Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dàn ý:
1. Mở bài
- Mỗi một vùng miền lại có riêng cho mình một vài món đặc sản riêng biệt, với Thanh Hóa ấy là món nem chua với hương vị đặc trưng.
2. Thân bài
* Nguồn gốc:
- Không rõ, nhưng đã trở thành một loại hàng hóa vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước.
* Đặc điểm:
- Trông giống một chiếc bánh được gói trong lá chuối xanh.
- Hình dáng: To cỡ ngón tay người lớn, có màu hồng nhạt của thịt, màu đỏ của ớt, màu trắng của tỏi, màu xanh của lá đinh lăng.
- Vị chua thanh, cay tê, ngọt giòn cùng hòa quyện kết hợp với mùi thơm đặc trưng, thoang thoảng hương ớt, hương tỏi, mùi thơm cùng vị chát ngọt của lá đinh lăng, cùng với mùi thịt lên men chua.
* Cách chế biến:
- Nguyên liệu: Thịt lợn tươi xay nhuyễn, bì lợn cạo sạch mỡ thái sợi, ớt, tỏi cắt lát, lá đinh hương rửa sạch, tiêu giã nhỏ, lá chuối bánh tẻ, bì ni lông, dây thun để gói cùng một số gia vị thông dụng.
- Trộn đều thịt với bì lợn cùng muối, bột ngọt, mật mía, tiêu, rồi gói chung với vài lát ớt, tỏi, lá đinh lăng, bọc lại bằng bì ni lông, rồi gói lại bằng lá chuối, dùng dây thun cố định.
- Để lên men 1-2 là có thể ăn được.
3. Kết Bài
- Với mức giá phải chăng tầm 3000- 4000 đồng một chiếc, nem chua đã trở thành thức quà được nhiều người ưa chuộng, không chỉ với người dân Thanh Hóa mà là đối với người dân ở mọi miền Tổ quốc, từ Bắc vô Nam.
Việt Nam đất nước ba miền Bắc, Trung, Nam cứ mỗi một nơi lại có những nét đặc sắc riêng biệt về văn hóa, nếp sống hòa cùng với truyền thống chung của cả dân tộc tạo nên nét đậm đà bản sắc vô cùng thú vị, được nhiều bạn bè trên toàn thế giới yêu thích. Nếu ghé thăm Hà Nội mà thiếu một lần thưởng thức bún đậu, phở Hà Nội hay chỉ đơn giản là cầm trong tay gói cốm làng Vòng vừa thơm, vừa ngọt thì quả thực là thiếu sót, hoặc nếu như đến Huế thăm Cố đô mà quên ăn cơm hến, nếm bún bò thì cũng thật là đáng tiếc. Thanh Hóa vốn là vùng đất cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt từng là vùng đất đầu tiên mà người Việt cổ sinh sống, là nơi chuyển giao giữa miền Bắc và miền Trung cũng có riêng cho mình một đặc sản ấy là món nem chua, mà nếu như nếm một lần sẽ chẳng bao giờ quên.
Nói về các món nem, nước ta cũng rất nhiều nơi có nem, ví như Hà Nội cũng có món nem chua nhưng không cay, rồi còn cả món nem thính cũng với gia vị là da lợn xắt nhỏ, trộn thêm bột ngô, lá ổi, thêm chút gia vị mắm, muối khá lạ miệng, Bình Định cũng có món nem chua mà miếng nem hình vuông, bọc trong một chiếc lá ổi, ăn thấy vị ngòn ngọt. Thế nhưng chỉ riêng món nem chua Thanh Hóa, người ta lại thấy nó cầu kỳ và đặc sắc hơn cả, món ăn này không chỉ đơn thuần là món ăn vặt cho vui miệng mà nó đã trở thành thức ăn chính trong các bữa ăn gia đình, trên các bàn tiệc, và được xem như một món quà quý được khách du lịch mua về để cho biếu người thân. Có lẽ chính người dân Thanh Hóa cũng không biết được món nem chua này ra đời từ khi nào, bởi nó dường như đã ăn sâu vào tiềm thức, vào nếp sống của con người, lịch sử của nem chua cũng chính là lịch của người Thanh Hóa. Một số tài liệu ghi chép lại thì nem chua bắt đầu trở thành một loại hàng hóa lưu thông trên thị trường là vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước, như vậy một món ăn vốn dân dã, giản dị bỗng trở thành kế sinh nhai, nuôi sống biết bao nhiêu con người nơi đây.
Nến như ai đó đã một lần được nhận vài cái nem chua làm quà, chắc cũng có phần bỡ ngỡ, tôi cũng là một trong số đó, bởi nếu chẳng được nghe giới thiệu đây là một thứ nem làm từ thịt thì ai ai cũng tưởng đó là một cái bánh thơm ngon, được bọc trong chiếc lá chuối xanh rờn bắt mắt. Mở lớp lá chuối ấy ra bên trong là một chiếc nem to bằng ngón tay người lớn, có màu hồng tươi của thịt, xen lẫn vài miếng ớt đỏ xắt lớn, một vài lá đinh lăng ẩn hiện, cùng hai ba lát tỏi trắng. Nem có mùi thơm đặc trưng, thoang thoảng hương ớt, hương tỏi, mùi thơm cùng vị chát ngọt của lá đinh lăng, cùng với mùi thịt lên men chua khiến người ta khó có thể cưỡng lại mà nếm thử một miếng. Vị đặc trưng của nem chua Thanh Hóa ấy là vị chua thanh, thêm một chút ngọt của thịt heo cùng với vị cay tê của ớt, tỏi kết hợp với cái giòn của bì heo vô cùng kích thích vị giác.
Dĩ nhiên một món ăn ngon kết hợp nhiều thứ hương vị như vậy thì công đoạn chế biến cũng không phải là dễ dàng, phải nói rằng đây không phải là một món ăn mà người chưa thạo nghề có thể làm ngon được, bởi đó là tổng hợp của cách chọn nguyên liệu cùng độ tỉ mẩn và kỹ lưỡng trong quá trình làm. Để làm được một mẻ nem ngon, người ta phải tuyển chọn cho kỳ được những miếng thịt heo còn "nóng", ở đây là thứ thịt từ con lợn mới mổ, áp tay vào còn có cảm giác âm ấm, như thế thịt mới thực sự tươi ngon và lúc lên men mới ra đúng vị. Sau khi đã chọn được thịt người ta bắt đầu xay nhuyễn thay vì giã tay như ngày trước. Bì heo cũng là một thành phần vô cùng quan trọng, bởi nếu thiếu đi món này thì nem sẽ không có độ giòn, kém hấp dẫn hẳn, thông thường người ta sẽ chọn miếng da heo có độ dày vừa phải, đã được làm thật sạch lông, sau đó người ta cố hết sức cạo thật sạch lớp mỡ bám bên trong cho tới khi chỉ còn miếng da bì mỏng trắng tinh, thậm chí là trong suốt, như vậy là đạt, cuối cùng là đem miếng bì đã chế biến đi thái thành sợi ngắn tầm 2-3cm, để chung với thịt heo đã xay nhuyễn. Chuẩn bị gia vị cho vào nem cũng cần cẩn thận, ớt trái phải chín đỏ tươi, lá đinh lăng là lá bánh tẻ, tỏi cũng là thứ tỏi còn mới, tiêu cần được xay nhỏ, cùng với một số gia vị thông thường khác như muối, mắm, bột ngọt, phụ gia,... để nem lên men được chuẩn vị. Lá chuối bọc ngoài cũng phải là loại lá bánh tẻ xanh thẫm và dày không bị rách, bì nilon và dây thun phải đảm bảo sạch sẽ để gói được miếng nem ngon, đảm bảo vệ sinh.
Sau khi đã chuẩn bị đủ nguyên liệu cần thiết người thợ sẽ bắt đầu trộn và gói nem. Thịt xay nhuyễn được trộn thật đều với bì heo thái mỏng, cùng với chút muối, chút tiêu, chút bột ngọt, mật mía, rồi đem gói thành những thỏi nem nhỏ cùng với vài lá định lăng, vài lát tỏi và ớt trong một miếng ni lông trong suốt cho kín, sau đó bọc tiếp bên ngoài hai lớp lá chuối, rồi dùng dây thun cố định lại. Nem mới gói xong chưa dùng được ngay mà phải đợi 1-2 ngày cho nem "chín", nghĩa là nem đã lên men chua, rồi mới lấy ra thưởng thức.
Với mức giá phải chăng tầm 3000-4000 đồng một chiếc, nem chua đã trở thành thức quà được nhiều người ưa chuộng, không chỉ với người dân Thanh Hóa mà là đối với người dân ở mọi miền Tổ quốc, từ Bắc vô Nam. Chiếc nem chua nho nhỏ, xanh rờn màu lá chuối đã mang đi khắp muôn nơi những tình cảm nồng đượm, cùng hương vị đặc trưng của đất Thanh Hóa, để rồi ai đã một lần ghé xứ Thanh cũng chẳng bao giờ quên mang về vài chục chiếc nem chua để làm quà cho người thân, bạn bè, một thứ quà giản dị, thơm ngon.
Bên cạnh bài Thuyết minh về món ăn nem chua Thanh Hoá, các em có thể tham khảo thêm: Thuyết minh về đôi dép lốp, Thuyết minh về một lễ hội truyền thống dân tộc,Thuyết minh về hoa sen, Thuyết minh về một loài hoa ngày Tết để rèn luyện thêm kĩ năng viết bài thuyết minh của mình.
Thuyết minh về món: Nem rán
Việt Nam được biết đến là đất nước có nền văn hóa ẩm thực khá phong phú. Chúng ta có thể kể tên các món ăn đặc sản của dân tộc như bánh chưng, bánh cốm, phở, bún bò,... và đặc biệt là món nem rán. Đây là món ăn vừa cao quý lại vừa dân dã, bình dị để lại một mùi vị khó phai mờ trong mỗi chúng ta.
Nem rán có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuộc nhóm các món Dimsum. Món ăn này đã theo chân những người Hoa khi di cư sang nước ta và được biến đổi thành món ăn phù hợp với khẩu vị người Việt. Nem rán không chỉ phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc mà nó còn góp mặt trong ẩm thực của đất nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Ba Lan và nhiều nước Trung, Nam Mĩ,... với các tên gọi khác nhau như Harumaki, Chungwon, Rouleau de printemps, Sajgonki,...Ở Việt Nam, tùy theo vùng miền mà món ăn này có những tên gọi riêng. Nem rán là cách gọi của người dân miền Bắc, người miền Trung gọi là chả cuốn và chả giò là cách gọi của người dân miền Nam.
Nguyên liệu chế biến món nem rán khá đa dạng nhưng cũng hết sức dễ tìm. Để món ăn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng chúng ta cần chuẩn bị thịt băm, trứng gà hoặc trứng vịt, hành tây, hành lá, cà rốt, su hào, giá đỗ, rau mùi, rau thơm, mộc nhĩ, mì hoặc miến,...và một số loại gia vị như mì chính, bột canh, hạt tiêu, nước mắm,...Những gia vị này sẽ giúp món ăn thêm phần đậm đà, hấp dẫn. Một thứ không thể thiếu đó chính là bánh đa nem. Bánh đa nem được làm từ gạo và khi chọn ta cần lựa những lá bánh mềm, dẻo để khi gói không bị vỡ.
Để có được món nem rán thơm phức hoàn hảo, trước hết chúng ta cần sơ chế các nguyên liệu đã chuẩn bị. Chúng ta ngâm nấm và mộc nhĩ cho đến khi chúng nở ra rồi rửa sạch, thái nhỏ. Đồng thời các loại rau củ cũng gọt vỏ, rửa sạch và thái. Mì hoặc miến ngâm nước ấm trong khoảng năm phút rồi cũng cắt thành từng đoạn ngắn. Sau đó, cho tất cả các nguyên liệu vào âu hoặc bát to, đập thêm trứng, nêm thêm gia vị rồi trộn đều.
Số trứng dùng để làm nem không nên quá nhiều vì như thế sẽ khiến nhân nem ướt rất khó cuộn và cũng không nên quá ít vì nem sẽ bị khô. Vì vậy, khi đập trứng ta nên đập lần lượt từng quả để ước lượng lượng trứng phù hợp. Màu cam của những sợi cà rốt, màu trắng của mì, màu xanh của rau, màu vàng của trứng,... tất cả hòa quyện với nhau trông thật hài hòa. Chúng ta sẽ ướp phần nhân nem từ 5 đến 10 phút để các gia vị ngấm đều.
Tiếp theo, chúng ta trải bánh đa nem trên một mặt phẳng rồi cho nhân nem vào cuộn tròn. Bánh đa nem có loại hình tròn, hình vuông, cũng có loại hình chữ nhật, tùy theo sở thích mà mỗi người lại lựa chọn những loại bánh đa nem khác nhau. Nếu muốn bánh đa nem mềm và giòn thì trước khi cuốn nem nên phết lên bánh đa nem một chút nước giấm pha loãng với đường và nước lọc.
Chúng ta nên gấp hai mép bánh đa nem lại để phần nhân nem không bị chảy ra ngoài. Sau đó, đun sôi dầu ăn rồi cho nem vào rán. Khi rán nên để nhỏ lửa và lật qua lật lại để nem được chín vàng đều rồi vớt ra giấy thấm để nó hút bớt dầu mỡ, tránh cảm giác bị ngấy khi thưởng thức.
Nước chấm là thứ không thể thiếu để món nem trở nên đậm đà. Muốn có nước chấm ngon, chúng ta cần chuẩn bị một chút đường, tỏi, giấm, ớt, chanh và nước mắm. Đầu tiên, ta hòa tan đường bằng nước ấm rồi cho thêm tỏi, ớt đã băm nhỏ. Sau đó đổ từ từ giấm và nước mắm vào rồi khuấy đều cho các gia vị ngấm đều. Ta có thể thay giấm bằng chanh hoặc quất. Tùy khẩu vị của mỗi người mà nước chấm có độ mặn ngọt khác nhau.
Cuối cùng, bày nem ra đĩa, trang trí thêm rau sống, cà chua hay dưa chuột thái lát để đĩa nem trông thật đẹp mắt. Những bông hồng được làm từ cà chua, những bông hoa được tỉa từ dưa chuột sẽ khiến món ăn vô cùng hấp dẫn. Nem rán chấm với nước chấm tỏi ớt sẽ mang lại cảm giác rất thú vị. Bánh đa nem vàng giòn cùng nhân nem thơm phức quyện hòa với nhau cùng vị cay cay của ớt, chua chua của giấm, ngòn ngọt của đường sẽ khiến những ai thưởng thức nó không bao giờ có thể quên được mùi vị đặc biệt này.
Nem rán đã trở thành một món ăn phổ biến trên khắp đất nước Việt Nam. Nó không chỉ có mặt trong những bữa cơm bình dị thường nhật mà còn xuất hiện trong mâm cơm thờ cúng tổ tiên. Đây là món ăn mang ý nghĩa trang trọng, cao quý. Ngoài ra nem rán còn dùng để ăn kèm với bún đậu và các món ăn khác. Giữa tiết trời se lạnh như thế này còn gì tuyệt vời hơn khi thưởng thức món em rán nóng hổi. Sự kết hợp các nguyên liệu làm nên nhân nem như mang một ý nghĩa biểu tượng về sự đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của người dân đất Việt.
Nem rán không chỉ là món ăn giàu chất dinh dưỡng mà còn là món ăn góp phần tạo nên nền ẩm thực Việt với những đặc trưng và sự độc đáo riêng biệt. Món ăn này tuy dễ thực hiện nhưng lại đòi hỏi sự kì công và khéo léo nên người chế biến cần có sự tập trung nhất định. Đây còn là một trong những món ăn thu hút khách quốc tế khi đến thăm Việt Nam. Có thể nói, món nem rán nói riêng và ẩm thực Việt nói chung đang ngày càng khẳng định được giá trị trên thế giới.
1. Mở bài
- Mỗi vùng quê trên đất nước ta đều có đặc sản của quê mình. Ví dụ: Huế có mè xửng, cơm hến. Quảng Nam có mì Quảng, Hà Nội có phở, có côm gói lá sen,…
- Hiện nay, phở được bán ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.
- Em sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, em xin được giới thiệu về món Phở ngon nổi tiếng trong và ngoài nước của đất Hà Thành.
2. Thân bài
a) Nguồn gốc
- Không ai biết chính xác phở có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên làm ra phở?
- Có giả thiết cho rằng, phở có nguồn gốc từ một món ăn của tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).
- Có giả thiết cho rằng, phở có nguồn gốc từ Nam Định.
- Có một sô’ ý kiến lại cho rằng, phở có nguồn gốc từ miền Bắc nước ta khoảng những năm 1950. Năm 1954, phở theo dòng người di cư từ Bắc vào Nam. Đây là ý kiến được nhiều người đồng ý.
b) Cách chế biến phở
- Cách chế biến nước dùng
- Đây là công đoạn quan trọng nhất.
- Nước dùng của món phở truyền thông được ninh từ xương ống của bò cùng với một sô gia vị.
- Lúc đầu cho lửa thật to. Khi nước sôi bùng lên thì giảm nhỏ lửa, vớt hết bọt ra. Cứ làm như vậy cho đến khi nước trong. Cho vào nồi nước dùng một ít gừng và hành tím nướng để vừa khử hết mùi của xương bò vừa làm nước có mùi thơm dễ chịu.
- Bánh phở: Được làm từ bột gạo tẻ, cán mỏng và cắt thành sợi. ơ miền Bắc sợi bánh phở to hơn hơn ở miền Nam.
Thịt để làm phở
- Chủ yếu là thịt bò và thịt gà.
+ Nếu là phở bò thì thịt bò xắt lát thật mỏng. Khi ăn, người ta nhúng nước sôi cho chín hoặc cho tái (tùy theo ý thích của người ăn), xếp thịt vào tô phở xong, rắc một số rau thơm đã cắt nhỏ sẵn và rắc các gia vị cần thiết. Xong múc nước dùng đổ vào tô, ta được tô phở thơm ngon,…
+ Nêu làm phở gà, người ta luộc sẵn gà, treo trong tủ kính dùng để bán phở. Khi ăn, người ta xé thịt gà ra xếp lên bánh phở đã bỏ sẵn trong tô, bỏ các loại rau thơm và gia vị cần thiết, múc nước dùng đồ vào tô là xong.
Các loại rau thơm và gia vị
- Chủ yếu là rau mùi (ngò gai), rau mùi tàu, hành.
- Tiêu bắc, bột ngọt.
3. Kết bài
- Phở được xem là món ăn truyền thông của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam.
- Phở là món ăn ngon, dỗ làm, giá thành rẻ, có thể ăn vào các thời điểm sáng, trưa, chiều, tối trong ngày.
- Ngày nay, theo bước chân của người Việt Nam, phở có mặt ở nhiều nước trên thế giới.
- Ngày nay, phớ Việt Nam càng được bạn bè trên thế giới công nhận là món ăn ngon.
1.
Dù bạn là ai, dù bạn ở nơi đâu, hay dù bạn đã đi xa nhưng kỉ niệm về một thời học sinh duới mái trưòng thân yêu- ngôi nhà thứ hai sẽ không phai nhạt trong kí ức của mỗi đứa học trò.Thật may mắn cho tôi đã đựoc gắn bó với ngôi trường mang tên Trường trung học cơ sở Lê lợi .Một thời cắp sách đến truờng-đó là thời đẹp nhất, ngây thơ, trong sáng nhất với những kỉ niệm về thầy cô và bạn bè. Được thành lập từ năm ....Trải qua ...năm hoạt động dạy học và học tập cố gắng của hơn một nghìn học sinh và gần một trăm thầy cô giáo trường tôi đã xuất sắc là ngôi trường đứng đầu huyện.Nằm trên con đường hai bà trưng.Từ xa xa trên con đuờng đi học, có thể nhìn thấy trường tôi với tường vàng, mái ngói đỏ son.Trưòng tôi nằm ở một khuôn viên rông, thoáng đãng.Từ ngoai bước vào là cánh cổng kéo dài chào đón chúc tôi mỗi ngày, mở ra cho chúng tôi một thế giới kì diệu.Ngày ngày bên cánh cổng thân yêu đó là hình dáng của bác bảo vệ hiền lành, cởi mở đã gắn bó với trường tôi từ khi thành lập đến nay.Hoạt động thường ngày ở cổng trường trong gìơ hành chính là của các bạn đội cờ đỏ.Theo vào,hiện ra trước mắt là ba dãy phòng, mỗi dãy hai lầu.Dãy A là nơi làm việc của ban giám hiệu nhà truờng, của các thầy cô ở từng tổ chuyên môn,phòng truyền thống đội.Trường tôi có hai mươi chín lớp.Dãy B khu học chính của hai mươi tư lớp.Thêm bên dãy C là ba phòng học của năm lớp còn lại ,được sắp xếp học chéo buổi sáng chiều.Kéo dài ở dãy B là phòng hội truờng ở lầu trên-nơi diễn ra các buổi họp cũng như chuyên đề của nhà trường.Lầu dưới là phòng thực hành với đầy đủ các thiết bị thực hành của các tổ chuyên môn:Hoá-sinh, lý-công nghệ mới đuợc đua vào hoạt động.Kéo dài ở dãy C là khu vực đang đựoc xây dựng chuẩn bị được đưa vào hoạt động để làm phòng học cho các lớp bồi dưỡng và phụ đạo.Mỗi phòng học của từng lớp đuợc xây dựng rỗng rãi với đầy đủ các thiết bị quạt và điện sáng.Thư viện,phòng đa chức năng và phòng thực hành tin học đựoc sắp xếp cùng ở dãy C.Nơi để xe của các thầy cô giáo được xếp ở góc trái của ngôi trường, khu để xe của học sinh đựoc sếp dài theo từng lớp ở sau dãy B phòng học. Nơi tiếng cười của mỗi đứa học trò chúng tôi vang lên là ở sân trường, nơi chúng tôi được thả mình vào niềm vui của học trò.Có thể là khu vực trung tâm của ngôi trường nên được xây dựng khá rộng láng xi măng.Cột cờ của truờng tôi được đặt ở chính giữa trứoc dãy A-nơi mà mỗi sáng thứ hai chào cờ thầy trò chúng tôi cùng đánh giá nhận xét kết quả hoạt động trong tuần cũng như triển khia kế hoạch tuần tới.Khuôn viên trường trở nên trong lành hơn trong những ngày nắng hè, tươi mát hơn trong những ngày trời thu là nhờ cây xanh.Cây tùng cứg cáp, dẻo dai qua ngày tháng.Cây phượng như là minh chứng cho chúng tôi vè những kỉ niệm trong sáng, thân thương của bao bạn bè.Và nhiều loại cây khác nhau được trồng trong khu vực cảu sân truờng nữa.Sau dãy B là nơi mỗi buổi chiều học tập xong, các bạn thi nhau thể hiện mình ở các cuộc chơi thể thao như bóng đá, bòng chuyền và cả cầu lông.Tiếng reo hò cỗ vũ làm tan cái mệt mỏi của bao học trò sau một ngày học cang thẳng. Với quy mô nhà trường khang trang và rộng lớn, thầy cô giáo nhiệt tình với công việc, thân thiện với học sinh.Dùi dắt mỗi học sinh nên người với cả tâm huyết trường tôi đã đạt đựoc rất nhiều thành tích đựoc huyện và tỉnh công nhận.Trường trung học cơ sở Lê Lợi là trường xuất sắc dẫn đầu huyện đang cố gắng, nỗ lực chuẩn bị cho việc nhận bằng đạt trường chuẩn quốc gia sau nhiều năm phấn đấu.Ai nấy đều rất phấn khởi và tự hào về chính ngôi trường mà mình đang lớn lên. Trường tôi là thế đó: rất khiêm nhường, thân thiện, thầy cô và bạn bè hoà đồng với nhau và cùng nhau cố gắng phấn đấu không gừng.Tôi yêu quý ngôi trường này biết bao.Tất cả những kỉ niệm dưới ngôi nhà thứ hai này sẽ mãi theo tôi trên suốt cuộc đời.
Tham khảo
Trong cuộc đời học sinh, ai cũng có những niềm riêng để tự hào. Những ngôi trường nằm trong kí ức luôn là những cái tên không thể quên trong cuộc đời. Với tôi cái tên "Trường trung học phổ thông Thuận Thành số 1" là một cái tên để tự hào như thế.
Được biết đến là một trường trung học phổ thông công lập của tỉnh Băc Ninh, trường Trung học phổ thông Thuận Thành số 1 luôn khẳng định vị thế đứng đầu khối các trường trung học không chuyên của tỉnh. Được thành lập vào năm 1961, ngôi trường đã viết lên trang sử dày truyền thống. Nằm ở khu vực phố Khám xã Gia Đông huyện Thuận Thành, trường có một cơ sở vật chất khang trang và cực kì kiên cố. Trước cổng trường là vòm cong tựa parabol. Bước vào cổng là nền gạch vàng hồng in nổi những họa tiết để tránh trơn trượt. Khoảng sân rộng, nhiều cây xà cừ. Những cây này được trồng từ rất lâu từ khi trường mới thành lập. Chúng được trồng theo hàng thẳng tắp ra phía cổng. Bước từ cổng nhìn thẳng vào là khu nhà 3 tầng được xây dựng năm 1975. Đây cũng là khu nhà được xây dựng có sảnh để tổ chức những lễ kỉ niệm, lễ bế giảng. Không chỉ thế, khu nhà này còn có phòng đoàn, phòng hành chính, phòng sổ điểm và chìa khóa lớp học. Còn lại là lớp học dành cho khối 10 và khối 11. Đứng ở sân trường nhìn sang bên phải là khu phòng máy tính và tin học. Được xây dựng là hai tầng thông sang với khu nhà 3 tầng với sáu phòng bao gồm cả phòng y tế, Tầng 1 là nơi lưu trữ hồ sơ từ những ngày thành lập, trước đây còn là lưu trữ bằng giấy tờ nhưng hiện nay đã lưu trữ bằng cơ sở dữ liệu của nhà trường. Tầng hai của khu nhà này là phòng tin học với trang thiết bị hiện đại giúp cho học sinh thực hành tốt những giờ tin học trong chương trình. Nhìn sang bên trái lúc này là khu nhà hiệu bộ. Được xây dựng với hai tầng theo thiết kế có sảnh ở giữa Tầng 1 là các phòng nghỉ của giáo viên, được sắp xếp theo từng tổ bộ môn. Tầng 2 là phòng hội nghị, phòng họp, nơi tổ chức, diễn ra các cuộc họp bộ môn từng tuần từng tháng, hoặc nơi tổ chức các sự kiện liên quan tới chuyên môn nhà trường, đội ngũ viên chức nhà trường. Đây cũng là nơi tiếp đón vị khách ghé thăm ngôi trường. Khu nhà ba tầng có lối đi dẫn sang khu nhà 4 tầng phía sau của khu nhà này. Sau khu nhà 3 tầng là khoảng sân bê tông rồi đến khu nhà 4 tầng này. Khu nha này bao gồm phòng học dàng cho khối 12 và một số lớp khối 11, và một vài phòng thực hành của các môn tự nhiên: hóa học, vật lý. Khu nhà 4 tầng này được xây dựng sau khu nhà 3 tầng và khu hiệu bộ. Mới đây, năm 2015, trường đã xây dựng xong khu nhà mới với thiết kế hiện đại, 5 tầng, nằm bên cạnh khu nhà 4 tầng này. Đồng thời, nhà trường cũng phá dỡ khu nhà 2 tầng là chứng nhân cho sự tồn tại của nhà trường vào năm 2015. Khu nhà 2 tầng này là hình ảnh ban đầu của ngôi trường khi mới thành lập. Dỡ bỏ khu nhà 2 tầng, nhà trường đã thiết kế khuôn viên và khu nhà để xe cho học sinh. Công trình cuối cùng của nhà trường là nhà đa năng. Đây là khu nhà nơi tổ chức những buổi kết nạp đoàn, cảm tình đoàn, đón chào diễn giả truyền lửa cho các bạn lớp 12 chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa của cuộc đời. Cũng là nơi tổ chức các cuộc thi bên lề của dịp lễ lớn, phòng tập luyện cho những bạn có tài năng, đam mê nghệ thuật. Căng – tin nhà trường được xây dựng bên cạnh khu nhà hiệu bộ. Căng – tin không lớn nhưng cũng đủ để học sinh trường thoải mái ăn uống, photo tài liệu, cung cấp đồ dùng cần thiết cho viêc học tập.
Trên đây là cơ sở vật chất nhà trường. Truyền thống của nhà trường còn được thể hiện trong những thành tích mà cả thấy và trò đều đã đạt được. Năm 2005, chủ tịch Ủy ban trung ương mặt trân tổ quốc Việt Nam đã tới dự lễ khai giảng và viết sổ vàng truyền thống. Nă, 2009 phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về dự lễ khai giảng, năm 2011 kỉ niệm 50 năm thành lập trường, đón nhận huân chương lao động hạng nhất. Những mốc son lịch sử của nhà trường đã tạo nên truyền thống vàng. Truyền thống ấy còn được viết lên bằng những cái tên ưu tú, những nhà giáo, những thế hệ học trò. Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, giám đốc sở giáo dục đào tạo, vụ trưởng, phó giáo sư tiến sĩ… Những cái tên sáng chói luôn là niềm tự hào của học sinh cũng như nhà trường. Những thủ khoa đại học, những học sinh đạt giải cao trong các kì thi, cuộc thi dành cho học sinh trong toàn quốc. Quan trọng nhất vẫn là tỉ lệ đỗ đại học của nhà trường và các cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện cấp tỉnh và cấp quốc gia. Những mục tiêu phấn đấu của nhà trường đã được hoạch định sẵn và có phương hướng đào tạo để phát triển được chúng. Không ai có thể phủ nhận sự tận tâm, liên tục thay đổi phương pháp dạy và tìm tòi, cập nhật những kiến thức, dạng bài mới để giúp cho thành tích của học sinh cũng như nhà trường ngày càng vươn xa.
Ngôi trường Trung học phổ thông Thuận Thành số 1 vẫn mãi còn đó với tương lai phát triển ngày càng rộng mở. Thầy và trò nhà trường luôn không ngừng thi đua, dạy và học tốt. Ngôi trường ngày càng khẳng định vị thế của mình trong danh sách, bảng xếp hạng trường chuẩn quốc gia, là niềm tự hào của người dân tỉnh Bắc Ninh.
Tham khảo nha!
Dù giàu, hay nghèo thì mỗi gia đình cũng có một cái phích để đựng nước nóng. Phích nc là một đồ vật quen thuộc, rất tiện dụng cho cuộc sống hàng ngày
Phích có nhiều loại và có nhiều kích cỡ khác nhau. Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít, loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Các thương hiệu được nhiều người ưa dùng là phích Rạng Đông của Việt Nam hay phích Trung Quốc, vừa tốt vừa bền, giá cả lại hợp lí
Vỏ phích gồm quai xách, nắp, thân và đáy thường được làm bằng sắt, nhôm, trang trí đẹp mắt, có tác dụng bảo quản ruột phích. Nút nhựa hoặc sắt, hoặc tráng men, in hoa hay bình chim, hình thú rất đẹp. Nút phích bằng gỗ xốp nhẹ, bọc vải thun màu trắng được làm bằng chất dẻo, quai xách bằng nhôm hoặc bằng nhựa. Tuy nhiên bộ phận quan trọng nhất là ruột phích. Ruột phích được cấu tạo bằng hai lớp thủy tinh mỏng cách nhau khoảng chân không. Lòng phích tráng bạc. Đáy phích có van hút khí và núm thủy ngân. Phích tốt có thể giữ được nước nóng trong một ngày
Quan trọng, là bạn phải biết cách chọn phích. Đầu tiên, mở nắp phích ra , nhìn từ miệng phích xuống dưới đáy, lớp bạc tráng phải đều. Điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí càng nhỏ càng tốt thì sẽ giữ nhiệt được lâu. Áp miệng phích vào tai, nghe có tiếng o o đều đều là tốt. Bạn nên cẩn thận khi tháo đáy phích để xem núm thủy ngân có còn nguyên vẹn hay không. khi phích mới mua về, không được rót nước sôi ngay mà chỉ rót nước nóng khoảng 50 đến 60 độ, để khoảng nửa tiếng rồi đổ nước đó đi, rót nước sôi vào. Làm như vậy phích sẽ không bị vỡ
Đổ nước cũ ra, tráng qua một lượt cho sạch cặn đọng trong lòng phích, rồi mới rót nc sôi vào và vặn nắp thật chặt. Và quan trọng là phải để tránh tầm tay của trẻ em
Phích là vật dụng quen thuộc trong đời sống. Nó có thể giữ được nước sôi ở khoảng 80 đến 90 độ. Và nó trở thành một vật dụng không thể thiếu của mỗi gia đình.
Ngắn thế này chắc đc rồi nhỉ?!
Phích có nhiều loại và có nhiều kích cỡ khác nhau. Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít, loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Các thương hiệu được nhiều người ưa dùng là phích Rạng Đông của Việt Nam hay phích Trung Quốc, vừa tốt vừa bền, giá cả lại hợp lí.
Vỏ phích gồm quai xách, nắp, thân và đáy thường được làm bằng sắt, nhôm, trang trí đẹp mắt, có tác dụng bảo quản ruột phích. Nút nhựa hoặc sắt, hoặc tráng men, in hoa hay bình chim, hình thú rất đẹp. Nút phích bằng gỗ xốp nhẹ, bọc vải thun màu trắng được làm bằng chất dẻo, quai xách bằng nhôm hoặc bằng nhựa. Tuy nhiên bộ phận quan trọng nhất là ruột phích. Ruột phích được cấu tạo bằng hai lớp thủy tinh mỏng cách nhau khoảng chân không. Lòng phích tráng bạc. Đáy phích có van hút khí và núm thủy ngân. Phích tốt có thể giữ được nước nóng trong một ngày.
Quan trọng, là bạn phải biết cách chọn phích. Đầu tiên, mở nắp phích ra , nhìn từ miệng phích xuống dưới đáy, lớp bạc tráng phải đều. Điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí càng nhỏ càng tốt thì sẽ giữ nhiệt được lâu. Áp miệng phích vào tai, nghe có tiếng o o đều đều là tốt. Bạn nên cẩn thận khi tháo đáy phích để xem núm thủy ngân có còn nguyên vẹn hay không. khi phích mới mua về, không được rót nước sôi ngay mà chỉ rót nước nóng khoảng 50 đến 60 độ, để khoảng nửa tiếng rồi đổ nước đó đi, rót nước sôi vào. Làm như vậy phích sẽ không bị vỡ.
Đổ nước cũ ra, tráng qua một lượt cho sạch cặn đọng trong lòng phích, rồi mới rót nc sôi vào và vặn nắp thật chặt. Và quan trọng là phải để tránh tầm tay của trẻ em.
Phích là vật dụng quen thuộc trong đời sống. Nó có thể giữ được nước sôi ở khoảng 80 đến 90 độ. Và nó trở thành một vật dụng không thể thiếu của mỗi gia đình.
Ngày nay cuộc sống của con người chúng ta ngày càng trở nên tiện nghi, thoải mái. Con người không còn phải thức khuya dậy sớm với những công việc vặt mà đã có thể dành thêm nhiều thời gian cho việc giải trí, tìm hiểu cuộc sống của mình. Và để phục vụ cho sự giải trí, văn hóa nghe nhìn của con người, tivi đã ra đời từ đó.
Thật khó để phủ nhận vai trò của chiếc tivi trong đời sống hiện đại, từ những ngôi nhà bình dân đến những căn biệt thự đắt tiền, từ thành thị đến những vùng nông thôn mới đâu đâu ta cũng thấy rõ bóng dáng của chiếc tivi. Quả thật tính đến nay tivi đã hơn 80 năm phục vụ cho đời sống con người. Nhưng có một điều mà ít ai có thể biết được đó chính là việc tạo ra chiếc tivi là cả một quá trình rất dài và có sự đóng góp của nhiều thế hệ nhà khoa học làm nên. Người được xem là cha đẻ của tivi chính là Philo Farnsworth, một nhà phát minh người Mỹ. Ý tưởng về một chiếc máy truyền hình ảnh điện tử đã được ông nuôi dưỡng từ lúc mới 14 tuổi thế nhưng mãi đến năm 21 tuổi, ông mới cùng vợ là Pem nghiên cứu và phát minh ra chiếc tivi đầu tiên trong một căn gác xếp nhỏ của mình ở thành phố San Francisco vào năm 1927. Tivi lúc này còn thô sơ nhưng so với những phát minh của những người tiền nhiệm, nó vẫn là cái thật sự hoàn chỉnh, ổn định và là một bước đột phá trong nghệ truyền hình của nhân loại. Càng ngày tivi càng được phát triển tốt hơn và chỉ trong 80 năm trở lại từ một chiếc tivi với màn hình 2 inch nhỏ bé chúng ta đã có những tivi với màn hình cực đại từ 42 đến 100 inch hay nhiều hơn nữa. Sự xuất hiện của tivi ngày càng được phổ biến và trong những năm nữa sau của thế kỉ trước, Tivi hầu như đã có mặt tại rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Việc phát minh ra tivi thật sự là một quá trình khó khăn, bởi thế mà cấu tạo của một chiếc tivi cũng chẳng hề đơn giản chút nào. Tivi thường có hai phần: vỏ máy và các thiết bị dùng để thu phát hình ảnh bên trong. Vỏ máy có hình chữ nhật, hai bên thường có những lỗ li ti để phải ra âm thanh từ vô tuyến nhưng gần đây người ta đang dần thay nó bằng một khoang nhỏ dưới đáy để vừa tạo âm thanh chuẩn lại vừa giúp tivi có kiểu dáng đẹp mắt, trang trọng. Vỏ máy này luôn được các nhà sản xuất chú trọng, nó được làm từ kim loại hoặc chất dẻo khá bền được sơn điện với những màu sắc khác nhau, thông dụng là màu xám bạc và màu đen bóng. Phần màn hình được làm bằng các lớp kính thủy tinh cực kì hiện đại có thể truyền và lọc hình ảnh của bộ phận bên trong, nó có kích thước rất đa dạng từ 21 inch loại thông dụng đến loại cao cấp như 32-46 inch. Tùy vào kích thước này mà giá cả của tivi có thể thay đổi cho phù hợp. Đặc biệt hầu hết vỏ tivi đều có thêm nhiều nút và lỗ cấm giúp người xem có thể điều khiển gần và kết nối tivi với một số thiết bị giải trí khác một cách dễ dàng và tiện lợi. Phần vỏ tivi này đang ngày càng được đổi mới từ dáng vẻ dày cộm những năm về trước sang dáng vẻ mảnh, mỏng và có thể đặt ở bất cứ nơi đâu trong nhà.
Phần quan trọng nhất của tivi chính là các thiết bị bên trong, chúng khả năng thu hình ảnh qua sóng vô tuyến nhờ ăng-ten được lắp từ trước và phát ra màn hình với những nguyên lí khá phức tạp, và thường thì bên trong luôn được lắp một con chíp để điều khiển hoạt động máy theo lệnh của người dùng. Đã nói đến tivi, chúng ta không thể không nhắc tới một chiếc remote xinh xinh nhỏ nhắn luôn được đính kèm. Nó giúp việc điều khiển tivi trở nên dễ dàng với vô số nút bấm để lựa chọn kênh hình và điều chỉnh các thông số kĩ thuật như âm lượng, chế độ hiển thị…
Mặc dù tivi có kết cấu phức tạp nhưng cách sử dụng của nó lại rất dễ dàng và chẳng tốn nhiều thời gian. Chỉ cần tạo cho nó một dòng điện bằng cách cắm dây vào ổ, lắp ăng-ten theo chỉ dẫn của nhà đài và việc còn lại của bạn chỉ là nghỉ lưng trên ghế và thưởng thức các kênh hình bằng cách nhấn vào các nút điều khiển của tivi, thay đổi âm lượng và tùy chỉnh theo ý thích mà thôi. Chú ý để bảo vệ mắt chúng ta nên ngôi cách tivi một khoảng đủ xa và nên để mắt hướng về tivi theo một đường xiêng chứ không hướng trực diện. Ngoài ra sau khoảng nửa tiếng, ta nên đảo mắt, và tập thể dục cho mắt, điều này sẽ giúp mắt ít mỏi hơn khi xem tivi quá lâu.
Bảo vệ sức khỏe của bản thân khi xem tivi là rất cần thiết, nhưng chúng ta cũng phải có trách nhiệm trong việc giữ gìn tuổi thọ cho chiếc tivi của mình. Ta nên lao chùi tivi thường xuyên, không được làm trầy xước màn hình hay phá hỏng các thiết bị bên trong. Tivi là một thiết bị điện vì vậy mà ta luôn phải đảm bảo nguồn điện cung cấp cho máy phải ổn định và phù hợp, thường xuyên kiểm tra dây cắm điện để tránh gây cháy nổ khi máy hoạt động. Thêm vào đó việc xem tivi điều độ hợp lí, tắt tivi khi không sử dụng cũng sẽ giúp tivi tăng thêm tuổi thọ và tiết kiệm một khoản chi phí điện cho gia đình.
Do tivi được sản xuất rộng rãi, đa dạng nên rất phù hợp cho mọi tầng lớp lao động từ giới trung lưu đến thượng lưu, luôn có những mặt hàng khác nhau để phục vụ. Vì vậy mà tivi có mặt hầu như ở mọi nhà, mọi cơ quan, công sở và đã dần trở thành một phương tiện giải trí “cơm bữa” của mọi người, mọi gia đình. Khi mà xã hội hiện đại luôn đòi hỏi con người phải làm dành nhiều thời gian cho công việc, nhiều người hiếm khi có cơ hội cập nhật thông tin từ sách báo nhưng qua việc xem tivi lúc rãnh rỗi hàng ngày, họ vẫn có thể biết được nhiều điều bổ ích, thú vị. Tivi ngày nay mang đến nhiều kênh hình đa dạng giúp mọi người có thể nắm bắt những tin tức mới nhất ở mọi lĩnh vực, những sự kiện nổi bất của đất nước mình hay những thông tin quốc tế mới nhất, nhờ vậy mà người xem tivi luôn có thể làm giàu tri thức của mình mà theo kịp thời đại. Tivi quả thực là phương tiện giải trí của mỗi lứa tuổi, từ người già, trẻ nhỏ đến các thanh thiếu niên, không ai không xem tivi và cũng không ít những người đã bỏ cả đêm để xem chương trình mà mình yêu thích. Ngoài ra theo nghiên cứu của các nhà khoa học, Tivi rất giúp ích cho sự phát triển của trẻ em, nó mở ra những chân trời rộng lớn, thú vị, khơi gởi khả năng quan sát tìm tòi học hỏi của chúng. Nhờ vậy mà những đứa trẻ tiếp xúc với tivi thường khá nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin và khai thác nó, ứng dụng nó một cách rất thông minh và sáng tạo… Nó thật sự là một công cụ giáo dục bổ ích của nhà trường và xã hội trong thời đại này. Tivi bổ trợ cho tri thức văn hóa của con người, tạo nên những khung cảnh ấm cúng của gia đình khi họ quay quần bên nhau xem truyền hình. Nhờ có tivi mà đời sống của con người trở nên thú vị hơn rất nhiều.
Với sự đổi mới không ngừng của các kênh hình, tivi luôn có một sức hút rất lớn và là một trong những thiết bị phục vụ văn hóa nghe-nhìn hiệu quả nhất hiện nay. Không ai trong chúng ta có thể phủ nhận vai trò của nó trong đời sống hiện tại. Dù đã có rất nhiều thiết bị mới được ra đời để phục vụ nhu cầu giải trí của con người nhưng tivi vẫn sẽ là một lựa chọn tiện lợi, hữu ích và phù hợp với tất cả mọi người.
Thuyết minh về cái tivi
Ngày nay cuộc sống của con người chúng ta ngày càng trở nên tiện nghi, thoải mái. Con người không còn phải thức khuya dậy sớm với những công việc vặt mà đã có thể dành thêm nhiều thời gian cho việc giải trí, tìm hiểu cuộc sống của mình. Và để phục vụ cho sự giải trí, văn hóa nghe nhìn của con người, tivi đã ra đời từ đó.
Thật khó để phủ nhận vai trò của chiếc tivi trong đời sống hiện đại, từ những ngôi nhà bình dân đến những căn biệt thự đắt tiền, từ thành thị đến những vùng nông thôn mới đâu đâu ta cũng thấy rõ bóng dáng của chiếc tivi. Quả thật tính đến nay tivi đã hơn 80 năm phục vụ cho đời sống con người. Nhưng có một điều mà ít ai có thể biết được đó chính là việc tạo ra chiếc tivi là cả một quá trình rất dài và có sự đống góp của nhiều thế hệ nhà khoa học làm nên. Người được xem là cha đẻ của tivi chính là Philo Farnsworth, một nhà phát minh người Mỹ. Ý tưởng về một chiếc máy truyền hình ảnh điện tử đã được ông nuôi dưỡng từ lúc mới 14 tuổi thế nhưng mãi đến năm 21 tuổi, ông mới cùng vợ là Pem nghiên cứu và phát minh ra chiếc tivi đầu tiên trong một căn gác xếp nhỏ của mình ở thành phố San Francisco vào năm 1927. Tivi lúc này còn thô sơ nhưng so với những phát minh của những người tiền nhiệm, nó vẫn là cái thật sự hoàn chỉnh, ổn định và là một bước đột phá trong nghệ truyền hình của nhân loại. Càng ngày tivi càng được phát triển tốt hơn và chỉ trong 80 năm trở lại từ một chiếc tivi với màn hình 2 inch nhỏ bé chúng ta đã có những tivi với màn hình cực đại từ 42 đến 100 inch hay nhiều hơn nữa. Sự xuất hiện của tivi ngày càng được phổ biến và trong những năm nữa sau của thế kỉ trước, Tivi hầu như đã có mặt tại rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Việc phát minh ra tivi thật sự là một quá trình khó khăn, bởi thế mà cấu tạo của một chiếc tivi cũng chẳng hề đơn giản chút nào. Tivi thường có hai phần: vỏ máy và các thiết bị dùng để thu phát hình ảnh bên trong. Vỏ máy có hình chữ nhật, hai bên thường có những lỗ li ti để phải ra âm thanh từ vô tuyến nhưng gần đây người ta đang dần thay nó bằng một khoang nhỏ dưới đáy để vừa tạo âm thanh chuẩn lại vừa giúp tivi có kiểu dáng đẹp mắt, trang trọng. Vỏ máy này luôn được các nhà sản xuất chú trọng, nó được làm từ kim loại hoặc chất dẻo khá bền được sơn điện với những màu sắc khác nhau, thông dụng là màu xám bạc và màu đen bóng. Phần màn hình được làm bằng các lớp kính thủy tinh cực kì hiện đại có thể truyền và lọc hình ảnh của bộ phận bên trong, nó có kích thước rất đa dạng từ 21 inch loại thông dụng đến loại cao cấp như 32-46 inch. Tùy vào kích thước này mà giá cả của tivi có thể thay đổi cho phù hợp. Đặc biết hầu hết vỏ tivi đều có thêm nhiều nút và lỗ cấm giúp người xem có thể điều khiển gần và kết nối tivi với một số thiết bị giải trí khác một cách dễ dàng và tiện lợi. Phần vỏ tivi này đang ngày càng được đổi mới từ dáng vẻ dày cộm những năm về trước sang dáng vẻ mảnh, mỏng và có thể đặt ở bất cứ nơi đâu trong nhà. Phần quan trọng nhất của tivi chính là các thiết bị bên trong, chúng khả năng thu hình ảnh qua sống vô tuyến nhờ ăng-ten được lắp từ trước và phát ra màn hình với những nguyên lí khá phức tạp, và thường thì bên trong luôn được lắp một con chíp để điều khiển hoạt động máy theo lệnh của người dùng. Đã nói đến tivi, chúng ta không thể không nhắc tới một chiếc remote xinh xinh nhỏ nhắn luôn được đính kèm. Nó giúp việc điều khiển tivi trở nên dễ dàng với vô số nút bấm để lựa chọn kênh hình và điều chỉnh các thông số kĩ thuật như âm lượng, chế độ hiển thị…
Mặc dù tivi có kết cấu phức tạp nhưng cách sử dụng của nó lại rất dễ dàng và chẳng tốn nhiều thời gian. Chỉ cần tạo cho nó một dòng điện bằng cách cắm dây vào ổ, lắp ăng-ten theo chỉ dẫn của nhà đài và việc còn lại của bạn chỉ là nghỉ lưng trên ghế và thưởng thức các kênh hình bằng cách nhấn vào các nút điều khiển của tivi, thay đổi âm lượng và tùy chỉnh theo ý thích mà thôi. Chú ý để bảo vệ mắt chúng ta nên ngôi cách tivi một khoảng đủ xa và nên để mắt hướng về tivi theo một đường xiêng chứ không hướng trực diện. Ngoài ra sau khoảng nửa tiếng, ta nên đảo mắt, và tập thể dục cho mắt, điều này sẽ giúp mắt ít mỏi hơn khi xem tivi quá lâu.
Bảo vệ sức khỏe của bản thân khi xem tivi là rất cần thiết, nhưng chúng ta cũng phải có trách nhiệm trong việc giữ gìn tuổi thọ cho chiếc tivi của mình. Ta nên lao chùi tivi thường xuyên, không được làm trầy xước màn hình hay phá hỏng các thiết bị bên trong. Tivi là một thiết bị điện vì vậy mà ta luôn phải đảm bảo nguồn điện cung cấp cho máy phải ổn định và phù hợp, thường xuyên kiểm tra dây cắm điện để tránh gây cháy nổ khi máy hoạt động. Thêm vào đó việc xem tivi điều độ hợp lí, tắt tivi khi không sử dụng cũng sẽ giúp tivi tăng thêm tuổi thọ và tiết kiệm một khoản chi phí điện cho gia đình.
Do tivi được sản xuất rộng rãi, đa dạng nên rất phù hợp cho mọi tầng lớp lao động từ giới trung lưu đến thượng lưu, luôn có những mặt hàng khác nhau để phục vụ. Vì vậy mà tivi có mặt hầu như ở mọi nhà, mọi cơ quan, công sở và đã dần trở thành một phương tiện giải trí “cơm bữa” của mọi người, mọi gia đình. Khi mà xã hội hiện đại luôn đòi hỏi con người phải làm dành nhiều thời gian cho công việc, nhiều người hiếm khi có cơ hội cập nhật thông tin từ sách báo nhưng qua việc xem tivi lúc rãnh rỗi hàng ngày, họ vẫn có thể biết được nhiều điều bổ ích, thú vị. Tivi ngày nay mang đến nhiều kênh hình đa dạng giúp mọi người có thể nắm bắt những tin tức mới nhất ở mọi lĩnh vực, những sự kiện nổi bất của đất nước mình hay những thông tin quốc tế mới nhất, nhờ vậy mà người xem tivi luôn có thể làm giàu tri thức của mình mà theo kịp thời đại. Tivi quả thực là phương tiện giải trí của mỗi lứa tuổi, từ người già, trẻ nhỏ đến các thanh thiếu niên, không ai không xem tivi và cũng không ít những người đã bỏ cả đêm để xem chương trình mà mình yêu thích. Ngoài ra theo nghiên cứu của các nhà khoa học, Tivi rất giúp ích cho sự phát triển của trẻ em, nó mở ra những chân trời rông lớn, thú vị, khơi gởi khả năng quan sát tìm tòi học hỏi của chúng. Nhờ vậy mà những đứa trẻ tiếp xúc với tivi thường khá nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin và khai thác nó, ứng dụng nó một cách rất thông minh và sáng tạo… Nó thật sự là một công cụ giáo dục bổ ích của nhà trường và xã hội trong thời đại này. Tivi bổ trợ cho tri thức văn hóa của con người, tạo nên những khung cảnh ấm cúng của gia đình khi họ quay quần bên nhau xem truyền hình. Nhờ có tivi mà đời sống của con người trở nên thú vị hơn rất nhiều.
Với sự đổi mới không ngừng của các kênh hình, tivi luôn có một sức hút rất lớn và là một trong những thiết bị phục vụ văn hóa nghe-nhìn hiệu quả nhất hiện nay. Không ai trong chúng ta có thể phủ nhận vai trò của nó trong đời sống hiện tại. Dù đã có rất nhiều thiết bị mới được ra đời để phục vụ nhu cầu giải trí của con người nhưng tivi vẫn sẽ là một lựa chon tiện lợi, hữu ích và phù hợp với tất cả mọi người.
''Tủ lạnh" là "một thiết bị làm mát". Thiết bị gia dụng này bao gồm một ngăn cách nhiệt và nhiệt một máy bơm hóa chất phương tiện cơ khí phương tiện để truyền nhiệt từ nó ra môi trường bên ngoài, làm mát bên trong đến một nhiệt độ thấp hơn môi trường xung quanh.
Đông lạnh là một kĩ thuật bảo quản thực phẩm phổ biến, bằng cách đó làm giảm tỉ lệ sinh sản của vi khuẩn. Do đó thiết bị này được sử dụng để giảm tỉ lệ hư hỏng của thực phẩm.
Tủ lạnh duy trì một nhiệt độ một vài độ trên điểm đóng băng của nước. Nhiệt độ tối ưu cho việc lưu trữ thực phẩm dễ hư hỏng là từ 3-5 °C (37-41 °F). Tủ lạnh là một phát minh tương đối hiện đại trong số các dụng cụ nhà bếp. Tủ lạnh thay thế cho hộp đựng nước đá, vốn đã được sử dụng làm một thiết bị gia dụng phổ biến cho gần một thế kỉ rưỡi trước đó.
Đối với các loại tủ cấm dùng các vật nhọn như dao, dùi, để nạy đá hoặc cạy cho đồ dơ ra. Vì điều này ko khéo làm thủng giàn Coil.
Các phích cắm phải thật chắc chắn, nếu tốt thì dùng riêng cho nó 1 cầu dao tầm 10A là đủ, tốt hơn nữa thì sắm 1 cái Relay trễ mạch hoặc ổn áp có mạch trễ khi điện bị ngắt (như vậy cho máy có thời gian để hồi toàn bộ lượng gas khi bị ngắt đột ngột).
Một khi cắm trực tiếp (cắm phích thẳng vào ổ cắm), không cắm theo kiểu rút ra rồi lại rút vào liên tục, như vậy chẳng khác nào làm cho máy bị sốc điện gây hư hỏng mát dây bên trong.
Khi xê dịch tủ phải bê thẳng đứng, lúc cắm lại nên để yên trong vòng ít nhất 30 phút (thời gian an toàn) để máy dồn Oil (nhớt cho Compressor) về đúng vị trí. Như vậy để tránh chuyện tủ bị ngẹt (ko lạnh).
Tuyệt đối không che kín, không để áp sát tường che bít những mặt gián nóng xung quanh tủ. Vì tủ lạnh được thiết kế giàn nóng chìm trong vỏ tủ nên bị hạn chế về giải nhiệt nên cần giữ khoảng cách xung quanh vỏ tủ. Chỗ nào nóng thì chỗ đó đừng che bít hay áp sát tường/tủ.
Tủ lạnh duy trì một nhiệt độ một vài độ trên điểm đóng băng của nước. Nhiệt độ tối ưu cho việc lưu trữ thực phẩm dễ hư hỏng là từ 3-5 °C (37-41 °F). Tủ lạnh là một phát minh tương đối hiện đại trong số các dụng cụ nhà bếp. Tủ lạnh thay thế cho hộp đựng nước đá, vốn đã được sử dụng làm một thiết bị gia dụng phổ biến cho gần một thế kỉ rưỡi trước đó.
Tủ lạnh" là "một thiết bị làm mát". Thiết bị gia dụng này bao gồm một ngăn cách nhiệt và nhiệt một máy bơm hóa chất phương tiện cơ khí phương tiện để truyền nhiệt từ nó ra môi trường bên ngoài, làm mát bên trong đến một nhiệt độ thấp hơn môi trường xung quanh.
Đông lạnh là một kĩ thuật bảo quản thực phẩm phổ biến, bằng cách đó làm giảm tỉ lệ sinh sản của vi khuẩn. Do đó thiết bị này được sử dụng để giảm tỉ lệ hư hỏng của thực phẩm.
Tủ lạnh duy trì một nhiệt độ một vài độ trên điểm đóng băng của nước. Nhiệt độ tối ưu cho việc lưu trữ thực phẩm dễ hư hỏng là từ 3-5 °C (37-41 °F). Tủ lạnh là một phát minh tương đối hiện đại trong số các dụng cụ nhà bếp. Tủ lạnh thay thế cho hộp đựng nước đá, vốn đã được sử dụng làm một thiết bị gia dụng phổ biến cho gần một thế kỉ rưỡi trước đó.
Đối với các loại tủ cấm dùng các vật nhọn như dao, dùi, để nạy đá hoặc cạy cho đồ dơ ra. Vì điều này ko khéo làm thủng giàn Coil.
Các phích cắm phải thật chắc chắn, nếu tốt thì dùng riêng cho nó 1 cầu dao tầm 10A là đủ, tốt hơn nữa thì sắm 1 cái Relay trễ mạch hoặc ổn áp có mạch trễ khi điện bị ngắt (như vậy cho máy có thời gian để hồi toàn bộ lượng gas khi bị ngắt đột ngột).
Một khi cắm trực tiếp (cắm phích thẳng vào ổ cắm), không cắm theo kiểu rút ra rồi lại rút vào liên tục, như vậy chẳng khác nào làm cho máy bị sốc điện gây hư hỏng mát dây bên trong.
Khi xê dịch tủ phải bê thẳng đứng, lúc cắm lại nên để yên trong vòng ít nhất 30 phút (thời gian an toàn) để máy dồn Oil (nhớt cho Compressor) về đúng vị trí. Như vậy để tránh chuyện tủ bị ngẹt (ko lạnh).
Tuyệt đối không che kín, không để áp sát tường che bít những mặt gián nóng xung quanh tủ. Vì tủ lạnh được thiết kế giàn nóng chìm trong vỏ tủ nên bị hạn chế về giải nhiệt nên cần giữ khoảng cách xung quanh vỏ tủ. Chỗ nào nóng thì chỗ đó đừng che bít hay áp sát tường/tủ.
Tủ lạnh duy trì một nhiệt độ một vài độ trên điểm đóng băng của nước. Nhiệt độ tối ưu cho việc lưu trữ thực phẩm dễ hư hỏng là từ 3-5 °C (37-41 °F). Tủ lạnh là một phát minh tương đối hiện đại trong số các dụng cụ nhà bếp. Tủ lạnh thay thế cho hộp đựng nước đá, vốn đã được sử dụng làm một thiết bị gia dụng phổ biến cho gần một thế kỉ rưỡi trước đó.
Tủ lạnh" là "một thiết bị làm mát". Thiết bị gia dụng này bao gồm một ngăn cách nhiệt và nhiệt một máy bơm hóa chất phương tiện cơ khí phương tiện để truyền nhiệt từ nó ra môi trường bên ngoài, làm mát bên trong đến một nhiệt độ thấp hơn môi trường xung quanh.
Đông lạnh là một kĩ thuật bảo quản thực phẩm phổ biến, bằng cách đó làm giảm tỉ lệ sinh sản của vi khuẩn. Do đó thiết bị này được sử dụng để giảm tỉ lệ hư hỏng của thực phẩm.
Tủ lạnh duy trì một nhiệt độ một vài độ trên điểm đóng băng của nước. Nhiệt độ tối ưu cho việc lưu trữ thực phẩm dễ hư hỏng là từ 3-5 °C (37-41 °F). Tủ lạnh là một phát minh tương đối hiện đại trong số các dụng cụ nhà bếp. Tủ lạnh thay thế cho hộp đựng nước đá, vốn đã được sử dụng làm một thiết bị gia dụng phổ biến cho gần một thế kỉ rưỡi trước đó.
Đối với các loại tủ cấm dùng các vật nhọn như dao, dùi, để nạy đá hoặc cạy cho đồ dơ ra. Vì điều này ko khéo làm thủng giàn Coil.
Các phích cắm phải thật chắc chắn, nếu tốt thì dùng riêng cho nó 1 cầu dao tầm 10A là đủ, tốt hơn nữa thì sắm 1 cái Relay trễ mạch hoặc ổn áp có mạch trễ khi điện bị ngắt (như vậy cho máy có thời gian để hồi toàn bộ lượng gas khi bị ngắt đột ngột).
Một khi cắm trực tiếp (cắm phích thẳng vào ổ cắm), không cắm theo kiểu rút ra rồi lại rút vào liên tục, như vậy chẳng khác nào làm cho máy bị sốc điện gây hư hỏng mát dây bên trong.
Khi xê dịch tủ phải bê thẳng đứng, lúc cắm lại nên để yên trong vòng ít nhất 30 phút (thời gian an toàn) để máy dồn Oil (nhớt cho Compressor) về đúng vị trí. Như vậy để tránh chuyện tủ bị ngẹt (ko lạnh).
Tuyệt đối không che kín, không để áp sát tường che bít những mặt gián nóng xung quanh tủ. Vì tủ lạnh được thiết kế giàn nóng chìm trong vỏ tủ nên bị hạn chế về giải nhiệt nên cần giữ khoảng cách xung quanh vỏ tủ. Chỗ nào nóng thì chỗ đó đừng che bít hay áp sát tường/tủ.
Tủ lạnh duy trì một nhiệt độ một vài độ trên điểm đóng băng của nước. Nhiệt độ tối ưu cho việc lưu trữ thực phẩm dễ hư hỏng là từ 3-5 °C (37-41 °F). Tủ lạnh là một phát minh tương đối hiện đại trong số các dụng cụ nhà bếp. Tủ lạnh thay thế cho hộp đựng nước đá, vốn đã được sử dụng làm một thiết bị gia dụng phổ biến cho gần một thế kỉ rưỡi trước đó.
tủ lạnh là nơi để chứa thức ăn lạnh. Nhiệt độ tối ưu cho việc lưu trữ thực phẩm dễ hư hỏng là từ 3-5 °C (37-41 °F).tủ lạnh có thể làm lạnh đông đá.Một khi cắm trực tiếp (cắm phích thẳng vào ổ cắm), không cắm theo kiểu rút ra rồi lại rút vào liên tục, như vậy chẳng khác nào làm cho máy bị sốc điện gây hư hỏng mát dây bên trong.. Nó thay thế cho hộp đựng nước đá, vốn đã được sử dụng làm một thiết bị gia dụng phổ biến cho gần một thế kỉ rưỡi trước đó.
có tham khảo nhưng ko chép ok
TK:
Với đời sống văn hóa của con người Việt Nam từ bao đời nay là vô cùng phong phú và đa dạng. Trước khi có sự xuất hiện của Internet, các hình thức giải trí game online, những trò chơi dân gian luôn dành được sự yêu thích của rất nhiều người. Một trong những nét đẹp văn hóa ấy là trò chơi kéo co.
Chẳng biết từ bao giờ, trò chơi kéo co đã được phổ biến, len lỏi vào trong đời sống văn hóa giải trí của nhân dân ta. Đây là một trò chơi mang tính đồng đội, tập thể, phù hợp với mọi lứa tuổi, không phân biệt già trẻ gái trai. Trò chơi ấy không chỉ phổ biến ở vùng đồng quê, nông thôn mà người dân thành phố cũng có thể tham gia. Đặc biệt trong các dịp lễ hội, thi đua, team building đều không thể có sự vắng mặt của trò chơi kéo co.
Để tổ chức chơi kéo co, người chơi cần chuẩn bị một chiếc dây thừng dài, chắc chắn. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài của dây cho phù hợp. Phần giữa của sợi dây được buộc dấu bằng vải màu. Cách vạch trung tâm về hai phía khoảng một mét là vạch xuất phát của hai đội. Thông thường, mỗi đội chơi thường có 10-15 người ngang sức ngang tài.
Sẽ có một người được cử ra làm trọng tài, khi tiếng còi cất lên hay có tiếng hiệu lệnh, thì cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Bên nào kéo phần vải đã được đánh dấu trên dây về nhiều hơn thì sẽ dành chiến thắng. Khi kéo, cũng có rất nhiều luật lệ được đặt ra cho người chơi, như không được phép nằm, đè lên dây, không được phép gian lận. Thông thường, các đội sẽ có những cách bố trí chiến thuật chơi khác nhau, người đội trưởng thường đứng đầu làm chỗ dựa cho các thành viên. Những tiếng hô vang 1…2 được vang lên dõng dạc như một biện pháp khích lệ tinh thần cho các thành viên.
Để phân chia thắng bại công minh, trò chơi thường được chia làm 3 vòng thi đấu. Mỗi vòng thi kéo dài có thể chỉ vài giây cho đến vài phút. Trò chơi đòi hỏi sức bền rất lớn, tinh thần đoàn kết của đồng đội. Trong quá trình chơi, tay có thể dễ bị phồng rộp, đau rát do lực ma sát của dây thừng. Thế nhưng, bỏ qua những mệt mỏi mà cảm giác dành được chiến thắng cũng rất vui vẻ. Trò chơi tuy đơn giản nhưng luôn nhận được sự ủng hộ, hô hào của cả người chơi và các cổ động viên. Mọi người khi tham gia cổ vũ đều hò hét, khua chiêng đánh trống vang dội để tiếp sức mạnh tinh thần cho người chơi.
Trò chơi kéo co được sử dụng qua rất nhiều các dịp lễ hội, trại hè. Như các ngày lễ tại trường học, nhà trường cũng thường tổ chức chơi kéo co cho các bạn học sinh, nhằm rèn luyện sức khỏe và tăng tính đồng đội, hợp tác cho các bạn học sinh.
Hiện nay, có rất nhiều trò chơi dân gian đã bị thay thế bởi những trò chơi game hiện đại, cuốn hút. Thế nhưng, trò chơi kéo co chắc chắn vẫn luôn được yêu mến, giữ gìn bởi những thế hệ về sau.
Tuổi thơ chúng ta ai mà không biết trò chơi thả diều, thú vui nhàn hạ của mỗi đứa trẻ ở vùng quê vào ngày hè, những cánh diều tuổi thơ sẽ mãi là kỉ niệm mà chúng ta mãi không quên.
Trò chơi dân gian thả diều xuất xứ tại Trung Quốc từ hàng ngàn năm trước, du nhập đến nước ta và được nhiều người đón nhận, với mỗi đứa trẻ hình ảnh những cánh diều cao vút trên cánh đồng mênh mông bát ngát đã rất đỗi quen thuộc. Đây cũng là trò chơi bình dị, giải trí của các em khi rảnh rỗi.
Diều được làm từ các chất liệu khác nhau giấy, vải, nilon, chất liệu bằng nilon được sử dụng nhiều nhất bởi có nhiều màu sắc, kiểu dáng và sử dụng lâu dài. Người chơi diều có thể chọn nhiều loại khác nhau dựa theo màu sắc, kiểu dáng. Với trẻ em vùng quê diều làm bằng giấy là lựa chọn thích hợp, đây là loại diều đơn giản dễ làm nhất, chỉ cần sử dụng giấy vở không dùng đến để làm diều.
Cánh diều thông thường thường có hình trăng lưỡi liềm. Khung diều làm bằng tre mềm, có độ căng cần thiết. Cánh diều có hình cong, cách làm diều nhìn thì có vẻ dễ nhưng khi bắt tay vào thực hiện đòi hỏi sự khéo léo mới cho ra con diều đẹp và đúng cách. Khi chơi người thả diều sẽ dựa vào sức gió để đưa diều lên cao bằng sợi dây dài. Điều kiện gió khi thả phải không quá mạnh mà phải gió nhẹ. Những cánh đồng hoặc khoảng không rộng không vướng vật cản là những nơi thả diều tốt nhất. Vào mỗi buổi chiều những cánh diều bay lên không trung rất đẹp và thơ mộng.
Theo thời gian trò chơi thả diều đã không còn xuất hiện nhiều nữa nhưng đối với các thế hệ trước kia hình ảnh cánh diều tung bay phấp phới trong gió và những đứa trẻ chạy theo nô đùa sẽ mãi là kỉ niệm không thể phai nhòa.
Thành cổ Quảng Trị là điểm dừng chân thu hút nhiều du khách trên hành trình xuyên Việt vì những câu chuyện huyền thoại và chứng tích bi tráng của nơi từng diễn ra trận đánh đẫm máu 81 ngày đêm năm 1972 giữa quân dân ta với Mỹ-ngụy.
Di tích nằm ngay trung tâm thị xã Quảng Trị. Thành cổ Quảng Trị đón du khách bằng một không gian rất đặc biệt: vừa u buồn trầm mặc, vừa hào hùng, lãng mạn và bi tráng. Không gian của thị xã Quảng Trị – đặc biệt là ở Thành cổ - khiến người ta có cảm giác luôn phảng phất khói hương tưởng nhớ những người đã khuất. Được biết, trong trận đánh 81 ngày đêm năm xưa tại Thành cổ, 14.000 cán bộ, chiến sĩ và đồng bào hy sinh với vô vàn câu chuyện về lòng dũng cảm, sự hy sinh quên mình của rất nhiều chiến sĩ tuổi đôi mươi. Đến thăm Thành cổ, du khách sẽ được nghe kể lại những câu chuyện huyền thoại bởi các hướng dẫn viên của Di tích Thành cổ. Đặc biệt trong ngày lễ, kỷ niệm, ngày rằm, mùng một... sông Thạch Hãn chảy quanh Thành cổ trở thành dòng sông hoa tươi và hoa đăng do những cựu chiến binh và nhiều người dân của thị xã thả xuống. Từ rất lâu rồi, việc thả hoa xuống sông Thạch Hãn đã trở thành một tập quán đẹp của chính quyền và nhân dân địa phương. Đến Thành cổ trong những dịp này, trong lòng du khách sẽ lưu lại dấu ấn rất sâu đậm. Du khách sẽ cảm thấy như đang có một sợi dây vô hình kết nối hiện tại với quá khứ, hiểu thêm những nét đẹp trong tình cảm và đời sống tâm linh của người dân sống quanh Thành cổ.
Tại Thành cổ Quảng Trị, không thể không chiêm ngưỡng tượng đài tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trong trận đánh năm xưa. Tượng đài có hình tròn tượng trưng nấm mồ cho những người đã mất. Phía dưới của tượng đài là hành trang người lính gồm nón, ba lô và một cây thiên mệnh hướng lên trời xuyên qua ba áng mây. Phía trên cây thiên mệnh có một ngọn nến và ánh hào quang, dưới tầng mây cuối cùng có gắn hình tượng chung là ba bát cơm tiễn người đã khuất. Ngoài vòng tròn gắn 81 tờ lịch, thể hiện 81 ngày đêm chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ giải phóng quân. Trong khuôn viên Thành cổ có tháp chuông lớn được đặt tại quảng trường nối liền Thành cổ và bờ sông Thạch Hãn thường xuyên vang lên những hồi chuông ngân dài với ý nghĩa cầu mong linh hồn các liệt sĩ đã hy sinh được siêu thoát. Góc phía Tây Nam của Thành cổ là Bảo tàng với rất nhiều chứng tích chiến tranh được lưu giữ và thuyết minh đầy cảm xúc, khiến bất cứ ai thăm nơi này đều xúc động, bồi hồi.
Thành cổ được vua Gia Long ra lệnh xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 19, trên một khu đất cao với sông Thạch Hãn ở phía Tây, sông Vĩnh Định ở phía Bắc và vùng dân cư đồng bằng Triệu Hải ở Đông và Nam. Từ Thành cổ có thể ra Bắc, vào Nam bằng đường bộ lẫn thủy thuận tiện. Theo sử liệu, ban đầu thành chỉ đắp bằng đất, sau được vua Minh Mạng cho xây lại với chức năng quân sự với 4 pháo đài, có 4 cửa ra vào, bao quanh là hệ thống hào thành sâu hơn 3 mét, rộng hơn 18 mét. Các cửa thành đều được xây vòm cuốn với vọng lâu, mái cong lợp ngói âm dương. Bên ngoài mỗi cửa đều có một chiếc cầu uốn cong bắc qua hào thành. Bên trong thành có hành cung được bảo vệ bởi hệ thống tường cao, dày, có nhà ở của các vị Vua khi đi kinh lý qua hay dự lễ thăng chức của các quan. Dưới thời Nhà Nguyễn, Thành cổ Quảng Trị là trung tâm kinh tế, chính trị, quân sự của tỉnh Quảng Trị, là thành lũy quân sự bảo vệ kinh đô Huế. Sau trận chiến năm 1972, Thành cổ gần như bị san phẳng; chỉ còn sót lại một cửa hướng Đông tương đối nguyên hình và vài đoạn tường thành cùng giao thông hào bên ngoài chi chít vết bom đạn. Hiện nay, chỉ có vài đoạn tường thành và bốn cổng chính của Thành được phục chế. Dù không còn những dấu ấn xưa, nhưng Thành cổ vẫn là “Đất tâm linh” của nhiều người dân Quảng Trị nói riêng và Việt Nam nói chung, vì nơi đây mỗi tấc đất đều thấm máu của các chiến sĩ ta.
Cùng với những địa danh như địa đạo Vịnh Mốc, nhà tù Lao Bảo, hàng rào điện tử McNamara, căn cứ Cồn Tiên, Dốc Miếu, Khe Sanh, sân bay Tà Cơn, Đường 9, cầu Hiền Lương... Thành cổ Quảng Trị là điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế của tỉnh Quảng Trị.
Thành cổ Quảng Trị là điểm dừng chân thu hút nhiều du khách trên hành trình xuyên Việt vì những câu chuyện huyền thoại và chứng tích bi tráng của nơi từng diễn ra trận đánh đẫm máu 81 ngày đêm năm 1972 giữa quân dân ta với Mỹ-ngụy.
Di tích nằm ngay trung tâm thị xã Quảng Trị. Thành cổ Quảng Trị đón du khách bằng một không gian rất đặc biệt: vừa u buồn trầm mặc, vừa hào hùng, lãng mạn và bi tráng. Không gian của thị xã Quảng Trị – đặc biệt là ở Thành cổ - khiến người ta có cảm giác luôn phảng phất khói hương tưởng nhớ những người đã khuất. Được biết, trong trận đánh 81 ngày đêm năm xưa tại Thành cổ, 14.000 cán bộ, chiến sĩ và đồng bào hy sinh với vô vàn câu chuyện về lòng dũng cảm, sự hy sinh quên mình của rất nhiều chiến sĩ tuổi đôi mươi. Đến thăm Thành cổ, du khách sẽ được nghe kể lại những câu chuyện huyền thoại bởi các hướng dẫn viên của Di tích Thành cổ. Đặc biệt trong ngày lễ, kỷ niệm, ngày rằm, mùng một... sông Thạch Hãn chảy quanh Thành cổ trở thành dòng sông hoa tươi và hoa đăng do những cựu chiến binh và nhiều người dân của thị xã thả xuống. Từ rất lâu rồi, việc thả hoa xuống sông Thạch Hãn đã trở thành một tập quán đẹp của chính quyền và nhân dân địa phương. Đến Thành cổ trong những dịp này, trong lòng du khách sẽ lưu lại dấu ấn rất sâu đậm. Du khách sẽ cảm thấy như đang có một sợi dây vô hình kết nối hiện tại với quá khứ, hiểu thêm những nét đẹp trong tình cảm và đời sống tâm linh của người dân sống quanh Thành cổ.
Tại Thành cổ Quảng Trị, không thể không chiêm ngưỡng tượng đài tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trong trận đánh năm xưa. Tượng đài có hình tròn tượng trưng nấm mồ cho những người đã mất. Phía dưới của tượng đài là hành trang người lính gồm nón, ba lô và một cây thiên mệnh hướng lên trời xuyên qua ba áng mây. Phía trên cây thiên mệnh có một ngọn nến và ánh hào quang, dưới tầng mây cuối cùng có gắn hình tượng chung là ba bát cơm tiễn người đã khuất. Ngoài vòng tròn gắn 81 tờ lịch, thể hiện 81 ngày đêm chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ giải phóng quân. Trong khuôn viên Thành cổ có tháp chuông lớn được đặt tại quảng trường nối liền Thành cổ và bờ sông Thạch Hãn thường xuyên vang lên những hồi chuông ngân dài với ý nghĩa cầu mong linh hồn các liệt sĩ đã hy sinh được siêu thoát. Góc phía Tây Nam của Thành cổ là Bảo tàng với rất nhiều chứng tích chiến tranh được lưu giữ và thuyết minh đầy cảm xúc, khiến bất cứ ai thăm nơi này đều xúc động, bồi hồi.
Thành cổ được vua Gia Long ra lệnh xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 19, trên một khu đất cao với sông Thạch Hãn ở phía Tây, sông Vĩnh Định ở phía Bắc và vùng dân cư đồng bằng Triệu Hải ở Đông và Nam. Từ Thành cổ có thể ra Bắc, vào Nam bằng đường bộ lẫn thủy thuận tiện. Theo sử liệu, ban đầu thành chỉ đắp bằng đất, sau được vua Minh Mạng cho xây lại với chức năng quân sự với 4 pháo đài, có 4 cửa ra vào, bao quanh là hệ thống hào thành sâu hơn 3 mét, rộng hơn 18 mét. Các cửa thành đều được xây vòm cuốn với vọng lâu, mái cong lợp ngói âm dương. Bên ngoài mỗi cửa đều có một chiếc cầu uốn cong bắc qua hào thành. Bên trong thành có hành cung được bảo vệ bởi hệ thống tường cao, dày, có nhà ở của các vị Vua khi đi kinh lý qua hay dự lễ thăng chức của các quan. Dưới thời Nhà Nguyễn, Thành cổ Quảng Trị là trung tâm kinh tế, chính trị, quân sự của tỉnh Quảng Trị, là thành lũy quân sự bảo vệ kinh đô Huế. Sau trận chiến năm 1972, Thành cổ gần như bị san phẳng; chỉ còn sót lại một cửa hướng Đông tương đối nguyên hình và vài đoạn tường thành cùng giao thông hào bên ngoài chi chít vết bom đạn. Hiện nay, chỉ có vài đoạn tường thành và bốn cổng chính của Thành được phục chế. Dù không còn những dấu ấn xưa, nhưng Thành cổ vẫn là “Đất tâm linh” của nhiều người dân Quảng Trị nói riêng và Việt Nam nói chung, vì nơi đây mỗi tấc đất đều thấm máu của các chiến sĩ ta.
Cùng với những địa danh như địa đạo Vịnh Mốc, nhà tù Lao Bảo, hàng rào điện tử McNamara, căn cứ Cồn Tiên, Dốc Miếu, Khe Sanh, sân bay Tà Cơn, Đường 9, cầu Hiền Lương... Thành cổ Quảng Trị là điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế của tỉnh Quảng Trị.
Có rất nhiều loài vật đã được con người thuần hoá, nuôi dưỡng và trở thành "thú cưng" trong mỗi giã đình. Nhưng trong số đó, có thể nói mèo là loài vật được yêu chiều, nâng niu nhất.
Mèo nhà là một phần loài trong họ mèo (trong họ mèo còn có báo, linh miêu..). Theo những căn cứ khoa học đáng tin cậy thì chúng đã sống gần gũi với loài người trong khoảng từ 3.500 năm đến 8.000 năm.
Có rất nhiều các giống mèo khác nhau, một số không có lông hoặc không có đuôi. Các màu lông mèo rất đa dạng: màu trắng, màu vàng, màu xám tro... Có những chú mèo mang nhiều màu lông nên có những tên gọi như mèo tam thể (có ba màu lông), mèo vằn (hai màu lông chạy xen nhau), mèo đốm,...
Mèo con từ 1 tháng tuổi trở lên đã được mèo mẹ dạy các động tác săn bắt mồi như chạy, nhảy, leo trèo, rình và vồ mồi. Mèo 4 tháng tuổi có thể bắt được chuột, gián, thạch sùng... Chúng giao tiếp bằng cách kêu "meo”, "mi-ao", "gừ-gừ", rít, gầm gừ và ngôn ngữ cơ thể. Mèo trong các bầy đàn sử dụng cả âm thanh lẫn ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp với nhau.
Thông thường mèo nặng từ 2,5 kg đến 7 kg. Cá biệt, một số chú mèo từng đạt tới trọng lượng 23 kg vì được cho ăn quá nhiều. Trái lại, cũng có những chú mèo rất nhỏ (chưa tới 1,8 kg), ở tình trạng nuôi trong nhà, mèo thường sống được từ 14 năm tới 20 năm. Chú mèo già nhất từng biết đến trên thế giới đã sống 36 năm. Mèo giữ năng lượng bằng cách ngủ nhiều hơn đa số các loài động vật khác, đặc biệt khi chúng già đi. Thời gian ngủ hàng ngày có khác nhau, thường là 12 giờ đến 16 giờ, mức trung bình 13 giờ đến 14 giờ. Một số chú mèo có thể ngủ 20 giờ trong ngày. Vì thường chỉ hoạt động nhiều lúc mặt trời lặn, mèo rất hiếu động và hay đùa nghịch vào buổi tối và sáng sớm.
Mèo là những "vận động viên điền kinh" tài giỏi có thể chạy rất nhanh và nhảy xuống đất từ độ cao lớn. Có điều đó vì chúng có cấu tạo cơ thể rất đặc biệt.
Mèo có bốn chân, mỗi bàn chân đều có vuốt và đệm thịt ở phần tiếp xúc với mặt đất. Giống như mọi thành viên khác của họ mèo, vuốt của mèo thu lại được. Bình thường, ở vị trí nghỉ các vuốt được thu lại trong da và lông quanh đệm ngón. Điều này giữ vuốt luôn sắc bởi chúng không tiếp xúc với mặt đất cũng như cho phép mèo đi nhẹ nhàng rình mồi. Các vuốt chân trước thường sắc hơn so với phía sau. Mèo có thể giương một hay nhiều vuốt ra tùy theo nhu cầu. Khi rơi từ trên cao xuống, mèo có thể sử dụng cảm giác thăng bằng sắc bén và khả năng phản xạ của nó tự xoay thân tới vị trí thích hợp. Khả năng này được gọi là "phản xạ thăng bằng." Nó luôn chỉnh lại thăng bằng cơ thể theo một cách, khiến chúng luôn có đủ thời gian thực hiện phản xạ này khi rơi. Giống như chó, mèo là loài vật đi trên đầu ngón chân: chúng bước trực tiếp trên các ngón, các xương bàn chân của chúng tạo thành phần thấp nhìn thấy được của cẳng chân. Mèo có thể bước rất chính xác, bởi vì khi đi, chúng đặt bàn chân sau (hầu như) trực tiếp lên đầu của bàn chân trước, giảm thiểu tiếng ồn và dấu vết để lại. Điều này cũng giúp chúng có vị trí đặt chân sau tốt khi bước đi trên bề mặt ghồ ghề.
Hỗ trợ đắc lực cho mèo trong quá trình di chuyển, ngoài chân ra còn có đuôi. Đuôi mèo dài và uyển chuyển, chúng được dùng để xua đuổi ruồi muỗi. Nhưng chức năng chủ yếu là giữ thăng bằng khi chạy nhảy leo trèo.
Tai mèo khá thính. Đa số mèo có tai thẳng vểnh cao. Nhờ tính năng động cao của cơ tai mà mèo có thể quay người về một hướng và vểnh tai theo hướng khác. Mắt mèo cũng là một bộ phận khá đặc biệt. Nghiên cứu cho thấy tầm nhìn của mèo tốt nhất vào ban đêm so với người, và kém nhất vào ban ngày. Màu mắt của mèo khá đa dạng: màu vàng, màu đen, màu nâu, màu xanh... về thính giác, con người và mèo có tầm thính giác ở mức thấp tương tự như nhau, nhưng mèo có thể nghe được những âm thanh ở độ cao lớn hơn, thậm chí tốt hơn cả chó. Khi nghe âm thanh nào đó, tai mèo sẽ xoay về hướng đó; mỗi vành tai mèo có thể quay độc lập về hướng nguồn âm thanh. Khứu giác của mèo cũng rất phát triển. Nó mạnh gấp 14 lần so với của con người. Số lượng tế bào khứu giác ở mũi của chúng cũng nhiều gấp đôi, do dó mèo có thể ngửi thấy những mùi mà chúng ta không nhận thấy được.
Mèo là động vật ăn thịt thế nên đối tượng để nó săn mồi cho nhu cầu sinh tồn là những loài vật nhỏ như: chuột, rắn, cóc nhái, cá... Vũ khí để săn mồi là móng vuốt. Khi gặp con mồi, nó thường đứng từ xa cách con mồi khoảng chừng 5 đến 6 mét. Sau đó nó nằm bẹp hạ cơ thể xuống sát đất, mắt chăm chăm nhìn không nháy mắt đến đối tượng đồng thời bước tới con mồi cần săn rất nhẹ nhàng. Khi đến gần khoảng cách mà nó cảm thấy ăn chắc, loài mèo tung ra sức mạnh cuối cùng bằng cách đẩy mạnh 2 chân sau và đồng thời phóng mạnh toàn cơ thể tới phía trước và dùng móng sắc nhọn duỗi thẳng ra và chụp lấy con mồi. Ngày nay, loài mèo luôn sống với người qua nhiều thế hệ con cháu. Cho nên, thức ăn của loài mèo là cơm hoặc thức ăn sẵn. Nhưng thức ăn ưa thích nhất của loài mèo vẫn là món cá.
Mèo thường tránh nơi ẩm ướt và ở rất sạch sẽ. Để làm vệ sinh cho cơ thể, nó thường thè lưỡi ra, tiết nước bọt vào chân của nó rồi bôi lên mặt và toàn thân thể. Hành động này cho thấy mục đích nó muốn xóa sạch các vết bẩn, ngay cả hơi tay của con người vừa mới bồng hay vuốt ve nó. Loài mèo luôn tự làm lấy vệ sinh cho cơ thể nhiều lần trong ngày, thường là lúc nó mới ngủ dậy hay đi đâu đó về. Hành động đó đã trở thành thói quen thường thấy ở loài mèo ngay cả khi cơ thể của nó không có vết bẩn nào cả.
Trải qua một thời gian dài được con người thuần dưỡng, ngày nay, mèo đã trở thành một loài vật cưng trong nhiều gia đình, đặc biệt là các em nhỏ. Mèo không chỉ là một "người bảo vệ", một "dũng sĩ diệt chuột" mà còn là một loài vật cảnh hết sức dễ thương. Có lẽ bởi vậy, tinh cảm giữa con người và loài mèo sẽ ngày càng gắn bó hơn.
Trên mặt mèo có bộ ria mép, đó chính là trợ thủ đắc lực của mèo. Những lúc đuổi chuột, chuột chạy vào hang, mèo muốn đuổi theo thì ria mép không được chạm vào cửa hang, còn nếu ria mép chạm vào thì mèo không thể đuổi theo được, vì chiều dài của ria đúng bằng chiều rộng thân. Đặt biệt tai mèo rất thính và mắt mèo rất tinh. Tai mèo có thể nghe mọi cử động của chuột, dù là nhỏ nhất. Mắt mèo có cấu tạo đặc biệt, có thể co giãn, ban ngày mắt mèo co lại, bạn đêm mắt mèo giãn ra, có thể nhìn được trong bóng tối. Điều đó giải thích vì sao mèo hay bắt chuột vào ban đêm. Mèo sợ lạnh, chúng thích ngủ ở những nơi ấm áp, thích cuộn tròn người và vuốt ve bộ lông. Vào mùa đông, mèo hay ngủ cạnh bếp lò, chui vào trong chăn ấm. Vào những ngày nắng, mèo hay nhảy lên mái bếp hoặc nằm ngoài sân để sưởi nắng. Lông mèo rất đặc biệt, khi được chiếu sáng sẽ tổng hợp thành vitamin D, mèo lấy vitamin bằng cách liếm lông, chúng ta hay nhầm tưởng mèo tự làm sạch cho mình. Dưới chân mèo có một đệm thịt dày, dù nhảy trên cao xuống cũng không phát ra tiếng động. Thức ăn chính của mèo là chuột, ngoài ra mèo còn ăn thêm cơm, cá và rau. Chân mèo có móng vuốt đàn hồi, bình thường móng cụp lại, khi tự vệ hay vồ mồi thì móng duỗi ra. Mèo đẻ con và nuôi con bằng sữa. Mèo đẻ mỗi lứa từ 2 – 6 con. Mèo con một tháng tuổi được mẹ dạy cách bắt chuột, vồ mồi. Mèo giúp diệt trừ các động vật có hại, mèo còn biết bắt gián.