Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. MỞ BÀI
Giới thiệu cây phượng: một loài cây rất thân thuộc và gần gũi với chúng ta
2. THÂN BÀI
Nguồn gốc: phượng có nguồn gốc ở Madagascar. Tại Việt Nam, phượng vĩ được người Pháp du nhập vào trồng khoảng những năm cuối thế kỷ 19 tại các thành phố lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.
Đặc điểm
- Thân cây: thân gỗ, cao từ 6-12m, lớp vỏ cây xù xì, có màu nâu
- Lá cây: nhỏ như lá me, màu xanh cốm, mọc đối xứng
- Tán cây: rộng, có nhiều cành nhỏ
- Rễ cây: rễ cọc, ăn sâu xuống mặt đất
- Hoa phượng: có 5 cánh, màu đỏ lốm đốm trắng, gồm nhiều bông, nhiều chùm
- Quả: dài và cong như lưỡi liềm, có nhiều hạt
Công dụng, ý nghĩa
- Phượng trồng để lấy bóng mát
- Làm đẹp cho phố phường, trường học
- Rễ cây dùng làm thuốc, thân để lấy gỗ
- Gắn liền với người học sinh, tuổi học trò
- Đi vào thơ ca, nhạc họa
Sinh trưởng
- Cây tái sinh hạt và chồi đều mạnh
- Có thể phát triển trên mọi địa hình: ven biển, đồi núi, trung du
- Dễ trồng, mọc khỏe, phát triển nhanh, không kén đất
- Tuổi thọ không cao: khoảng 30 tuổi
3. KẾT BÀI
Khẳng định vai trò của cây phượng trong cuộc sống hàng ngày
I. Mở bài
Trong cuộc đời mỗi con người chúng ta, không ai là không đến trường. mỗi ngày đến trường là một niềm vui, một kỉ niệm đẹp của thời học sinh. Thời đi học trong mỗi ai cũng có những ấn tượng đep, những kỉ niệm đjep. Và đối với học sinh thì không thể bỏ qua một loài hoa rất thân thuộc với mỗi người, đó là hoa phượng. bài viết này chúng ta đi tìm hiểu về cây phượng.
II. Thân bài
1. Nguồn gốc
- Có tên là Phượng vĩ, hay phượng vỹ, xoan tây, điệp tây hoặc hoa nắng.
- Họ Fabaceae
- Sinh sống ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
- Tên theo tiếng anh Flamboyant, Royal poinciana và Mohur tree
- Tên theo tiếng trung là phượng hoàng mộc, kim hoàng
2. Đặc điểm
a. Thân cây
- Thuộc thân gỗ
- Có lớp vỏ xù xì
- Có màu nâu sẫm
b. Lá
- Nhỏ
- Lá mọc đối xứng qua một xương lá
- Thuộc họ lá kép lông chim
- Màu xanh lục
c. Tán lá
- Rộng
- Dài, vươn xa
- Nhỏ chi chít
- Tạo bóng mát
d. Rễ
- Cắm sâu xuống đất
- Có phần nổi trên mặt đất dài ngoằng ngèo
e. Hoa
- Màu đỏ
- 5 cánh
- Có lốm đốm màu vàng
f. Quả
- Dẹp
- Chứa nhiều hạt
- Có vị ngọt
3. Sinh trưởng
- Cây tái sinh bằng chồi và hạt rất mạnh
- Phát triển tốt trên mọi loại địa hình: ven biển, đồi núi, trung du.
- Mọc khoẻ, phát triển nhanh, không kén đất, rất dễ trồng
- Tuổi đời không cao, khoảng 30 tuổi
4. Khu vực nhiều phượng
- Hoa kì
- Khu vực Caribe
- Nó là loài cây biểu tượng chính thức của quần đảo Bắc Mariana (CNMI).
5. Ý nghĩa của cây phượng
- Che mát, tạo không gian mát mẻ
- Làm đẹp tường học, phố phường
- Làm thơ ca, cảm hứng sáng tác
- Là kỉ niệm tuổi thơ, một thời đjep đẽ của học sinh
- Báo hiệu mùa hè tới
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ về cây phượng
Cây phượng là một người bạn, là một kỉ niệm vô cùng djep đối với mỗi người học sinh. Nó mang lại cho ta một thời cắp sách đến trường đầy niềm vui. Có thể nói phượng là người bạn chân thành của học sinh.
Bạn tham khảo dàn ý sau đây:
I. Mở bài
Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi: “Nét chữ là nết người”. Thật vậy, câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tươi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi.
II. Thân bài
1. Nguồn gốc, xuất xứ
Được phát minh bởi nhà báo Hungari là Lazo Biro vào những năm 1930 quyết định và nghiên cứu. Ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế.2. Cấu tạo
Vỏ bút: Ống trụ tròn dài từ 14 - 15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.Ruột bút: Bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.Bộ phận đi kèm: Lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.3. Phân loại
Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tùy theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng (có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài)Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.4. Nguyên lý hoạt động, bảo quản
Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.Bảo quản: Cẩn thận.5. Ưu điểm, khuyết điểm
- Ưu điểm:
Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.Giá thành rẻ, phù hợp với học sinh.- Nhược điểm: Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.
- Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.
6. Ý nghĩa
Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẩm mỹ của mỗi con ngườiDùng để viết, để vẽ.Những anh chị bút thể hiện tâm trạng:Như người bạn đồng hành thể hiện ước mơ, hoài bão… của con người.“Hãy cho tôi biết nét chữ của bạn, tôi sẽ biết bạn là ai.”III. Kết bài
Kết luận và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống: Ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ - Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh” . Mỗi khi đến Tết cổ truyền thì hình ảnh về chiếc bánh chưng lại không thể thiếu trên bàn thờ của mỗi gia đình người Việt.
Trước tiên ta sẽ đi tìm hiểu về nguồn gốc của chiếc bánh chưng. Theo truyền thuyết, bánh chưng xuất hiện ở đời vua Hùng thứ 16 do con trai vua là Lang Liêu làm ra để làm lễ tiên vương. Nhờ loại bánh này mà vua cha đã truyền ngôi cho chàng và thứ bánh hình vuông tượng trưng cho mặt đất được nhà vua đặt tên là “ bánh chưng”. Để tạo ra một chiếc bánh chưng thì khâu chọn nguyên liệu là rất quan trọng. Bao gồm: thịt lợn ( thường là thịt ba chỉ), gạo nếp ( ngon nhất là nếp thầu dầu), đỗ xanh, lá dong, lạt và các gia vị như hạt tiêu, hành, thảo quả, muối đường. Những nguyên liệu ấy vừa quen thuộc, vừa gần gũi với chúng ta mà cũng vô cùng ý nghĩa bởi trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo. Tiếp theo ta cần biết cách sơ chế nguyên liệu cho hợp lý. Lá dong mua hoặc cắt từ vườn về rồi rửa sạch sau đó dùng khăn lau khô, cắt bớt phần cuống cho vừa với khuôn bánh. Lá gói bánh phải là lá dong tươi, lá to bản và không bị rách, có màu xanh mướt. Những lá bé hơn hoặc bị rách thường làm lá độn. Gạo nếp để gọi bánh thường là gạo thu hoạch vào vụ mùa bởi gạo mùa này có hạt to, tròn, thơm và dẻo hơn gạo vụ chiêm. Gạo nếp vo sạch, ngâm nước trong thời gian từ 12 – 14 tiếng, sau đó vớt ra xóc lại với nước sạch rồi để cho ráo. Đỗ xanh cũng là nguyên liệu cần lựa chọn công phu. Người ta thường mua loại đỗ tiêu, hạt nhỏ, lòng vàng để gói bánh. Đỗ xanh được vỡ đôi ngâm với nước ấm 40 độ trong khoảng 2 giờ cho mềm và nở, sau đó vớt ra đãi sạch vỏ và để ráo nước. Người ta thường bung đỗ nên cho chin rồi nắm thành từng nắm cho tiện gói bánh. Thịt lợn mua về rửa sạch, để ráo nước, sau đó thái thịt thành từng miếng khổ lớn rồi ướp với hành tím thái mỏng, muối tiêu, thảo quả để khoảng 2 tiếng cho ngấm. Người ta dùng thịt ba chỉ để gói bánh vì loại thịt này vừa có mỡ vừa có nạc sẽ khiến cho bánh có vị ngậy, béo. Khi ướp thì không nên dùng nước mắm vì sẽ nhanh bị ôi thiu. Để có lạt gói bánh, người ta mua ống giang về chẻ thành từng nan mỏng. Trước khi gói, nhiều người còn cầu kì ngâm lại với nước muối hoặc hấp lên cho mềm ra.
Để gói bánh chưng đẹp thì không phải là một việc dễ dàng.Trước hết ta xếp hai chiếc lá lồng lên nhau tạo thành hình chữ thập, sau đó đặt khuôn bánh lên sao cho phần giao nhau của hai chiếc lạt nằm ở khoảng giữa của khuôn bánh. Dùng bốn chiếc lá mặt gấp vuông góc với bốn góc của khuôn bánh, xếp vào kín bốn góc sau đó cho thêm các lớp lá độn. Lần lượt xúc một bát gạo trải đều lên lớp lá, bẻ nửa nắm đỗ trải đều lên lớp gạo. Lấy hai, ba miếng thịt đặt lên trên lớp đỗ làm nhân. Sau đó lại tiếp tục trải nửa nắm đỗ còn lại rồi đổ tiếp một bát gạo nữa cho đầy mép khuôn. Gấp lần lượt lá độn rồi lá mặt sao cho tạo thành mặt phẳng so với các mép khuôn rồi gỡ khuôn ra khỏi bánh, buộc lạt thật chặt. Gói bánh cần bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, cẩn thận để gói ra chiếc bánh vuông vắn dâng lên bàn thờ tổ tiên. Khâu cuối cùng là luộc bánh. Muốn lá bánh sau khi luộc vẫn giữ được màu xanh đẹp mắt, người ta thường dùng nồi tôn để luộc. Bánh luộc khoảng 10- 12 tiếng là chin. Trong quá trình luộc phải đảm bảo nước ngập đầu bánh để bánh không bị sượng. Bánh chín vớt ra dùng nước lạnh rửa sạch sau đó để nơi khô ráo, sạch sẽ, dùng vật nặng để ép cho bánh được chắc.
Bánh chưng là món ăn cổ truyền của dân tộc Việt Nam nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu với cha ông, với đất trời. Người ta thường chọn những cặp bánh đẹp nhất để dâng lên bàn thờ lễ gia tiên. Một chiếc bánh đạt yêu cầu khi ép xong có hình vuông vức, không bị lòi gạo ra ngoài, lá vẫn giữ được màu xanh, khi ăn phải mềm có vị dẻo thơm, béo ngậy hòa quyện của các nguyên liệu.
Bánh chưng đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Hình ảnh chiếc bánh chưng mang ý nghĩa sum vầy, đoàn tụ, gợi không khí gia đình gần gũi, ấm áp.
Bánh chưng là một sản vật xuất hiện từ trước thời văn minh lúa nước của người Việt và cho đến nay cũng như mãi mãi về sau, bánh chưng luôn có sự hiện diện trong đời sống văn hoá ẩm thực và văn hoá tâm linh của người Việt Nam. Có thể nói bánh chưng là một sản vật vừa có sức trường tồn mà lại rất gần gũi với đời sống thường nhật của người Việt Nam trong cả hai lĩnh vực: Văn hoá ẩm thực và văn hoá tâm linh.
Phong bánh chưng ngày Tết được bày trên mâm cúng ông bà, ông vải là một mỹ tục, được truyền lại từ thời các Vua Hùng trong truyền thuyết Lang Liêu, một trong những người con của Vua Hùng đã dùng lúa nếp làm nên những chiếc bánh chưng, bánh dầy thay cho các thứ sơn hào, hải vị dâng tiến vua cha. Có lẽ cũng từ đó mới xuất hiện hai từ “ngọc thực”. Nó là biểu trưng cho lòng thành kính đến mộc mạc của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên mà không có thứ ngọc nào sánh nổi. Nó là thứ “ngọc” đã nuôi sống con người, nuôi sống dân tộc từ thuở hồng hoang của lịch sử cho tới muôn sau.
Trong những ngày tết Nguyên Đán, không có gia đình Việt Nam nào lại thiếu vắng những chiếc bánh chưng xanh trên bàn thờ, trên mâm cúng ông bà, ông vải. Bánh chưng có thể được tự làm ra từ khi gieo hạt, trồng cấy, thu hái, xay giã, gói luộc đối với người nông dân ở miền xuôi, miền ngược, miền Bắc, miền Nam. Và, bánh chưng cũng có thể được mua như mua các loại hàng hoá khác đối với những người dân các vùng đô thị trong nước và ở nước ngoài. Chiếc bánh chưng ngày tết dù tự túc, tự sản hay được mua bán như những thứ hàng hoá khác nhưng đều có chung một điểm: Đó là sản vật không thể thiếu để dâng cúng lên cha mẹ, ông bà, tổ tiên trong ngày Tết. Một nét đẹp lâu đời nhất, truyền thống nhất trong văn hoá tâm linh của người Việt Nam.
Ngày nay, trong sản xuất nông nghiệp với xu thế chuyển đổi nông sản thành hàng hoá, việc trồng cấy đại trà và tạo ra những vùng nguyên liệu chuyên canh là một xu thế tất yếu. Tuy vậy, vẫn còn không ít những gia đình nông dân vẫn còn lưu giữ một tập quán lâu đời: Đó là việc dành riêng một một khoảnh, một thửa đất để trồng cấy các giống nếp quý, chỉ dùng cho việc cúng lễ hay những ngày trọng trong năm. Từ việc chọn giống như giống nếp cái hoa vàng, giống nếp hương …, lúa gặt về được nhặt từng bông, lựa những bông có hạt chắc, mẩy đều rồi buộc thành từng túm nhỏ treo trên sào cốt tránh lẫn các loại lúa khác. Đến mùa gieo mạ mới đem xuống dùng đĩa sứ, hoặc vỏ con trai cạo từng túm chứ không đập. Quá trình chăm sóc luôn giữ đủ nước, vừa phân và xa các khu ruộng trồng các loại lúa tẻ để tránh lai tạp. Khi gặt về cũng lựa từng bông và bảo quản bằng các túm nhỏ trên sào tre. Giáp tết hay những ngày trọng mới đem tuốt và xay giã làm gạo để gói bánh chưng hoặc đồ xôi. Những việc làm cẩn thận, cầu kỳ đến tỉ mẩn này không chỉ thể hiện sự “sành ăn” vì giống nếp quý lại không lẫn tẻ, không bị lai tạp nên khi gói luộc, bánh chưng sẽ dẻo, rền và thơm hương nếp cùng lá dong xanh mà còn thể hiện sự tôn kính đối với các thế hệ tiền nhân.
Trong cái tết Mậu Thân, trước tổng tiến công các mẹ, các chị đã ngày đêm gói rất nhiều đòn bánh tét cho bộ đội ăn tết trước và đem theo làm lương ăn trong những ngày Tết đánh giặc. Hình ảnh anh bộ đội giải phóng với vành mũ tai bèo, bên hông cột gọn gàng gói bộc phá với một đòn bánh tét mãi mãi là bức phù điêu của những mùa xuân đại thắng của dân tộc Việt Nam. Trước đó hơn hai trăm năm ( Bính Ngọ – 1786 ), bánh chưng ( bánh tét ) cũng theo bước chân thần tốc của đoàn quân của người anh hùng áo vải Tây Sơn – Nguyễn Huệ phò Lê diệt Trịnh. Bánh chưng theo suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Bánh chưng có mặt trong mọi hoạt động xã hội, tín ngưỡng. Bánh chưng làm dẻo mềm hơn câu ca dao, gắn kết quá khứ với hiện tại và trong xu thế hội nhập, bánh chưng Việt Nam trong những ngày tết cổ truyền của dân tộc lại có mặt trên khắp năm châu. Bánh chưng Việt Nam trong vai trò sứ giả, mang thông điệp của một Việt Nam đổi mới, mong muốn hoà bình, hợp tác, hữu nghị với thế giới, cùng hướng tới tương lai …
Ngày tết, ăn một miếng bánh chưng sau khi cúng lễ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, dư vị thời gian, không gian huyền thoại của lịch sử như cùng quy tụ trong màu xanh của bánh, mùi thơm thảo của hạt nếp tiền nhân để cùng suy ngẫm về ý nghĩa triết học và giá trị nhân văn của các truyền thuyết, các sự tích về bánh chưng của người Việt. Đó cũng là một cách di dưỡng tinh thần, làm giàu thêm bản sắc văn hoá tâm linh và văn hoá ẩm thực Việt Nam.( vndoc)
Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày dỗ tổ mùng mười tháng ba
Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam.
https://hoc24.vn/ly-thuyet/bai-viet-so-5-van-lop-8.2366/
bn vào link này tham khảo nha !
Tham khảo nhé !
Có một màu hoa đỏ đang rực cháy trong sân trường, trong trái tim tôi và dù đã đi qua bao mùa hoa đỏ như thế trong lòng tôi vẫn luôn cảm thấy bâng khuâng, xao xuyến. Đó là màu đỏ tươi thắm của những bông hoa phượng, cây phượng nơi góc sân trường đã bao lần trổ hoa, bao lần chào đón và tiễn đưa các thế hệ học sinh, âm thầm lặng lẽ ghi dấu biết bao kỉ niệm vui buồn. Cây phượng cũng chỉ như bao loài cây khác nhưng nhờ có con người mà chúng đã trở nên thật đặc biệt với những ý nghĩa vô cùng sâu sắc.
Chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh cây phượng trên khắp mọi nơi, từ Bắc vào Nam, từ đường phố, công viên trường học hay ngay trong vườn nhà cũng có cây phượng, thế nhưng đã mấy ai biết về nguồn gốc của loài cây này. Nơi được coi là quê hương của loài cây phượng nằm ở Madagascar - một đảo quốc nằm gần Châu Phi trên Ấn Độ Dương. Từ đây họ hàng của cây phượng đã được phân tán đi khắp nơi trên thế giới, bởi vậy mà nó có rất nhiều tên gọi khác nhau, ở Việt Nam thường gọi là “hoa phượng” hay “phượng vĩ”, “phượng vỹ”, còn bên Trung Quốc họ gọi hoa phượng là “phượng hoàng mộc”, tên tiếng Anh của loài hoa này là “flamboyant”. Phượng là một loài cây cổ thụ, với giống phượng đại thân cây có thể cao đến 20 mét, gốc cây bằng cả một người ôm. Thân cây phượng dù già cỗi cũng không bị xù xì xấu xí, bởi chúng được thay áo liên tục với lớp vỏ mới trông khá nhẵn nhụi, khi cạo nhẹ lớp vỏ màu nâu sẽ thấy ngay màu xanh của thân cây. Thân cây càng lớn thì tán cây càng to, cây phượng ít phát triển chiều cao mà chủ yếu là phát triển mặt tán, càng lớn càng muốn tán của mình che được nhiều hơn, ôm trọn một mái nhà hay góc vườn nào đó. Tán của nó rất dày, rất ít những tia nắng có thể lọt qua được, nó tạo nên những bóng râm rộng và mát mẻ. Người ta trồng phượng cái chính là bóng râm nhưng chủ yếu cũng là ngắm hoa, chẳng ai lại không bị thu hút ánh nhìn bởi hoa phượng bởi cái màu đỏ chót chói lọi rực rỡ của nó dù không muốn nhìn cũng cố tình chen vào tầm mắt. Phượng mọc hoa thành từng chùm lớn, mỗi chùm 4-5 cành hoa, hoa phượng rực rỡ nhưng mỏng manh, những cánh hoa dài cuống nhỏ với 4 cánh nhỏ màu đỏ tươi còn một cánh hoa to lốm đốm màu trắng. Nhìn bông hoa phượng giống như những vũ công mặc chiếc váy xòe màu đỏ đang nhún nhảy. Lá phượng lại giống đuôi chim, lá phức nhỏ li ti màu xanh nhạt, ở Việt Nam phượng thường có thời kì rụng lá đến trơ trụi cả cây. Quả phượng rất dài, khoảng 30-50cm, quả già thường cứng, dẹt và có màu nâu sẫm. Có thể nói phượng là loài cây “dễ tính”, tuy chúng chỉ phát triển ở vùng nhiệt đới hay cận nhiệt đới nhưng lại có thể chịu hạn, chịu mặn tốt. Cây phượng đã đi vào cuộc sống của con người ngày một gần gũi, thân thương, nó được đem trồng ở khắp nơi, làm bóng mát, làm cây cảnh ở hè phố, cơ quan trường học hay vườn nhà. Đặc biệt hoa phượng nơi sân trường đã là một biểu tượng cho mùa hè, cho thời học sinh, ve kêu hoa phượng nở, học sinh tạm chia tay nhau nghỉ hè. Những xúc cảm mà hoa phượng mang đến đã được các nghệ sĩ nắm bắt trọn vẹn, có người đã viết ca khúc về hoa phượng, làm thơ về phượng vĩ như bài hát “Mùa hoa phượng nở” của nhạc sĩ Hoàng Vân, bài thơ “Phượng hồng” của Quốc Phương. Còn đối với những người học trò, có ai lại chưa từng nhặt hoa phượng ép cánh hoa vào trang sách rồi chờ cánh hoa khô trao tặng cho nhau làm kỉ niệm. Dưới gốc cây phượng chơi trốn tìm, dưới bóng cây phượng ngồi kể chuyện cho nhau nghe rồi đến khi nghỉ hè chia tay lại tặng nhau những bông hoa phượng để tình bạn sẽ mãi tươi thắm như những cánh hoa.
Cây phượng nói chung và hoa phượng nói riêng xứng đáng là một người bạn, là tri kỷ gắn bó với bao người. Mỗi mùa hoa phượng nở rồi tàn đã gieo vào lòng người bao cảm xúc, nỗi niềm thương nhớ, tiếc nuối xen lẫn hy vọng.