Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Quần thể di tích Đền Gióng Sóc Sơn nằm ở khu vực núi Vệ Linh – hay còn gọi là núi Sóc, thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Khởi nguồn của quần thể di tích này chỉ là một miếu thờ Đổng Thiên Vương rất nhỏ và chùa Non Nước được xây dựng từ thời Vua Đinh Tiên Hoàng. Trong cuộc đấu tranh chống giặc Tống, vua Lê Đại Hành cùng các tướng sĩ trên đường hành quân đã vào làm lễ cầu Thánh Gióng phù hộ cho trận đấu và trong trận đấu này, quân Tống thua lớn nên khi quay về, vua Lê Đại Hành đã vào lễ tạ và sai người tìm gốc trầm hương để tạc tượng thần và cho xây dựng khu vực này thành khu vực đền rất uy nghi và phong thành Đền Phù Đổng Thiên Vương. Khu vực này được xếp hạng Di tích Quốc gia vào năm 1962.
Quần thể di tích Đền Sóc này gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng đánh thắng giặc Ân. Truyền thuyết kể rằng, xưa ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội vào thời vua Hùng Vương thứ 6 có một cậu bé tên là Gióng, cậu bé là “người trời” đầu thai, tuy đã 3 tuổi nhưng vẫn chưa hề biết nói biết cười, chưa biết đi đứng. Khi giặc Ân tràn sang xâm lược đất nước thì cậu bé Gióng bỗng nhiên cất tiếng gọi mẹ, nhờ ba mẹ gọi sứ giả của nhà Vua vào xin “một cái roi sắt, một áo giáp sắt và một con ngựa sắt” để đi đánh giặc. Sau khi nhà Vua cho người mang những thứ Gióng yêu cầu đến thì Gióng vươn vai lớn nhanh như thổi thành một chàng trai cường tráng. Cậu bé Gióng đi đến đâu, quân giặc khiếp sợ và bỏ chạy tới đó, truyền thuyết còn kể rằng cậu đánh nhau với quân giặc gẫy cả roi sắt Vua ban nên nhổ bụi tre bên đường quật vào giặc và Gióng đuổi quân giặc đến chân núi Sóc. Gióng lên đỉnh núi Sóc quỳ lạy ba mẹ rồi cùng ngựa sắt bay lên trời. Từ đó, mọi người đều gọi cậu là Thánh Gióng, Vua nhớ công lao của Thánh Gióng nên cho lập miếu thờ ở chân núi Sóc và ở quê nhà của Thánh Gióng.
Thánh Gióng còn là một trong 4 vị Tứ Bất Tử của tín ngưỡng văn hóa dân gian Việt Nam. Ông là vị Thánh tượng trưng cho tinh thần chống giặc ngoại xâm và sức mạnh của tuổi trẻ. Hiện nay, quần thể di tích Đền Sóc bao gồm Đền Trình, Đền Mẫu, chùa Non Nước, Chùa Đại Bi, Đền Thượng, Hòn đá Trồng, Tượng đài Thánh Gióng và các bia đá ghi lại lịch sử Lễ hội Đền Sóc. Gần đó còn có Học viện Phật giáo Việt Nam.
Gợi ý
Giới thiệu vị trí địa lí
- Địa chỉ/ nơi tọa lạc?
- Diện tích nơi đó? Rộng lớn hay nhỏ?
- Cảnh vật xung quanh ra sao?
- Có thể đến đó bằng phương tiện gì?
+ Phương tiện du lịch: xe du lịch,…
+ Phương tiện công cộng: xe máy, xe buýt,…
Nguồn gốc: (lịch sử hình thành)
- Có từ khi nào?
- Do ai khởi công (làm ra)?
- Xây dựng trong bao lâu?
Cảnh bao quát
- Từ xa,…
- Nổi bật nhất là…
- Cảnh quan xung quanh…
Chi tiết
- Cách trang trí:
+ Mang đậm nét văn hóa dân tộc.
+ Mang theo nét hiện đại.
- Cấu tạo.
Giá trị văn hóa, lịch sử
- Lưu giữ:
+ Tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử, quá khứ của ông cha ta.
+ Tô điểm cho… (TP HCM, Nha Trang, Việt Nam,…), thu hút khách du lịch.
- Một trong các địa điểm du lịch nổi tiếng/ thú vị/ hấp dẫn/ thu hút khách du lịch.
"Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn."
Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó thân thiết với con người, làng quê Việt Nam. Bằng hạt gạo – hạt ngọc trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng vua Hùng. Chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh của cây lúa và người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi về sau.
Lúa là một thực vật quý giá, là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa có phiến dài và mỏng,mọc bao quanh thân, mặt lá nhám, gân lá chạy song song. Tùy thời kì sinh trưởng, phát triền mà lá lúa có màu khác nhau. Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.
Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa: chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng. Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi (đang thì con gái) lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt, chín vàng. Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo... Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người.
Hạt gạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất của chúng ta. Hạt gạo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu, rất cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài việc nuôi sống con người, hạt lúa, hạt gạo còn gắn bó với đời sống tinh thần của người Việt. Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp... Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền thống của con người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán. Bánh chưng, bánh giầy còn gắn liền với Lang Liêu thời vua Hùng dựng nước. Lúa nếp non còn dùng để làm cốm - một thức quà thanh lịch của người Hà Nội. Gạo nếp dùng để đồ các loại xôi – một món đồ lễ không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết và ngày cúng giỗ tổ tiên. Đồng thời xôi cũng là thức quà quen thuộc hằng ngày. Từ lúa gạo, người Việt còn làm rất nhiều loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh nếp, bánh phở, cháo... Nếu không có gạo, thật là khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
Ngày nay, nước ta đã lai tạo được gần 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia. Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo.
Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:
"Bao giờ cây lúa còn bong
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn".
Học tốt
Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày nợ cấy con trâu đi bừa.
Bao đời nay, hình ảnh con trâu đã trở nên gắn bó với người nông dân Việt Nam. Con trâu là hình ảnh gắn liền với làng quê Việt Nam, với những khóm tre, với đồng ruộng và với người nông dân chân lấm tay bùn. Từ bao đời nay, khi nhắc đến hình ảnh con trâu chúng ta lại nghĩ đến vai trò to lớn của nó đối với nông nghiệp Việt Nam, đó là biểu tượng của sự cần cù, chăm chỉ, chất phác của con người Việt Nam.
Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Trâu rừng là tổ tiên của các loài trâu nhà, sinh ở vùng Đông Nam Á nhiệt đới gió mùa thấp ẩm, hiện còn tồn tại ở miền Trung nước ta. Khoảng 5- 6 ngàn năm trước, trâu đã thuần hóa cùng với sự ra đời nền văn minh lúa nước. Người Việt cổ đã biết săn bắt trâu, thần hóa chúng để giúp con người trong việc cày cấy.
Trâu có hai loại: Trâu đực và trâu cái. Chúng có đặc tính giống nhau nhưng về hình dáng, kích thước thì khác nhau một chút, tuy nhiên không đáng kể. Trâu đực thường to và cao hơn trâu cái, sừng to và dày hơn, đôi chân chắc nịch, lúc chạy rất nhanh. Đầu của trâu đực nó hơn trâu cái một chút.
Trâu là động vật thuộc lớp thú, màu da thường là màu đen với lớp lông mao bao phủ toàn thân. Da trâu rất dày, có lông tơ như chiếc áo choàng. Thấp thoáng trong bộ áo đẹp đẽ là một làn da căng bóng mỡ. Trâu có một cái đuôi dài, thường xuyên phe phẩy như cái quạt của con người để đuổi ruồi và muỗi. Hai tai dài cũng trợ giúp cho cái đuôi rất nhiều. Tai trâu khá thính, nó giúp trâu nghe ngóng được những tiếng động xung quanh. Người nông dân có thể nhận biết sự lành, dữ ở loài trâu một phần nhờ đôi sừng trên đầu. Trâu có đôi sừng dài, uốn cong hình lưỡi liềm, giúp trâu làm dáng và tự vệ chống lại kẻ thù. Trâu có một đặc điểm rất nổi bật là không có hàm răng trên, có thể vì vậy mà trâu phải nhai lại thức ăn. Không như các động vật khác, trâu có một kiểu ngủ rất đặc biệt. Hai chân trước của trâu gập vào trong, đầu ghé lên đó để ngủ.
Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con. Trâu nuôi con bằng sữa tiết ra từ tuyến vũ. Trâu con gọi là nghé, nghé sơ sinh nặng khoảng 22-25kg. Khi mới sinh ra khoảng vài giờ đến một ngày, nghé có thể đứng thẳng, vài hôm sau có thể mở mắt, đi lại theo mẹ. Nghé lớn rất nhanh, nghé chưa có sừng, lớn lên sừng mới nhú dần ra nhưng các bộ phận bên ngoài chắc khác gì mẹ trâu.
Con trâu đã là biểu tượng của sự hiền lành, chăm chỉ, cần mẫn từ hàng ngàn năm nay. Nếu bạn có quê hoặc đã từng về quê thì bạn sẽ thường bắt gặp những con trâu đang cần mẫn kéo cày trên bờ ruộng, giúp xới tơi những thửa đất cho người nông dân gieo trồng dễ dàng hơn. Có thể nói con trâu là một người bạn chuyên giúp công việc cho người nhân dân. Ngoài những việc cày bừa trâu có thể là một công cụ phương tiện, vì vậy có thể nói trâu là công cụ không thể thiếu của người nông dân. Không chỉ có thế con trâu còn có 1 vị trí to lớn trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Hình ảnh con trâu đi trước cái cày đi sau đã trở thành hình ảnh gần gũi bao đời nay. Chính vì vậy nó là 1 một phần không thể thiếu của người nông dân. Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non, xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người Việt Nam. Chăn trâu thả diều là một trong những trò chơi của trẻ em nông thôn, một thú vui đầy lý thú. Trên lưng trâu còn có bao nhiu là trò như đọc sách, thổi sáo... Những đứa trẻ đó lớn dần lên, mỗi người mỗi khác nhưng sẽ không bao giờ quên được những ngày thơ ấu:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta,
Cái cày nối nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Không chỉ gắn bó với người nông dân, trâu còn góp phần tạo nên những kỉ niệm đẹp tuổi thơ ở khắp mọi vùng quê đất Việt. Trâu là người bạn thân thiết với trẻ em nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu. Nhà thơ Giang Nam trong bài "Quê hương" đã là người trong cuộc để nói với lũ trẻ chăn trâu:
"Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường,
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ.
Ai bảo chăn trâu là khổ
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao."
Trong lúc các chú trâu thong thả gặm cỏ hay đầm mình trong dòng mương mát rượi, thì lũ trẻ bày trò chơi trận giả. Cũng có lúc ta gặp cảnh thật yên bình, yên ả: Các cậu bé, cô bé chăn trâu nằm nghỉ ngơi trên lưng trâu ngắm cảnh diều sáo vi vu trên bầu trời. Hình ảnh tuyệt vời của trẻ thơ chăn trâu được các nghệ nhân đưa vào tranh Đông Hồ. Nhìn tranh, ta lại nhớ câu thơ của nhà vua Trần Nhân Tông trong "Thiên trường vãn vọng": "Mục đồng sáo vẳng, trâu về hết". Và cũng có thể, trên cánh đồng lúa, ta còn bắt gặp những em bé nông thôn vừa chăn trâu, vừa học bài. Thời thơ ấu ở làng quê thật đẹp biết bao!
Ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu đâm trâu. Lễ hội chọi trâu ở Hải Phòng là nổi tiếng nhất. Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người.
Con trâu cũng có mặt trong lễ hội đình đám Việt Nam như tục chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), tục đâm trâu ở Tây Nguyên, nhưng từ lâu lắm rồi người Đồ Sơn đã lưu truyền câu ca dao cổ:
"Dù ai buôn đâu, bán đâu
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm bề
Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu"
Cũng có nhiều ý kiến về nguồn gốc ra đời của lễ hội chọi trâu đưa ra những căn cứ giải thích khác nhau, nhưng ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ "Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ" để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng. Không những thế để nói lên sự sung túc, thành công của nhà nông có câu: "Ruộng sâu, trâu nái". Chọi trâu không chỉ đơn thuần "hai con trâu chọi" mà nó đã trở thành tục lệ, tín ngưỡng độc đáo ở vùng biển Đồ Sơn. Người dân đặt vào lễ hội niềm tin và hy vọng bởi những cặp trâu chọi sẽ quyết định thắng thua, thành bại cho phe giáp ngày trước, phường xã ngày nay. Người Đồ Sơn gắn lễ hội chọi trâu với việc thờ cúng thành hoàng làng với mong muốn những chuyến đi biển thuận buồm xuôi gió, cho nên ngày Hội càng trở nên thiêng liêng, trang trọng. Vào Hội, mọi người được dịp hoà mình vào cộng đồng để tình cảm kết nối bền chặt, gắn bó hơn. Vì thế mà tinh thần đoàn kết, ý thực cộng đồng cũng được duy trì, khẳng định.
Trâu có rất nhiều lợi ích. Sức kéo khỏe giúp cày bừa, trục lúa, kéo xe. Trâu còn cho thịt, sữa, da và sừng. Thịt trâu ăn rất ngon, nhiều đạm hơn cả thịt bò, ít mỡ hơn thịt bò và giàu năng lượng. Sữa trâu giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực. Da trâu làm thắt lưng rất bền và đẹp. Sừng làm lược, đồ thủ công mĩ nghệ rất bóng, đẹp được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước.
Con trâu đã làm tăng hương vị của đồng quê. Nhà hiền triết – nhà thơ – nhà vua Trần Nhân Tông cũng có những giây phút buồn man mác khi thấy quê hương vắng đi hình ảnh của đám mục đồng cùng đàn trâu thong dong gặm cỏ. Có lẽ nhà vua ấy ngắm nhìn những chú bé ung dung trên lưng trâu thổi sáo, thích nhìn đàn trâu no cỏ đi về với bóng sừng trâu in giữa ruộng đồng yên lặng. Trâu đã giúp cho con người thư thái sau bao nỗi lo toan, giúp con người thêm gắn bó với làng quê đồng nội. Chắc ai cũng nhớ đến tranh Đông Hồ, những bức tranh dân gian ấy là những mảnh tâm hồn đất Việt, là tình cảm con người dành cho trâu Việt Nam.
Biết bao thế kỉ đã trôi qua, có lẽ từ khi nền văn minh lúa nước của người Việt khởi nguồn thì loài trâu cũng đã trở thành báu vật của người nông dân. Trên nền bức tranh thiên nhiên của làng quê Việt, bên những cánh đồng xanh tốt, thẳng cánh cò bay, dưới lũy tre làng luôn có hình ảnh quen thuộc của con trâu hiện diện. Chúng ta chăm sóc và bảo vệ trâu chính là ta đã giữ gìn một biểu tượng văn hóa truyền thống của người Việt.
Bài thuyết minh về con trâu cóa sử dụng biện pháp nghệ thuật
Trong một cuộc thi “Trâu khoẻ... trâu vui...” Ban Giám khảo sau một hồi vất vả đã chọn ra được ba chú trâu đạt tiêu chuẩn để dự thi từ các hồ sơ, lí lịch được gửi về. Cuộc thi bắt đầu với ba thí sinh: anh Trâu, chị Trâu và Nghé Con.
Cuộc thi vấn đáp bắt đầu. Ban Giám khảo lần lượt hỏi các thí sinh những tri thức đã biết về loài trâu. Út ít thi trước, Nghé Con đứng lên giữa khán đài chờ câu hỏi của Giám khảo.
- Nghé con nghe đây: Họ nhà trâu các ngươi có xuất xứ từ đâu, có phân ra mấy loại? - Giám khảo Sư Tử hỏi?
Nghé Con trả lời rất chững chạc:
- Dạ, xuất xứ của con là: mẹ con đã đẻ ra con ạ! Phân loại thì nhà con có phân loại ạ! Là: Trâu bố con nè! Trâu mẹ con nè, và con là Trâu con đây ạ!
Nghe câu trả lời của Nghé mà cả hội trường ai nấy cứ ôm bụng mà cười. Chúa sơn lâm cười chảy cả nước mắt nhưng vẫn cố gắng kìm lại và giải thích cho Nghé Con hiểu:
- Ngươi còn bé nên chưa biết rõ hay sao ấy! Chứ họ hàng nhà ngươi từ xa xưa, ông tổ nhà ngươi ở trong rừng thuộc sự giám sát của chúa tể sơn lâm họ nhà ta, nhưng sau đó, họ nhà ngươi đã bỏ rừng mà đi đến các làng mạc, được con người thuần hoá từ trâu rừng trở thành trâu nhà hiền lành, có ích cho người nông dân. Còn về phân loại ư? Không có đâu Nghé Con ạ! Họ nhà ngươi chỉ có một loài nhà ngươi mà thôi. Con cái mà ngươi nói ấy là thứ bậc trong gia đình thôi.
Nghe thế Nghé Con ngại quá, lủi thủi bước lại chỗ ngồi. Thương hại Nghé Con, chú bé còn non nớt quá, Giám khảo Sư Tử gọi Nghé Con lên xoa đầu và hỏi thêm để chú bé bớt buồn.
- Thế ngươi thuộc họ gì? Và có những đặc điểm gì khác nữa không?
Mắt Nghé sáng loé lên, lấy lại sự tự tin và trả lời.
- Dạ, con thuộc họ Bò, có bộ guốc chẵn, là lớp thú có vú, nhóm sừng rỗng và đặc biệt hơn cả mà con thấy ở các bác lợn, gà, chó, mèo... không có là việc nhai lại các thức ăn sau khi đã nuốt vào bụng ạ! Việc đó giúp cho hấp thụ, tận dụng hết các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Dạ, thưa hết ạ!
Nghé Con trả lời xong, cả khán đài vỗ tay cổ vũ Nghé, khiến cho chú ngẩng cao đầu mà bước về chỗ. Phần thi vấn đáp của chị Trâu bắt đầu:
- Chị Trâu, chị hãy miêu tả đôi nét về mình? - Giám khảo Khỉ láu hỏi.
Chị Trâu kiêu hãnh trả lời sau một tiếng “e! hèm!”.
- Thưa Ban Giám khảo, Trâu tôi đây có thân hình vạm vỡ, dưới lớp lông dày là làn da đen bóng, mỡ màng, béo tốt. Dáng thấp, mình ngắn không khiến cho tôi và họ hàng của tôi thấy khó chịu, trái lại, chiếc bụng to kềnh kếnh cang như chiếc thùng không đáy lại giúp tôi có thể nạp rất nhiều năng lượng để được to béo, chắc khoẻ như bây giờ. Nhưng điều mà khiến họ hàng nhà Trâu chúng tôi tự hào nhất chính là cặp sừng hình lưỡi liềm to, khoẻ. Đó chính là vũ khí lợi hại nhất. Còn cái đuôi vắt vẻo, cái tai ve vẩy chính là những dụng cụ để xua đuổi lũ ruồi nhặng đáng ghét. Thưa hết ạ!
Lời nhân xét của Ban Giám kháo dành cho chị là: “Rất hay, rất sinh động và rất xuất sắc!”. Một tràng pháo tay nổ ran để ủng hộ cho chị.
- Phần thi vấn đáp của chị Trâu đã kết thúc, bây giờ đến lượt anh đấy! Anh Trâu, anh thấy loài trâu có những ích lợi gì? - Giám khảo Voi liếc mắt qua cặp kính to cồ mà cất cái giọng khàn khàn hỏi.
- Thưa Ban Giám khảo, ích lợi mà chúng tôi đem lại, thì có rất nhiều: nào là cày ruộng này, trâu tôi đây có thể cày cả mẫu ruộng trong vài ba ngày, nào là chở gỗ này: con người không thể nào đưa những cây gỗ to từ trên núi cao xuống được khi ấy họ lại nhờ đến chúng tôi. Riêng về mặt ẩm thực không thể nào không có mặt của tôi. Các món ăn, vừa ngon, vừa bổ được chế biến từ thịt trâu đã tô đậm nền ẩm thực Việt Nam.Không những thế, lễ tết cố truyền thì phải kể đến lễ hội chọi Trâu nổi tiếng ở Đồ Sơn - Chọi Trâu không phải là hình thức mọi người đem chúng tôi ra làm trò chơi, trò đùa để lấy vui mà qua đó, họ mong ước sẽ được mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, người người no ấm. Cách đây không lâu họ nhà Trâu chúng tôi vinh dự được làm biểu tượng “Trâu vàng” của Sea-game 22, qua đó nói lên tinh thần đoàn kết của dân tộc. Chúng tôi còn hạnh phúc hơn khi được các nhà thơ, hoạ sĩ khắc hoạ hình ảnh của mình vào trong tác phẩm để đến bây giờ ai cũng thuộc, cũng nhớ những câu ca như:
“Trâu ơi, ta bảo trâu này...”
“Thuở còn thơ ngày hai buổi tới tường
Yêu quê hương qua từng trang sách mở
Ai bảo chăn trâu là khổ
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao”
Thật là hay phải không các bạn. Phần trả lời của tôi đến đây là kết thúc, xin quý khán giả cổ vũ cho tôi.
Mọi người ai nấy đều khâm phục sự hiểu biết của anh Trâu. Và lời nhận xét của Ban Giám khảo dành cho anh:
- Anh trả lời như thế là rất tốt, nhưng anh đã bỏ sót một điều. Đó chính là những chú mục đồng coi lưng anh là cung điện để nằm ngủ, nghỉ ngơi, có khi lại như một trường học, cầm quyển sách ngâm nga mở rộng tầm hiểu biết, lại có khi là nơi trình diễn văn nghệ với tài thổi sáo, thả diều... Thật là những kỉ niệm đáng nhớ phải không?
Nghe đến thế, anh Trâu xúc động vô cùng, cầm mi-cờ-rô nói to:
Tôi yêu các bạn nhiều lắm, những người bạn nhỏ thân thiết luôn bên cạnh tôi.
Mấy đứa trẻ ở dưới chạy xô lên. Chúng đội lên đầu anh, đeo vào cổ anh những tràng hoa đồng nội thật đẹp và chúc anh thi tốt các phần thi còn lại để đạt giải quán quân. Sau rất nhiều vòng thi: “Trâu thông thái”, “Trâu khoẻ mạnh”, “Trâu vui chơi, Trâu ca hát”... cuối cùng Ban Giám khảo cũng đã chọn ra được hai người. Anh Trâu và Nghé Con đã bước vào vòng chung kết với phần thi “Trâu tài năng”. Hai người sẽ phải trổ hết tài năng của mình trong lĩnh vực thêu thùa. Thật không ngờ anh Trâu lại thêu giỏi đến thế: “Một chú trâu đang nằm nghỉ dưới rặng tre đầu làng”.Còn Nghé Con thì sao? Nhìn vào khung thêu của chú ai cũng đặt ra câu hỏi “Vệt sáng trắng vàng xen kẽ kia là gì?”. Nghé Con giải thích đó chính là sao băng, Nghé nghe mẹ kể rằng “gặp được sao băng thì mong ước của con sẽ thành hiện thực” và Nghé mong mình sẽ đạt được giải quán quân để đem phần thưởng về cho mẹ tuy biết rằng mình không có đủ tài bằng anh Trâu.
Ban Giám khảo đã động lòng trước sự hồn nhiên, ngây thơ của Nghé và đã trao giải Đồng quán quân cho hai người. Cuộc thi “Trâu khoẻ... trâu vui...” đến đây là kết thúc, chúc mọi người có thêm tri thức về loài trâu này và hẹn gặp lại vào lần sau.
I). Mở bài:
- Từ bao đời nay, cây lúa đã gắn bó và là một phần không thể thiếc của con người Việt Nam
- Cây lúa đồng thời cũng trở thành tên gọi của một nền văn minh – nền văn minh lúa nước.
II). Thân bài:
1. Khái quát:
- Cây lúa là cây trồng quan trọng nhất thuộc nhóm ngũ cốc.
- Là cây lương thực chính của người dân Việt Nam nói chung và của Châu Á nói riêng.
2. Chi tiết:
a. Đặc điểm, hình dạng, kích thước:
- Lúa là cây có một lá mầm, rễ chùm.
- Lá bao quanh thân, có phiến dài và mỏng.
- Có 2 vụ lúa: chiêm, mùa.
b. Cách trồng lúa: phải trải qua nhiều giai đoạn:
- Từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ.
- Rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng
- Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân.
- Ruộng phải sâm sấp nước.
- Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi phải làm có, bón phân, diệt sâu bọ.
- Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo…
c. Vai trò của cây lúa và hạt gạo:
- Vấn đề chính của trồng cây lúa là cho hạt lúa, hạt gạo.
- Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp (dùng làm bánh chưng, bánh dày)…
* Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh dày hay đồ các loại xôi.
* Lúa nếp non dùng để làm cốm.
- Lúa gạo làm được rất nhiều các loại bành như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở, cháo,…
Nếu không có cây lúa thì rất khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực độc đáo của Việt Nam.
d. Tác dụng:
- Ngày nay, nước ta đã lai tạo được hơn 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia.
- Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về sản xuất gạo.
- Cây lúa đã đi vào thơ ca nhạc họa và đời sống tâm hồn của người Việt Nam
III). Kết bài:
- Cây lúa vô cùng quan trọng đối với đời sống người Việt
- Cây lúa không chỉ mang lại đời sống no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt
''Trâu ơi ta bảo trâu nay.......'' ko biết từ bao giờ người nông dânVN đã quý trâu và gọi trâu tha thiết đến như thế. h/ả ctrâu đã trở nên wen thuộc gần gũi với xóm làng đồng ruộng, quê hương.
Là loài gia suc co ích dược người dân nâng niu, chăm sóc. Với thân hình to chòn. 4 chân chắc chắn như bốn cái cột nhà, vai u thịt bắt sức kéo khoẻ. Bộ lông màu đen dù có mọc dày đến mấy nhưng cũng ko thấu hiểu được sự vất vả của trâu.
Trâu gắn bó với nông dân tần tảo sớm khuya, những buổi trưa hè, hay mùa đông lạnh giá. trâu vẫn cần cù nhẫn lại mải miết cày kéo xe như một lao động chính trong gia đình. Đền mùa gặt người và trâu hăm hở đón những bông lúa vàng. Trâu đi trước người đẩy theo sau.
Con vật mà người nông dân yêu quý nhất, kí uc tuổi thơ của chung ta. ai cũng có 1 thời chăn trâu cắt cỏ. chăn trâu , ngồi trên lưng trâu thổi xáo thả diều. rồi thoả thích tắm mát ở ngay dòng sông quê nhà. h/ả đó đã trở thành kỉ niệm ko bao giờ phai mờ trong trái tim của mỗi con người.
Biết bao kỉ niệm đã trôi qua nhưg kỉ niện mà ta nhớ nhất có lẽ là thời chăn trâu cắt cỏ. ngày nay máy cày máy kéo đã thay sức kéo của con trâu. Nhưng trâu mãi mãi là thành viên tích cực trong tâm hồn người ''Trâu ơi ta bảo trâu nay.......'' ko biết từ bao giờ người nông dânVN đã quý trâu và gọi trâu tha thiết đến như thế. h/ả ctrâu đã trở nên wen thuộc gần gũi với xóm làng đồng ruộng, quê hương.
Là loài gia suc co ích dược người dân nâng niu, chăm sóc. Với thân hình to chòn. 4 chân chắc chắn như bốn cái cột nhà, vai u thịt bắt sức kéo khoẻ. Bộ lông màu đen dù có mọc dày đến mấy nhưng cũng ko thấu hiểu được sự vất vả của trâu.
Trâu gắn bó với nông dân tần tảo sớm khuya, những buổi trưa hè, hay mùa đông lạnh giá. trâu vẫn cần cù nhẫn lại mải miết cày kéo xe như một lao động chính trong gia đình. Đền mùa gặt người và trâu hăm hở đón những bông lúa vàng. Trâu đi trước người đẩy theo sau.
Con vật mà người nông dân yêu quý nhất, kí uc tuổi thơ của chung ta. ai cũng có 1 thời chăn trâu cắt cỏ. chăn trâu , ngồi trên lưng trâu thổi xáo thả diều. rồi thoả thích tắm mát ở ngay dòng sông quê nhà. h/ả đó đã trở thành kỉ niệm ko bao giờ phai mờ trong trái tim của mỗi con người.
Biết bao kỉ niệm đã trôi qua nhưg kỉ niện mà ta nhớ nhất có lẽ là thời chăn trâu cắt cỏ. ngày nay máy cày máy kéo đã thay sức kéo của con trâu. Nhưng trâu mãi mãi là thành viên tích cực trong tâm hồn người ''Trâu ơi ta bảo trâu nay.......'' ko biết từ bao giờ người nông dânVN đã quý trâu và gọi trâu tha thiết đến như thế. h/ả ctrâu đã trở nên wen thuộc gần gũi với xóm làng đồng ruộng, quê hương.
Là loài gia suc co ích dược người dân nâng niu, chăm sóc. Với thân hình to chòn. 4 chân chắc chắn như bốn cái cột nhà, vai u thịt bắt sức kéo khoẻ. Bộ lông màu đen dù có mọc dày đến mấy nhưng cũng ko thấu hiểu được sự vất vả của trâu.
Trâu gắn bó với nông dân tần tảo sớm khuya, những buổi trưa hè, hay mùa đông lạnh giá. trâu vẫn cần cù nhẫn lại mải miết cày kéo xe như một lao động chính trong gia đình. Đền mùa gặt người và trâu hăm hở đón những bông lúa vàng. Trâu đi trước người đẩy theo sau.
Con vật mà người nông dân yêu quý nhất, kí uc tuổi thơ của chung ta. ai cũng có 1 thời chăn trâu cắt cỏ. chăn trâu , ngồi trên lưng trâu thổi xáo thả diều. rồi thoả thích tắm mát ở ngay dòng sông quê nhà. h/ả đó đã trở thành kỉ niệm ko bao giờ phai mờ trong trái tim của mỗi con người.
Biết bao kỉ niệm đã trôi qua nhưg kỉ niện mà ta nhớ nhất có lẽ là thời chăn trâu cắt cỏ. ngày nay máy cày máy kéo đã thay sức kéo của con trâu. Nhưng trâu mãi mãi là thành viên tích cực trong tâm hồn người Việt.
Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày nợ cấy con trâu đi bừa.
Bao đời nay, hình ảnh con trâu đã trở nên gắn bó với người nông dân Việt Nam. Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần háa, thuộc nhóm trâu đầm lầy và thường sống ở miền khí hậu nhiệt đới. Thân hình vạm vỡ nhưng thấp, ngắn. Bụng to. Da dày màu xám đen nhưng vẫn tạo cảm giác mượt bởi bên ngoài được phủ một lớp lông mềm. Điều đặc biệt ở trâu mà không thể không nhắc đến đó là trâu thuộc họ nhai lại.
Quanh năm suốt tháng, trâu cùng người chăm lo việc đồng áng vì vậy người nông dân coi trâu như người bạn thân thiết nhất của mình. Trâu to khỏe, vạm vỡ lại chăm chỉ cần cù chịu thương chịu khó nên thường gánh vác những công việc nặng nhọc của nhà nông. Từ sáng sớm tinh mơ, khi mặt trời còn ngái ngủ, trâu đã cùng người ở “trên đồng cạn” rồi lại xuống “dưới đồng sâu”, cho đến khi ông mặt trời mệt mỏi sau một ngày làm việc, chuẩn bị đi ngủ trâu vẫn miệt mài bên luống cày. Nhựa sống căng tràn trong từng bước đi vững chắc nhưng chậm chạp của trâu.
Trâu là nguồn cung cấp sức kéo quan trọng. Lực kéo trung bình của trâu trên đồng ruộng là 70 - 75kg, tương đương 0,36 - 0,1 mã lực. Trâu loại A một ngày cày được 3 - 4 sào Bắc Bộ, loại B khoảng 2 - 3 sào và loại C khoảng 1,5- 2 sào. Trâu còn được dùng để kéo đồ, chở hàng. Trên đường xấu, trâu có thể kéo với tải trọng là 400 - 500 kg, đường tốt là 700 - 800 kg, còn trên đường nhựa với bánh xe hơi thì tải trọng có thể lên đến 1 tấn. Trên đường đồi núi, trâu kéo từ 0,5 – 1m khối gỗ trên quãng đường 3 - 5km. Khỏe như vậy nhưng bữa ăn của trâu rất giản dị, chỉ là rơm hoặc cỏ.
Trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong việc cung cấp chất đạm, chất béo. Da trâu làm mặt trống, làm giày. Sừng trâu làm đồ mĩ nghệ như lược, tù và,...
Không chỉ góp phần quan trọng trong đời sống vật chất của người dân, trâu còn có mặt trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Từ xa xưa, trâu hay còn gọi là ngưu, sửu đã có mặt trong 12 con giáp. Con trâu trở thành con vật gắn liền với tuổi tác của con người. Người mang tuổi trâu thường chăm chỉ, cần cù, thậm chí vất vả. Trong đời sống văn hóa tinh thần, trâu còn là con vật thiêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lề hội cơm mới, lễ hội xuống đồng.
Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. Những chú trâu được chăm sóc, luyện tập rất chu đáo. Con nào con nấy vạm vỡ, sừng cong như hình vòng cung, nhọn hoắt, da bóng loáng, mắt trắng, tròng đỏ chỉ chờ vào sân đấu. Trong tiếng trống giục giã, trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người hai con trâu lao vào nhau mà húc, mà chọi. Ngoài ra, chúng ta còn có lễ hội đâm trâu. Đây là phong tục tập quán của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Con trâu bị giết được đem xẻ thịt chia đều cho các gia đình trong buôn làng cùng liên hoan mừng một vụ mùa bội thu.
Hình ảnh con trâu còn in đậm trong kí ức của những đứa trẻ vùng quê. Chắc không ai quên Đinh Bộ Lĩnh, người làm nên kì tích thống lĩnh 12 sứ quân, đã có một tuổi thơ gắn bó với chú trâu trong trò đánh trận giả hay trò đua trâu đầy kịch tính. Chắc mỗi chúng ta đều có lần bắt gặp những hình ảnh rất đặc trưng, rất nên thơ của làng quê Việt Nam, đó là hình ảnh chú bé mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đọc sách hay hình ảnh các chú bé đang ngồi trên lưng trâu nghiêng nghiêng cái đầu trái đào với cây sáo trúc... Những hình ảnh tuyệt vời đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho những nghệ nhân làng tranh Đông Hồ và cũng là nguồn cảm hứng cho các tác giả dân gian:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
Trong những năm gần đây, chú trâu đã vượt ra khỏi lũy tre làng, tham gia vào các hoạt động văn hóa thể thao. Với hình ảnh “trâu vàng” trong SEA GAMES 22, trâu không chỉ là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế. Con trâu đã trở thành biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ. Từ hình ảnh chú trâu vàng, các sản phẩm trâu tập võ, trâu chạy maratong, trâu đội nón... rất ngộ nghĩnh, độc đáo đã ra đời. Ngày nay, nhiều loại máy móc hiện đại đã xuất hiện trên cánh đồng làng Việt Nam nhưng con trâu vẫn là con vật không thể thiếu đối với người nông dân. Hình ảnh con trâu cần cù, chung thủy mãi mãi in sâu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.
[Tham khảo]
I. Mở bài:
Có một loài vật nuôi gắn bó với đời sống của người Việt Nam, đem lại nhiều lợi ích cho con người, không chỉ về vật chất mà cả về mặt tinh thần. Đó là loài gà. (Có thể từ những câu thơ của Xuân Quỳnh trong bài "Tiếng gà trưa" để dẫn đến việc giới thiệu loài gà)
II. Thân bài:
III. Kết bài:
^^ bn search gg sẽ có nhìu kq hơn đóa