Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Con trâu là hình ảnh gắn liền với làng quê Việt Nam, với những khóm tre, với đồng ruộng và với người nông dân chân lấm tay bùn. Từ bao đời nay, khi nhắc đến hình ảnh con trâu chúng ta lại nghĩ đến vai trò to lớn của nó đối với nông nghiệp Việt Nam, đó là biểu tượng của sự cần cù, chăm chỉ, chất phác của con người Việt Nam.
Cha ông ta vẫn truyền tai nhau rằng “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. ĐỐi với những người nông dân quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời thì con trâu chính là gia tài đáng giá hơn cả.
Về nguồn gốc xuất xứ của trâu tại Việt Nam có rất nhiều tài liệu, tuy nhiên chưa có một tài liệu nào chính xác nói đến sự ra đời của trâu là như thế nào. Tùy vào điều kiện thiên nhiên địa lí mà trâu ở mỗi vùng miền lại có những đặc tính sinh trưởng khác nhau. Ở Việt Nam khí hậu nhiệt đới gió mùa nên trâu có nguồn gốc là trâu rừng thuần hóa, hay còn gọi là trâu đầm lầy.
Con trâu là hình ảnh gắn liền với làng quê Việt Nam, với những khóm tre, với đồng ruộng và với người nông dân chân lấm tay bùn. Từ bao đời nay, khi nhắc đến hình ảnh con trâu chúng ta lại nghĩ đến vai trò to lớn của nó đối với nông nghiệp Việt Nam, đó là biểu tượng của sự cần cù, chăm chỉ, chất phác của con người Việt Nam.
Cha ông ta vẫn truyền tai nhau rằng “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. ĐỐi với những người nông dân quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời thì con trâu chính là gia tài đáng giá hơn cả.
Về nguồn gốc xuất xứ của trâu tại Việt Nam có rất nhiều tài liệu, tuy nhiên chưa có một tài liệu nào chính xác nói đến sự ra đời của trâu là như thế nào. Tùy vào điều kiện thiên nhiên địa lí mà trâu ở mỗi vùng miền lại có những đặc tính sinh trưởng khác nhau. Ở Việt Nam khí hậu nhiệt đới gió mùa nên trâu có nguồn gốc là trâu rừng thuần hóa, hay còn gọi là trâu đầm lầy.
I – Mở bài:
– Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.
II – Thân bài:
1. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu:
– Trâu Việt Namcó nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
– Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ,thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừnghình lưỡi liềm…
– Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…
2. Lợi ích của con trâu:
a. Trong đời sống vật chất:
– Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạtgạo.
– Là tài sản quý giá của nhà nông.
– Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…
b. Trong đời sống tinh thần:
– Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đihọc, một buổi đi chăn trâu:thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăntrâu…
*Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu:
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
– Con trâu với lễ hội ở Việt Nam:
+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
+ Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
+…
III – Kết bài:
– Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quêViệt Nam.
– Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
Cô Tô có tên cổ là Chàng Sơn (Núi Chàng), từ lâu đời đã là nơi cư trú ngụ của thuyền bè ngư dân Vùng Đông Bắc, song chưa thành nơi định cư vì luôn bị những toán cướp biển Trung Quốc quấy phá. Năm 1832, Nguyễn Công Trứ với cương vị Tổng Đốc Hải An (Hải Dương - An Quảng) đã xin triều đình cho thành lập làng xã, cắt cử người cai quản. Làng đầu tiên ở đây được Nguyễn Công Trứ đặt là làng Hướng Hoá. Ít lâu sau, nhà Nguyễn cho thu thuế và lập đồn Hướng Hoá canh phòng giặc biển. Thời Pháp thuộc, Cô Tô là một tổng có năm xã (Đông giáp, Nam giáp, Tây giáp, Bắc giáp, Trung giáp) thuộc châu Hà Cối phủ Hải Đông tỉnh Hải Ninh. Sau ngày Nhật đảo chính, Pháp quay lại chiếm đóng Cô Tô. Từ Cô Tô và cảng Vạn Hoa trên đảo Cái Bầu, tàu chiến Pháp vào quấy rối vùng biển Hòn Gai và cảng Hải Phòng. Tháng 11 năm 1946, Đại đội Ký Con giải phóng quân từ Hòn Gai dùng tàu chiến Le Créyac mới chiếm được của Hải quân Pháp tiến ra nhằm giải phóng Cô Tô, đến cuối năm 1955, thực hiện Hiệp định Genève, quân Pháp rút khỏi Cô Tô. Đầu năm 1954,
Cô Tô là xã thuộc huyện Móng Cái, sau đó là hai xã đặc biệt trực thuộc tỉnh. Từ 1964, hai xã đã được sát nhập vào huyện Cẩm Phả. Năm 1994, Chính phủ đổi tên huyện Cẩm Phả thành huyện Vân Đồn đồng thời tách quần đảo Cô Tô gồm hai xã Thanh Lân, Cô Tô thành lập huyện Cô Tô vào ngày 23 tháng 3 năm 1994. Từ năm 1994 đến nay Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhân dân, xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng, làm cho đời sống của nhân dân huyện đảo không ngừng được cải thiện.
Quần đảo Cô Tô có khoảng hơn 50 đảo, đá lớn nhỏ gồm có các đảo như sau: Cô Tô Con, Cô Tô Lớn, Cồn Ba Đỉnh Con, Cồn Chân Kiểng, Cồn Chân Miếu, Còn Con Ngựa, Cồn Đá Xếp Cao, Cồn Đá Xếp Thấp, Cồn Đuôi Cá Chép, Cồn Gạc Hươu, Cồn Hang Chuột, Cồn Ngoài, Cồn Sao Nhỏ, Cồn Tai Khỉ, Cồn Vó Ngựa, Đá Bắc Ba Đỉnh, Đá Chân Hương, Đá Chuột Nhắt, Đá Nam Ba Đỉnh, Đá Ngầm Nam, Đá Ngầm Sâu, Đá Quả Thông Già, Đá Sao Đêm, Đá Sư Tử, Đá Thiên Môn, Đá Thoải, Đá Xấu Hổ, Đảo Trần (Lo Chúc San, Chàng Tây, Đảo Chằn, Tây Chàng), Hai Hòn Ngoài, Hòn Ba Bái, Hòn Ba Đỉnh, Hòn Bắc Bồ Cát, Hòn Bắc Đẩu, Hòn Bát Hương, Hòn Bầu Rượu, Hòn Bảy Âm Dương, Hòn Bảy Sao, Hòn Bồ Cát, Hòn Cá Chép, Hòn Cá chép Con, Hòn Chòi Canh, Hòn Cồn, Hòn Con Chuột, Hòn Cồn Răn, Hòn Đá Thủng, Hòn Đặng Vạn Châu, Hòn Đèn, Hòn Đồi Mồi, Hòn Đuôi Núi Nhọn, Hòn Hang Thông, Hòn Khe, Hòn Khe Con, Hòn Khe Trâu, Hòn Khoai Lang, Hòn Khói, Hòn Kim Sa, Hòn Ngang, Hòn Ngập Nước, Hòn Ngựa Bé, Hòn Nhạn Xanh, Hòn Núi Nhọn, Hòn Sao Hỏa, Hòn Sao Mộc, Hòn Sao Thổ, Hòn Sao Thủy, Hòn Thoải Rơi, Hòn Vàn Thầu, Hòn Vàng Thoải, Hòn Vệ Tinh, Thanh Lân, Vụng Tràng Đông.
Cô Tô có tên cổ là Chàng Sơn (Núi Chàng), từ lâu đời đã là nơi cư trú ngụ của thuyền bè ngư dân Vùng Đông Bắc, song chưa thành nơi định cư vì luôn bị những toán cướp biển Trung Quốc quấy phá. Năm 1832, Nguyễn Công Trứ với cương vị Tổng Đốc Hải An (Hải Dương - An Quảng) đã xin triều đình cho thành lập làng xã, cắt cử người cai quản. Làng đầu tiên ở đây được Nguyễn Công Trứ đặt là làng Hướng Hoá. Ít lâu sau, nhà Nguyễn cho thu thuế và lập đồn Hướng Hoá canh phòng giặc biển. Thời Pháp thuộc, Cô Tô là một tổng có năm xã (Đông giáp, Nam giáp, Tây giáp, Bắc giáp, Trung giáp) thuộc châu Hà Cối phủ Hải Đông tỉnh Hải Ninh. Sau ngày Nhật đảo chính, Pháp quay lại chiếm đóng Cô Tô. Từ Cô Tô và cảng Vạn Hoa trên đảo Cái Bầu, tàu chiến Pháp vào quấy rối vùng biển Hòn Gai và cảng Hải Phòng. Tháng 11 năm 1946, Đại đội Ký Con giải phóng quân từ Hòn Gai dùng tàu chiến Le Créyac mới chiếm được của Hải quân Pháp tiến ra nhằm giải phóng Cô Tô, đến cuối năm 1955, thực hiện Hiệp định Genève, quân Pháp rút khỏi Cô Tô. Đầu năm 1954,
Cô Tô là xã thuộc huyện Móng Cái, sau đó là hai xã đặc biệt trực thuộc tỉnh. Từ 1964, hai xã đã được sát nhập vào huyện Cẩm Phả. Năm 1994, Chính phủ đổi tên huyện Cẩm Phả thành huyện Vân Đồn đồng thời tách quần đảo Cô Tô gồm hai xã Thanh Lân, Cô Tô thành lập huyện Cô Tô vào ngày 23 tháng 3 năm 1994. Từ năm 1994 đến nay Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhân dân, xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng, làm cho đời sống của nhân dân huyện đảo không ngừng được cải thiện.
Quần đảo Cô Tô có khoảng hơn 50 đảo, đá lớn nhỏ gồm có các đảo như sau: Cô Tô Con, Cô Tô Lớn, Cồn Ba Đỉnh Con, Cồn Chân Kiểng, Cồn Chân Miếu, Còn Con Ngựa, Cồn Đá Xếp Cao, Cồn Đá Xếp Thấp, Cồn Đuôi Cá Chép, Cồn Gạc Hươu, Cồn Hang Chuột, Cồn Ngoài, Cồn Sao Nhỏ, Cồn Tai Khỉ, Cồn Vó Ngựa, Đá Bắc Ba Đỉnh, Đá Chân Hương, Đá Chuột Nhắt, Đá Nam Ba Đỉnh, Đá Ngầm Nam, Đá Ngầm Sâu, Đá Quả Thông Già, Đá Sao Đêm, Đá Sư Tử, Đá Thiên Môn, Đá Thoải, Đá Xấu Hổ, Đảo Trần (Lo Chúc San, Chàng Tây, Đảo Chằn, Tây Chàng), Hai Hòn Ngoài, Hòn Ba Bái, Hòn Ba Đỉnh, Hòn Bắc Bồ Cát, Hòn Bắc Đẩu, Hòn Bát Hương, Hòn Bầu Rượu, Hòn Bảy Âm Dương, Hòn Bảy Sao, Hòn Bồ Cát, Hòn Cá Chép, Hòn Cá chép Con, Hòn Chòi Canh, Hòn Cồn, Hòn Con Chuột, Hòn Cồn Răn, Hòn Đá Thủng, Hòn Đặng Vạn Châu, Hòn Đèn, Hòn Đồi Mồi, Hòn Đuôi Núi Nhọn, Hòn Hang Thông, Hòn Khe, Hòn Khe Con, Hòn Khe Trâu, Hòn Khoai Lang, Hòn Khói, Hòn Kim Sa, Hòn Ngang, Hòn Ngập Nước, Hòn Ngựa Bé, Hòn Nhạn Xanh, Hòn Núi Nhọn, Hòn Sao Hỏa, Hòn Sao Mộc, Hòn Sao Thổ, Hòn Sao Thủy, Hòn Thoải Rơi, Hòn Vàn Thầu, Hòn Vàng Thoải, Hòn Vệ Tinh, Thanh Lân, Vụng Tràng Đông.
phải biết những điểm chính xác , nổi bật của thứ cần được thuyết minh , quan trọng nhất là phải có bằng chứng để mọi người tin , dụa vào đó làm đi bạn
bài văn khác hơn:))
Thuyết minh về lễ hội Ông táo
Tết nguyên đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của dân tộc Kinh cũng như đa số các dân tộc Việt Nam từ ngàn đời nay. Tết nguyên Đán là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới. Đây cũng là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội: giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý và tình nghĩa xóm làng…
Ông Táo (thần bếp) là người theo dõi việc làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm ông Táo lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam làm mâm cơm tiền đưa “ông Táo". Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi sang trọng để chuẩn bị đón Tết.
Cùng với thủ treo tranh dân gian, câu đối thì cắm hoa, chơi hoa là yếu tố tinh thần cao quý thanh lịch của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa đào, miền Nam có hoa mai, đây là hai loại hoa tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt Nam. Ngoài ra còn có quất với trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc.
Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bánh trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có nải chuối xanh, bưởi, quả cam (hoặc quýt), hồng, quất. Còn ở miền Nam, mâm ngũ quả là xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc. Ngày tết có nhiều phong tục tốt như khai bút, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ. Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng mạnh khỏe, thành đạt hơn năm cũ.
Ngày tết có tục mừng tuổi chúc tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà mẹ. Ông bà cùng chuẩn bị ít tiền để mừng tuổi con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Những ngày tết mọi người luôn cười tay bắt mặt mừng thân thiện với nhau, chúc nhau sức khoẻ, phát tài phát lộc và thường kiêng không nói điều rủi ro hoặc xấu xa.
Các tục lệ trong đêm giao thừa
Một năm bắt đầu vào lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa, do vậy vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ, mới này có lễ trừ tịch. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để “khai trừ ma quỷ”, do đó có từ “trừ tịch”. Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa. Người Việt Nam thường cúng giao thừa tại các đình, chùa hoặc tại nhà. Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở ngoài trời. Một chiếc hương án được kê ra, trên có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã. Ngày nay, ở các tư gia người ta vẫn cúng giao thừa với sự thành kính như xưa nhưng bàn thờ thì đơn giản hơn, thường đặt ở ngoài sân hay trước cửa nhà.
Theo quan niệm của người Kinh (cũng như đại đa số các dân tộc khác) phút giao thừa là thiêng liêng. Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông thành coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia. Cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới. Lễ giao thừa được cúng ở ngoài trời là bởi vì quan niệm xưa hình dung trong phút các quan hành khiển bàn giao công việc luôn có quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần không nhìn thấy được), thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì. Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, những đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã trông coi gia đình mình trong năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm hát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ làm vè cúng Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà. Lễ vật cũng tương tự như lễ cúng giao thừa. Trong dịp tết Nguyên đán còn có một số phong tục tốt đẹp được lưu giữ đến nay:
Đi lễ chùa, đình, đền: lễ giao thừa ở nhà xong, mọi người cùng nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình. Nhân dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm.
Kén hướng xuất hành: khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm.
Hái lộc: đi lễ đình, chùa, miếu, điện xong người ta có tục hái trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ý là “lấy lộc” của trời đất, Thần, Phật, ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.
Hương lộc: có nhiều người thay vì hái cành lộc lại xin lộc tại các đình, đền, chùa, miếu bằng cách đốt một nắm hương, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang lương đó về cắm vào bình hương bàn thờ nhà mình. Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt được lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật, Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năm.
Xông nhà: thường người ta chọn một người “dễ vía” trong gia đình ra khỏi từ trước giờ trừ tịch, rồi sau lễ trừ tịch thì xin hương lộc hoặc hái hành lộc ở đền chùa mang về. Lúc trở về đã sang năm mới và người này sẽ tự “xông nhà” cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Nếu không có người “dễ vía” người ta phải nhờ người khác tốt vía để sớm ngày mồng một đến xông trước khi có khách tới chúc tết, để người này đem lại may mắn vui vẻ quanh năm.
Tôi tên là Ngữ Văn tập một, đã lâu lắm rồi không thấy ai tìm đến tôi nên tôi cứ mãi ở cái xó cặp thế này. Hàng ngày, tôi vẫn cùng cậu chủ đi đến lớp, nhưng cậu chủ chẳng bao giờ giở tôi ra cả mà cứ coi như tôi không có ở trong cặp vậy. Ngày nào đi học về, cậu chủ của tôi cũng vứt cặp sách ném lên giường xong đi chơi đá bóng cùng bạn. Tôi buồn lắm.
Có lúc tôi còn khóc nữa. Chẳng bù cho anh Toán, anh ấy được cậu chủ bọc cẩn thận, ngày nào cũng đem ra làm bài tập. Cũng chẳng bù cho anh Vật Lý, cậu chủ thích trò đu quay nên hay đọc Vật Lý lắm. Cậu chủ giỏi môn tự nhiên nên vậy mà. Có lần tôi tức vì bị bỏ xó tôi còn cãi nhau với anh bút bi, sao anh ấy ích kỷ không cho tôi chút mực, anh ấy cứ tô tô vẽ vẽ lên vở mà lại không viết lên tôi dòng nào, một dòng anh ấy cũng không cho, tôi lại hỏi sang anh bút chì, anh ấy bảo anh ấy chỉ để vẽ thôi chứ không dùng viết vào sách.
Thật may hôm nay có bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân tới thăm trường cậu chủ tôi học. Mọi người cứ thắc mắc và chê cười môn văn là môn học thuộc chỉ dành cho con gái thôi. Tôi buồn lắm, đồng chí bộ trưởng ân cần bảo: Học ngữ văn là để hiểu về cuộc sống con người, hiểu về quê hương đất nước, từ đó tôn vinh các giá trị dân tộc, giá trị con người, học ngữ văn là để hiểu tiếng mẹ đẻ, giúp nhân dân đoàn kết bảo vệ đất nước suốt bề dầy bốn ngàn năm lịch sử... không những thế môn ngữ văn còn bồi dưỡng cho tình cảm con người, giúp con người yêu thương nhau không chỉ trong biên giới quốc gia mà còn là khắp năm châu bốn biển toàn nhân loại.
Có lẽ nhờ vậy mà cậu chủ đã lục cặp tìm tôi. Tôi thật vui vì cậu chủ đã bọc cho tôi bằng một tớ báo mới cứng, dán nhãn hẳn hoi, trên đó còn ghi tiên học lễ hậu học văn. Giờ đây tôi lúc nào cũng trong cặp cậu chủ, ngày nào cũng trên bàn cậu chủ, thật là vui!
tk
Đền Đô (hay còn gọi là đền Lý Bát Đế hoặc Cổ Pháp điện) thuộc xóm Thượng, làng (xã) Đình Bảng (nay là phường Đình Bảng), thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đền nằm cách thủ đô Hà Nội gần 20 km về phía Bắc, thuộc địa phận hương Cổ Pháp, châu Cổ Pháp (làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý. Đền Đô đã được Nhà nước Việt Nam công nhận là di tích lịch sử - văn hóa theo Quyết định số 154 của Bộ Văn hóa-Thông tin cũ, nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 25/01/1991
Nơi đây thờ 8 vị vua nhà Lý đó là: Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (1009-1028); Lý Thái Tông (1028-1054); Lý Thánh Tông (1054-1072); Lý Nhân Tông (1072-1128); Lý Thần Tông (1128-1138); Lý Anh Tông (1138-1175); Lý Cao Tông (1175-1210) và Lý Huệ Tông (1210-1224).
Đền Đô được khởi công xây dựng từ ngày 3 tháng Ba năm Canh Ngọ 1030 bởi Lý Thái Tông khi vị hoàng đế này về quê làm giỗ cha. Sau này, đền được nhiều lần trung tu và mở rộng. Lần trùng tu lớn nhất là vào năm thứ hai niên hiệu Hoàng Định của vua Lê Kính Tông (tức năm 1620), khắc văn bia ghi lại công đức của các vị vua triều Lý. Từ xa xưa, đền Đô luôn được các đời vua liên tục tôn tạo, mở rộng. Vào đời vua Lê Kính Tông, năm Giáp Thìn (1605), đền Đô đã được xây dựng lại ngay trên đất cũ và được khắc văn bia ghi lại công đức của các vị vua triều Lý (Ảnh: Phạm Hải).
Đền Đô rộng 31.250 m², với trên 20 hạng mục công trình, chia thành 2 khu vực: nội thành và ngoại thành. Tất cả đều được xây dựng công phu, đắp vẽ chạm khắc tinh xảo. Khu vực nội thành có kiến trúc theo kiểu "nội công ngoại quốc"
Cổng vào nội thành gọi là Ngũ Long Môn vì hai cánh cổng có trạm khắc hình năm con rồng. Trung tâm của Khu nội thành và cũng là trung tâm đền là chính điện .Chính điện gồm trước tiên là Phương đình (nhà vuông) 8 mái 3 gian rộng đến 70 m². Tiếp đến nhà Tiền tế 7 gian rộng 220 m². Tại đây có điện thờ vua Lý Thái Tổ. Phía bên trái điện thờ có treo tấm bảng ghi lại "Chiếu dời đô" của vua Lý Thái Tổ với đúng 214 chữ, ứng với 214 năm trị vì của 8 đời vua nhà Lý. Phía bên phải có treo tấm bảng ghi bài thơ nổi tiếng "Nam quốc sơn hà Nam đế cư..."
Sau cùng là Cổ Pháp điện gồm 7 gian rộng 180 m² là nơi đặt ngai thờ, bài vị và tượng của 8 vị vua nhà Lý. Gian giữa là nơi thờ Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông; ba gian bên phải lần lượt thờ Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông; ba gian bên trái lần lượt thờ Lý Anh Tông, Lý Huệ Tông và Lý Cao Tông
Sau cùng là Cổ Pháp điện gồm 7 gian rộng 180 m² là nơi đặt ngai thờ, bài vị và tượng của 8 vị vua nhà Lý. Gian giữa là nơi thờ Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông; ba gian bên phải lần lượt thờ Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông; ba gian bên trái lần lượt thờ Lý Anh Tông, Lý Huệ Tông và Lý Cao Tông
Khu ngoại thành đền Đô gồm Thủy đình, Phương đình (nhà vuông), nhà chủ tế, nhà kho, nhà khách và đền vua Bà (thờ Lý Chiêu Hoàng, còn gọi là đền Rồng ).Thủy đình dựng trên hồ bán nguyệt, rộng 5 gian, có kiến trúc chồng diêm 8 mái, 8 đao cong. Đây là nơi để các chức sắc ngày trước ngồi xem biểu diễn rối nước. Thủy đình đền Đô xưa đã được Ngân hàng Đông Dương thời Pháp thuộc chọn làm hình ảnh tiêu biểu in trên tờ giấy bạc 5 đồng
Hai bên tả hữu đền Đô là nhà văn chỉ (thờ các quan văn) và võ chỉ (thờ quan võ) tiêu biểu nhất trong suốt 216 năm của vương triều nhà Lý. Nhà văn chỉ ba gian chồng diêm rộng 100 m² nằm bên trái khu nội thành thờ Tô Hiến Thành và Lý Đạo Thành, những quan văn đã có công lớn giúp nhà Lý . Nhà võ chỉ có kiến trúc tương tự nhà văn chỉ, ở bên phải khu nội thành thờ Lê Phụng Hiểu, Lý Thường Kiệt, Đào Cam Mộc, những quan võ đã có công lớn giúp nhà Lý...
Lễ hội đền Đô được tổ chức vào các ngày 14, 15, 16 tháng 3 âm lịch nhằm kỷ niệm ngày Lý Công Uẩn đăng quang (ngày 15/3 năm Canh Tuất 1009), ban "Chiếu dời đô". Đây là ngày hội lớn thu hút nhiều khách hành hương thể hiện lòng thành kính và nhớ ơn của người dân Việt đối với các vua Lý
Đó cũng là lễ hội truyền thống có từ lâu đời và trở thành phong tục được nhân dân xã Đình Bảng tự nguyện lưu giữ, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Du khách về dự hội vừa dâng hương tưởng niệm 8 vị vua nhà Lý, vừa vãn cảnh vùng đất Kinh Bắc tươi đẹp
Trong tất cả các dụng cụ của học sinh, chúng tôi được xem như là anh cả, bởi lẽ chúng tôi có thân hình to lớn nhất. Các bạn có biết chúng tôi là ai không? Chúng tôi là những chiếc cặp xinh xinh giúp các bạn đựng đồ dụng học tập.
Họ hàng chúng tôi có tự bao giờ không rõ lắm, nhưng chắc chắn là từ rất xa xưa, khi con người có nhu cầu đi học. Cha ông chúng tôi trước kia được làm rất đơn giản, thân hình chỉ gồm những mảnh da lớn được may lại, nắp cặp có khóa sắt hoặc có day kéo để đóng mở cặp. Còn ngày nay, với công nghệ tiên tiến và hiện đại, chúng tôi được thiết kế với nhiều kiểu mẫu đẹp hơn, đa dạng hơn. Họ hàng chúng tôi có nhiều loại: cặp đeo, cặp mang trên vai, cặp xách. Chất liệu để làm ra chúng tôi cũng phong phú hơn xưa. Có loại làm bằng da mềm, có loại làm bằng vải dù, vải gin, vải bố… Riêng tôi, tôi có một thân hình tương đối đẹp, được làm bằng một loại vải da tốt. Bên ngoài có trang trí nhiều hình vẽ và màu sắc nổi bật. Tôi thích nhất là hình chú chó Pikachu ngộ nghĩnh, đáng yêu ở phía trước mặt cặp. Bên trên là nắp cặp với một cái khóa bằng sắt bóng loáng để đóng, mở. Mỗi khi đóng, mở cặp, những âm thanh vang lên lách cách rất vui tai. Bên dưới nắp cặp là một cái túi phụ có dây kéo để các cô, cậu học trò đựng các đồ vật nhỏ cần thiết. Bên hông là một cái túi lưới để đựng những chai nước mà các cô, cậu thường hay mang đến lớp. Tôi không chỉ có quai đeo mà còn có một cái quai nhỏ để xách. Bên trong quai có lót xốp nên sử dụng rất êm. Quan trọng nhất là bên trong cơ thể tôi. Nơi ấy có ba ngăn chính dùng để đựng sách vở. Ngoài ba ngàn chính tôi còn có một ngăn phụ để đựng bút, thước, compa. Mỗi ngăn cặp được ngăn bởi một miếng vải mỏng và bền.
Tuy thân hình chúng tôi cấu tạo chỉ như thế nhưng chúng tôi rất có ích. Nhờ có chúng tôi, các cô, cậu chủ cảm thấy tiện lợi hơn, thoải mái hơn khi đến trường. Chúng tôi che nắng cho sách, vở. Và chúng tôi chũng lấy làm vinh dự với chức năng bảo vệ nguồn tri thức của các cô, cậu học trò. Có chúng tôi, nguồn tri thức ấy sẽ không bị mất đi, không bị mai một đi khi trải qua mọi sự thay đổi của thời tiết.
Để chúng tôi phát huy hết vai trò của mình thì cần phải có sự bảo quản của con người. Cách bảo quản chúng tôi cũng dễ thôi: Khi đi học về, các cô, cậu chủ nhớ treo chúng tôi lên móc, để ở nơi sạch sẽ. Khi chúng tôi bị ướt, các cô, cậu chỉ cần dùng khăn lau khô rồi phơi lên. Chúng tôi cũng cần được giặt sạch rồi phơi khô để vải không bị mục hoặc mốc. Khi có bụi bám vào, cần lau chùi cho chúng tôi sạch sẽ, nhìn vào sẽ trông đẹp hơn, mới hơn. Đặc biệt, để dây kéo hoặc ổ khóa được bền thì cần sử dụng nhẹ nhàng, cẩn thận. Nếu không cẩn thận thì các bộ phận này dễ bị hỏng.
Chúng tôi cũng không tầm thường chút nào đấy chứ! Chúng tôi là những người bạn tốt của các bạn học sinh, luôn đồng hành cùng các bạn, giúp các bạn mang theo mình nhiều tri thức để sau này trở thành những người tài đức vẹn toàn, giúp ích chó đất nước và mở ra cho mình một tương lai mới.
Kỉ niệm về chiếc cặp mà em đựng sách vở đi học luôn mãi mãi ở trong tâm trí em. Đã một năm trôi qua rồi, thế mà mỗi lần nghĩ đến em vẫn còn cảm thấy nôn nao, bồn chồn đến lạ.
Hồi ấy, em đang còn sử dụng chiếc cặp của chị Hai lúc, chị học ở tiểu học. Chiếc cặp vẫn còn sử dụng tốt, chỉ nứt một số đường may ở trong các ngăn cặp và miệng cặp. Sách vở và đồ dùng học tập thường bỏ lẫn với nhau vì chỉ còn lại có một ngăn. Nhưng không phải vì thế mà em buồn. Trái lại em rất quý và rất yêu chiếc cặp vì nó là vật kỉ niệm của chị em. Chị Hai bây giờ là sinh viên năm thứ nhất khoa Quản trị Kinh doanh rồi. Em muốn nâng niu vật kỉ niệm ấy bên mình như thầm hứa với chị Hai sẽ noi theo gương chị. Do vậy mà em không đòi hỏi bố phải mua cặp mới cho em. Nhưng rồi vào một buổi học cuối học kỳ II năm lớp Ba, tan học, mưa tầm tã, sách vở và đồ dùng học tập ngày hôm ấy lại khá nặng. Tất cả đều dồn vào cặp. Nước mưa thấm vào làm đường chỉ khâu dưới đáy cặp bị bung ra. Và thế là bao nhiêu sách vở, đồ dùng học tập rơi xuống mặt đường. Em nhặt sách vở và đồ dùng học tập lên gói chung vào tấm ni lông tất tả chạy về nhà. Thấy em ôm chồng sách vở trên tay, vai đeo chiếc cặp không, bố hỏi: “Sao con không bỏ vào cặp?”. Em vừa cởi quai đeo vừa nói với bố: “Cặp hỏng rồi bố ạ!”. Bố nhìn em, nhìn chiếc cặp đã thủng đáy, rồi quay sang âu yếm nói: “Đừng buồn nghe con! Bố bận công chuyện quá không để ý đến chiếc cặp của con. Mẹ con lại đi học xa, chắc cũng không biết chuyện này, thông cảm cho bố mẹ. Chiều nay, bố đưa con ra chợ nhà lồng thị xã, mua chiếc khác”. Thế là em đành phải từ biệt chiếc cặp, để nó lên giá sách như lưu giữ lại một vật kỉ niệm của chị mình.
Chiếc cặp mà em có trong tay bây giờ là một chiếc cặp tuyệt đẹp!
Có lẽ nó đẹp thuộc loại nhất, nhì trong lớp, bởi nó vừa mới lại vừa tốt, kiểu cặp trông rất xinh và rất tiện lợi. Chất liệu chiếc cặp được may bằng vải ni lông tông hợp màu xanh lá cây. Chiều dài độ ba mươi lảm xen-ti-mét, chiều rộng chừng hai mươi lăm xen-ti-mét. Phía trên có quai xách. Đằng sau có hai quai đeo làm bằng chỉ dù to bản, vừa chắc lại vừa êm vai. Phía trước cặp có hai khóa móc láng bóng được mạ kền. Chỉ cần bấm nhẹ vào hai cái nút nhô lên như hai đầu đũa, móc bật ra là em có thể mở cặp một cách nhanh chóng, thuận tiện. Phía trong nắp cặp là một đường dây kéo tạo thành một cánh cửa đóng kín ba ngăn cặp. Nắp cặp được làm bằng một miếng mê ca mỏng và được trang trí bằng một tấm hình chụp vị thuyền trưởng Sinbad trong bộ phim “Cuộc phiêu lưu của Sinbad” làm tàng thêm vẻ đẹp của chiếc cặp.
Chiếc cặp được cấu tạo ba ngăn. Ngăn giữa rộng hơn, em dùng để toàn bộ sách vở trong buổi học. Còn hai ngăn kia dùng để đồ dùng học tập và tấm vải mưa. Thật là tiện lợi. Đã gần một năm rồi mà chiếc cặp vẫn còn y như mới mua tuần trước. Đi học về, bao giờ em cũng dùng một miếng vải mỏng lau sạch bụi bặm hoặc nước mưa rồi mới để vào góc học tập của mình.
Chiếc cặp đã trở thành người bạn thân thiết của em từ dạo đó. Và bây giờ, ngày ngày cặp lại cùng em tung tăng đến trường, rồi lại cùng em trở về nhà trong niềm vui vì những điểm mười mà em đạt được.