K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 2 2020

Đây đúng là một cảnh trung thu đặc sắc tại làng quê trong một không khí thanh bình. Ngày xưa để thưởng thức một mùa trung thu thật vui vẻ, các em cũng phải góp phần tự làm nhiều đồ chơi để thưởng tết, ngày nay còn cả tháng nữa mới tết Trung thu nhưng ngoài đường phố đã treo đầy rẫy các loại đèn Trung thu: Từ đèn con cá, con bướm, con thỏ, con chim, đến bầy cá hóa long, chiếc thuyền đốt đèn lên dây cót chạy trên nước, con thỏ đánh trống, máy bay, đến cả các nhân vật trong võ thuật như Triển Chiêu bằng giấy bóng kiếng đủ màu rực rờ và thật đẹp. và nay lại thêm các lồng đèn chạy bằng pin có nhạc đủ loại đủ hình của Trung Quốc: nào là Na Tra Thái tử đi trên quả cầu với hai bánh xe phong hòa và tay quay hai vòng càng khôn, nào là siêu nhân, nào sư tử hí cầu với đòn màu, nào đèn có hai cô tiên rất xinh...

Việc đầu tiên khi gần tới tết Trung thu là các em chuẩn bị làm đèn lồng Trung thu dưới sự hướng dẫn của người lớn. Các em được dạy làm đèn xếp bằng giấy gấp nếp nhỏ theo chiều ngang, sau đó lại gấp thành nếp bé theo chiều dọc rồi xoay vòng dán lại với nhau thành một hình ống, đáy cắt một hình tròn bàng bìa cứng dán vào, phía trên, cắt một vòng hình vành khăn dán vào mép ống trụ, rồi xâu một dây vào hai lỗ đục đối diện trên mép đòn để xách bằng cách treo vào đầu một que tre. Thế là các em đã có một chiếc đèn xếp ở giữa đáy, phải đính một miếng kẽm mỏng để gắn nến đốt. Lớn hơn chút nữa cỡ tuổi lớp năm bây giờ, các em lại được hướng dẫn vót tre làm khung đèn ông Sao, 10 thanh tre cật mỏng cỡ 30-40 cm cột từng đôi một thành hai khung sao năm cánh bàng lạt hay dây gai (cuộn dây bán sẵn), hai khung này lại được cột với nhau chặt lại ở năm đầu, vót thêm năm miếng cật tre nhỏ dài cỡ 3cm tròn như chiếc đũa, nhét vào giữa hai khung sao trên, tạ chân các cánh sao để căng rộng khoảng cách hai khung ở phần giữa ngôi sao tạo thành một hình khối ngũ giác. Trên một trong năm miếng cật tre nhỏ này lại có quấn một lò xo băng dây kẽm mỏng để gắn nến. Xung quanh một ngôi sao dán giấy bóng mờ hoặc giấy bóng kiếng để hở hai cạnh của cánh sao phía trên, đối diện với miếng cật tre nhỏ có gắn lò xo để cho nến vào đốt; buộc đầu cánh sao có hai cạnh để hở không dán giấy bằng một sợi dây gai và treo vào đầu một cành tre nhỏ (đã róc lá) hoặc một cây gậy nhỏ. Thế là các em đã có một chiếc đèn ông sao để đi rước do chính mình làm. Khi đã hơi lớn lớn các em tráng nhi còn được người lớn chỉ cho làm đèn kéo quân đế treo ở nhà. Làm được đèn này các em rất hãnh diện, chứng tỏ mình khéo tay, thông minh và đã nhớn nhao. Để làm đèn kéo quân, các em phải có hai khung: một khung 1 bên ngoài hình trụ tròn hoặc hình khối tứ giác và một khung thứ hai bên trong (nhỏ hơn cả về chiều rộng lẫn chiều cao) gồm hai vòng tròn kẽm mỏng nối kết với nhau cũng bằng dây kẽm thành một hình trụ tròn để lọt trong khung I và có thể xoay vòng dễ dàng trong khung I, khung ngoài lớn hơn làm bằng tre cật vót mỏng hay bằng kẽm cứng uốn kết lại với nhau có dán giấy bóng mờ (trên có vẽ cảnh trời, mây, sông, núi, đường quê V.V.), có tô màu, làm nền để chiếu lên trên đó bóng của các hình khung thứ II. Khung ngoài (I) được dán giấy kín mít chỉ hở mặt trên, dưới đáy và trên mặt khung 1 đều có một thanh ngang (bằng kẽm hoặc tre cật) chia đáy và mặt trên khung I thành hai phần đều nhau. Ở giữa thanh ngang với đáy có gắn một dây lò xo kẽm mỏng để gắn nến.

Ngày nay thay vì nến người ta cho vào trong phía đáy khung đèn kéo quân một bóng đèn điện hoặc đèn pin độ 3 watt vừa để chiếu sáng vừa làm nóng không khí trong đèn, tạo một luồng khí chuyển động đi lên làm quay khung thứ II ở trong khiến các hình gắn ở trên vòng dưới khung II chuyển động hắt bóng lên giấy dán (có vẽ phong cánh) của khung I (khung ngoài) làm nên một cảnh tượng linh hoạt: người, ngựa, trâu bò, quân lính, xe cộ, gánh hàng rong,.... di chuyên trên đường sá, qua các vùng sông núi, làng mạc...

Như đã nói ở trên, khung II làm bằng kẽm mỏng nên nhẹ, và khung II nhỏ hơn khung I nhiều để có thể xoay vòng dễ dàng trong khung thứ I. Hai vòng tròn của khung II cách nhau độ 5 tới 6 cm. Trên vòng thứ 2 của khung II có dán các hình (bằng giấy), người, ngựa, xe cộ, quân lính,... khi quay sẽ chiếu hình trên khung 1 bên ngoài. Mỗi vòng của đáy khung II đều có một thanh kẽm ngang chia đều mặt trên và đáy khung II, giúp khung II được thăng bằng và có thể xoay tròn theo sợi dây gẳn vào khung I. Khi luồng khí nóng bốc lên (sau khi đốt đèn một lúc, sức nóng của đèn làm nóng không khí ở đáy của khung I lồng đèn kéo quân và khối không khí này nở ra bốc bay lên làm xoay sợi dây và khung 11 lồng đèn). Thế là các em đã có được một chiếc đèn kéo quân để treo trong nhà mùa Trung thu: vừa là đề tài của những lời khen ngợi của người lớn vừa là niềm hãnh diện và thích thú của các em.

Ở ngoài cửa hàng, cũng có bán một số đèn Trung thu ngoài đèn xếp (nhiều loại, nhiều màu có vẽ hình lên rất đẹp - đèn xếp hình quả bầu, hình tròn, hình trụ...), đèn ngôi sao, đèn con thỏ đánh trống có hai bánh xe nối vào hai cánh tay con thỏ (làm bằng thiếc có sơn màu), có cầm que trước mặt có trống, cỏ gắn đèn, cả hệ thống như một chiếc xe có cần đẩy đằng sau đe các em cầm - khi đẩy đi, tay con thỏ đưa lên đưa xuống đánh vào trống kêu beng beng, và đòn chiểu sáng xuống mặt đường (đây là chiếc đèn có khoa học kỹ thuật nhất thời đó), lại còn cỏ cả chiếc đèn là một bầy cá hóa long, con cá mẹ nằm giữa có chỗ cắm nến, còn xung quanh có một vòng tròn treo đây cá con, to và đẹp - rồi đèn con bướm, con rồng, đèn kéo quân, v.v. Tuy nhiên, những đồ chơi này chỉ dành cho con nhà giàu, dư dả; ở nhà quê con nhà nghèo và các nhà thường thường bậc trung đều tụ làm lấy đồ chơi và khi làm các đồ chơi như vậy các em cũng coi như là đang chơi tết, rất thích thú. Ngoài đèn Trung thu còn các đồ chơi khác, tuy không nhiêu như bay giờ: như chiếc tàu thuỷ có cam đèn chạy bằng dây cót thà trong chậu nước, những chiếc xe hơi bằng thuỷ tinh đựng đầy kẹo the xanh, đỏ, những con vật tết bằng lá dừa thật khéo thành những con châu chấu, con chim, v.v. đậu trên cành lá: những con giống hình thằng người đánh đu, hình các nhân vật trong chuyện cỏ tích như Tấm Cám, Trần Minh khô chuối. Lọ Lem, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới.v.v. dù loại được người bán hàng khéo tay nặn và thổi bằng bột dẻo có pha nhiều màu nặn xong lại cám trên cái que hay cành cây. Ngoài ra, lại có các ông Phỗng (chữ nói trại của ông Phật) để trò em bầy cỗ, nhắc nhớ các em lòng tin nơi Trời Phật, ông Tiến sĩ bằng nan tre, phết màu, cớ có quạt biển long (ông Tiến sĩ giấy) cũng để bầy giữa mâm cỗ Trung thu để khuyến khích tinh thần hiếu học của các em, các em gái thì có các con giống làm bằng bột, cs tô màu để bầy cỗ, đủ hình các loại chim, thú (chim thú nuôi trong nhà và trong thiên nhiên như gà, vịt, chó, mèo, tổ chim sẽ có những quả trứng nhỏ, chuột, trâu, hò, sư tử, hươu, nai...), các đồ dùng trong nhà (bát, đĩa. Nồi niêu, xoong, cháo, tủ, gương, bàn, ghế...), các đồ vật sử dụng trong cuộc sống ở xã hội (xe hơi, quang gánh, xe cút kít...) để tăng hiểu biết, dễ nhắc nhớ tới nữ công nữ hạnh.

Sau khi làm xong đèn và mua các đồ chơi nói trên, các em chuẩn bị để tham dự các trò vui và các lễ lạc.

Cả hơn nửa tháng trước đêm Trung thu, trẻ em đã tụ họp để rước đèn trong xóm hoặc chơi múa sư tử đánh trống ầm ĩ, hoặc có khi chỉ chơi đốt nến rồi hát lì vui vẻ.

Cuộc rước sư tử đêm Rằm do thôn xóm tổ chức trong đó có các em được giao nhiệm vụ đội đầu sư tử múa. một hoặc hai em đi sau nam đuôi sư tử, nhảy nhót. Một số em đánh trống ếch hoặc sau này có trống tây đeo đầy ở vai và các em khác thì cầm theo đèn của mình có đốt nến đi theo, có khi hát vang theo tiếng trống. Đám rước ồn ào, náo nhiệt, vui vẻ diễu hành qua đường phố trong làng xóm kết thúc bằng một màn đồng ca nhộn nhịp và một cuộc phát kẹo bánh mà các em rất hài lòng.

Sau đó các em tản mát về nhà hoặc ghé xem canh các nam thanh nữ tú hát trống quân. Một số em lại ghé các đền, miếu xem các bà lên đồng để được phát lộc những đồng xu, đồng hào giấy kết thành những con bướm, con chim và được phát cả kẹo bánh. Hoặc các em theo bà, theo mẹ lên chùa lễ Phật để được phát lộc là oản, là bánh, là xôi, chè, v.v.

Rồi các em vè nhà dự tiệc bày cỗ quan trọng để trông trăng, cùng nhau hát hò, chơi đùa kể chuyện tới khuya mới phá cỗ. Dù nghèo, dù giàu các em cũng có bầy một mâm cỗ Trung thu (dù so sài, dù ít ỏi) để cùng chơi vui (nhà nghèo thì mâm cỗ có khi chỉ là vài chiếc bánh Trung thu bé xíu, vài trái cây hái trong vườn hay xin của nhà hàng xóm, vài con giống tự làm, vài ông Phỗng tự nặn ít cây nến V.V.). Nếu nhà rộng rãi có mái hiên, cỏ sân gạch, các cm chuẩn bị mâm cỗ này với các đồ chơi từ tối 14, còn thường thì chiều 15 cơm nước xong xuôi, các em bày cỗ (có sự giúp đỡ của bà, mẹ, anh, chị) rồi đi rước đèn, trở về mới trông trăng cùng đám chúng bạn. anh chị em và gia đình hát hò vui vẻ. Rồi khi đã thật khuya, trăng đã lên cao và đã buôn ngủ mới phá cỗ.

Mâm cỗ Trung thu truyền thống, luôn luôn phải có ông Tiến sĩ giấy (giữa mâm). với ông Phỗng để hàng trên cùng, trước ông Tiến sĩ, rồi đến các con giống, đồ chơi, hoa quả. nhà giàu thì có thêm xôi chè, bánh trái, các đĩa thức ăn ngon lành, có bánh Trung thu to tát thơm ngon (bánh nướng nguyên ổ to chụm hình con rồng rất đẹp hoặc nguyên hộp một cân hơn bánh, bánh dẻo cùng vậy, toàn loại thượng hạng cả: cỏ vi cả, yến, lạp xưởng, gà quay, v.v. thơm phức, có hạt sen. đậu xanh, trứng muối I hoặc 2 lòng trứng đỏ au). Nhà nghèo cùng cỏ bánh nhưng là mấy chiếc bánh nhỏ xíu để trẻ con bày cỗ. Đèn nến đốt sáng cắm quanh mâm cỗ hoặc treo lên dây vắt ngang mâm cỗ. mọi người ngồi vây quanh hoặc hát hò hoặc kể chuyện về thỏ ngọc, chị Hằng, chú Cuội hoặc Tấm Cám. v.v. hoặc do nhau, hoặc ngắm trăng, ngắm sao. rồi chơi đếm sao (một ông sao sáng, hai ông sáng sao ) hoặc chơi nói nhanh (nồi đồng nấu ốc, nồi đất nâu ếch), xem ai nói được lâu. nhanh mà không nhịu, hoặc chơi “tập tầm vông”. hoặc chơi đố người, đố vật. (thí dụ: “Kiến tố vừa đố vừa giảng” (tra lời: Tổ kiến) - “Nhà có bà hay la liếm?" (trả lời: cái chổi)

"Ở nhà có bà hay ăn cơm trước" (trả lời: đôi đũa cả), chơi “nu na nu nống", chơi “xỉa cá mè đè cá chép”, rồng rắn, ...

Thật là một buổi tối rất vui vẻ, náo nhiệt! Khi chơi đã chán và cảm thấy đói bụng. lúc ấy trăng cùng đã lên cao, mọi người đều hô "Phá cỗ", ai nấy đều vỗ tay đồng tình và thức ăn được chia ra cho mọi người ăn uống ngon lành, mâm cỗ với các em bé háu đói đã hết nhanh, người lớn cũng tham gia để chung vui với các em Ai ấy đều hả hê vì có một đêm trung thu trọn vẹn.

Cảnh trung thu trăng sáng trời trong thường chỉ có ở miền Bắc, một nửa miền Trung trở vào Nam đêm trung thu thường bị "phá quậy” bởi những trận mưa khiến đôi khi "ông Trăng” cùng chị Hằng và Thỏ ngọc đều đi trốn - Và mọi người đành bày cỗ trong nhà với đón thay trăng. Có khi miền Trung và cao nguyên còn bị bão lũ mất cả Trung thu.

Có nơi như ở Hát Giang, quê của Hai Bà Trưng, các em còn chơi phụ đồng cuội vào đêm Trung thu.

Tết Trung thu còn một trò giải trí thú vị đối với các em nữa đó là đi rong phố xem các hình ảnh quảng cáo các nhà hàng lớn bán bánh trung thu thiết kế rất khéo, rất đẹp, màu sắc rực rỡ rất vui mắt: nào cảnh Đường Minh Hoàng du nguyệt điện với bầy tiên nữ đẹp xinh múa vũ khúc nghê thường, nào cảnh chú cuội ngồi gốc cây đa, nào cảnh bát tiên quá hải, nào cảnh thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh được tặng bánh trung thu, nào cảnh các em bé rước đèn chơi trăng, nào cảnh múa sư tử... Nội phố Huế gần nhà tôi cùng có bao nhiêu là cửa hàng có quảng cáo đẹp. Tôi nhớ ngày bé cứ gần Tết Trung thu là mẹ tôi lại thuê chú xích lô quen chở chúng tôi trên xe, dạo phố phường Hà Nội để ngắm cảnh náo nhiệt của đèn, bánh trung thu cùng các quảng cáo mà chúng tôi xem say mê không biết chán. Bố mẹ đứng cửa vẫy nhìn chúng tôi sung sướng đi chơi mà bố mẹ cũng được vui lây. Lớn lên rồi tôi chẳng bao giờ còn được vui sướng hồn nhiên như ngày xưa ấy!

hok tốt!!

Với nền văn hóa đa dạng và độc đáo, hàng năm nước ta có không ít những ngày lễ tết cổ truyền giàu ý nghĩa như tết nguyên đán, tết thanh minh, tết táo quân,....Trong đó không thể không kể đến tết trung thu ngày tết gắn liền với niềm vui, tiếng cười thiếu nhi.

     Trung thu mang nghĩa là giữa mùa thu. Có thể hiểu tết trung thu được tổ chức vào giữa mùa thu hay chính là ngày rằm tháng tám hằng năm khi mặt trăng sáng và tròn đầy nhất. Đây chính là một trong những nét đẹp văn hóa của các đất nước Á Đông. Ở nước ta, tết trung thu có xuất hiện từ rất lâu rồi và được cho là ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa. Tuy nhiên không vì thế mà ngày tết này làm mất đi bản sắc Việt. 

     Tết trung thu đến luôn là niềm vui của mỗi đứa trẻ. Không giống như ngày lễ thiếu nhi quốc tế 1/6 được du nhập về từ phương Tây cha mẹ cho trẻ em đi chơi, tết trung thu gắn kết mọi người trong gia đình, thể hiện niềm quan tâm, yêu thương. Trong ngày tết này, người lớn sẽ chuẩn bị một mâm cỗ lớn với đầy đủ các loại bánh kẹo, hoa quả được trưng bày đẹp mắt, cầu kì. Và đặc biệt không thể thiếu được thức quà đặc trưng bánh trung thu. Bánh trung thu có hai loại là bánh nướng, bánh dẻo ngày trước thường có hình tròn tượng trưng cho mặt trăng. Thời gian qua đi chiếc bánh cũng được biến tấu thêm màu mè, kiểu dáng, hương vị. Chuẩn bị kĩ càng mâm cỗ, khi mặt trăng lên cao, tỏa rạng cũng là lúc gia đình quây quần bên nhau, trẻ em được phá cỗ, ăn uống. Không những vậy, các em còn được tụ tập tham gia rất nhiều trò chơi. Trên những dãy phố, ánh đèn lồng với hình: con cá, con thỏ,... rực rỡ sắc màu tỏa sáng, trẻ con nối đuôi nhau vừa đi rước đèn vừa cười đùa thích thú. Sau đó các em cũng được thỏa sức tổ chức các trò chơi khác cùng nhau vui đùa đón trăng. Đâu chỉ có trẻ em mới được hưởng niềm vui, người lớn cũng góp phần. Cả gia đình ông bà cha mẹ bên nhau sau những tháng ngày mệt mỏi vì công việc thường ngày, cùng ngắm trăng, ăn bánh, trò chuyện vui vẻ ngoài hiên nhà.

     Và phần đặc sắc và hấp dẫn nhất thường vẫn luôn là màn múa sư tử. Những anh thanh niên khoác trên mình chiếc áo lấp lánh, người đội đầu sư tử, người khom lưng làm đuôi. Đầu sư tử được làm bằng giấy bồi, với đôi bàn tay khéo léo nó được làm nên mang chút nghiêm nghị nhưng cũng không kém phần duyên dáng, tinh nghịch. Người điều khiển sư tử dẻo dai múa đầy tài tình, hấp dẫn. Những màn nhảy lên chồm xuống theo nhịp trống liên hồi khiến người xem không khỏi kinh ngạc. Thi thoảng lại có chú cuội, chị Hằng đeo mặt nạ màu mè phe phẩy chiếc quạt đi chọc ghẹo mọi người. Màn đêm tĩnh mịch thường ngày vì thế mà bị phá tan, chỉ còn ánh trăng chảy lênh láng trong không gian, đọng lại trong những tiếng cười giòn giã.

     Những nét đẹp cổ truyền luôn rất giàu ý nghĩa. Ngày tết thiếu nhi tất nhiên là nó phải mang lại cho trẻ em niềm vui, gắn kết gia đình. Không những thế nó còn mang nét rất đặc trưng của đất nước có nền văn minh lúa nước. Tết trung thu thể hiện mong ước của mọi người về một mùa màng bội thu. Nhìn trăng cũng là một cách để dự đoán thời tiết, vụ mùa thậm chí là cả vận mệnh quốc gia theo kinh nghiệm dân gian. Có thể thấy ngày tết trung thu mang rất nhiều ý nghĩa sâu xa. 

     Cuộc sống hiện đại hôm nay bận rộn với guồng quay cơm áo gạo tiền tết trung thu cũng đã được thay đổi đi rất nhiều. Tuy nhiên giá trị của nét văn hóa cổ truyền đẹp đẽ ấy không vì thế mà phai nhạt, nó vẫn giữ một vị trí quan trọng không thể thiếu trong lòng bất cứ người con đất Việt nào. 

22 tháng 9 2016

Chẳng biết Tết Trung Thu có từ bao giờ. Nhưng đối với tôi, Trung Thu bắt đầu từ ngày biết đốt lên ngọn nến và cùng vui chơi với lũ bạn chung xóm mỗi dịp ông mặt trăng tròn vành vạnh trong những ngày đầu năm học mới. Ngày ấy, còn nhỏ xíu, không nhớ rõ là mấy tuổi, nhà tôi còn nghèo lắm, mà trong cái xóm lao động ấy thì nhà ai cũng nghèo thế cả. Chiếc lồng đèn hình ngôi sao được làm bằng tre và bọc giấy kiếng màu đỏ là món quà quý giá và xa xỉ đối với lũ trẻ con trong xóm, chỉ có rất ít đứa được bố mẹ mua cho chiếc lồng đèn. Và thật là hãnh diện khi tôi được bố mẹ mua cho một chiếc lồng đèn hình con thuyền. 
Cầm con thuyền bằng giấy kiếng trong tay, tôi cảm thấy thật tự hào và cần phải lên mặt chút với những đứa bạn đồng trang lứa và thầm nghĩ rằng: "lũ bạn sẽ phải trầm trồ trước cái lồng đèn, và chúng sẽ xin mượn cái con thuyền ấy để cầm một lát cho vui". Nghĩ đến đó, chợt cảm thấy lâng lâng sung sướng làm sao đó. Tôi cất thật kỹ chiếc lồng đèn, đợi đến ngày Trung Thu mới đem ra khoe với bạn bè. 
Rồi ngày Trung Thu cũng đến, hôm đó thật vui. Bình thường, buổi tối lũ trẻ con phải ở nhà, không được ra đường chơi quá lâu, và ra đường cũng phải mang dép (tôi chẳng thích mang dép khi vui chơi chạy nhảy chút nào). Nhưng tối Trung Thu, bọn trẻ con trong xóm được vui chơi thoải mái, và vui nhất là không ai để ý chuyện có mang dép ra đường hay không. Tối hôm đó, bọn trẻ con ùa ra cả ngoài sân lớn. Chưa có đứa nào vội thắp đèn lên, tất cả vẫn đang say mê với những trò rồng rắn lên mây, dung dăng dung dẻ và có lẽ vui nhất là trò thiên đường địa ngục; trong trò ấy, tôi chỉ thích qua phía địa ngục, nhận hình phạt là phải "chặt đầu", cảm giác thấy thích thích sao đó. Chắc chỉ có tôi có cái sở thích quái lạ ấy, vì đứa nào cũng cố gắng được qua phía thiên đường để dương dương tự đắc nhìn những đứa không vượt qua được ngưỡng cửa của trò chơi. Chúng tôi chơi thật vui, thoải mái cười đùa, thậm chí la hét mà cũng chẳng ai nhắc nhở hay la mắng gì cả. 
Kết thúc trò thiên đàng địa ngục, chúng tôi bắt đầu lục tục đứa nào về nhà đứa nấy mang lồng đèn của mình ra cùng chơi chung. Tôi đã háo hức chờ đợi giây phút này lâu lắm rồi. Chạy ù về nhà và mang ra chiếc thuyền lồng đèn của mình. Tôi vừa chạy vừa mường tượng cái cảnh lũ bạn sẽ trầm trồ quanh chiếc thuyền mà sướng rơn lên. Mải nghĩ nên tôi không để ý là đã ra đến sân và trên tay cầm chiếc lồng đèn rồi. Bỗng xuất hiện những tiếng lốc cốc, lốc cốc rồi rất nhiều tiếng đó nữa, nhìn kỹ ra là những chiếc lồng đèn được chế tác bằng lon sữa bò. Chúng được làm thành hình những chiếc xe lu, chỗ để ngọn nến có thể xoay được, chiếc xe ấy được điều khiển bằng thanh tre dài cầm ở tay. Mỗi khi đẩy tới thì chiếc xe kêu lốc cốc đồng thời cái lon ở trên xe để ngọn nến xoay vòng tròn tạo thành những vệt sáng quay liên tục trong rất đẹp mắt. Và dĩ nhiên, không như mường tượng, chẳng đứa nào thèm xuýt xoa trước chiếc thuyền của tôi.

9 tháng 3 2022

TK

I. Mở bài.

- Dẫn dắt và giới thiệu đối tượng cần thuyết minh: Chiếc đèn lồng giấy.

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc:

- Không rõ ai là người sáng tạo ra đầu tiên.

2. Chuẩn bị:

- Giấy bìa cứng nhiều màu.

- 1 chiếc bút.

- 1 thước kẻ.

- 1 hộp hồ dán.

- 1 cuộn băng dính trong.

- 1 đoạn dây len.

3. Các bước thực hiện:

- Đầu tiên với tờ giấy hình chữ nhật, bạn gấp đôi tờ giấy.

- Dùng thước kẻ để đo và vẽ những đường thẳng song song trên mặt tờ giấy rộng khoảng 3cm, và 2 đầu mép giấy nên chừa lại khoảng 2cm. Sau đó dùng kéo để cắt theo những đường đã vẽ.

- Nếu là giấy màu thì bạn cũng không phải trang trí. Còn nếu muốn chiếc đèn lồng sinh động thì có thể dùng bút để trang trí thêm cho chiếc đèn lồng.

- Cuộn giấy lại và dán nối hai mép giấy đầu và cuối lại với nhau.

- Dùng bút đục hai lỗ hai bên đối diện nhau ở gần viền dưới và viền trên của chiếc đèn lồng. Sau đó luồn dây vào để làm quai. Hoặc, có thể xỏ dây trực tiếp ở viền trên. 

III. Kết bài:

- Nêu suy nghĩ của bản thân về chiếc đèn lồng giấy.

9 tháng 3 2022

Refer

I. Mở bài.

- Dẫn dắt và giới thiệu đối tượng cần thuyết minh: Chiếc đèn lồng giấy.

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc:

- Không rõ ai là người sáng tạo ra đầu tiên.

2. Chuẩn bị:

- Giấy bìa cứng nhiều màu.

- 1 chiếc bút.

- 1 thước kẻ.

- 1 hộp hồ dán.

- 1 cuộn băng dính trong.

- 1 đoạn dây len.

3. Các bước thực hiện:

- Đầu tiên với tờ giấy hình chữ nhật, bạn gấp đôi tờ giấy.

- Dùng thước kẻ để đo và vẽ những đường thẳng song song trên mặt tờ giấy rộng khoảng 3cm, và 2 đầu mép giấy nên chừa lại khoảng 2cm. Sau đó dùng kéo để cắt theo những đường đã vẽ.

- Nếu là giấy màu thì bạn cũng không phải trang trí. Còn nếu muốn chiếc đèn lồng sinh động thì có thể dùng bút để trang trí thêm cho chiếc đèn lồng.

- Cuộn giấy lại và dán nối hai mép giấy đầu và cuối lại với nhau.

- Dùng bút đục hai lỗ hai bên đối diện nhau ở gần viền dưới và viền trên của chiếc đèn lồng. Sau đó luồn dây vào để làm quai. Hoặc, có thể xỏ dây trực tiếp ở viền trên. 

III. Kết bài:

- Nêu suy nghĩ của bản thân về chiếc đèn lồng giấy.

29 tháng 9 2017

Ôi! vui quá đi thôi thế là chỉ còn vài ngày nữa là đến trung thu rồi, nhưng mà phải làm sao bây giờ mình chả có chiếc đèn trung thu nào cả. Mà nếu mua thì chơi được vài bữa là hỏng, hay là mình rủ mấy bạn trong lớp cùng làm chắc sẽ vui hơn nhiều. Nói rồi tôi chạy thẳng một mạch đến nhà Nhung rồi rủ các bạn khác cùng làm. Về đến nhà, chúng tôi cùng nhau bắt tay vào công việc, nhưng tất cả đều thất bại, thế là chúng tôi lên mạng tìm hiểu cách làm. Công đoạn đầu tiên cần làm là chuẩn bị nguyên vật liệu và dụng cụ cần thiết như 1 tờ giấy to đẹp nhiều màu sắc bắt mắt, 1 tấm bìa cứng, 1 cuộn dây thép, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dính, băng dính. Sau khi chuẩn bị những nguyên vật liệu và dụng cụ cần thiết xong chúng tôi bắt tay làm, tôi đã ao ước được làm một chiếc đèn trung thu từ lâu nên rất quyết tâm trong lần đầu tiên làm nó, đầu tiên tôi cẩn thận xếp giấy sao cho tạo thành hình dáng của một cái lồng đèn, bước này khá là khó đấy nên tôi khá chăm chú khi làm. Cách làm cụ thể thì như sau: đầu tiên lấy một tờ giấy to đã chuẩn bị trước khéo léo gấp thành các hình zic bằng nhau, mỗi nếp khoảng 1 cm là đẹp, sau khi gấp nếp xong, tôi gấp tiếp nếp ngắn theo hình đã vẽ trước. Sau đó mở ra, rồi dùng tờ giấy gấp làm viền rồi cuộn tròn thành hình ống. Kế tiếp là dùng tờ bìa cứng cắt thành hình tròn to bằng với đáy lồng đèn. Sau đó, dùng hồ dán hoặc keo dán cố định với chiếc lồng đèn. Phần giấy còn lại cắt hình tròn nhưng khoét giữa để dán phía nắp trên của chiếc lồng đèn. Tiếp theo, mở hết phần giấy gấp ra sẽ có khuôn lồng đèn rất đẹp mắt. Chỉnh đốn lại cho chiếc đèn thêm cứng cáp không bị nhàu. Và bước cuối cùng bạn tiến hành công đoạn làm dây quai đeo của đèn. Cắt đoạn dây thép dài rồi lồng vào hai mép lồng đèn, sau đó thêm ít ruy băng đính dưới đáy lồng đèn . Rồi bạn có thể trang trí thêm một vài hình thù đáng yêu như một chú chim hoặc 1 chú thỏ,... cho cái đèn thêm đẹp hơn. Bạn thấy đấy nghe có vẻ dễ dàng nhưng làm thì quả thật rất khó, phù cuối cùng cũng có một chiếc đèn trung thu siêu đáng yêu đi chơi rồi. Vui ghê!

29 tháng 9 2017

bn ơi thuyết minh về ý nghĩa của chim bồ câu chứ ko fai là cách lm nha

12 tháng 9 2018

                                         Đề 1:

 Bạn tham khảo bài viết về Lịch sử Lá Quốc kì mà làm nhá ! 
Lá cờ đỏ sao vàng ngày nay đã trở nên quen thuộc, nhưng nhiều người còn chưa biết lần đầu tiên lá cờ ấy xuất hiện cách nay 60 năm; theo website Đảng Cộng Sản Việt Nam, người vẽ lá cờ ấy là một chiến sĩ cách mạng tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ 23/11/1940. Đó là Nguyễn Hữu Tiến, nguyên là thầy giáo, sinh ngày 5/3/1901 tại xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ngày nay. Nǎm 1927, Nguyễn Hữu Tiến tham gia tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Nǎm 1931 ông bị bắt và bị địch đưa ra nhà tù Côn Đảo. Nǎm 1935, ông cùng một số tù chính trị vượt ngục Côn Đảo, trở về đất liền, ông hoạt động cách mạng tại Cần Thơ, sau đó được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu cách mạng. 
Chính trong thời gian này, ông được Xứ uỷ Nam Kỳ trao nhiệm vụ vẽ cờ Tổ quốc để sử dụng trong các cuộc đấu tranh. Ông đã vẽ lá cờ có nền đỏ và ngôi sao vàng nǎm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. 
Tâm huyết của tác giả khi sáng tạo ra lá cờ Tổ quốc được khắc họa rõ nét trong bài thơ của ông 

Hỡi những ai máu đỏ da vàng 
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc 
Nền cờ thắm máu đào vì nước 
Sao vàng tươi, da của giống nòi 
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi 
Hỡi sỹ nông công thương binh 
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh. 

Mẫu cờ do Nguyễn Hữu Tiến vẽ đã được Xứ uỷ Nam Kỳ nhất trí và đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 23-11-1940, sau đó xuất hiện ở nhiều nơi trong phong trào Việt Minh (1941 - 1945). Nǎm 1945, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh quy định mẫu Quốc kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là nền đỏ với ngôi sao vàng nǎm cánh như mẫu vẽ của Nguyễn Hữu Tiến. Ngày 2-9-1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập. Quốc hội khoá 1 ngày 2-3-1946 quy định cụ thể: ngôi sao vàng nǎm cánh đặt giữa nền đỏ hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài. Trong cuộc họp này, Bác Hồ đã nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu á, cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca". 
Còn ông Nguyễn Hữu Tiến thì sao? Người vẽ cờ Tổ quốc ấy đã bị địch bắt và bị xử bắn ngày 28-8-1941 cùng các chiến sĩ Nam Kỳ khởi nghĩa tại Hóc Môn, trong đó có cả Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Vǎn Tần, Hà Huy Tập...

                                      Đề 2:

Tết Trung thu, phải nói đến chiếc bánh nướng, bánh dẻo kì diệu, cũng giống như chiếc bánh chưng trong những ngày Tết Nguyên Đán.

Bánh dẻo có hai phần: Phần áo và phần nhân. Áo bánh phải chọn gạo nếp vàng, vùng Trôi hoặc vùng Bắc Ninh, Bắc Giang. Gạo được rang rồi xay, hoặc giã nhỏ mịn, nhào với nước đường thắng ngan ngát một mùi hương bưởi. Tất cả những công đoạn kể trên đều phải do một bàn tay thợ có “nghề” đã được “hạ sơn” đảm nhiệm. Người thợ không được sai sót một khâu nào. Sai một ly đi một dặm. Lúc ra khuôn, cái bánh hiện rõ những hoa văn chìm nổi của một bông hoa nở 8 cánh hoặc 10 cánh. Khuôn mặt áo bánh dẻo mịn, bánh ngọt đậm, thơm dịu. Phần nhân bánh nhất thiết phải do thợ cả quán xuyến với những khâu quan trọng đầy bí quyết nhà nghề như: rang vừng, ủ vừng, xử lí mứt bí khẩu, mứt sen, hạt dưa, hạnh nhân, ướp nhân, tạo hương cho nhân…

Nhân của bánh dẻo chay tịnh, nặng mùi hương đồng gió nội. Mãi về sau này, người ta mới phá cách cho thêm lạp sường vào. Nhân bánh nướng được cải tiến với nhiều sáng kiến. Mỗi hiệu bánh đều muốn có phần độc đáo của mình. Vả lại bánh nướng là “em” của bánh dẻo. Nó sinh sau đẻ muộn, mới xuất hiện từ năm 1930 nên lắm trò hơn. Ngoài mứt bí, hạt dưa, nhân bánh nướng còn có thêm cả ruột quả trứng ở giữa hoặc thịt lợn quay, gà quay, lạp sường…gọi là nhân thập cẩm… Bánh nướng cũng có loại nhân chay bằng đậu xanh mịn, dừa sợi, hạt sen.

Bánh dẻo trắng trong, bánh nướng có màu vàng sẫm và vàng nhạt do chỗ nướng già, nướng non tạo ra, thường có đường kính chừng 7-8cm, chiều dày 2,5-3cm. Cứ 4 cái bánh được xếp chồng lên nhau là một cân. Ngoài giấy bọc có in nhãn hiệu đẹp và nhiều màu sắc. Đặc biệt là các hiệu người Hoa rất chú ý in nhãn hiệu thật nổi. Nhiều nhà còn đặt làm những chiếc bánh dẻo đặc biệt to bằng chiếc đĩa tây hoặc gần bằng cái mâm, trên có hình mặt trăng tròn, lưỡng long tranh châu, song phượng…

Nghĩa là người thợ làm cả cái việc tạo hình trên chiếc bánh. Bánh dẻo, bánh nướng Trung thu nói lên cái tài hoa của người thợ. Ngay cả ở các hiệu lớn của người Hoa trước đây, thợ Việt Nam cũng chiếm 70-90%. Hằng năm, cứ đến gần Tết Trung thu là các hiệu lại rộn rã cho người về các vùng lân cận, đón các phường thợ làm bánh nổi tiếng ra Hà Nội vào mùa. Các chủ hiệu ưu ái họ lắm, mỗi người được chủ hiệu phát một áo choàng trắng, mũ trắng và một đôi guốc mộc. Các cửa hàng lấy làm hãnh diện đã mời được ông Toán làng Bưởi, các ông Ba Thiện xã Cào ở tỉnh Sờn, ông Quế Xuân Tảo Sở, hoặc ông Lý Bắc Ninh.

Sự thật đã có một thời vẻ vang, các hiệu bánh Tùng Hiên, Tràng Thái, Ngọc Anh, Cự Hương, Việt Hương… đã nổi danh xa gần ai cũng biết tiếng. Bánh của họ đủ sức cạnh tranh với các hiệu người Hoa như Tây Nam, Mỹ Kinh. Từ kẻ chợ đến vùng quê, nhân dân các tinh khác không bao giờ quên, sản phẩm của họ với cái “tạng”, cái “gu” Việt Nam. Có điều, các hiệu của người Hoa chú ý nhiều đến bao bì, quảng cáo hơn. Họ tiếp khách niềm nở với đủ những chi tiết tế nhị và tỉ mỉ.

Tết Trung thu, nhà nào cũng phải có bánh dẻo. Người nghèo cũng cố mua cho con cái một vài cái bánh dẻo. Không có bánh dẻo tức là không có Tết. Người ta làm quà cho ân nhân, khách quý, bạn thân…bằng bánh Trung thu. Chiếc bánh dẻo tròn, gợi hình mặt trăng thể hiện sự tròn đầy, viên mãn.

Vào những năm 1989 – 1990, những chiếc bánh Trung thu từng tham dự các Hội chợ quốc tế ở đức và Bun-ga-ri, gây sự chú ý đặc biệt và được tặng Huy chương độc đáo. Chúng mang mùi vị, thanh sắc Việt Nam, kèm theo cái nghệ thuật thưởng thức miếng ngon tinh tế, thanh nhã. Nó cũng là biểu tượng văn hóa của Việt Nam. Chiếc bánh Trung thu sẽ trường tồn. Chúng ta mong sao có thêm nhiều người thợ tài hoa kế tục nghệ thuật làm bánh Trung thu truyền thống, không những cho mọi người mà còn cho khách nước ngoài thưởng thức mỗi khi đến với mùa Tết Trung thu.

12 tháng 9 2018

Đau tay quá

Đề văn thuyết minha) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Ngọc Trường Sơn,…).b) Giới thiệu một tập truyện.c) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.d) Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.e) Thuyết minh về chiếc xe đạp.g) Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.h) Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê...
Đọc tiếp

Đề văn thuyết minh

a) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Ngọc Trường Sơn,…).

b) Giới thiệu một tập truyện.

c) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.

d) Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.

e) Thuyết minh về chiếc xe đạp.

g) Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.

h) Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê hương (đền, chùa, hồ, kiến trúc,…).

i) Thuyết minh về một giống vật nuôi có ích.

k) Giới thiệu về hoa ngày Tết ở Việt Nam.

l) Thuyết minh về một món ăn dân tộc (bánh chưng, bánh giấy, phở, cốm,…).

m) Giới thiệu về tết Trung thu.

n) Giới thiệu một đồ chơi dân gian.

- Nhận xét về phạm vi các đề văn nêu trên

- Dựa vào tính chất của bài văn thuyết minh để tìm hiểu đề văn và yêu cầu về nội dung của bài văn thuyết minh.

1
14 tháng 5 2017

- Phạm vi đối tượng của đề văn thuyết minh là sự vật, con người, lễ hội, di tích…

- Các đề văn được nêu có đầy đủ 2 phần:

   + Phần nêu lên đối tượng phải thuyết minh: gương mặt trẻ thể thao Việt Nam, một tập truyện, chiếc nón lá Việt Nam, chiếc áo dài, đôi dép lốp kháng chiến…

   + Phần yêu cầu thuyết minh: giới thiệu, thuyết minh

7 tháng 1 2017

Chọn đáp án: B

7 tháng 4 2022

Cảm ơn nhìu ạ