Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) MB: Giới thiệu về hoa sen: gắn liền với con người VN
b) TB: -Nguồn gốc: Có truyền thống lâu đời, có nguồn gốc từ Châu Á
-Ý nghĩa: + Chiếm một vị trí cố xưa trong tất cả nền văn hóa đặc biệt của phật giáo
+ Là biểu tượng của người con gái VN
+ Là quốc hoa của nước ta
-Cấu tạo: gồm cuống đài cánh và nhụy
+ Cánh và nhụy cấu tạo thành một hoa sen với một vẻ đẹp thanh thoát
+ Hoa sen được đỡ bằng một cuống hoa dài và đưa sen mọc lên trên mặt nước để khoe vẻ đẹp thanh thoát của mình
+ Lá sen rất xanh và lớn. Trên mặt lá có một lớp nhung trắng, khi có ánh nắng chiếu vào làm cho lớp nhung đó óng ánh li ti huyền ảo rất đẹp
-Công dụng: có rất nhiếu công dụng
+ Dùng để trang trí làm cho ngôi nhà thêm đẹp và trang trọng
+ Hạt sen nhỏ màu vàng là loại thuốc rất tốt để chửa bệnh mất ngủ, suy nhược,...
+ Cánh và gạo sen dùng để làm trà ăn với cốm thì rất tuyệt
+ ... ... ...
c) KB: Khẳng định lại giá trị của hoa sen
Nêu cảm nghĩ về hoa sen
(tham khảo dàn ý nè :v )
1. Mở bài: Giới thiệu chung về hoa sen - quốc hoa của Việt Nam.
2. Thân bài:
Nguồn gốc: Nguồn gốc từ Châu Á.
Ý nghĩa:
– Có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa phật giáo
– Hoa sen chính là quốc hoa của Việt Nam.
– Hoa sen gắn bó với hình ảnh người Việt Nam.
Cấu tạo:
– Cuống đài cánh và nhụy
+ Cánh, nhụy cấu tạo thành một hoa sen bền vững.
+ Hoa sen được đỡ bằng một cuống hoa dài và đưa sen mọc lên trên mặt nước để khoe vẻ đẹp.
+ Lá sen rất xanh và lớn.
Công dụng
– Tính thẩm mỹ, trang trí nhà cửa.
– Hạt sen nhỏ công dụng quan trọng như an thần, chữa bệnh mất ngủ, suy nhược,…
3. Kết bài
– Tầm quan trọng cùng giá trị của hoa sen.
– Cảm nghĩ của bản thân về hoa sen.
Bài làm:
Hoa sen, một trong những biểu tượng truyền thống quan trọng của văn hóa và tôn giáo ở nhiều nước châu Á, không chỉ đơn giản là một loài hoa đẹp mắt mà còn mang trong mình một ý nghĩa sâu sắc .
Ý nghĩa của hoa sen đã được thể hiện qua nhiều khía cạnh. Ở Ấn Độ, hoa sen được coi là biểu tượng của sự thuần khiết và tinh thần cao quý. Trong đạo Phật, sen tượng trưng cho sự trỗi dậy từ bùn lầy, mọc lên trên mặt nước, biểu hiện sự giác ngộ và tiến bộ tinh thần của con người. Ngoài ra, hoa sen còn liên kết chặt chẽ với nền văn hóa Phật giáo và Ấn Độ cổ đại, làm cho nó trở thành một biểu tượng tôn thờ và tôn kính.
Lợi ích của hoa sen không chỉ giới hạn trong mảng tôn giáo và tâm linh mà còn có ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Hoa sen thường được sử dụng trong nghệ thuật trang trí và nhiều nghi lễ quan trọng. Nó cũng có giá trị dược liệu trong y học cổ truyền và hiện đại. Nước hoa sen được trích xuất từ hoa sen có tác dụng làm dịu da, giảm căng thẳng và tạo cảm giác thư giãn. Hạt sen cũng thường được sử dụng trong nấu ăn và là nguồn cung cấp dinh dưỡng quý báu.
Khép lại trang sách , hoa sen không chỉ là một loài hoa đẹp mắt mà còn là biểu tượng của tâm linh và văn hóa ở nhiều quốc gia châu Á. Sự tinh khiết, tinh thần cao quý và sự phát triển tinh thần của con người được thể hiện qua ý nghĩa và công dụng đa dạng của hoa sen trong cuộc sống hàng ngày.
I). Mở bài:
- Từ bao đời nay, cây lúa đã gắn bó và là một phần không thể thiếc của con người Việt Nam
- Cây lúa đồng thời cũng trở thành tên gọi của một nền văn minh – nền văn minh lúa nước.
II). Thân bài:
1. Khái quát:
- Cây lúa là cây trồng quan trọng nhất thuộc nhóm ngũ cốc.
- Là cây lương thực chính của người dân Việt Nam nói chung và của Châu Á nói riêng.
2. Chi tiết:
a. Đặc điểm, hình dạng, kích thước:
- Lúa là cây có một lá mầm, rễ chùm.
- Lá bao quanh thân, có phiến dài và mỏng.
- Có 2 vụ lúa: chiêm, mùa.
b. Cách trồng lúa: phải trải qua nhiều giai đoạn:
- Từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ.
- Rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng
- Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân.
- Ruộng phải sâm sấp nước.
- Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi phải làm có, bón phân, diệt sâu bọ.
- Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo…
c. Vai trò của cây lúa và hạt gạo:
- Vấn đề chính của trồng cây lúa là cho hạt lúa, hạt gạo.
- Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp (dùng làm bánh chưng, bánh dày)…
* Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh dày hay đồ các loại xôi.
* Lúa nếp non dùng để làm cốm.
- Lúa gạo làm được rất nhiều các loại bành như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở, cháo,…
Nếu không có cây lúa thì rất khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực độc đáo của Việt Nam.
d. Tác dụng:
- Ngày nay, nước ta đã lai tạo được hơn 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia.
- Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về sản xuất gạo.
- Cây lúa đã đi vào thơ ca nhạc họa và đời sống tâm hồn của người Việt Nam
III). Kết bài:
- Cây lúa vô cùng quan trọng đối với đời sống người Việt
- Cây lúa không chỉ mang lại đời sống no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt
Thuyết minh về cây lúa nước:
"Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn."
Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó thân thiết với con người, làng quê Việt Nam. Bằng hạt gạo – hạt ngọc trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng vua Hùng. Chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh của cây lúa và người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi về sau.
Lúa là một thực vật quý giá, là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa có phiến dài và mỏng,mọc bao quanh thân, mặt lá nhám, gân lá chạy song song. Tùy thời kì sinh trưởng, phát triền mà lá lúa có màu khác nhau. Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.
Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa: chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng. Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi (đang thì con gái) lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt, chín vàng. Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo... Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người.
Hạt gạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất của chúng ta. Hạt gạo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu, rất cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài việc nuôi sống con người, hạt lúa, hạt gạo còn gắn bó với đời sống tinh thần của người Việt. Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp... Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền thống của con người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán. Bánh chưng, bánh giầy còn gắn liền với Lang Liêu thời vua Hùng dựng nước. Lúa nếp non còn dùng để làm cốm - một thức quà thanh lịch của người Hà Nội. Gạo nếp dùng để đồ các loại xôi – một món đồ lễ không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết và ngày cúng giỗ tổ tiên. Đồng thời xôi cũng là thức quà quen thuộc hằng ngày. Từ lúa gạo, người Việt còn làm rất nhiều loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh nếp, bánh phở, cháo... Nếu không có gạo, thật là khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
Ngày nay, nước ta đã lai tạo được gần 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia. Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo.
Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:
"Bao giờ cây lúa còn bong
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn".
Thuyết minh về cây sen:
Hoa sen là một lọai hoa thanh khiết và có truyền thống lâu đời nhất ở phương Đông. Đây là một lòai thực vật sống dưới nước có nguồn gốc Á Châu và chiếm giữ một vị trí cổ xưa trong tất cả nền văn hóa đặc biệt của phật giáo. Những cánh, nhụy và gương hạt đã cấu thành một bông hoa sen có nét đẹp thanh thóat và màu tươi sáng.
Hoa sen mọc trong bùn, sống trong bùn nhưng vượt lên khỏi nó để hướng đến mặt trời mà không hề bị bùn làm ô nhiễm, vấy bẩn. Cũng giống như một người được sinh ra trên thế giới, tồn tại giữa cuộc đời nhưng đã vượt thoát khỏi sự tham lam, sâu hận, dục vọng và không bị vấy bẩn, ô nhiễm bởi dòng đời.
Ở Việt Nam, sen được xếp vào bộ tứ quý (4 mùa): Lan, sen, cúc, mai và xếp vào hàng “tứ quân tử” cùng tùng, trúc, cúc. Hoa sen rất thích hợp với môi trường có khí hậu nhiệt đới như nước ta. Từ Bắc vào Nam, nó có mặt khắp mọi nơi, gần gũi và thân thiết với mọi người như cây tre, cây đa… Nếu ở miền Bắc, hoa sen chỉ nở vào mùa hè, thì ở hầu khắp miền Nam quanh năm đâu đâu cũng thấy sen khoe sắc thắm, Làng quê nơi Bác sinh ra cũng có tên là Làng Sen, và có lẽ hoa sen đẹp nhất khi được ví với hình tượng Bác Hồ, người cha già dân tộc, vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta:
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
Trong lòng mỗi người dân Việt, sen là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp tươi sáng, cao sang và thuần khiết mang tính chất dân tộc. Chính vì thế, hoa sen luôn là nguồn cảm hứng bất tuyệt của thi ca và nghệ thuật… Có lẽ, không người Việt Nam nào không thuộc bài ca dao đầy tính triết lý này:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhuỵ vàng
Nhuỵ vàng bông trắng là xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Người Việt đã cảm nhận được ý hay “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, sen sống trong bùn nhưng sen vươn lên trên lầy, toả hương thơm ngát. Sen có một sức sống mạnh mẽ đến kỳ lạ và tự tính của sen là tinh khiết, vô nhiễm. Nó tượng trưng cho bản tính thân thiện, phong thái tao nhã, tinh thần “vươn dậy” trong mọi nghịch cảnh của con người Việt Nam.
Đặc biệt trong tư tưởng Phật giáo, hoa sen được tôn quý và chiếm vị trí rất quan trọng. Tinh thần “cư trần bất nhiễm trần”, đó cũng chính là ý nghĩa của hoa sen biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện, sự duy trì và phát triển của Phật pháp, trí tuệ dẫn đến niết bàn. Trong các công trình kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam, sen luôn trở thành hình tượng nghệ thuật. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu lấy cảm hứng từ hoa sen là chùa Một Cột. Theo truyền thuyết, ngôi chùa này được hình thành từ một giấc mộng đài sen của vua Lý Thái Tông. Chùa có hình dáng hoa sen, mọc lên từ hồ nước, chỉ với “một cột” như một cọng sen. Ở đây, hoa sen là sự giác ngộ, đạt được sự trong sáng và giải thoát khỏi bùn nhơ…
Giản dị, tao nhã và thuần khiết, sen là hiện thân cho tính cách, lối sống và tâm hồn người Việt. Sen còn là món quà vô giá từ thiên nhiên, bởi từ sen có thể chế biến những thực phẩm bổ dưỡng, những bài thuốc đặc trị. Gương sen hình phễu, nhẹ, xốp, màu đỏ tía, không có mùi, có tác dụng cầm máu rất hiệu quả lên được chế biến thành nhiều loại thuốc để chữa bệnh băng huyết, cao huyết áp,… Hạt sen nhỏ, có màu vàng, vừa là món ăn dân dã quen thuộc, lại là một loại thuốc rất tốt dành để chữa bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh. Tâm sen màu xanh, nằm giữa hạt sen, có thể dùng để ướp trà, tạo lên hương vị thơm dịu. Lá sen khô nghiền vụn và lá sen tươi, tất cả đều thái nhỏ, hoà với nước uống mỗi ngày còn giúp thanh nhiệt. Ngó sen vừa là một loại thuốc chữa các bệnh về gan, lại vừa là món ăn quen thuộc của người Việt, trong bữa cơm mà có một bát nộm ngó sen, vừa ngon lại giúp dễ tiêu hóa, khó ai có thể từ chối được. Ngày xuân, nhà ai cũng đều có một hộp mứt sen đậm đà bản sắc dân tộc, kết hợp với trầu cau, nước trà mang lại một không khí ấm áp mà thân thương, vui vẻ mà lịch sự. Nhớ hồi bé, ngày hè, mẹ thường nấu cho bát chè sen với đường, vừa thơm, ngọt lại mát, đi chơi cả ngày nhưng vẫn yên tâm không sợ bị ốm. Hoa sen đúng là loại hoa mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước chúng ta, một loại hoa mạng đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Hãng hàng không Vietnam-airline đã chọn hình ảnh bông sen sáu cánh làm biểu tượng của mình sau bao thời gian chắt lọ, suy nghĩ. Phải chăng đó cũng là biểu tượng mà người Việt Nam muốn cho bạn bè quốc tế trên khắp năm châu được biết đến. Đóa sen hồng giờ đã được nâng lên không trung, bay đến với khắp mọi nơi trên thế giới, mang niềm vui đoàn tụ, hạnh phúc, hòa bình và đã giúp khoảng cách giữa người và người, giữa các cộng đồng trên thế giới được xích lại gần nhau. Trong mắt của bạn bè thế giới, hình ảnh của bông sen sẽ in đậm và động lại trong tư tưởng của mọi người về một đất nước anh hùng, bất khuất dù phải trải qua bao cuộc bể dâu, bao trận chiến tang thương, khốc liệt nhưng giờ đây vẫn vững bước đi lên hội nhập với thế giới. Và rồi đây, tôi lại thầm cảm ơn, cảm ơn đóa sen mang tên “Việt Nam” đã tỏa hương thơm ngát.
Dù thời gian đang hằn những bước chân vào tạo hóa nhưng tôi tin bông hoa sen dù có trải qua bao cuộc đổi thay vẫn sẽ giữ được vẻ đẹp thanh khiết, mùi hương dịu dàng giống như con người Việt Nam vẫn luôn vươn lên để tỏa sáng như đóa sen vươn mình đón nắng mai nơi bùn đất. Và rồi một ngày, sắc sen rạng rỡ giữa cuộc sống mến thương.
“Sen vẫn thế, âm thầm và lặng lẽ
Rồi một mai, bừng sáng giữa khung trời
Từ sâu thẳm chốn bùn lầy đất mẹ
Ngát hương sen, nét đẹp chẳng phai phôi”
Sen thơm, hương lại hữu sắc. Dù trong hoàn cảnh nào sen cũng hàm chứa trong nó sự tinh tế, thuần khiết, cao đẹp. Nó thật sự là biểu trưng tiêu biểu nhất cho văn hoá và cốt cách nhân văn của người Việt Nam.
Thuyết minh về cây nhãn lồng Hưng Yên: Mỗi vùng miền đều có những đặc sản đại diện cho quê hương và con người nơi đó. Thanh hóa có Nem chua, Lục Ngạn Bắc Giang có vải Thiều, Thái Bình có Bánh cáy…và khi nhắc đến Hưng Yên thì ai cũng nhớ đến một sản vật có một không hai với cái tên đầy trân trọng “Nhãn lồng”.Khắp 3 miền đất nước, đâu đâu cũng có nhãn, bởi đây là thứ cây thân thuộc không thể thiếu trong góc vườn của mọi gia đình. Tuy nhiên, chỉ nhãn cùi, nhãn lồng, nhãn Hương Chi, nhãn đường phèn, nhãn nước, nhãn thóc mới có ở các vườn nhãn Hưng Yên. Mảnh đất được phù sa của sông Hồng nâng niu, bồi đắp để cây nhãn dâng tặng cho đời thứ quả thơm thảo.
Mùa xuân, cây nhãn ra hoa trong tiết trời se lạnh và mưa nhẹ. Bóng những tán cây xum xuê và hương thơm của hoa tỏa nhẹ, thơm mát, đâu đó dậy lên tiếng ong rủ nhau đi hút mật..
Đến mùa quả chín, cây nhãn nhuộm một màu vàng như màu nắng, át cả màu xanh của lá, cho những trái nhãn thơm ngon trĩu cành. Những khuôn mặt ngời ngời hạnh phúc khi được tự tay thu hoạch những chùm quả chín đầu cành. Những dòng người nơi xa, người mua kẻ bán tấp nập đổ về Hưng Yên để mua Nhãn lồng, đông đúc, chật kín cả đường.
Vào mùa nhãn, đi trên những con đường hay những khu vườn của Hưng Yên, khẽ khàng chạm tay vào những chùm nhãn bóng mịn, trĩu nặng mà thấy lòng tự hào với cái tên gọi “vương quốc Nhãn lồng”. Ở vương quốc nhãn này, người dân cậy nhờ vào thứ cây đặc sản để khẳng định tên tuổi, thương hiệu của mình khắp nơi nơi.
Những quả nhãn căng mọng, hương thơm dịu nhẹ như mời gọi các du khách thưởng thức. Nhãn lồng Hưng Yên quả to, tròn, da trơn bóng một màu vàng nâu nhạt, cùi dày, ráo nước. Bóc một lớp vỏ mỏng láng, để lộ lớp cùi nhãn dày trắng ngà hấp dẫn như mời gọi.
Đưa vào miệng nếm thử có vị ngọt thơm, giòn, dai. Bên trong là hạt nhỏ màu đen nhánh, ngơ ngác như ánh mắt đen huyền của trẻ thơ. Mùi hương cũng rất đặc trưng, đó không phải là một mùi thơm nức mũi mà nhẹ nhàng, tinh khiết, dịu mát, ăn mà thấy khoan khoái.
Chả thế mà nhà bác học Lê Quý Đôn từng viết "mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong răng lưỡi, đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho". Không phải thứ nhãn nào cũng được ưu ái và ví von với những lời hay và ý đẹp như thế.
Người xưa thường dùng nhãn lồng để tiến vua, tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng nhãn quý là "Nhãn lồng bổ ngập dao phay", cùi nhãn phải dày, mọng nước và nhiều mật. Người ta gọi tên Nhãn lồng vì nhiều sự tích, nhưng có lẽ cũng bởi Nhãn lồng Hưng Yên có 2 dẻ cùi lồng xếp lên nhau.
Không chỉ thưởng thức quả nhãn tươi vừa được hái trên cành mà người dân còn nghĩ ra cách làm long nhãn. Quả nhãn tươi bóc vỏ, tách riêng lấy phần thịt nhãn đem phơi khô thành những múi dẻo quánh, màu nâu sẫm, vẫn còn nguyên hương thơm và vị ngọt hắc hơn cả đường phèn. Long nhãn thường được dùng làm thuốc hoặc uống với trà.
Tuy ngày nay có rất nhiều nơi trồng được nhãn nhưng chỉ có nhãn lồng Hưng Yên mới có được hương vị đặc biệt, hiếm hoi mà không địa phương nào có được. Có lẽ thiên nhiên đã ưu ái ban tặng riêng cho mảnh đất này trái nhãn đậm đà một dư vị khó quên.
Nhãn lồng không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn là một nét đẹp trong văn hóa của người Hưng Yên. Trải qua bao nhiêu năm, nhãn lồng Hưng Yên vẫn gắn bó máu thịt với đời sống kinh tế và tâm linh người dân nơi đây.
Từ sâu thẳm chốn bùn lầy đất mẹ
Ngát hương sen, nét đẹp chẳng phai phôi”
Sen thơm, hương lại hữu sắc. Dù trong hoàn cảnh nào sen cũng hàm chứa trong nó sự tinh tế, thuần khiết, cao đẹp. Nó thật sự là biểu trưng tiêu biểu nhất cho văn hoá và cốt cách nhân văn của người Việt Nam.
Sen là một loài thực vật sống dưới nước và chiếm giữ một vị trí cổ xưa. Ở Việt Nam, sen được xếp vào bộ tứ quý: Lan, sen, cúc, mai và xếp hàng theo “tứ quân tử” cùng tùng, trúc, cúc. Hoa sen rất thích hợp với môi trường có khí hậu nhiệt đới như nước ta. Từ Bắc vào Nam, nó có mặt khắp mọi nơi, gần gũi và thân thiết với mọi người như cây tre, cây đa…
Nếu ở miền Bắc, hoa sen chỉ nở vào mùa hè, thì ở hầu khắp miền Nam quanh năm đâu đâu cũng thấy sen khoe sắc thắm.Những cánh, nhụy và gương hạt đã tạo nên một bông hoa sen có nét đẹp thanh thóat và màu tươi sáng. Sen được đỡ bằng một cuống hoa dài và đưa sen mọc khỏi trên mặt nước. Lá sen rất xanh có một lớp nhung trắng phủ trên bề mặt khi ánh náng chiếu vào làm lớp nhung trắng đó óng ánh li ti mờ ảo rất đẹp. Gương hạt sen hình phễu, nhẹ, xốp, màu đỏ tía, không có mùi, có tác dụng cầm máu rất hiệu quả lên được chế biến thành nhiều loại thuốc để chữa bệnh băng huyết,cao huyết áp,…và là nguồn càm hứng.
Hoa sen mọc trong bùn, sống trong bùn nhưng vượt lên khỏi nó để hướng đến mặt trời mà không hề bị bùn làm ô nhiễm, vấy bẩn. Cũng giống như một người được sinh ra trên thế giới, tồn tại giữa cuộc đời nhưng đã vượt thoát khỏi sự tham lam, sâu hận, dục vọng và không bị vấy bẩn, ô nhiễm bởi dòng đời. Và có lẽ hoa sen đẹp nhất khi được ví với hình tượng Bác Hồ, người cha già dân tộc, vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta:
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
Trong lòng mỗi người dân Việt, sen là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp tươi sáng, cao sang và thuần khiết mang tính chất dân tộc.Có lẽ, không người Việt Nam nào không thuộc bài ca dao đầy tính triết lý này:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Sen sống trong bùn nhưng sen vươn lên trên lầy, toả hương thơm ngát. Sen có một sức sống mạnh mẽ đến kỳ lạ và tự tính của sen là tinh khiết, vô nhiễm. Tượng trưng cho bản tính thân thiện, phong thái tao nhã, tinh thần “vượt lên” trong mọi nghịch cảnh và giá trị đạo đức. Ngoài ra, kiến trúc tiêu biểu lấy cảm hứng từ hoa sen là chùa Một Cột. Theo truyền thuyết, chùa được hình thành từ một giấc mộng đài sen của vua Lý Thái Tông. Chùa có hình dáng hoa sen, mọc lên từ hồ nước, chỉ với “một cột” như một cọng sen.
Cái đẹp là để người ta yêu! Nhưng có người yêu cái đẹp rực rỡ, chói ngời, lại có người yêu cái đẹp giản đơn, mộc mạc. Còn tôi, tôi yêu cái đẹp bình dị nhưng khiến người ta phải ngẫm suy. Phải chăng vì hoa sen cũng thế nên tôi mới cảm nhận được cái đẹp trong loài hoa này? Giữa chốn đầm lầy lạnh lẽo, mầm hoa kiên trì chắt lọc những tinh hoa từ đất mẹ. Thế rồi một sớm mai nắng đẹp, hoa sen vươn lên, xòe cánh đón nắng mai. Từng cánh hoa tinh khôi, thoảng nhẹ chút hương theo gió. Miền đất ngai ngái mùi bùn, ấy mà sen vẫn rạng ngời vươn cao. Bất giác, ta nhớ đến những con người giữa cái nghèo đói vây quanh, tưởng họ sẽ buông tay mặc cho số phận,nhưng không, họ vẫn là chính họ! Và rồi, họ mơ một ngày mai tươi sáng, họ sẽ là đóa sen thơm tỏa ngát giữa cảnh đời chông gai. Sen đã khắc họa vào tim ta chất thanh cao…Sen thầm lặng, hiền hòa nhưng cao quý biết chừng nào.
Sen hiện thân cho tính cách, lối sống và tâm hồn người Việt, còn là món quà vô giá từ thiên nhiên, bởi từ sen có thể chế biến những thực phẩm bổ dưỡng, những bài thuốc đặc trị… Hạt sen nhỏ, có màu vàng, vừa là món ăn dân dã quen thuộc, lại là một loại thuốc để chữa bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh. Tâm sen màu xanh, nằm giữa hạt sen, có thể dùng để ướp trà, tạo hương thơm dịu. Lá sen khô nghiền vụn và lá sen tươi, tất cả đều thái nhỏ, hoà với nước uống mỗi ngày còn giúp thanh nhiệt. Ngó sen vừa là một loại thuốc chữa các bệnh về gan, lại vừa là món ăn quen thuộc của người Việt, trong bữa cơm mà có một bát nộm ngó sen, vừa ngon lại giúp dễ tiêu hóa, khó ai có thể từ chối được. Nhớ hồi bé, ngày hè, mẹ thường nấu cho bát chè sen với đường, vừa thơm, ngọt lại mát, đi chơi cả ngày nhưng vẫn yên tâm không sợ bị ốm. Đúng là loại hoa mà thiên nhiên đã ban tặng.
Dù thời gian đang hằn những bước chân vào tạo hóa nhưng tôi tin, sen dù có trải qua bao cuộc đổi thay vẫn sẽ giữ được vẻ đẹp thanh khiết, mùi hương dịu dàng giống như con người Việt Nam vẫn luôn vươn lên để tỏa sáng như đóa sen vươn mình, đón nắng mai nơi bùn đất. Và rồi một ngày, sắc sen rạng rỡ giữa cuộc sống mến thương.
Tham khảo:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại xen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Mỗi khi nhắc đến những câu ca dao quen thuộc này, ta lại nhớ đến bông sen, một loài hoa thanh khiết vô ngần, một loài hoa đã rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam từ xa xưa.
Hoa sen có nguồn gốc ở Châu Á, xuất phát ở Ấn Độ và dường như nó là một loài hoa xuất hiện từ rất lâu rồi. Và ở Việt Nam nó trở thành một biểu tượng cao quý từ ngàn đời.
Hoa sen thuộc bộ Quắc Hoa, là cây thủy sinh, thuộc nhóm thực vật phát triển rất sớm trên trái đất. Thân sen ăn sâm dưới bùn là loại cây thân củ như cây súng, có thể ăn được, rễ mọc từ củ sen, có nhiều nhánh. thân sen cấu tạo rất đặc biệt, nếu bẻ đôi thân sen sẽ thấy hai nửa thân được nối với nhau bằng những sợi tơ dài.Cuốn lá có nhiều gai nhỏ, phiến lá to tròn, trên phiến lá có một lớp nhung trắng, khi ánh nắng mặt trời chiếu rọi, mặt lá lấp lánh. Toàn bộ bông sen được nâng đỡ bằng một cuống hoa dài khoảng mấy chục cm Sau khi sen nở nhị và nhụy thụ phấn thì các cánh sen từ màu hồng tươi bắt đầu tàn, đài sen dần dần lớn chuyển từ vàng sang xanh. Sau khi các hạt trong đài sen lớn ,già và chuyển dần sang màu đen, đài sen bắt đầu khô và các hạt sen rơi ra bắt đầu cho sự sống mới trên ao bùn lầy. Khi sen chưa nở, những búp sen hình bầu dục xép khít vào nhau màu xanh lục đẹp mắt.
Những bông hoa sen chỉ mọc vào mùa hạ, khi hạ qua đông về, sen sẽ lụi tàn.. Sen chỉ sinh trưởng trong môi trường có khí hậu ấm nóng bởi vậy khi thu đến đông về, sen chìm mình xuống lớp bùn đất để chờ xuân sang vươn chồi non biếc.Nếu ở miền Bắc, hoa sen chỉ nở vào mùa hè, thì ở hầu khắp miền Nam quanh năm đâu đâu cũng thấy sen khoe sắc tinh khôi. Làng quê nơi Bác sinh ra tại Nghê An cũng có tên là Làng Sen, và có lẽ hoa sen đẹp nhất khi được ví với Bác Hồ, người cha già, vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta: “Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.
Bông sen trong đời sống đóng vai trò quan trọng. Hoa sen được cắm vào những chiếc bình xinh xắn là vật trang trí trong nhà. Hơn nữa, sen còn là món ngon rất bổ dưỡng: hạt sen để làm xôi, chè. Củ sen rửa sách có thể làm món ăn mát lành trong mùa hè và nhị sen được dùng để pha trà rất thơm. Chè làm từ sen giúp chữa bênh mất ngủ , suy nhược,…
Bên cạnh những giá trị thực tế trong cuộc sống, bông sen còn có giá trị về mặt tinh thần, là tín ngưỡng tâm linh trong phật giáo. Hoa sen được tôn quý và chiếm vị trí rất quan trọng bởi tôn giáo này quan niệm rằng bản thân bông sen đã mang một thứ khí giới thanh cao biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự trong trắng và thánh thiện,..Đặc biệt sen trở thành quốc hoa ở Ấn Độ và các nước trong khu vực Châu Á có những tín ngưỡng cao. Trong các công trình kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam, sen luôn trở thành hình tượng. Chùa Một Cột là kiến trúc tiêu biểu lấy cảm hứng từ hoa sen được xây dựng trụ một cột gỗ trên một hồ nước..Và sen cũng xuất hiện trên các kiến trúc chùa, chiền, đền,..Ngoài ra , bông sen còn trở thành biểu tượng, một loài hoa quốc dân của Việt Nam, biểu trưng cho những khí tiết thanh cao trong sạch, bất khuất kiên cường của con người Việt Nam nói chung và những phụ nữ duyên dáng nói riêng. Không những thế, họ nhà sen có nhiều loài khác nhau, mỗi loại lại có một ý nghĩa riêng. Sen đỏ biểu tượng cho vẻ đẹp tình yêu, sen trắng biểu tượng cho sự thuần khiết, sen hồng là sen tối thượng dùng cho những vị thánh tối cao,sen xanh biểu tượng cho trí tuệ,thông minh....
Hoa sen- quốc hoa của nhiều dân tộc trong đó có Việt Nam , một loài hoa “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” mà chúng ta cần trân trọng và gìn giữ vẻ đẹp của nó.