương Mao Điền (huyện Cẩm Giàng) và Văn miếu Vĩnh Lại (huyện Đường An). Qua hơn 300 năm, đến năm 1801 dưới thời Tây Sơn, Văn miếu được di chuyển từ Vĩnh Lại về Mao Điền cùng với Trường thi hương trấn Hải Dương và trở thành nơi đào tạo hàng nghìn cử nhân, tiến sỹ Nho học, đứng hàng đầu cả nước.

Nhìn từ xa, Văn miếu Mao Điền trông như một toà thành lớn, nổi bật giữa màu xanh của những ruộng lúa Xuân mới cấy. Qua cổng Tam quan đồ sộ là khoảng sân rộng dẫn lên cây cầu đá cong cong duyên dáng. Bên hồ nước xanh, cây gạo cổ thụ có tuổi đời hơn 200 năm vẫn đang trổ lộc non trong tiết Xuân ấm áp.  Sảnh chính của văn miếu với gian nhà giữa và gác chuông, gác trống hai bên, ở sân có cây gạo cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Ngoài có đài nghiên, tháp Bút, Nghi Môn, Thiên Quang Tinh, Khái Thánh thờ thân Phụ và thân Mẫu của Khổng Tử. Tiếp đến là gác Chuông, gác Trống đối xứng với nhau và nằm ở phía hai đầu hồi dãy nhà giải vũ. Tiếp đến là hai gác chuông xây cất rất hoành tráng.

Ngay từ khi mới xây dựng, Văn Miếu đã là một công trình uy nghi, bề thế và thâm trầm cổ kính với thời gian. Phần chính gồm hai toà nhà lớn 7 gian, mái cong vút chạm trổ hình rồng phượng áp sát vào nhau. Kiến trúc xây theo kiểu chữ Nhị, rộng 10 mẫu (3,6 ha), các hạng mục được quy hoạch đẹp mắt, cân đối, hài hòa từ trong ra ngoài.

Nhà ngoài là nơi tụ hội bái lễ của các bậc quan trường học giả. Hai bên là hai dãy nhà giải vũ 5 gian đối diện nhau, do nằm ở hai hướng Đông và Tây nên người dân nơi đây vẫn quen gọi là nhà Đông vu, Tây vu. Đông vu là nhà truyền thống còn Tây vu là nhà khách. Hai bên vách treo danh sách 637 vị tiến sĩ quê Hải Dương đỗ đạt trong các thời kỳ khoa cử Việt Nam.

 

Bài trí thờ tự tại di tích trước đây được sắp xếp theo mô hình của Văn miếu Quốc Tử giám Hà Nội. Ngoài Bái đường có 01 ban thờ công đồng để nho sinh xa, gần đến lễ bái. Ngoài việc thờ Khổng Tử như trước còn phối thờ thêm 08 vị Đại khoa người Việt, trong đó đúc tượng đồng 5 Danh nhân là: Đức Khổng Tử, Tư nghiệp Quốc Tử giám Chu Văn An, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Anh hùng dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các tượng được đặt trong khám gỗ sơn son, thếp vàng đẹp đẽ. Đồng thời lập bài vị cho 04 danh nhân còn lại là: Đại danh y, Thái học sinh Tuệ Tĩnh, Thần toán Việt Nam Vũ Hữu, Nhập nội Hành khiển Phạm Sư Mệnh, Nghi Ái quan Nguyễn Thị Duệ.

Xưa kia Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long nên gọi là xứ Đông. Đây là vùng “đất học” vì thế triều Lê đã coi đây là một trong những trung tâm văn hoá giáo dục của cả nước, tiến hành tổ chức nhiều kỳ thi Hội. Hàng năm đến kỳ thi, sĩ tử ở khắp nơi tề tựu về đây dựng lều chõng kín khắp cả khu cánh đồng Tràn phía trước. Trong số các sĩ tử đó có nhiều người Hải Dương đã tham dự và hiển đạt, như danh sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm (1535).

Trong quá trình tồn tại, Văn Miếu Mao Điền từ vị trí là trường học của riêng trấn Hải Dương đã trở thành trường thi của cả vùng, góp phần giáo dục và đào tạo nhân tài cho địa phương và cho đất nước. Tại miền Bắc Việt Nam, Văn miếu Mao Điền có quy mô và lịch sử lâu đời đứng thứ 2, chỉ sau Văn miếu Quốc Tử Giám. Văn miếu Mao Điền được lập ra để thờ Khổng Tử và các bậc đại nho theo truyền thống của Việt Nam, Trung Quốc và một số nước Đông Á khác.

 

Trải qua thời gian, Văn Miếu Mao Điền bị tàn phá do chiến tranh và thiên tai, bị hư hại nhiều. Từ một di tích lịch sử có thắng cảnh đẹp, Văn Miếu trở thành một nơi hoang phế. Từ năm 2002, chính quyền tỉnh Hải Dương đã khởi công xây dựng, tu bổ lại Văn miếu. Năm 1993, Văn miếu Mao Điền được Nhà nước công nhận di tích và xếp hạng cấp quốc gia.

Tháng 2 âm lịch hàng năm, tỉnh Hải Dương lại mở hội Văn Miếu Mao Điền. Người Hải Dương ở khắp nơi lại tề tựu về dự lễ hội, báo công, dâng hương tưởng nhớ các bậc danh nhân, tiên hiền của đất nước. Không khí lễ hội tưng bừng mà trang nghiêm. Truyền thống ấy còn giữ gìn tới ngày nay. Chẳng những người Mao Điền, Cẩm Giàng mà khắp vùng, khách thập phương hân hoan đón chờ ngày lễ.

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cứ vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch hằng năm, quan tổng đốc cùng các quan lại, cử nhân, tiến sĩ… lại về Văn miếu Mao Điền làm lễ nêu cao cương thường, thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo, khuyến khích lớp trẻ học tập và rèn luyện nhân phẩm. Ngày nay, Văn miếu Mao Điền trở thành địa chỉ giáo dục quan trọng cho các thế hệ trẻ về lịch sử, văn hóa, truyền thống khoa bảng và được coi là nơi tôn vinh đạo học của tỉnh Đông. Sự ra đời, tồn tại của Văn miếu Mao Điền suốt hơn 2 thế kỷ qua chứng minh Hải Dương là vùng đất học, đất danh nhân, đất văn hiến.

Hiện nay, Văn miếu là địa chỉ “khuyến học, khuyến tài” giáo dục mọi thế hệ học sinh tỉnh Hải Dương và học sinh cả nước về phát huy tinh thần “tôn sư trọng đạo” và hiếu học của người tỉnh Đông. Những ngày đầu Xuân mới, nhiều gia đình đưa con em đến thăm Văn miếu Mao Điền để xin chữ đầu năm lấy may, thắp hương tưởng nhớ các bậc hiền tài được thờ tự tại Văn miếu và cầu mong các vị tiên hiền phù hộ cho mọi người bền gan vững chí phấn đấu, rèn đức, luyện tài góp phần xây dựng đất nước Việt Nam vững mạnh, phồn vinh.
Lược bớt đi để ngắn gọn hơn nhé!ha

 

Từ Thành phố Mỹ Tho, vượt qua hơn 30km, chúng ta sẽ đến Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
* Dòng họ Phạm:  là một trong 10 dòng họ lập nghiệp lâu đời nhất tại Gò Công, có công khai khẩn đất đai, phát triển kinh tế và chấn hưng phong hóa tại vùng này. Khảo sát tại thực địa, chúng ta thấy từ trước đời Phạm Đăng Hưng là Phạm Đăng Khoa (Tổ bốn đời của ông) đã có mộ chỉ ở Gò Rùa. Riêng bản thân ông là nông dân khẩn hoang lập ấp từng làm Điền Tuấn Quan và suốt đời chăm lo giống má cấy cày cho dân khắp miền, nổi tiếng là “ông ba bị” lập xã lương (kho dự trữ lương thực các xã phòng đói kém).
Ông sinh năm 1764 tại Gò Rùa, lớn lên theo học với Sùng Đức Tiên sinh, Võ Trường Toản. Ông thi khoa Bính Thìn 1784 đổ Tam Trường, vào tới trường ông bị bệnh bất ngờ phải bỏ thi về làm ruộng. Tuy không cao khoa nhưng văn tài lỗi lạc và nổi tiếng là người hiền đức, siêng năng, sau đó được bổ về kinh làm “Lễ bộ Thượng thư”. Sau mấy lần bị gièm pha, suýt mang trọng tội. Nhờ tính nhã nhặn, tận tụy, nên ông đã giữ được những chức vụ cao quý:
   - Chưởng trưởng Đà sự (trông coi sự lưu thông của đê điều)
   - Lập xã thương (lo cứu đói cho dân)
   - Quản khâm thiên giám (Giám đốc đài thiên văn)
   - Quốc sử quán Tổng tài (chỉ huy viết sử)
Mùa hạ 1825 ông mất vì bệnh đưa về chôn nơi Sơn Qui. Đến 1849 ông được vua Tự Đức gia tặng “Đặc Tiến Kim Tử - Vinh Lộc Đại phu Thái Bảo, Cần chánh điện Đại học sĩ” tước Đức Quốc Công.
* Khu quần thể kiến trúc độc đáo: Lăng Hoàng Gia được xây dựng từ năm 1826, là nơi yên nghỉ của con người anh tú thuộc dòng họ Phạm Đăng vào thế kỉ 18 – 19, đó là Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng (Ông ngoại vua Tự Đức và là thân sinh của Từ Dũ Thái Hậu – vợ Vua Thiệu Trị).
Cách thị xã Gò Công khoàng 2km, Lăng Hoàng Gia nằm trên thế đất cao, có dáng con rùa nằm. Trên khuôn viên gần 3.000m2, Lăng Hoàng Gia được chia thành hai khu rõ rệt. Nhìn từ chính diện là ngôi từ đường, nơi thờ phụng 5 đời của dòng họ Phạm Đăng gồm : Phạm Đăng Khoa (tước Thiêm Sử Phủ), Phạm Đăng Dinh (tước Bình Thanh Bá), Phạm Đăng Hưng (tước Đức Quốc Công), Phạm Đăng Long (tước Phước An Hầu ) và Phạm Đăng Tiên (tước Mỹ Khánh Tử). Chính vì thế người đời khi nhắc đến những con người của dòng họ Phạm Đăng thường nói gọn là : Công – Hầu – Bá – Tử - Phủ, để nói đến chức tước của gia đình nhà họ Phạm. Ngôi từ đường được làm từ rất nhiều gỗ quý, hoa văn chạm trổ tinh tế và đẹp mắt.
Theo lối nhỏ dẫn về phía bên phải là khu lăng mộ của Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng, một công trình cổ mang đậm nét kiến trúc của những lăng mộ ở Huế. Lăng mộ không xây theo hình “Ngưu Phanh” (trâu nằm) hay “Mã Phục” (ngựa quì) là hai kiểu thông thường dành cho các văn thần võ tướng ngày trước, mà xây theo hình thể “đảnh trụ” (hình chóp) như chiếc nón quan ngày xưa, rẽ thành tám cánh tựa búp măng sen. Trước đây đã từng có người nói là do Phạm Đăng Hưng được chôn ngồi nên mới có kiến trúc như vậy. Nhưng theo người quản gia tại đây thì hoàn toàn không phải. Đức Quốc công được chôn nằm, đầu quay về núi… Lăng mộ được bảo vệ bởi tứ kiệt “ Long – Lân – Quy – Phụng ” làm cho lăng mộ vừa cổ kính, vừa toát lên vẻ uy nghiêm lạ thường.
Phía bên ngoài và bên hữu có nhà văn bia, trong có bia kỉ niệm do Phan Thanh Giản soạn và Trương Quốc Dụng hiệu kiểm, còn bia chỉ bằng đá trắng Quãng Nam cũng do ông Giản và ông Dụng soạn, 1857 thì khi đưa về Gia Định bị bọn xâm lược giặc Pháp chiếm lấy (tháng 12 – 1860), viên đại úy Barbé của Pháp bị quân ta giết chết tại Đồng Nai, quân Pháp đem tấm bia này xóa hết chữ Hán, rồi viết lên chữ Pháp để làm bia cho Barbé đặt tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Sau ngày 30 – 4 thống nhất đất nước, nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi bị giải tỏa, tấm bia được mang vào đặt tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và được công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa năm 1993, năm 1997 tấm bia được mang về Gò Công và đặt tại lăng mộ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng cho đến ngày nay. Tuy đã bị quân Pháp xóa dấu vết cũ trên bia, nhưng ngày nay chỉ cần rửa sạch rồi dùng phấn trắng xoa lên, chữ Hán ngày xưa vẫn hiện lên rất rõ ghi theo chức tước năm 1825.
Ngoài cùng khu mộ xây cung tường có 4 trụ gạch đứng.
Ngoài những chi tiết trên, mộ này còn một nét đặc biệt nữa đó là phần:
“Phong chuẩn” (Tường xây làm ẩn phong sau dấu) đắp nổi hình 5 con sư tử từ nhỏ đến lớn, biểu hiện ngũ tước (Công, Hầu, Bá, Tử, Phủ).
Ngoài ra là một công trình kiến trúc nghệ thuật mang đậm giá trị truyền thống dân tộc, Lăng Hoàng Gia còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa độc đáo cần được bảo vệ. Đây sẽ là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về văn hóa, lịch sử nước nhà, và là nguồn tư liệu quý giá cho lớp trẻ Việt Nam mai sau. Chính những yếu tố đặc biệt ở nơi này, Lăng Hoàng Gia đã được Nhà nước công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia năm 2002.

Từ Thành phố Mỹ Tho, vượt qua hơn 30km, chúng ta sẽ đến Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
* Dòng họ Phạm:  là một trong 10 dòng họ lập nghiệp lâu đời nhất tại Gò Công, có công khai khẩn đất đai, phát triển kinh tế và chấn hưng phong hóa tại vùng này. Khảo sát tại thực địa, chúng ta thấy từ trước đời Phạm Đăng Hưng là Phạm Đăng Khoa (Tổ bốn đời của ông) đã có mộ chỉ ở Gò Rùa. Riêng bản thân ông là nông dân khẩn hoang lập ấp từng làm Điền Tuấn Quan và suốt đời chăm lo giống má cấy cày cho dân khắp miền, nổi tiếng là “ông ba bị” lập xã lương (kho dự trữ lương thực các xã phòng đói kém).
Ông sinh năm 1764 tại Gò Rùa, lớn lên theo học với Sùng Đức Tiên sinh, Võ Trường Toản. Ông thi khoa Bính Thìn 1784 đổ Tam Trường, vào tới trường ông bị bệnh bất ngờ phải bỏ thi về làm ruộng. Tuy không cao khoa nhưng văn tài lỗi lạc và nổi tiếng là người hiền đức, siêng năng, sau đó được bổ về kinh làm “Lễ bộ Thượng thư”. Sau mấy lần bị gièm pha, suýt mang trọng tội. Nhờ tính nhã nhặn, tận tụy, nên ông đã giữ được những chức vụ cao quý:
   - Chưởng trưởng Đà sự (trông coi sự lưu thông của đê điều)
   - Lập xã thương (lo cứu đói cho dân)
   - Quản khâm thiên giám (Giám đốc đài thiên văn)
   - Quốc sử quán Tổng tài (chỉ huy viết sử)
Mùa hạ 1825 ông mất vì bệnh đưa về chôn nơi Sơn Qui. Đến 1849 ông được vua Tự Đức gia tặng “Đặc Tiến Kim Tử - Vinh Lộc Đại phu Thái Bảo, Cần chánh điện Đại học sĩ” tước Đức Quốc Công.
* Khu quần thể kiến trúc độc đáo: Lăng Hoàng Gia được xây dựng từ năm 1826, là nơi yên nghỉ của con người anh tú thuộc dòng họ Phạm Đăng vào thế kỉ 18 – 19, đó là Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng (Ông ngoại vua Tự Đức và là thân sinh của Từ Dũ Thái Hậu – vợ Vua Thiệu Trị).
Cách thị xã Gò Công khoàng 2km, Lăng Hoàng Gia nằm trên thế đất cao, có dáng con rùa nằm. Trên khuôn viên gần 3.000m2, Lăng Hoàng Gia được chia thành hai khu rõ rệt. Nhìn từ chính diện là ngôi từ đường, nơi thờ phụng 5 đời của dòng họ Phạm Đăng gồm : Phạm Đăng Khoa (tước Thiêm Sử Phủ), Phạm Đăng Dinh (tước Bình Thanh Bá), Phạm Đăng Hưng (tước Đức Quốc Công), Phạm Đăng Long (tước Phước An Hầu ) và Phạm Đăng Tiên (tước Mỹ Khánh Tử). Chính vì thế người đời khi nhắc đến những con người của dòng họ Phạm Đăng thường nói gọn là : Công – Hầu – Bá – Tử - Phủ, để nói đến chức tước của gia đình nhà họ Phạm. Ngôi từ đường được làm từ rất nhiều gỗ quý, hoa văn chạm trổ tinh tế và đẹp mắt.
Theo lối nhỏ dẫn về phía bên phải là khu lăng mộ của Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng, một công trình cổ mang đậm nét kiến trúc của những lăng mộ ở Huế. Lăng mộ không xây theo hình “Ngưu Phanh” (trâu nằm) hay “Mã Phục” (ngựa quì) là hai kiểu thông thường dành cho các văn thần võ tướng ngày trước, mà xây theo hình thể “đảnh trụ” (hình chóp) như chiếc nón quan ngày xưa, rẽ thành tám cánh tựa búp măng sen. Trước đây đã từng có người nói là do Phạm Đăng Hưng được chôn ngồi nên mới có kiến trúc như vậy. Nhưng theo người quản gia tại đây thì hoàn toàn không phải. Đức Quốc công được chôn nằm, đầu quay về núi… Lăng mộ được bảo vệ bởi tứ kiệt “ Long – Lân – Quy – Phụng ” làm cho lăng mộ vừa cổ kính, vừa toát lên vẻ uy nghiêm lạ thường.
Phía bên ngoài và bên hữu có nhà văn bia, trong có bia kỉ niệm do Phan Thanh Giản soạn và Trương Quốc Dụng hiệu kiểm, còn bia chỉ bằng đá trắng Quãng Nam cũng do ông Giản và ông Dụng soạn, 1857 thì khi đưa về Gia Định bị bọn xâm lược giặc Pháp chiếm lấy (tháng 12 – 1860), viên đại úy Barbé của Pháp bị quân ta giết chết tại Đồng Nai, quân Pháp đem tấm bia này xóa hết chữ Hán, rồi viết lên chữ Pháp để làm bia cho Barbé đặt tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Sau ngày 30 – 4 thống nhất đất nước, nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi bị giải tỏa, tấm bia được mang vào đặt tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và được công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa năm 1993, năm 1997 tấm bia được mang về Gò Công và đặt tại lăng mộ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng cho đến ngày nay. Tuy đã bị quân Pháp xóa dấu vết cũ trên bia, nhưng ngày nay chỉ cần rửa sạch rồi dùng phấn trắng xoa lên, chữ Hán ngày xưa vẫn hiện lên rất rõ ghi theo chức tước năm 1825.
Ngoài cùng khu mộ xây cung tường có 4 trụ gạch đứng.
Ngoài những chi tiết trên, mộ này còn một nét đặc biệt nữa đó là phần:
“Phong chuẩn” (Tường xây làm ẩn phong sau dấu) đắp nổi hình 5 con sư tử từ nhỏ đến lớn, biểu hiện ngũ tước (Công, Hầu, Bá, Tử, Phủ).
Ngoài ra là một công trình kiến trúc nghệ thuật mang đậm giá trị truyền thống dân tộc, Lăng Hoàng Gia còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa độc đáo cần được bảo vệ. Đây sẽ là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về văn hóa, lịch sử nước nhà, và là nguồn tư liệu quý giá cho lớp trẻ Việt Nam mai sau. Chính những yếu tố đặc biệt ở nơi này, Lăng Hoàng Gia đã được Nhà nước công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia năm 2002.