K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 11 2018

ai nhanh mk nhé!!

24 tháng 11 2018

Chuyện kể quanh cuốn Túp lều bác Tôm

TÔ HOÀNG

NVTPHCM- “Người đẹp bé nhỏ đã nổ súng mở màn một cuộc chiến tranh lớn” - Chính Cựu Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln đã nói về tác giả tiểu thuyết “Túp lều bác Tôm” như vậy. Quả là cuốn sách đã trở thành “con chim báo bão” cho cuộc nội chiến ở Mỹ những năm sau đó.

               

Ngày 20 tháng Ba năm 1825 tiểu thuyết “Túp lều bác Tôm” ra mắt độc giả. Cuốn sách không chỉ mang lại cho tác giả sự nổi tiếng trên khắp thế giới mà còn làm nổi sóng dư luận xã hội một thời, đóng góp vào kho tàng văn học một thể loại mới.

TỪ MỘT GIẤC MƠ TỚI MỘT CUỐN SÁCH

               

“Túp lều bác Tôm” được viết bởi người đàn bà Mỹ tên là Harriet Beecher Stowe. Bà sinh trong gia đình một người truyền đạo. Một thời gian dài bà là cô giáo ở một trường nữ học.

               

Harriet Beecher Stowe bắt đầu cuộc sống tự lập từ khá sớm. Năm 14 tuổi cô gái đã đứng lớp dạy tiếng La tinh. Bước qua tuổi 16 dạy môn thần học. Beecher Stowe sớm mồ côi mẹ - và theo lời bà chính điều này khiến bà dễ đồng cảm với đau khổ của những người phụ nữ nô lệ phải sống xa con cái của mình. Những gì riêng tư trong tình cảm của những con người bất hạnh kia sau này đã được nữ văn sỹ miêu tả lại trong các tác phẩm của bà.

               

Trước “Túp lều bác Tôm” nữ văn sỹ viết sách giáo khoa và sáng tác những truyện ngắn ( truyện ngắn đầu tay- “Bác Tim” ra mắt bạn đọc khi nữ văn sỹ 20 tuổi). Nhưng phải đợi tới “ Túp lều bác Tôm” tên tuổi của Beecher Stowe mới thực sự có tiếng vang rộng rãi. Theo lời của chính nữ tác giả những tình tiết trong “Bác Tim” đã đưa tới sự ra đời của “Túp lều bác Tôm”.

               

Trong dịp lễ Phục sinh nữ văn sỹ gặp một “ảo giác ” lạ. Trong lúc nửa thực nửa mơ ấy bà thấy một tên cai hung ác hành hạ, đánh đập một người da đen đã lớn tuổi. Nhưng người da đen lại cầu Chúa tha tội cho kẻ đã hành hạ mình. Nữ văn sỹ khi đó đã 40 tuổi cố cầm nước mắt để không òa khóc ngay khi còn ở nhà thờ. Và khi về nhà bà đã ghi lại những gì thấy được trong cơn ảo giác kia và đọc những ghi chép ấy cho chồng nghe. Người chồng đă khuyên bà nên mở rộng cốt truyện ra. Chẳng bao lâu sau, câu chuyện về cái chết của nhân vật chính cứ “phổng phao lên” để cuối cùng biến thành cuốn tiểu thuyết “Túp lều bác Tôm”.

Chương đầu của “Túp lều bác Tôm” ra mắt một năm sau đêm nữ văn sỹ gặp “ảo giác” lạ và được in trên tờ tuần báo tại New York The National Era - một tờ báo tích cực hưởng ứng phong trào giải phóng nô lệ. Chương này được bạn đọc tán thưởng khiến nữ văn sỹ hăng hái viết tiếp các chương sau. Mỗi tuần lễ trên tờ tuần báo kia lại xuất hiện một chương mới kể về cuộc sống của bác da đen nhân hậu, tốt bụng khiến bạn đọc càng sốt ruột chờ đợi chương tiếp. Cú thế, kéo dài tới 10 tháng tận đến khi nhật báo đăng chương cuối cùng.

               

Ngày 20 tháng Ba năm 1852 “Túp lều bác Tôm” ra mắt bạn đọc như một cuốn sách độc lập. Kết quả thật không ngờ: 300 ngàn cuốn được bạn đọc tranh giành nhau như tranh giành những chiếc bánh rán ngon lành, nóng hổi…

Tranh minh họa tiểu thuyết “Túp lều bác Tôm”

BÁC TÔM LÀ AI?

               

Xét theo cốt chuyện, nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết - một người Mỹ gốc Phi trong suốt tuyến chuyện đã nhiều lần làm nô lệ cho các ông chủ khác nhau và cuối cùng rơi vào vòng kiềm tỏa của lão chủ nô độc ác lấy việc hành hạ những người nô lệ của mình làm thú vui. Dù nhân vật nô lệ gốc Phi trải mọi điều cơ cực, nhọc nhằn, nhưng lúc nào ông cũng là một con người trung thực, nhân hậu; thậm chí còn biết cảm thông với cả những kẻ thù của mình.

Bác Tôm, giống như những người nô lệ da đen khác không biết đọc, biết viết nhưng bác Tôm rất rành rõ Kinh Thánh. Và bác luôn luôn hành xử theo lời khuyên nhủ của Chúa. Đặc điểm này, rõ ràng được nữ tác giả “phú” cho nhân vật của mình. Bởi lẽ, như chúng ta đã nói, nữ văn sỹ Beecher Stone sinh trưởng và lớn lên trong gia đình của một nhà truyền đạo và bản thân bà cũng đã từng có những bài giảng về giáo lý thật sâu sắc.

               

Chú Tôm tốt bụng đã cứu một số nhân vật trong cuốn tiểu thuyết: Ví như cô bé bị rơi khỏi boong tàu trong một chuyến hành trình trên biển hoặc hai người nô lệ trốn tên chủ đồn điền khùng  điên trên gác bếp nhà bác. Nhưng bác Tôm đã tử nạn chính vào lúc cuộc đời của bác có thể sẽ sang trang khác khi có người muốn giúp bác thoát khỏi kiếp nô lệ.

TÔM, “PHẢN TÔM” VÀ CUỘC NỘI CHIẾN.    

               

Cuốn tiểu thuyết của một nữ văn sỹ da trắng lên tiếng tố cáo chế độ nô lệ đương nhiên sẽ gặp sự khen chê khác nhau. Nhiều người da trắng ở Nam Mỹ buộc tội Beecher Stone xuyên tạc sự thật và cường điệu việc áp bức bóc lột người da đen.

Như để đáp lại, nữ nhà văn cho xuất bản thêm một cuốn sách nữa - “Chiếc chìa khóa để mở cánh cửa vào túp lều của bác Tôm”. Ở cuốn sách này tác giả chứng minh rằng những sự việc có thật cùng những quan sát lâu ngày của bà chính là cơ sở của những gì bà đã miêu tả quanh cuộc sống của những người nô lệ da đen.

               

Nhưng những tên chủ nô vẫn phẫn nộ. Chẳng bao lâu sau, tại các cửa hàng sách xuất hiện những ấn phẩm như đòn phản công lại cuốn “Túp lền bác Tôm”. Những cuốn sách này (mà tác giả là những người da trắng ở Nam Mỹ) ca ngợi lòng tốt của các ông chủ nô và miêu tả những ông chủ đồn điền như những bậc cha mẹ của những gia đình lớn đầy lòng thương yêu, chăm lo tới những người nô lệ của họ. Loạt tiểu thuyết như vậy có tên gọi là “Phản Tôm”.

Bây giờ thì tên tuổi của phần lớn các tác gỉa viết nên loạt sách “Phản Tôm” như thế đã bị quên lãng, còn sách của họ hầu như không ai nhắc tới. Còn “Túp lều bác Tôm” vẫn giữ được ấn tượng tốt đẹp trong lòng người đọc qua nhiều năm tháng, nhiều thế hệ và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau.

               

Mười năm, tính từ khi công bố những chương đầu của tiểu thuyết “Túp lều bác Tôm” tại nước Mỹ bùng nổ cuộc Nội chiến, mà kết thúc của nó với thắng lợi chế độ nô lệ bị xóa bỏ. Nhiều người đã lên tiếng khẳng định “Túp lều bác Tôm” đã trở thành một thứ vũ khí tuyên truyền mạnh mẽ, thậm chí như một hồi kèn trận thúc dục những ai còn lương tri, lương tâm hãy tham gia vào cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng của những người bị áp bức. Người ta vẫn truyền tụng nhau rằng chính Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln trong một lần tiếp xúc với nữ văn sỹ Harriet Beeher Stone đã nói rằng: “Chị thanh mảnh, nhỏ bé vậy mà đã làm bùng nổ một cuộc chiến tranh lớn đến như vậy!”.

24 tháng 11 2018

Ra mắt độc giả vào  năm 1852, tiểu thuyết Túp Lều Bác Tom đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới quan điểm của những người tiến bộ trong tầng lớp da trắng cũng như nhận được sự đồng cảm sâu sắc của những người nô lệ da đen.

Thông qua nhân vật chính là bác Tom, một người nô lệ da đen trung thực phải chia lìa vợ con, phải sống cuộc sống tủi nhục, thường xuyên bị đánh đập, ngược đãi, bị bán đi bán lại như một món hàng, tác phẩm ca ngợi sự kiên quyết bảo vệ phẩm giá con người của những người nô lệ da đen, đồng thời đanh thép phê phán chế độ nô lệ tàn bạo với những điều luật bênh vực bọn chủ nô mất nhân tính, sẵn sàng vì đồng tiền mà chà đạp lên quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của những người da đen bất hạnh.

24 tháng 11 2018

thank bn nhưng đây là đề viết bài tập làm văn 2 tiết nha bn ít nhấp phải 4 mặt giấy

24 tháng 11 2018

Túp lều bác Tom (tên tiếng Anh: Uncle Tom's Cabin), còn được gọi với tên là Cuộc sống giữa những lầm than (tiếng Anh: Life Among the Lowly) là một tiểu thuyết chống chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ của nhà văn Harriet Beecher Stowe người Mỹ. Được xuất bản vào năm 1852, cuốn tiểu thuyết đã có ảnh hưởng sâu sắc đến quan điểm đối với những người Mỹ gốc Phi và tình cảnh nô lệ ở Hoa Kỳ, làm tăng thêm sự xung đột giữa các tầng lớp dẫn đến Nội chiến Hoa Kỳ, theo Will Kaufman.[1]

Nhà văn Stowe là một người hoạt động chống lại sự nô lệ, đã làm nổi bật trong tiểu thuyết của mình nhân vật bác Tom một nô lệ da đen phải lìa bỏ vợ con, bị bán từ nơi này sang nơi khác, bị đánh đập tàn nhẫn. Tiểu thuyết mô tả sự độc ác, tàn bạo có thật của sự nô lệ, đồng thời cũng khẳng định tình yêu thương có thể vượt qua mọi thứ để chiến thắng, lật đổ sự nô dịch hoá trong xã hội loài người.[2][3][4]

Túp lều bác Tom là một cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất trong thế kỷ 19, trong tuần đầu tiên 5.000 bản đã được bán sạch [5] (và cũng là quyển sách bán chạy thứ hai trong thế kỷ đó, sau Kinh Thánh)[6] và được tin là động lực cho cuộc đấu tranh bãi nô.[7] Trong năm đầu tiên sau khi xuất bản, 300.000 bản được bán hết chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ mặc dù cuốn tiểu thuyết bị cấm tại các bang miền Nam nước này. Cuốn sách quan trọng đến mức, khi Tổng thống Abraham Lincoln gặp Stowe vào năm 1862 đã chào mừng bà bằng câu nói nổi tiếng: "Hóa ra bà chính là người phụ nữ nhỏ bé đã viết cuốn sách làm bùng lên cuộc chiến tranh vĩ đại".[8]

24 tháng 11 2018

 “Túp lều bác Tôm” là tác phẩm kể về cuộc đời thống khổ của một người nô lệ da đen -bác Tôm- một người trung thực, ngay thẳng, biết trọng danh dự. Nhưng cuộc đời bác là một chuỗi ngày đen tối, đầy tủi nhục. Bác phải lìa bỏ vợ con, bị bán từ nơi này qua nơi khác, bị đánh đập tàn nhẫn. Cuối cùng, vì bảo vệ nhân phẩm của mình, bác đã bị đánh chết trong một đồn điền trồng bông khủng khiếp ở miền Nam nước Mỹ, nơi chôn vùi bao cuộc đời lầm than.

Tác phẩm ca ngợi những người nô lệ da đen là những người trung thực, biết tôn trọng phẩm giá con người như bác Tôm, những người mẹ dũng cảm như Êliđa, những thanh niên cương nghị, tha thiết với tự do như Gioócgiơ. Đồng thời, tác phẩm cũng lên án đanh thép chế độ nô lệ, những tên chủ nô lệ cùng bọn tay sai vô cùng tàn bạo, đóng góp một phần vào công cuộc giải phóng nô lệ ở nước Mỹ.

Thủ pháp nghệ thuật đặc biệt của tác phẩm là miêu tả ngoại hình, miêu tả hành động và ngôn ngữ đối thoại. Khắc họa nhân vật thông qua ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ để bộc

24 tháng 11 2018

Nếu bạn là một người yêu nước Mỹ, yêu văn học Mỹ, không thể bỏ qua tác phẩm kinh điển này.

“Túp lều của Bác Tôm” là câu chuyện về những người da đen sống tại Mỹ trong thế kỉ XIX. Nước Mỹ tư bản bấy giờ đang trên đà phát triển công nghiệp. Kinh tế lớn mạnh dẫn đến việc thiếu trầm trọng những công nhân lao động. Một lẽ tất yếu sản sinh ra ngành dịch vụ buôn người, mà người ở đây chính là dân da đen từ Châu Phi sang. Và họ đã gọi những người khốn khổ da màu bị bắt đi khỏi đất nước, ngôi nhà, gia đình ấy là NÔ LỆ.

Đến giữa thế kỉ XIX, vì vấn đề chế độ nô lệ đã chia nước Mỹ thành 2 miền chống đối lại nhau. Miền Bắc là nơi có chủ trương xóa bỏ chế độ nay để thu hút công nhân, trong khi ấy miền Nam thì muốn giữ chặt công nhân với ruộng đất, với nghề trồng bông, duy trì chế độ này. Sự đấu tranh về tư tưởng và quyền lợi giữa hai miền đã nảy sinh ra cuộc nội chiến ở Mỹ. Rất nhiều người Mỹ sẵn sàng giúp đỡ nô lệ bỏ trốn, đưa người sang Canada (một đất nước lúc bấy giờ đã xóa bỏ hoàn toàn chế độ này).

Phải nói ngay từ khi cầm quyển sách lên, nhìn tên tác giả và tên sách, mình đã hình dung đây là một nam nhà văn, và phải đến khi đọc xong hết cuốn tiểu thuyết rồi, quay lại đọc lời mở đầu, mình mới biết được thực ra người viết cuốn sách này lại là một phụ nữ. Thật tuyệt vời! Một điều kì diệu.

Câu chuyện xoay quanh những người nô lệ da đen khốn khổ và cuộc đời chìm nổi của họ. Điểm sáng trong câu chuyện chính là bác Tôm, một người nô lệ nhưng không hề có một trái tim bị nô lệ xiềng xích. Phần đầu câu chuyện bác xuất hiện chỉ như một điểm sáng nhỏ nhoi, không thực sự khiến mình chú ý, và mình nghi ngờ tại sao tên tác phẩm lại đặt là “Túp lều Bác Tôm”, liệu bác ý có thực sự là nhân vật chính không vậy? Nhưng phải đến khi khép lại cuốn sách, dịu đi nhưng cảm xúc dâng trào, mình mới thấu hiểu được dụng ý của tác giả. Càng đọc đến cuối, mình càng ngưỡng mộ con người ấy, tinh thần ấy, trái tim ấy. Một hòn ngọc không gì có thể làm vấy bẩn được. Bác đã khiến mình thay đổi tư tưởng, thái độ, suy nghĩ hoàn toàn về những người da đen, người nô lệ, sự đói nghèo, khổ đau và thất vọng cùng cực.

Một lời khuyên chân thành cho các bạn là đừng đọc bất cứ bài spoil nội dung nào hết, kể cả lời mở đầu. Hãy lao vào ngấu nghiến ngay cuốn sách này, để tận hưởng mọi cung bậc cảm xúc, để thấu hiểu phần nào cuộc sống của những người nô lệ dưới thời thực dân. Để thấy được những ánh sáng của thiên đường, của tình thương, để biết được rằng, ta gieo xuống đất một hạt mầm, chăm sóc, tưới tiêu cho nó, ắt ta sẽ được cả một khu vườn.

good luck #####

26 tháng 11 2018

ko chép mạng nhé!!!

24 tháng 12 2020

cậu có thể tham khảo bài văn này nhé 

Tuổi thơ những đứa trẻ như chúng ta đều được nuôi dưỡng tâm hồn bởi những cuốn sách. Sách là thứ rất lạ kì, khi tôi gọi tên là thấy thiêng liêng lắm. Vì đôi khi trong những cuốn sách như gói gọn cả gia đình tôi, quê hương tôi - Hà Nội, chốn thân thương tôi gửi trọn một thanh xuân thuở còn thơ bé. Và nhà văn Băng Sơn cũng như vậy: “Hà Nội như máu thịt tôi, không thể tách rời ra được nữa..… Hà Nội có cái gì là tôi có cái đấy..…” (trích từ tác phẩm “Hà Nội rong ruối quẩn quanh”).

 

Chính vì tôi yêu Hà Nội đến như thế nên bất kì thứ gì thuộc về Hà Nội, đối với tôi, chúng đều đáng để tự hào. Từ cách cầm đũa, cầm thìa, đến cách thưởng thức một món ăn, thưởng thức cái đẹp ẩm thực, đều vang lên một nét văn hóa độc đáo của người Hà Thành. Khi nhắc đến những cuốn sách với ý nghĩa tương tự như thế, nào đâu tôi có thể quên được những lời văn nhẹ nhàng, tinh tế bởi một óc quan sát tài tình như Thạch Lam với “Hà Nội băm sáu phố phường”. Thạch Lam có viết: “Hà Nội có một sức quyến rũ đối với những người ở nơi khác… ở những hang cùng ngõ hẻm của làng xa, hay ở những nương mật thẳm trong rừng núi, ban chiều vẫn có nhiều người ngóng về một phương trời để cố trông thấy cái ánh sáng mờ của Hà Nội chiếu lên nền mây”. Tôi cũng như nhà văn Thạch Lam, sống trong lòng thủ đô Hà Nội, có một sự lưu luyến gì đặc biệt lắm, không kể được bằng lời, sức hút ấy còn thể hiện rõ nét hơn ở những người rời xa Hà Nội. Hà Nội có cái thú vị rất riêng, chẳng thể lẫn vào đâu được, cái thú riêng ấy là gì thì tự những người tới Hà Nội phải tìm thấy nó, mà dấu ấn sâu sắc nhất là khi được nếm thử hương vị của Hà Nội.Lời văn của Thạch Lam đưa tôi đi tựa như một nhà bộ hành tùy hứng, tản mạn qua những con phố cổ kính rêu phong, đậm chất Hà Nội, đậm chất phương Đông. Nhẹ nhàng xuất hiện trước mắt tôi là vô vàn biển hàng mời gọi. Những chiếc biển hàng xưa chẳng có cầu kì như bây giờ, chỉ đơn giản là tên cửa hàng viết tay điểm thêm vài chữ tiếng Pháp hay tiếng Tàu, vừa để thể hiện rõ sự du nhập mãnh liệt của văn hóa phương Tây vào đất thủ đô, cũng vừa để làm nổi bật lên cái phong phú, đa dạng của vùng đất tụ hội bốn phương này. Nhưng những chiếc biển hàng ấy cũng đâu thể nói lên được sự ngon dở trên từng món ăn. Thưởng thức món ăn của Hà Nội xưa cũ, không phải là chỉ rẽ qua những nhà hàng sang trọng rồi về, mà còn là sự rong ruổi trên từng con phố. Vì chiếc đĩa sứ sang trọng quý phái đâu thể nâng niu, gìn giữ hết những món quà dân dã của Hà Nội. Muốn ăn ngon ở Hà Nội, phải theo bước chân của Thạch Lam đi lê la ngoài phố phường, đâu chỉ vài chục phút, mà phải là hàng giờ, thậm chí thâu đêm suốt sáng. Vì những thứ tinh túy nhất đâu phải dễ dàng tìm ra… Thạch Lam đưa ta rẽ qua những hàng, mà cũng chưa chắc được gọi là hàng, vì đơn giản những của ngon vật lạ ở Hà Nội là ở dưới vai, trên chiếc đòn gánh của mấy anh chị bán hàng rong hết. Thạch Lam kể: “Mỗi giờ là một thứ quà rong khác nhau, ăn quà cũng là một nghệ thuật, ăn đúng cái giờ ấy và chọn đúng người bán hàng ấy, mới là người sành ăn”. Nhà văn còn chỉ ta cách thưởng thức món ăn, cách nâng niu tận hưởng hương vị của món ăn để có thể cảm nhận được hết cái “Hà Nội” trong đó. Những tiếng rêu rao lẳng lặng vọng vào trong đêm, những tiếng bước chân lê thê đượm sự mỏi mệt, nhưng chính những tiếng rao ấy, phải chăng là những lời ru của ẩm thực mỗi đêm khuya?Quà Hà Nội, một món quà thần kì mà chỉ cần gọi tên thôi cũng khiến người phương khác thèm muốn. Hà Nội chỉ gói gọn trong đêm, chén trà đặc nóng hôi hổi thổi bừng lên mặt ăn kèm với miếng bánh khảo bột đầy môi. Hay Hà Nội cũng chỉ là bát bún chả, bát phở đậm đà điểm vài cọng rau thơm buổi sớm. Hoặc Hà Nội cũng “thôn quê” lắm, cái ngon của món xôi nếp với hương thơm nồng nàn bởi mỡ hành khiến người ăn phải xuýt xoa nhớ mãi. Hà Nội đơn giản là một thức quà đầy thanh tao của lúa non (hay còn gọi là cốm). Hà Nội chẳng qua cũng chỉ là một thành phố lũ lượt hàng mạc như bao thành phố khác... Hà Nội chỉ vậy thôi mà sao khi nhắc đến, người ta lại dường như cảm nhận được cái sức hút mê hồn của món ăn trên đầu lưỡi? Vì món ăn Hà Nội riêng biệt lắm, hòa trộn giữa cái hương cổ xưa và nét đẹp của thời đại, để sáng tạo ra những món ăn mang mùi vị chẳng đâu có được. Tác giả là một nhà văn mà tại sao có thể biết rõ ngọn ngành về cách làm món ăn, biết được cách tận hưởng chúng? Phải chăng Thạch Lam còn có một tài năng khác? Đầu bếp chăng? Nhưng tất cả là nhờ một tình yêu Hà Nội, khiến nhà văn có một sự rung động mãnh liệt về vị giác, để một khi thưởng thức món ăn thì chẳng tài nào quên được, mà cũng chẳng muốn quên.

“Hà Nội băm sáu phố phường” chứa đựng cái hơi thở cổ kính rêu phong của một Hà Nội đã xa giờ chỉ còn lại là những kỉ niệm trong tâm tưởng mỗi người. Cuốn sách tựa như một chuyến đi mà bất kì ai cũng hằng mong ước để thỏa mãn cái vị giác khi đến đất Kinh Kì. Thạch Lam là một đứa con của thủ đô, có đôi chút tự phụ và khó tính, với những lời nhận xét đầy ngẫu hứng bằng lời văn chưa bao giờ xưa cũ. Nhà văn tôn vinh việc thưởng thức món ăn tựa như đóng vai một người nghệ sĩ, tạo ra một nét đẹp mãi vẹn nguyên trong văn hóa người Hà Thành. Bằng thể văn tùy bút đầy tinh tế, cuốn sách cũng gợi nhắc cho chúng ta rằng trong văn chương từng có một Hà Nội xinh đẹp, hiền hòa và đậm đà hương vị như thế!

Cậu cũng có thể dựa vào bài văn của tớ để viết thành một bài khác cho riêng mình nhé!

Chúc cậu học tốt :)))))))))))

24 tháng 12 2020

Tham khảo

Có ai mà chưa từng một lần trải qua vị đắng của cuộc sống, lâm vào những tình huống, hoàn cảnh tuyệt vọng, bế tắc và không biết chọn lối đi nào. Và dường như mọi dự định, mọi ước mơ đều sụp đổ, không còn điểm tựa. Cảm thấy hụt hẫng và không muốn làm gì, chỉ có ý nghĩ chấm dứt buông xuôi trôi đi nỗi buồn. Những lúc như vậy hẳn ai cũng cần một động lực để đứng lên và tôi cũng vậy. Tôi đã từng tìm cho mình những cuốn sách về cuộc sống nhằm khắc phục những hạn chế và đưa ra cho mình những bài học kinh nghiệm, cho đến khi tôi tìm thấy cuốn sách “Hạt giống tâm hồn’’. Cuốn sách đã làm không ít người thức tỉnh về bài học cuộc sống, đem lại sự đồng cảm cho nhiều người.

“Hạt giống tâm hồn” một cuốn sách nổi tiếng về các câu chuyện nghệ thuật sống và giá trị đạo đức được công ty First News Trí Việt góp nhặt, sưu tầm. Bộ sách là nguồn cảm hứng và sự thúc đẩy con người vươn lên trong mọi nghịch cảnh, chiến thắng chính mình và sống xứng đáng với phẩm chất của mình.

Cuốn “Hạt giống tâm hồn” có một câu nói của Oprah Winfrey rằng: “Cuộc sống luôn chứa đựng những nỗi đau mà ta không thể nào đoán trước được. Thế nhưng hãy tin rằng mọi chuyện buồn điều lướt qua chúng ta rất nhanh như một đoạn phim ngắn”. Cuốn sách đem lại nhiều cảm xúc cho người đọc, mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng về cuốn sách. Riêng tôi, sự kiên cường ý chí vươn lên chống lại chông gai của từng nhân vật trong cuốn sách là cảm nhận tôi từ họ.

“Hạt giống tâm hồn” là cuốn sách viết lên những bài học quý giá dành tặng những người đang phải đối đầu với những thử thách mà cuộc sống đem lại, là người bạn tâm sự sát cánh bên ta khi nỗi buồn ập đến, cũng là cuốn sách lấy đi những giọt nước mắt đầy cảm xúc trong trái tim người đọc. Có những người bất hạnh và đau khổ hơn ta, nhưng vì họ tin và họ đang thấy những điều kì diệu và tiếp tục cố gắng.

Cuốn sách như một trang mở đầu biến chúng ta từ con số không và biết đứng lên dần mỗi khi vấp ngã. Ngoài cảm nhận về cuộc sống, nó còn cho ta biết thêm cho mình những bài học quý báu. Trước đó tôi đã đặt ra hàng trăm lý do, hàng trăm câu hỏi làm sao để dẫn đến thành công và làm thế nào để chọn được con đường tương lai tốt. Hầu hết những lý do đó không có câu trả lời và không có cách giải quyết. Nhưng đến giờ, tôi đã tìm thấy câu trả lời trong “Hạt giống tâm hồn” chỉ bằng hai chữ “nỗ lực”.

“Hạt giống tâm hồn” như một phép màu kì diệu mách chúng ta khi gặp phải thử thách, những khó khăn tưởng chừng như không vượt qua nhưng chỉ cần có ý chí và niềm tin bạn sẽ vượt qua những khó khăn đó và chạm đến đích thành công. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu chúng ta mang một sức mạnh ý chí, gạt đi những giọt nước mắt đau khổ để đứng dậy, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn đó thì ta sẽ nhận ra: “Đằng sau những giọt nước mắt đó vẫn còn một niềm vui và hạnh phúc và trái lại nếu dễ dàng vứt kiếm buông xuôi thì ta chỉ nhận được thất bại song song với những nỗi buồn ám mãi không buông”.

Có những lúc tôi thất bại và muốn lùi lại nhưng rồi tôi đã cố gắng bước lên vì “Hạt giống tâm hồn” mang cho tôi sức mạnh vi diệu ấy. “Hạt giống tâm hồn” cuốn sách mang lại niềm tin cho mọi người và đem lại phần nào thành công cho ta, giúp ta thấy được giá trị của cuộc sống

22 tháng 11 2018

Có ai mà chưa từng một lần trải qua vị đắng của cuộc sống, lâm vào những tình huống, hoàn cảnh tuyệt vọng, bế tắc và không biết chọn lối đi nào. Và dường như mọi dự định, mọi ước mơ đều sụp đổ, không còn điểm tựa. Cảm thấy hụt hẫng và không muốn làm gì, chỉ có ý nghĩ chấm dứt buông xuôi trôi đi nỗi buồn. Những lúc như vậy hẳn ai cũng cần một động lực để đứng lên và tôi cũng vậy. Tôi đã từng tìm cho mình những cuốn sách về cuộc sống nhằm khắc phục những hạn chế và đưa ra cho mình những bài học kinh nghiệm, cho đến khi tôi tìm thấy cuốn sách ”Hạt giống tâm hồn’’. Cuốn sách đã làm không ít người thức tỉnh về bài học cuộc sống, đem lại sự đồng cảm cho nhiều người.

“Hạt giống tâm hồn” một cuốn sách nổi tiếng về các câu chuyện nghệ thuật sống và giá trị đạo đức được công ty First News Trí Việt góp nhặt, sưu tầm. Bộ sách là nguồn cảm hứng và sự thúc đẩy con người vươn lên trong mọi nghịch cảnh, chiến thắng chính mình và sống xứng đáng với phẩm chất của mình.

Cuốn “Hạt giống tâm hồn” có một câu nói của Oprah Winfey rằng: “Cuộc sống luôn chứa đựng những nổi đau mà ta không thể nào đoán trước được. Thế nhưng hãy tin rằng mọi chuyện buồn điều lướt qua chúng ta rất nhanh như một đoạn phim ngắn”. Cuốn sách đem lại nhiều cảm xúc cho người đọc, mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng về cuốn sách. Riêng tôi, sự kiên cường ý chí vươn lên chống lại chông gai của từng nhân vật trong cuốn sách là cảm nhận tôi từ họ.

“Hạt giống tâm hồn” là cuốn sách viết lên những bài học quý giá dành tặng những người đang phải đối đầu với những thử thách mà cuộc sống đem lại, là người bạn tâm sự sát cánh bên ta khi nỗi buồn ập đến, cũng là cuốn sách lấy đi những giọt nước mắt đầy cảm xúc trong trái tim người đọc.

Tôi dường như đã hiểu thêm về cuộc sống này. Có những người bất hạnh và đau khổ hơn ta, nhưng vì họ tin và họ đang thấy những điều kì diệu và tiếp tục cố gắng.

Cuốn sách như một trang mở đầu trong tôi, biến tôi từ con số không và biết đứng lên dần mỗi khi vấp ngã.Đắc tâm nhất ngoài cảm nhận về cuộc sống, tôi đã biết thêm cho mình những bài học quý báu. Trước đó tôi đã đặt ra hàng trăm lý do, hàng trăm câu hỏi làm sao để dẫn đến thành công và làm thế nào để chọn được con đường tương lai tốt . Hầu hết những lý do đó không có câu trả lời và không có cách giải quyết. Nhưng đến giờ, tôi đã tìm thấy câu trả lời trong “Hạt giống tâm hồn” chỉ bằng hai chữ nỗ lực.

“Hạt giống tâm hồn” như một phép màu kì diệu mách chúng ta khi gặp phải thử thách, những khó khăn tưởng chừng như không vượt qua nhưng chỉ cần có ý chí và niềm tin bạn sẽ vượt qua những khó khăn đó và chạm đến đích thành công.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu chúng ta mang một sức mạnh ý chí, gạt đi những giọt nước mắt đau khổ để đứng dậy, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn đó thì ta sẽ nhận ra: Đằng sau những giọt nước mắt đó vẫn còn một niềm vui và hạnh phúc và trái lại nếu dễ dàng vứt kiếm buông xuôi thì ta chỉ nhận được thất bại song song với những nỗi buồn ám mãi không buông.

Có những lúc tôi thất bại và muốn lùi lại nhưng rồi tôi đã cố gắng bước lên vì “Hạt giống tâm hồn” mang cho tôi sức mạnh vi diệu ấy.

“Hạt giống tâm hồn” cuốn sách mang lại niềm tin cho mọi người và đem lại phần nào thành công cho ta, giúp ta thấy được giá trị của cuộc sống. Cảm ơn “Hạt giống tâm hồn” cuốn sách giúp tôi nhận thức đúng về giá trị bản thân và làm nguồn động lực khi tôi vấp ngã, thất bại trong cuộc sống./.

22 tháng 11 2018

không chép mạng nha 

ai không chép mk k cho

7 tháng 12 2016
*Mở bài:
-Giới thiệu chung về quyển sách giáo khoa.
-Nơixuất bản,do những ai biên soạn......;
* Thân bài:
-Miêu tả khái quát về quyển sách giáo khoa từ ngoài vào trong (ví dụ: bên ngoài dược trang trí như thế nào màu sắc ra sao in hình gì....).
-Chúng ta có thể nói về kích thước hình dáng (VD: chiềucao, bề dày, chiều rộng......).
-Sau khi giới thiệu xong từ bên ngoài ta bắt đầu mô tả bên trong sách như:
+Sách gồm bao nhiêu trang; được chia thành mấy phần(phần tiếng việt.....)
+Mỗi phần lớn lại chia thành bao nhiêu mục nhỏ, nội dung của mỗi mục ra sao...
+Ta có thể lấy ví dụ về một hoặc nhiều phần như:
+Phần tiếng việt: cấu tạo bài gồm những gì ,có ghi nhớ không.....
......
+Chúng ta phải giữ gìn bảo quản sách thế nào cho nó khỏi hư (VD: phải bọc sách dán nhãn ....)
+Không nên vứt hoặc ném vì có thể làm hỏng sách
*Kết bài:
-Khẳng định lại ý nghĩa của quyển sách đối với mỗi người học sinh chúng ta.
-Vì vậy chúng ta phải coi sách như người bạn thân của mình ,phải nâng niu gìn giữ quý trọng vì nó chính là một báu vật mà ai cũng phải cần đến.  
6 tháng 12 2016

 

Trong cuộc đời của mỗi người, hẳn ai cũng từng biết qua một vài quyển sách, càng bổ ích hơn khi được đọc hoặc nghiên cứu về chúng. Hôm nay, tui xin giới thiệu với các bạn quyển sách Ngữ Văn 8 – Tập một mà tôi đang được học ở trường. Đây là một quyển sách chứa đựng thật nhiều kiến thức vế các phần như: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn. Tôi sẽ trình bày đôi nét vế quyển sách này để các bạn biết rõ hơn vế nó.

Quyển sách Ngữ Văn 8 – Tập một do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành dưới sự cho phép của Bộ Giáo dục và đào tạo, được tái bản lần thứ năm. Để có được một quyển sách với nội dung hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn rất công phu. Nào là phải chọn lọc rồi biên soạn lại, trình bày bìa và minh họa, chọn size chữ, chọn bản in,…Nhân đây, tui xin nhắc đến một số người đã góp công trong việc phát hành quyển sách này. Bản quyền thuộc Nhà xuất bản Giáo dục và đào tạo. Vế phần nội dung do Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên), Nguyễn Hoành Khung (Chủ biên phần Văn), Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên phần Tiếng Việt), Trần Đình Sử (Chủ biên phần Tập làm văn), Lê A, Diệp Quang Ban, Hồng Dân,... Chịu trách nhiệm xuất bản do chủ tịch HĐQT kiêm tổng Tổng Giám đốc Ngô Trần Ái và phó Tổng Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nguyển Quý Thao. Biên tập lần đầu Kim Chung, Ngọc Khanh, Hiền Trang. Biên tập tái bản Phạm Kim Chung. Trình bày bìa và minh họa là Trần Tiểu Lâm. Nguyễn Thanh Thúy chịu trách nhiệm biên tập kĩ thuật. Sửa bản in do Phòng sửa bản in (NXB Giáo dục). Chế bản do Công ty cổ phần thiết kế và phát hành sách giáo dục. Sách có mã số 2H811T9 và số đăng ký KHXB: 01-2009/CXB/219 – 1718/GD, được in 70 000 cuốn tại Công ty TNHH MTV XSKT & Dịch vụ In Đà Nẵng. In xong nộp lưu chiểu tháng 02 năm 2009.

Cầm quyển sách trên tay, ta sẽ dễ dàng đọc được dòng chữ “Ngữ Văn 8 – Tập một” in thật to ở bìa sách. Bìa thuộc dạng bìa cứng , có bề mặt nhẵn, được trang trí với màu cam thật đẹp mắt, trên cùng, ở gốc trái có in dòng chữ màu đen: “Bộ Giáo dục và đào tạo” khoảng 2-3 milimet. Bên dưới dòng chữ ấy là tên sách:”Ngữ Văn” được tô màu xanh dương làm nổi bật trên nền bìa cam có phông chữ khoảng 28 – 30 milimet cùng với số “8” màu trắng có size từ 30 – 35 milimet được in thật to bên dưới, phía bên phải và bên trái số “8” ấy có đế hang chữ “Tập một”. Thân bìa được trang trí thêm hoa, lá vàng, xanh để tăng thêm phần sinh động. Phía dưới cùng là hang chữ “Nhà xuất bản Giáo dục” với bản hiệu logo màu đỏ. Bìa sách cuối có nền màu trắng, hai bên trái, phải ở trên cùng lần lượt in hình “Huân chương Hồ Chí Minh và Vương miệng kim cương chất lượng quốc tế. Bên dưới là tên các loại sách thuộc các môn học khác nằm trong chương trình lớp 8 được in với màu đen đặc sắc trên một khung nền màu xanh như: Ngữ Văn 8 (tập một, tập hai), Lịch sử 8, Địa lí 8, Giáo dục công dân 8, Âm nhạc và Mĩ thuật 8, Toán 8 (tập một, tập hai),..., Tiếng nước ngoài (Tiếng Anh 8, Tiếng Nga 8...)Dưới cùng, nằm bên gốc phải là tem đảm bảo và giá là 7 200 đồng. Kế bên là các mã vạch màu đen dung để phân biệt. Sách gồm 176 trang không tính bìa, được in theo khổ giấy là 17 x 24 cm. Bên trong sách được in với loại giấy thường gồm phần nội dung của chương trình học và một số hình ảnh minh họa mang tính logic.

Chúng ta đã được rèn luyện, củng cố nâng cao một số kĩ năng trong quá trình tạo lập văn bản như: xây dựng bố cục, xây dựng đoạn văn, lien kết đoạn văn. Chương trình Tập làm văn 8 sẽ được nâng cấp trên một vài phương diện. Sự kết hợp phương thức biểu đạt tự sự, nghị luận mà chúng ta đã được học qua với phương thức biểu đạt khác như miêu tả, biểu cảm sẽ tạo nhiều điều kiện để ta đọc – hiểu văn bản làm cơ sở để đi vào nghiên cứu phương thức biểu đạt thuyết minh. Đây là kiểu văn bản lần đầu được dạy trong nhà trường ở Việt Nam, tuy không xuất hiện nhiều trong lĩnh vực văn chương nhưng lại hết sức thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống.

Chúng ta cũng đã được biết qua các tác phẩm văn học hết sức nổi tiếng được thể hiện dưới hình thức truyện hoặc thơ của các nhà văn lỗi lạc trong và ngoài nước. Điển hình là một số tác phẩm văn học nổi tiếng như: Tôi đi học của Thanh Tịnh, Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) của Nguyên Hồng, Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) của Ngô Tất Tố, Lão Hạc của Nam Cao, Cô bé bán diêm (trích) của An-đéc-xen, Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn Ki-hô-tê) của Xét-van-tét, Chiếc lá cuối cùng (trích) của O Hen-ri, Hai cây phong (trích Người thầy đầu tiên) của Ai-ma-tốp, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (trích Ngục Trung Thư) của Phan Bội Châu, Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh,…Tôi xin giới thiệu đôi nét vế một tác phẩm văn học Việt Nam mà tôi cho là hay nhất trong suốt quá trình học đó là tác phẩm “Tức nước vỡ bờ” trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Với ngòi bút hiện thực, sinh động của ông, đoạn trích đã tố cáo, vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời, đã đẩy họ vào con đường cùng với tình cảnh quá cơ cực khiến họ phải liều mạng chống lại. Và chị Dậu là một hình ảnh tiêu biểu. Truyện còn ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.

Bên cạnh các tác phẩm văn học Việt Nam nổi tiếng còn có những tác phẩm văn học nước ngoài với lời văn hết sức tinh tế và độc đáo. Tiêu biểu như đoạn trích “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen. Truyện kể về một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh của một em bé bán diêm. Ngay từ nhỏ em đã phải sống trong sự thiếu vắng tình thương của mẹ cùng với sự lạnh lung, ghẻ độc của cha. Năm mộng tưởng cao đẹp đã cùng em và bà về nơi Thượng Đế. Qua lời văn của tác giả, ta thấy truyện còn tố cáo xă hội đã bất nhân, lạnh lung, đối xử tàn tệ với trẻ em của xã hội tư bản và lòng thương cảm sâu sắc của tác giả đối với một em bé bất hạnh mà An-đéc-xen muốn truyền đạt cho chúng ta.
Nhưng chưa hết đâu, ở phần Tiếng Việt chúng ta sẽ được mở mang thêm nhiều kiến thức với nhưng bài học vô cùng bổ ích như: Cấp độ khái quát của từ ngữ, Trường từ vựng, Từ tượng hình – Từ tượng thanh, Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, Trợ từ - Thán từ, Tình thái từ, Chương trình địa phương (Phần Tiếng Việt), Nói quá, Nói giảm – Noi tránh, Câu ghép, Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, Dấu ngoặc kép, Ôn luyện về dấu câu,…Ở bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ giúp ta hiểu rõ hơn vế ý nghĩa, đặc tính của các từ, rèn luyện cho ta cách chọn lọc và sử dụng từ ngữ thật chuẩn xác. Tiếp đến là bài Trường từ vựng, ý nghĩa công dụng của nó gần giống như bai trên nhưng nó chứa đựng một hàm ý sâu xa hơn và đòi hỏi kĩ năng sử dụng các tính chất của trường từ vựng cao hơn. Khi đã thực vững vàng thì ta sẽ được học tiếp bài Từ tượng hình – Từ tượng thanh, giúp ta phân biệt rõ rang từ nào là chỉ âm thanh, từ nào là chỉ hình ảnh, trao dồi cho ta nhiều vốn liếng vế từ ngữ hay rối từ đó có thể thành lập được những câu văn hay để đưa vào bài viết. Càng thú vị hơn khi ta được học bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, nó giúp ta biết thêm về một số ngôn từ ở nhiều địa phương khác nhau trên đất nước và vài biệt ngữ nghe vô cùng lạ tai thường được sử dụng trong một số tấng lớp xã hội nhất định.Hãy nhớ nhé, tôi xin khẽ nhỏ với các bạn một kinh nghiệm của tui từ khi tiếp xúc và làm quen với quyển sách Ngữ Văn 8 – Tập một này là: “Những kiến thức đã học ở phần Tiếng Việt sẽ là chiếc cầu nối đưa ta cập bến và đi tới sự thành công ở phần Tập làm văn.” Vì ở phần Tiếng Việt nó sẽ giúp ta nắm vựng ngữ pháp vế dấu câu, cách chọn lọc, sử dụng từ ngữ từ đó có thể “đúc kết” ra những bài văn hay, sinh động, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc. Đừng nên bao giờ nghĩ rằng chỉ cần học phần Tiếng Việt còn Tập làm văn thi không. Tôi xin mách rằng: ai mà có tư tưởng ấy thì hãy xóa bỏ thật nhanh nó đi nếu như không muốn mất đi tư chất của một học sinh học Văn. Vì ở phần Tập làm văn chúng ta sẽ được học một số bài cũng không kém phần quan trọng như: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản, Bố cục của văn bản, Xây dựng đoạn văn trong văn bản, Liên kết các đoạn văn trong văn bản, Luyện tập tóm tắt văn tự sự, Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự, Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, Luyện nói: kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm, Tìm hiểu chung về văn thuyết minh, Phương pháp thuyết minh, Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh, Chương trình địa phương(phần Văn), Luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ dùng,…Tôi xin sơ lược về một số bài và công dụng của nó. Ở các bài: Bố cục của văn bản, Xây dựng đoạn văn trong văn bản, Liên kết các đoạn văn trong văn bản nhằm giúp ta hiểu thật rành rẽ hơn về kết cấu, cấu tạo của đoạn văn, bài văn và cách sử dụng phương tiện lien kết để có sự mạch lạc, rõ rang giữa các đoạn văn. Còn trong ba bài: Tìm hiểu về văn thuyết minh, Phương pháp thuyết minh, Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh được sắp xếp trong chương trình giảng dạy theo độ khó tăng dần, nhằm thúc đẩy ta làm quen và thích nghi nhanh với phương thức biểu đạt mới, luyện tập cho ta có thể mạnh dạng và chủ động hơn trong mọi đề văn thuyết minh dưới hình thức nói hoặc viết.
Như vậy, qua đó ta cũng đã thấy được vô ngàn kiến thức bổ ích cấn phải tìm hiểu sâu hơn trong quyên sách Ngữ Văn 8 – tập một này. Nó giúp ta tiếp cận vói những tác phẩm văn học nổi tiếng được truyền qua nhiều thế hệ từ đó mới thấy được chân giá trị của nghệ thuật, đối với người học văn, nó còn làm cho tâm hồn ta bay bổng, thanh thản, nhẹ nhàng hơn để giảm bớt đi những áp lực nặng nề của cuộc sống. Hơn nữa, sách còn mang ý nghĩa giáo dục to lớn, toi luyện cho ta nhiều kiến thức trong việc giao tiếp hàng ngày dù là thể hiện dưới mọi hình thức. “Có đam mê đọc sách mới thấy được những giá trị tiềm tàng của sách”
Tôi luôn mong rằng sách sẽ đồng hành với mình thật lâu dài nên tôi đã tự đạt cho mình một châm ngôn:”Một trang sách hay, muôn ngàn kien thức”.Nếu mất đi một trang sách thi tôi sẽ mất đi biết bao nhiêu là tri thức nên bản thân tôi tự nhủ phải làm mọi cách để cho sách có thể nguyên vẹn trong suốt thời gian ở bên tôi. Đừng nên nghĩ đến việc sang lớp 9 là sẽ vứt cuốn sách Ngữ Văn 8 –Tập một này đi nhé! Như thế sẽ không tốt chút nào, dù nó là vật vô tri nhưng cũng đã gắn bó với mình suốt một năm học qua, với lại kiến thức cũ ở lớp 8 sẽ còn gặp lại ở lớp 9, nếu có những khuất mắt thì chúng ta có thể lật lại từng trang sách xưa để ôn luyện. Vì vậy, dù không còn học quyển sách Ngữ Văn 8 – tập một thì vẫn nên để nó gọn gang, vuông vắn vào kệ sách, khi cần thiết có thể xem lại bất cứ lúc nào.
với tôi, sách là người bạn thân thiết, mãi đồng hành cùng tôi trên ghế nhà trường. Và tôi luôn nâng niu, trân trọng từng trang sách, từng bài học, từng lời văn,…vì tôi biết sách luôn kề vai sát cánh bên tôi, bồng bế tôi qua nhưng nẽo đường khúc khuỷa để tiến về đỉnh vinh quang của học vấn.
“Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ” Thật vậy, câu nói này đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ và nó vẫn còn mang ý nghĩa tồn tại trong mọi thời đại. Ngọn đèn tri thức chính là sách và ngọn đèn ấy chẳng bao giờ bị dập tắt cho dù nó có đứng trước những thay đổi thất thường của thời tiết.

Ôi ! Quyển sách Ngữ Văn 8 – Tập một chứa đựng biết bao nhiêu là kho tàng tri thức vô giá của nhân loại. Sách như ngọn đèn sáng soi bước đường tôi đi và sách cũng như chiếc chìa khóa vạn năng mở toan các cánh cửa trên con đường học vấn tôi đang lê bước và một sự đóng góp lớn lao trong việc “Trăm năm trồng người”. Đó chính là công sức to lớn của những thầy, cô giáo luôn tận tụy, hết mình vì học sinh, luôn tìm tòi nhưng cách giảng thật hay, thật dễ hiểu để học sinh chúng tôi có thể tiếp thu dễ dàng những kiến thức bổ ích mà thấy, cô đang truyền đạt. Như vậy, sách cũng như những người thầy, người cô láy đò đưa chúng tôi sang sông cặp bến của tương lai tươi sáng.

Tham khảo nhé