Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chọn: thuyết minh về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
Mở bài: Giới thiệu về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt
Thân bài:
- Nguồn gốc:
+ Thơ thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối.
+ Thơ thất ngôn tứ tuyệt ra đời vào thời nhà Đường, có nguồn gốc từ Trung Quốc.
- Đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
+ Mỗi bài thơ gồm 4 câu, 7 chữ (số dòng số chữ không được thêm bớt)
+ Luật thơ: có bài thơ gieo vần bằng, có bài gieo vần trắc nhưng chủ yếu là gieo vần bằng.
+ Cách đối: đối hai câu thơ đầu hoặc đối hai câu thơ cuối, hoặc không có đối.
+ Cách hiệp vần: chữ cuối của câu 1 bắt vần với chữ cuối của câu 2 và 4.
- Bố cục thơ:
+ 4 câu tương ứng với 4 phần khai, thừa, chuyển, chuyển hợp
+ Nội dung 2 câu đầu tả cảnh, hai câu cuối tả tình
- Nhận xét ưu điểm: Có sự kết hợp hài hòa cân đối nhạc điệu. Thích hợp để viết về chủ đề thiên nhiên, tình yêu đất nước.
+ Khuyết điểm: Niêm luật và thi pháp chặt chẽ, nghiêm ngặt, đa dạng nhưng không dễ làm, số câu chữ không được thêm bớt tùy tiện.
Kết bài: Nêu giá trị của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đối với nền thơ ca nói chung.
Chiếu dời đô
=> thể loại: chiếu
Đặc điểm : Chiếu là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Chiếu có thể viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi; được công bố và đón nhận một cách trang trọng.
Hịch tướng sĩ
=> thể loại : hịch
Đặc điểm :
Hịch là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh viết ra một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
+ Hịch có kết cấu chặt chẽ, có lý lẽ sắc bén, có dẫn chứng thuyết phục.
+Đặc điểm nổi bật của hịch là khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe.
Nước Đại Việt ta
=> thể loại : Cáo
Đặc điểm :
Cáo là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
Bàn luận về phép học
=> thể loại : tấu
Đặc điểm:
Tấu là một loại văn nghị luận cổ, được viết bằng văn xuôi, văn vần và có xen câu văn biền ngẫu
tấu dùng cho bề tôi, thần dân hay quan lại trong triều đình gửi lên vua chúa .
Em có suy nghĩ:
- Tinh thần cuộc sống:
+ họ có một lòng yêu nước nồng nàn , mãnh liệt , đồng thời họ có tư duy sắc bén lão luyện đã từng trải qua nhiều việc.
+ họ có một suy nghĩ khách quan , yêu đời , họ căm phẫn tức giận khi nước nhà bị xâm chiếm
- Mở bài:
Sách là một dụng cụ không thể thiếu đối với học sinh và thầy cô giáo khi đến trường. Quyển sách Ngữ văn lớp 8, tập 1đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập của học sinh. Nó là một công cụ học tập, một sợi dây kết nối giữa học sinh và giáo viên, học sinh và tác phẩm,…
- Thân bài:
* Nguồn gốc:
Không như các đồ vật khác, quyển sách Ngữ Văn 8 , Tập 1 do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành hàng năm dưới sự cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sách được tái bản nhiều lần mỗi năm. Sách được sử dụng để giảng dạy và học tập trong học kì 1, lớp 8. Trong lịch sử, sách Ngữ văn lớp 8, tập 1 được biên soạn nhiều lần, có bổ sung sửa đổi cho phù hợp với từng thời đại.
Để có được một quyển sách với nội dung hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn rất công phu. Quyển sách ra đời là kết quả nghiên cứu mệt mài của rất nhiều giáo sư, tiến sĩ hàng đầu trong chuyên ngành và sự góp sức của các thầy giáo có kinh nghiệm trong cả nước. Chế bản do Công ty cổ phần thiết kế và phát hành sách giáo dục đảm nhận. Sắp tới, năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự định sẽ thay đổi toàn bộ sách giáo khoa hiện hành. Nghĩa là chúng ta sẽ có một quyển sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1 hoàn toàn mới. Do nhiều lí do khách quan, kế hoạch đổi sách giáo khoa bị hoãn lại.
* Đặc điểm hình thức:
Quyển sách hiện có gồm 176 trang. Bìa sách mềm không viền, được in theo khổ giấy 17 x 24 cm, độ dày gáy 0.5cm. Bên trong sách được in với loại giấy nâu xậm không phản quang rất thân thiện. Phần bên trong gồm nội dung của chương trình học và một số hình ảnh minh họa. Các tranh ảnh đều in trắng đen, chủ yếu là các hình vẽ minh họa.
Bìa trước là dòng chữ: Ngữ Văn 8, tập 1. Chữ được tô màu xanh dương làm nổi bật trên nền bìa hồng phấn. Sự lựa chọn màu sắc tinh tế. Đây là màu yêu thích của các học sinh đang ở lứa tuổi thích khám phá, giàu mơ ước.
Từ phía góc dưới đến giữa quyển sách là khóm hoa vàng lá màu xanh dương tạo nên nét hài hòa thật bắt mắt. Đầu trang bìa là dòng chữ: Bộ giáo dục và Đào tạo. Logo Nhà xuất bản Giáo dục đặt ở phía bên phải cuối bìa. Thật tinh tế khi các nhà thiết kế chọn màu hồng phấn làm nền cho bìa. Nó rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 8 đang độ mộng mơ, hồn nhiên và vô cùng nhạy cảm với thế giới xung quanh.
Bìa sau của sách có nền màu trắng. Hai bên trái, phải ở trên cùng lần lượt in hình Huân chương Hồ Chí Minh và Vương miệng kim cương chất lượng quốc tế, biểu tượng cho tinh thần cao quý và chất lượng của quyển sách. Bên dưới là tên các loại sách thuộc các môn học khác nằm trong chương trình lớp 8 được in với màu đen đặc sắc trên một khung nền màu hồng phấn như: Ngữ Văn 8 (tập một, tập hai), Lịch sử 8, Địa lí 8, Giáo dục công dân 8, Âm nhạc và Mĩ thuật 8, Toán 8 (tập một, tập hai),…, Tiếng nước ngoài (Tiếng Anh 8, Tiếng Nga 8…).
Dưới cùng, nằm bên gốc phải là tem đảm bảo và giá bán. Góc bên trái là mã vạch sản phẩm để kiểm định sản phẩm.
Hình thức trang bìa trang nhã, bố cục cân xứng, hài hòa, màu sắc bắt mắt chính là điểm nhấn nổi bậc của quyển sách này. Quyển sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8, tập 1 thật sự phù hợp với học sinh lớp 8.
* Cấu tạo nội dung:
Sách có cấu tạo ba phần: Văn bản, Tiếng Việt và làm văn. Ngoài ra còn có phần giới thiệu chương trình và phần lí luận văn học.
* Phần văn bản: Gồm các văn bản văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945, văn bản văn học nước ngoài, văn bản nhật dụng:
Văn bản văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 gồm các phẩm: “Tôi đi học” (Thanh Tịnh), “Trong lòng mẹ” (trích “Những ngày thơ ấu” – Nguyên Hồng), “Lão Hạc” (trích “Lão Hạc”– Nam Cao), “Tức nước vỡ bờ” (trích “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố), “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” (Phan Bội Châu), “Đập đá ở Côn Lôn” (Phan Chu Trinh), “Muốn làm thằng cuội” (Tản Đà), “Hai chữ nước nhà” (Trần Tuấn khải).
Tác phẩm văn học Việt Nam có vai trò bồi dưỡng tình yêu con người, tình yêu cuộc sống, nâng cao tinh thần yêu nước cho mỗi học sinh. Đồng thời, mỗi văn bản là một bài ca đầy rung cảm của con người trước những biến động đổi thay của cuộc đời, gây cho ta niềm cảm thông sâu sắc.
Phần văn bản văn học nước ngoài bao gồm các tác phẩm xuất sắc của các nhà văn nổi tiếng thế giới: “Cô bé bán diêm” ( Andecxen), “Đánh nhau với cối xay gió” ( trích Đôn-ki-hô-tê) – Xecvantec, “Chiếc lá cuối cùng” (Trích) – O.Henri, “Hai cây phong” (trích “Người thầy đầu tiên”) – Ai-ma-tốp.
Đây là những tác phẩm được các nhà biên soạn cân nhắc và lựa chọn kĩ càng. Nội dung phù hợp với nhận thức học sinh lớp 8. Mỗi văn bản là một mảng màu về cuộc sống khắp nơi trên thế giới. Thông qua cuộc đời và số phận của nhân vật giúp học sinh thêm thấu hiểu, cảm thông và biết trân trọng giá trị con người. Từ đó tìm thấy tiếng nói chung trong hành trình đấu tranh bảo vệ quyền sống của con người trên khắp thế giới.
Phần văn bản nhật dụng đề cập đến những vấn đề gần gũi, nóng bỏng trong cuộc sống hiện nay: Thông tin về ngày trái đất năm 2000, Ôn dịch thuốc lá, Bài toán dân số. Văn bản nhật dụng giúp học sinh nhân thức rõ ràng và sâu sắc các vấn đề đang xảy ra xung quanh ta. Thông điệp ở mỗi văn bản thúc giục con người chung tay hành động bảo vệ cuộc sống.
Nhận xét: Các văn bản văn học là nhưng tác phẩm văn học xuất sắc của Việt Nam và thế giới. Đó là những rung cảm tinh tế trong tâm hồn. Mỗi tác phẩm là tiếng nói đồng cảm đối với những số phận bất hạnh. Đó là nỗi khổ đau cùng cực trong cuộc đời người (Lão Hạc, Trong lòng mẹ,..). Đó là tiếng thét gọi đòi quyền sống của con người trong thời đại tối tăm (Tức nước vỡ bờ, …). Đó là bản cáo trạng tố cáo bộ mặt tàn ác của xã hội bất nhân chà đạp lên quyền sống của con người (Tức nước vỡ bờ,..). Đó là khát vọng vươn lên giành lấy sự sống; là bản trường ca ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn con người lương thiện nhưng khổ đau (lão Hạc, Tức nước vỡ bờ,…
Tác phẩm gây cảm động sâu sắc, tác động mãnh liệt vào tâm hồn nhằm khơi dậy lòng trắc ẩn thương người của mỗi học sinh.
* Phần Tiếng Việt:
Ở phần Tiếng Việt, học sinh sẽ được mở mang thêm nhiều kiến thức với nhưng bài học vô cùng bổ ích như: Cấp độ khái quát của từ ngữ, Trường từ vựng, Từ tượng hình – Từ tượng thanh, Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, Trợ từ – Thán từ, Tình thái từ, Chương trình địa phương (Phần Tiếng Việt), Nói quá, Nói giảm – Nói tránh, Câu ghép, Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, Dấu ngoặc kép, Ôn luyện về dấu câu,…
Đây là phần tiếp nối chương trình Tiếng Việt ở lớp 7. Với sự phong phú của bài học, cộng với sự biên soạn đơn giản mà sâu sắc, giúp học sinh có thể vận dụng tốt tiếng Việt trong bài viết tập làm văn. Đặc biệt là văn miêu tả và giao tiếp hằng ngày một cách thiết thực và hiệu quả.
Những bài học tiếng Việt khắc sâu kiến thức về Tiếng Việt. Kết hợp với các bài học về dấu câu, biện pháp tu từ sẽ bồi dưỡng và nâng cao khả năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh. Thấy được vẻ đẹp của Tiếng Việt, học sinh càng thêm yêu mến tiếng nói dân tộc mình.
* Phần Làm văn:
Ở phần này, chúng ta đã được rèn luyện, củng cố nâng cao một số kĩ năng trong quá trình tạo lập văn bản như: xây dựng bố cục, xây dựng đoạn văn, liên kết đoạn văn. Chương trình Tập làm văn 8 sẽ được nâng cao trên một vài phương diện. Sự kết hợp phương thức biểu đạt tự sự, nghị luận mà chúng ta đã được học qua với phương thức biểu đạt khác như miêu tả, biểu cảm sẽ tạo nhiều điều kiện để ta đọc – hiểu văn bản làm cơ sở để đi vào nghiên cứu phương thức biểu đạt thuyết minh.
Đây là kiểu văn bản lần đầu được dạy trong nhà trường ở Việt Nam. Tuy không xuất hiện nhiều trong lĩnh vực văn chương nhưng lại hết sức thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống. Phần làm văn thuyết minh hình thành và rèn luyện học sinh cách thuyết minh một sự vật, hiện tượng trong cuộc sống theo tri thức khoa học khách quan và chuẩn xác.
Phần tập làm văn giúp học sinh tiếp tục củng cố và rèn luyện năng lực viếtvăn biểu cảm. Học sinh biết thể hiện tình cảm, cảm xúc, tình yêu mến của mình trước cuộc sống bằng những câu văn. Văn biểu cảm phát huy năng lực tưởng tượng và sáng tạo, tái hiện hiện thực cuộc sống bằng ngôn ngữ của riêng mình. Kết hợp với tính chuẩn xác của văn thuyết minh tạo cho học sinh khả năng biểu đạt chính xác hơn các vấn đề trong đời sống. Đây chính là bước đệm quan trọng trong hình thành và củng cố năng lực sử dụng ngôn ngữ và thiết lập văn bản cho học sinh, sẵn sàng làm tốt các bài văn nghị luận văn học khi lên lớp 9.
* Vai trò, ý nghĩa:
Trước hết, quyển sách Ngữ văn lớp 8, tập 1 chính là một dụng cụ học tập hiệu quả mà mỗi học sinh lớp 8 đều cần có.
Qua việc lựa chọn tỉ mẫn của các nhà biên soạn, quyển sách giúp học sinh tiếp cận với những tác phẩm văn học nổi tiếng được truyền qua nhiều thế hệ. Từ đó mới thấy được chân giá trị của nghệ thuật. Đối với người học văn, nó còn làm cho tâm hồn ta bay bổng, thanh thản, nhẹ nhàng hơn để giảm bớt đi những áp lực nặng nề của cuộc sống.
Hơn nữa, sách còn mang ý nghĩa giáo dục to lớn, rèn luyện cho ta nhiều kiến thức trong việc giao tiếp hàng ngày dù là thể hiện dưới mọi hình thức.“Có đam mê đọc sách mới thấy được những giá trị tiềm tàng của sách” “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ” (M.Gorki). Thật vậy, câu nói này đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ và nó vẫn còn mang ý nghĩa tồn tại trong mọi thời đại.
Quyển sách là người thầy, người bạn luôn kề cận với học sinh. Và mỗi khi đến giờ học văn, quyển sách lại được trân trọng đặt lên bàn. Từng bài học đi qua càng làm cho tâm hồn ta thêm yêu cuộc đời, thêm quý trọng tri thức. Nó nhắc nhở ta về bổn phận và trách nhiệm cao cả trong cuộc sống này.
* Sử dụng và bảo quản:
Sách chỉ được sử dụng trong hết học kì 1, lớp 8. Sang học kì 2, sẽ có một quyển sách khác thay thế. Khi sử dụng, chúng ta cần bao sách và dán nhãn cẩn thận. Để sách không bị ẩm, rách hãy bao sach bằng bài bóng. Cần bảo quản sách cẩn thận. Không nên gấp sách, vẽ bậy hay xé rách sách. Không được bôi bẩn, làm nhàu nát, cuốn gốc hay xé rách sách. Khi không sử dụng sách nữa hãy cho tặng các em lớp sau. Hoặc quyên góp từ thiện ủng hộ các em nhỏ vùng sâu, vùng xa tiếp tục xử dụng để quyến sách càng thêm giá trị.
Sách được làm từ giấy nên không nên để sách gần lửa, nơi có nguồn nhiệt lớn hay nơi ẩm thấp. Hãy bảo quản sách ở trong cặp. Thường xuyên lau chùi để quyển sách sạch sẽ.
- Kết bài:
Quyển sách Ngữ Văn 8, tập 1 không thể thiếu trong chương trình lớp 8. Hãy yêu mến sách, hãy trân trọng sách hơn nữa. Bởi trân trọng sách là thể hiện sự trân trọng tri thức và lòng biết ơn sâu sắc các thế hệ cha anh đã dày công tích lũy tri thức cho chúng ta thừa hưởng hôm nay.
Bạn tham khảo qua nha
Trong cuộc đời của mỗi người, hẳn ai cũng từng biết qua một vài quyển sách, càng bổ ích hơn khi được đọc hoặc nghiên cứu về chúng. Hôm nay, tui xin giới thiệu với các bạn quyển sách Ngữ Văn 8 – Tập một mà tôi đang được học ở trường. Đây là một quyển sách chứa đựng thật nhiều kiến thức vế các phần như: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn. Tôi sẽ trình bày đôi nét vế quyển sách này để các bạn biết rõ hơn vế nó.
Quyển sách Ngữ Văn 8 – Tập một do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành dưới sự cho phép của Bộ Giáo dục và đào tạo, được tái bản lần thứ năm. Để có được một quyển sách với nội dung hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn rất công phu. Nào là phải chọn lọc rồi biên soạn lại, trình bày bìa và minh họa, chọn size chữ, chọn bản in,…Nhân đây, tui xin nhắc đến một số người đã góp công trong việc phát hành quyển sách này. Bản quyền thuộc Nhà xuất bản Giáo dục và đào tạo. Vế phần nội dung do Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên), Nguyễn Hoành Khung (Chủ biên phần Văn), Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên phần Tiếng Việt), Trần Đình Sử (Chủ biên phần Tập làm văn), Lê A, Diệp Quang Ban, Hồng Dân, Bùi Mạnh Hùng, Lê Quang Hưng, Lê Xuân Thái, Đỗ Ngọc Thống, Trịnh Thị Thu Tiết, Phùng Văn Tửu. Chịu trách nhiệm xuất bản do chủ tịch HĐQT kiêm tổng Tổng Giám đốc Ngô Trần Ái và phó Tổng Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nguyển Quý Thao. Biên tập lần đầu Kim Chung, Ngọc Khanh, Hiền Trang. Biên tập tái bản Phạm Kim Chung. Trình bày bìa và minh họa là Trần Tiểu Lâm. Nguyễn Thanh Thúy chịu trách nhiệm biên tập kĩ thuật. Sửa bản in do Phòng sửa bản in (NXB Giáo dục). Chế bản do Công ty cổ phần thiết kế và phát hành sách giáo dục. Sách có mã số 2H811T9 và số đăng ký KHXB: 01-2009/CXB/219 – 1718/GD, được in 70 000 cuốn tại Công ty TNHH MTV XSKT & Dịch vụ In Đà Nẵng. In xong nộp lưu chiểu tháng 02 năm 2009.
Cầm quyển sách trên tay, ta sẽ dễ dàng đọc được dòng chữ “Ngữ Văn 8 – Tập một” in thật to ở bìa sách. Bìa thuộc dạng bìa cứng , có bề mặt nhẵn, được trang trí với màu cam thật đẹp mắt, trên cùng, ở gốc trái có in dòng chữ màu đen: “Bộ Giáo dục và đào tạo” khoảng 2-3 milimet. Bên dưới dòng chữ ấy là tên sách:”Ngữ Văn” được tô màu xanh dương làm nổi bật trên nền bìa cam có phông chữ khoảng 28 – 30 milimet cùng với số “8” màu trắng có size từ 30 – 35 milimet được in thật to bên dưới, phía bên phải và bên trái số “8” ấy có đế hang chữ “Tập một”. Thân bìa được trang trí thêm hoa, lá vàng, xanh để tăng thêm phần sinh động. Phía dưới cùng là hang chữ “Nhà xuất bản Giáo dục” với bản hiệu logo màu đỏ. Bìa sách cuối có nền màu trắng, hai bên trái, phải ở trên cùng lần lượt in hình “Huân chương Hồ Chí Minh và Vương miệng kim cương chất lượng quốc tế. Bên dưới là tên các loại sách thuộc các môn học khác nằm trong chương trình lớp 8 được in với màu đen đặc sắc trên một khung nền màu xanh như: Ngữ Văn 8 (tập một, tập hai), Lịch sử 8, Địa lí 8, Giáo dục công dân 8, Âm nhạc và Mĩ thuật 8, Toán 8 (tập một, tập hai), Vật lí 8, Hóa học 8, Sinh học 8, Công nghệ 8, Tiếng nước ngoài (Tiếng Anh 8, Tiếng Nga 8, Tiếng Pháp 8, Tiếng Trung Quốc 8). Dưới cùng, nằm bên gốc phải là tem đảm bảo và giá là 7 200 đồng. Kế bên là các mã vạch màu đen dung để phân biệt. Sách gồm 176 trang không tính bìa, được in theo khổ giấy là 17 x 24 cm. Bên trong sách được in với loại giấy thường gồm phần nội dung của chương trình học và một số hình ảnh minh họa mang tính logic.
Qua quyển sách ta có thể tìm hiểu rõ hơn, trao dồi kiến thức vế phần Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn.
Ở phần Văn bản ta sẽ học qua các tác phẩm văn học từ đó ta sẽ có cơ sở để đi sâu hơn vào phân tích tác phẩm, phân tích nhân vật.
Ngôn từ dân tộc Việt Nam ta rất phong phú vì vậy phần Tiếng Việt sẽ luyện cho ta về các loại từ ngữ và câu để từ đó có cách dùng thật chuẩn xác.
Riêng phần Tập làm văn chúng ta đã được rèn luyện, củng cố nâng cao một số kĩ năng trong quá trình tạo lập văn bản như: xây dựng bố cục, xây dựng đoạn văn, lien kết đoạn văn. Chương trình Tập làm văn 8 sẽ được nâng cấp trên một vài phương diện. Sự kết hợp phương thức biểu đạt tự sự, nghị luận mà chúng ta đã được học qua với phương thức biểu đạt khác như miêu tả, biểu cảm sẽ tạo nhiều điều kiện để ta đọc – hiểu văn bản làm cơ sở để đi vào nghiên cứu phương thức biểu đạt thuyết minh. Đây là kiểu văn bản lần đầu được dạy trong nhà trường ở Việt Nam, tuy không xuất hiện nhiều trong lĩnh vực văn chương nhưng lại hết sức thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống.
Trong phần Văn bản, chúng ta cũng đã được biết qua các tác phẩm văn học hết sức nổi tiếng được thể hiện dưới hình thức truyện hoặc thơ của các nhà văn lỗi lạc trong và ngoài nước. Điển hình là một số tác phẩm văn học nổi tiếng như: Tôi đi học của Thanh Tịnh, Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) của Nguyên Hồng, Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) của Ngô Tất Tố, Lão Hạc của Nam Cao, Cô bé bán diêm (trích) của An-đéc-xen, Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn Ki-hô-tê) của Xét-van-tét, Chiếc lá cuối cùng (trích) của O Hen-ri, Hai cây phong (trích
1. Tác giả
- Tế Hanh: 1921 – 2009
- Tên khai sinh: Trần Tế Hanh
- Quê ở Quảng Ngãi.
- Ông có mặt trong phong trào Thơ Mới ở chặng cuối với những bài thơ mang nặng nỗi buồn và tình yêu với quê hương, đất nước.
- Tác phẩm chính: Hoa niên, Gửi miền Bắc, Tiếng sóng, Hai nửa yêu thương, Khúc ca mới,…
2. Tác phẩm Quê hương:
- Xuất xứ: trích trong tập Nghẹn ngào (1919).
- Đây là nguồn cảm hứng lớn trong tác phẩm của Tế Hanh.
- Bố cục:
+ Phần 1 (16 câu đầu): Hình ảnh quê hương hiện lên trong nỗi nhớ da diết.
+ Phần 2 (4 câu cuối): Khẳng định nỗi nhớ của nhà thơ.
Tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính Lão Hạc xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ đè lên những cuộc đời của những con người lương thiện.
Con chó cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia sẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. Bởi thế, cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc.
Cậu Vàng bị bán đi; Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói dẹo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu.
Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt “cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão. Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này. Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người, kiếp chó: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”.
Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu cũng là những lời trăng trối. Kết cục số phận của lão Hạc là cái chết được báo trước nhưng vẫn khiến mọi người bất ngờ, thương cảm. Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.