Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đề 1 :
Sáng nay khi vừa bước chân ra chỗ để xe, em đã lén nghe được cuộc tranh cãi kịch liệt giữa chị xe đạp, anh xe máy và anh ô tô. Chẳng là nhà tôi mới mua thêm chiêc ô tô, mọi người hay sử dụng nhiều hơn nên mới xảy ra cuộc tranh cãi này.
Chị xe đạp bao giờ cũng là người dậy sớm. Mỗi khi thức dậy chị vươn vai, cố ghé mình vào khe cửa để đón những tia nắng ấm áp đầu tiên, khoan khoái nói: "Chà chà! Thế là một ngày làm việc mới lại bắt đầu rồi!". Vô tình anh xe máy cũng bị đánh thức, quá tức giận anh ta vừa ngáp vừa cười nhạo nghễ:
- Gớm! Dù ngày mới có đến thì cũng chẳng có ý nghĩa gì với loại xe đạp cũ kĩ như chị...!
Chị xe đạp quay quắt ra vẻ tức giận lắm:
- Cái gì mà cũ kĩ? Anh thì có gì hơn tôi?
Anh xe máy còn khoái chí cười to hơn:
- Cổ hủ! Quá cổ hủ! Chị đi chậm rì rì, đâu như tôi vừa nhanh lại vừa bảnh trai!
Nói rồi anh ta giơ vành xe sáng loáng ra rồi nói tiếp:
- Thấy chưa! Tôi được sơn màu bạc quý phái từ đầu đến chân. Đã thế tôi có động cơ chạy êm ru, ăn đứt cái bàn đạp lỗi thời của chị. A! Mà chị có muốn gặp các bạn của tôi không? Nào là SH, Space, Vespa... toàn là xe "xịn"!
Anh ô tô cũng thức dậy, cất tiếng nói vọng sang
- Có chuyện gì mà sáng sớm cãi nhau um sùm thế? - A, hóa ra hai anh chị đang cãi nhau - Anh chị như nhau cả thôi! Tranh luận làm gì cho mệt! Tôi đây mới là nhất này.
Anh xe máy và chị xe đạp trố mắt, anh ô tô lại tiếp lời:
- Tôi được trang trí điều hòa, lò sưởi, máy nghe nhạc, gương. Chà chà! Ngồi lên tôi mà lướt đi trên phố thì chỉ có mà an tâm, lại còn được những ánh mắt thèm muốn nhìn theo mà thôi! Trông tôi hoành tráng thế cơ mà!
Anh xe máy huýt một cái:
- Hoành tráng thật đấy! Xì! Có mà hoành tráng "béo" thì có. Trong giờ cao điểm thì loại xe "đồ sộ" như cậu đố mà qua được đấy! Nhẹ nhàng như tôi đây thì mới lướt được này, lúc như thế anh thử xem ai được ưa chuộng hơn ai.
Chị xe đạp nghe thấy cũng bực tức và lên giọng rằng:
- Các anh hơi quá đáng rồi đấy! Các anh tuy đi nhanh, nhưng thử nhìn lại dằng sau xem, các anh xả khói phì phì, ô nhiễm môi trường. Không có tôi thì làm gì có hình ảnh những dạy phố thanh bình. Tôi góp phần làm cho môi trường thêm xanh - sạch - đẹp. Người thanh lịch luôn lấy tôi làm lựa chọn hàng đầu.
Xe máy và ô tô cs vẻ như hiểu ra chuyện, ô tô phân trần rằng:
- Thôi từ giờ chúng ta không cãi nhau nữa, tôi nhận thấy tất cả đều có ích, không ai hơn ai mà cũng chẳng ai kém ai. Xe máy cũng có lợi ích mà tôi và xe đạp không thể có, xe đạp cũng có lợi ích mà xe máy và ô tô không thể có. Vì vậy từ hôm nay chúng ta sẽ yêu thương tôn trọng lẫn nhau, cùng cố gắng làm tốt nhiệm vụ của mình để phục vụ lợi ích của con người.
Cả ba xe im lặng ra vẻ đồng ý. Tôi bước xuống lấy chiếc xe đạp, đạp đến trường, trong lòng có một cảm giác vui sướng đến lạ thường. Tôi không ngờ phương tiện giao thông cũng có ý thức đến như thể. Tôi thấy mình phải cố gắng học tập tốt, cố gắng giữ gìn phương tiện của mình, để nó gắn bó với tôi được lâu hơn.
Tham khảo nha , chúc bn hok tốt !
Thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám
BÀI LÀM
Trong số hàng nghìn di tích lịch sử của Hà Nội, hơn 500 di tích đã được xếp hạng, thì Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một di tích gắn liền với sự thành lập của kinh đô Thăng Long dưới triều Lý, đã có lịch sử gần nghìn năm, với quy mô khang trang bề thế nhất, tiêu biểu nhất cho Hà Nội và cũng là nơi được coi là biểu tượng cho văn hóa, lịch sử Việt Nam. Theo Đại Việt sử kí, vào mùa thu năm Canh Tuất - 1070, Vua Lý Thánh Tông đã cho khởi công xây dựng Văn Miếu để thờ các bậc tiên thánh tiên hiền, các bậc nho gia có công với nước, trong đó có thờ Khổng Tử - người sáng lập ra nền nho giáo phương Đông và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Sáu năm sau - năm 1076, Vua Lý Nhân Tông quyết định khởi xây Quốc Tử Giám - một trường Nho học cao cấp nhât hồi bây giờ nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước. Đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng đánh dấu sự lựa chọn đầu tiên của triều đình phong kiến Việt Nam về vấn đề giáo dục, đào tạo con người Việt Nam theo mô hình Nho học châu Á. Hiện trong di tích còn có 82 tấm bia đá, trên đó được khắc tên của 1306 vị đã từng đỗ tiến sĩ trong 82 kì thi từ giữa năm 1484 và 1780. Cũng trên các tấm bia này đã ghi lại người đỗ tiến sĩ cao tuổi nhất trong lịch sử là ông Bàn Tử Quang. Ông đỗ tiến sĩ khi 82 tuổi. Người trẻ nhất là Nguyễn Hiền, quê Nam Trực (Nam Định), đậu trạng nguyên năm Đinh Mùi niên hiệu Thiên ứng Chính Bình thứ 16 (tức năm 1247) dưới triều Trần Thái Tông khi đó mới 13 tuổi. Từ đó, Văn Miếu cùng Quốc Tử Giám - được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam đã tồn tại đến thế kỉ XIX. Tọa lạc trên khuôn viên hơn 54.000m2, khu di tích Văn Miếu - Quôc Tử Giám nằm giữa bốn dãy phố, cổng chính ở đường Quốc Tử Giám (phía Nam), phía Bắc giáp đường Nguyễn Thái Học, phía Đông giáp phô" Tôn Đức Thắng, phía Tây là phố Văn Miếu. Bên ngoài có trường vây bôn phía, bên trong chia làm 5 khu vực. Khu vực 1 gồm có Văn hồ (hồ văn); Vàn Miếu môn, tức cổng tam quan ngoài cùng, cổng có 3 cửa, cửa giữa to cao và xây hai tầng, tầng trên có ba chữ Văn Miếu môn. Khu vực thứ hai, từ cổng chính đi thẳng vào cổng thứ ba chữ Văn Miếu môn. Khu vực thứ hai, từ cổng chính đi thẳng vào cổng thứ hai là Đại Trung môn, bên trái là Thánh Dực môn, bên phải có Đạt Tài môn. Tiếp trong là Khuê Văn Các (được xây dựng vào năm 1805). Khu vực 3 là giếng Thiên Quang (Thiên Quang Tỉnh có nghĩa là giếng trời trong sáng). Khu vực này có 82 bia Tiến sĩ dựng thành hai hàng, mặt bia quay về giếng, là một di tích thật sự có giá trị. Qua cửa Đại Thành là vào khu vực thứ 4, cửa Đại Thành cũng mở đầu cho những kiến trúc chính như hai dãy Tả Vu và Hữu Vu, chính giữa là Tòa Đại Bái đường, tạo thành một cụm kiến trúc hình chữ Ư cổ kính và truyền thống. Xưa, đây là nơi thờ những vị Tổ đạo Nho. Khu trong cùng là nơi giảng dạy của trường Quốc Tử Giám thời Lê, nhiều thế hệ nhân tài “nguyên khí của nước nhà” đã được rèn giũa tại đây. Khi nhà Nguyễn dời trường Quốc học vào Huế, nơi đây dùng làm đền thờ Khi Thánh (cha mẹ Khổng Tử), nhưng ngôi đền này đã bị hư hỏng hoàn toàn trong chiến tranh. Điều đáng mừng là trong năm 2000, Chính phủ Việt Nam đã quyết định khởi công xây dựng Thái học đường với giá trị 22 tỉ đồng. Công trình này mang tính yêu cầu của thời đại, đó là công trình mới nhằm tôn vinh nền văn hóa của dân tộc. Những người đời sau đến đây có được những giây phút tưởng niệm những người đã có công sáng lập và xây dựng nền giáo dục Viêt Nam. Trải qua bao thăng trầm và những biến cố của lịch sử, Văn Miếu - Quốc Tử Giám không còn nguyên vẹn như xưa. Những công trình thời Lý, thời Lê hầu như không còn nữa. Song Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn giữ nguyên được những nét tôn nghiêm cổ kính của một trường đại học có từ gần 1000 năm trước của Hà Nội, xứng đáng là khu di tích văn hóa hàng đầu và mãi là niềm tự hào của người dân Thủ đô khi nhắc đến truyền thống ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
Nguon : Thuyết minh về một di tích lịch sử (Văn Miếu Quốc Tử Giám)
Chùa Thầy là một cổ tự rất nổi tiếng trên miền Bắc Việt Nam thuộc Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây, nay thuộc Hà Nội. Chùa Thầy được xây dựng từ thời vua Lý Nhân Tông (1072 - 1127) gắn liền với huyền tích và công đức của Thiền sư Từ Đạo Hành.
Thời gian đầu chỉ là cái am nhỏ ẩn mình bên hang núi. Sau nhiều lần tu tạo, chùa Thầy ngày một thêm kì vĩ. Khu chính điện của chùa tọa lạc trên một khuôn viên hình chữ nhật, dài 60m, rộng 40m, gồm ba toàn nhà to, dài xây song song hình chữ tam. Hai bên tòa chính điện là gác chuông và gác trống nhô cao.
Chùa Thầy có hàng trăm pho tượng sơn son thếp vàng, khói hương nghi ngút suốt đêm ngày. Chùa Thượng có tượng Di Đà Tam Tôn, Bách hoa Đài (bệ đá trăm hoa), ngjt oàn thân Thiền sư Từ Đạo Hạnh nhập định trên toàn sen vàng.
Chùa Trung thờ Tam Bảo. Chùa Hạ chỉ để niệm Phật, lễ bái, cầu siêu, giảng đạo.
Rời chùa Cả, du khách, Phật tư đi qua Nguyệt Tiên Kiều và cổng Bất nhi Pháp môn để lên núi Sài Sơn. Du khách leo qua nhiều bậc đá, đi vào chùa Cao thắp hương, đến hang Thánh Hóa, nơi Từ Đạo Hạnh hóa Phật. Đến thăm hang Các Cớ:
" Ở chùa Thầy có hang Cắc Cớ Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy." (Ca dao)
Dân gian tin rằng trai tơ, gái tơ có vào thăm hang Cắc Cớ một lần thì mới có thể tìm được tình duyên đẹp, hạnh phúc ấm êm.
Đứng trên đỉnh núi Sài Sơn nhìn ra bốn phía là thôn xóm lớp lớp gần xa, là màu xanh bát ngát của đồng lúa, là màu trắng lấp lánh của sông Đáy hiền hòa uốn khúc... Cảnh vật sầm uất, dạt dào sức sống của một miền quê thanh bình.
Chùa Thầy còn có Chợ Trời (chợ cõi âm) , nơi cầu may, cầu lộc cho người trần. Bài thơ " Chợ Trời Sài Sơn" được nhiều người truyền tụng:
Hóa công xây đắp đã bao đời, Nọ cảnh Sài Sơn có chợ Trời. Buổi sớm gió đưa, trưa nắng đứng, Ban chiều mây họp, tối trăng chơi. Bày hàng hoa quả, tư mùa sẵn, Mở phố giang sơn, bốn mặt ngồi. Bán lợi mua danh nào những kẻ, Chẳng lên mặc cả một đôi lời. Hồ Xuân Hương.
Phong cảnh chùa Thầy rất đẹp, có sơn thủy hữu tình, gắn liền với nhiều huyền tích, huyền thoại. Lễ hội chùa Thầy là một lễ hội dân gian lớn nhất, đông vui nhất trong mùa xuân trên miền Bắc nước ta. Dân gian vẫn lưu luyến câu ca, câu hát :
" Nhớ ngày mùng Bảy tháng Ba, Trở vào hội Láng, trở ra hội Thầy"
tham khảo
1. Mở bài:
- Trong cuộc sống con người ta phải trải qua những khó khăn thử thách, không ít lần gặp trở ngại
- Câu chuyện ngắn nói về cách ứng xử của một cô con gái và bà mẹ của mình cùng một hoàn cảnh đã thể hiện rõ điều đó.
2. Thân bài:
- Câu chuyện kể về việc cô gái nhỏ đi bộ đến trường vào một hôm trời mưa to.
- Trong lúc đó bà mẹ ở nhà lòng đầy lo lắng và đã đi đón con
- Đi dưới trời mưa nhưng cô bé vẫn mỉm cười, đó là thái độ sống lạc quan, yêu đời.
=>Hành động của cô bé chỉ một cách sống tích cực, tin tưởng vào mình và không bao giờ sợ hãi trước khó khăn cuộc đời.
=>Ngược lại với cô bé chính là hình ảnh bà mẹ. Đó chính là hình ảnh tượng trưng cho những người sống bi quan, luôn luôn lo lắng. Như vậy, ý nghĩa của câu chuyện muốn đem đến cho người đọc đó chính là thái độ sống lạc quan tích cực của con người, chủ động biến khó khăn thành cơ hội.
Suy nghĩ về bài học và bài học cho bản thân:
- Sống lạc quan là yếu tố giúp con người ta tự tin vào chính mình, không yếu đuối gục ngã trước những cạm bẫy của cuộc sống.
- Trong thực tế cuộc sống ta đã bắt gặp những tấm gương nhìn cuộc đời bằng cặp mắt lạc quan, yêu đời
- Tuy nhiên, bên cạnh những người lạc quan, tin tưởng vào cuộc đời vẫn còn một số người có thái độ bi quan, không tự tin ở bản thân.
3. Kết bài: Sống lạc quan là một trong những phẩm chất mà con người cần có. Cô bé trong câu chuyện trên cũng cho ta thấy rõ được điều đó. Mỗi con người cần học tập cho mình một cách sống yêu đời, yêu người, lạc quan sống có ý nghĩa và mục đích và ước mơ.
Bài viết
“Người bi quan thấy khó khăn trong từng cơ hội”, người lạc quan thấy có cơ hội trong từng khó khăn”. Đúng như vậy trong cuộc sống con người ta phải trải qua những khó khăn thử thách, không ít lần gặp trở ngại. Cuộc sống không bao giờ bằng phẳng và luôn quanh co, và điều quan trọng là ta làm sao để có thể đối diện và vượt qua nó. Câu chuyện ngắn nói về cách ứng xử của một cô con gái và bà mẹ của mình cùng một hoàn cảnh đã thể hiện rõ điều đó.
Câu chuyện kể về việc cô gái nhỏ đi bộ đến trường vào một hôm trời mưa to. Lúc về thời tiết có vẻ còn xấu hơn, gió bắt đầu rít mạnh cùng với sấm chớp. Trong lúc đó bà mẹ ở nhà lòng đầy lo lắng và đã đi đón con. Thật ngạc nhiên khi đến nơi bà mẹ thấy đứa con của mình cứ nhìn lên trời và mỉm cười mỗi khi có tia chớp lóe lên. Khi hỏi con, cô bé hồn nhiên trả lời vì muốn cho mình xinh đẹp hơn bởi thượng đế cứ liên tục chụp ảnh cho mình. Câu chuyện mang đến bài học sâu sắc. Đi dưới trời mưa nhưng cô bé vẫn mỉm cười, đó là thái độ sống lạc quan, yêu đời. Hành động của cô bé chỉ một cách sống tích cực, tin tưởng vào mình và không bao giờ sợ hãi trước khó khăn cuộc đời.
Ngược lại với cô bé chính là hình ảnh bà mẹ. Đó chính là hình ảnh tượng trưng cho những người sống bi quan, luôn luôn lo lắng. Như vậy, ý nghĩa của câu chuyện muốn đem đến cho người đọc đó chính là thái độ sống lạc quan tích cực của con người, chủ động biến khó khăn thành cơ hội.
Sống lạc quan giúp cho con người ta thêm yêu đời, yêu cuộc sống, vượt qua mọi khó khăn của cuộc đời. Người sống lạc quan luôn nhìn cuộc đời bằng cặp mắt yêu thương, đó chính là lí do họ gắn bó với cuộc sống. Sống lạc quan giúp ta luôn nhìn về tương lai, mong muốn một tương lai tốt đẹp. Hơn thế, lạc quan chính là một trong những yếu tố giúp con người ta vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Cuộc đời là một đường chạy mà ở đó có bao khó khăn, gian nan ấy ta không có tinh thần lạc quan để vượt qua thì đó là một thất bại với cuộc đời, với chính mình. Lạc quan, tích cực là yếu tố giúp ta thêm yêu đời, yêu mình. Thật khó tưởng tượng nếu con người ta sống mà không có tinh thần lạc quan, yêu đời. Cuộc sống luôn chờ đợi và chỉ có thể lạc quan mới khiến con người ta sống có mong ước, sống có hạnh phúc và có ý nghĩa hơn.
Sống lạc quan là yếu tố giúp con người ta tự tin vào chính mình, không yếu đuối gục ngã trước những cạm bẫy của cuộc sống. Người có tinh thần lạc quan bao giờ cũng là người có phẩm chất khác tốt đẹp khác, sống lạc quan giúp ta mạnh mẽ ở cuộc đời, giúp ta hướng về tương lai cho dù thực tại có như thế nào. Sống lạc quan là cách sống mà chỉ những người sáng suốt, hiểu thấu cuộc đời sẽ chọn. Gặp một khó khăn bất kỳ, người lạc quan sẽ vượt qua dễ dàng không những thế họ còn có thể in dấu ấn lại với cuộc đời, với xã hội. Những con người đó luôn luôn được xã hội kính trọng và sùng nể. Mặt khác nếu là con người bi quan thì dường như họ ngại tất cả và thậm chí “thấy khó khăn trong từng cơ hội”.
Người sống lạc quan luôn là người thành công, họ vượt qua khó khăn bằng niềm tin của họ, chiến thắng nó bằng sự cố gắng vươn lên của bản thân. Dường như gian nan thử thách chỉ là con đường ngoằn nghèo chứa một khoảng nhỏ trong con đường mà họ chạy. cho dù họ không thành công theo nghĩa thực đi chăng nữa, họ luôn là những con người thành công với chính mình, thành công với cuộc đời.
Người sống lạc quan là người luôn mơ ước cho dù cuộc sống thực tại có ra sao, họ vẫn lạc quan về ý chí tiếp thêm nghị lực cho bản thân để biến ước mơ thành hiện thực. Đó chính là lý giải tại sao lạc quan có thể dẫn chúng ta đến thành công.
Trong thực tế cuộc sống ta đã bắt gặp những tấm gương nhìn cuộc đời bằng cặp mắt lạc quan, yêu đời. Đó là những con người đáng trọng, đáng nể, tiêu biểu trong số đó chính là thày giáo Nguyễn Ngọc Ký người thày muôn thuở của dân tộc Việt Nam. Bị liệt hai tay từ lúc còn nhỏ, không được đi học với bạn bè cùng trang lứa mà trong lòng thấy luôn cháy lên một ước mơ đó là cắp sách đến trường. Bằng niềm lạc quan thày đã vượt qua được mặc cảm, tự ti cố gắng tập viết bằng chân mặc dù có lần bị chuột rút đau tê tái. Và giờ đây không những thày mà cả chúng ta luôn tự hào, kính nể. Hay nói đến vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta – ta cũng bắt gặp một sự lạc quan yêu đời tha thiết của Bác. Từ lúc ra đi tìm đường cứu nước, cho đến khi về nước rồi sang Trung Quốc bị bắt, Bác vẫn lạc quan, ung dung, yêu đời tha thiết. Bằng niềm lạc quan đó Bác vẫn tin rằng mình sẽ được thả, có ngày dân tộc đất nước ta được giải phóng. Và kết quả thì đúng như suy nghĩ của Bác, thậm chí nó còn thắng lợi hơn, rực rỡ hơn…… Đó chỉ là hai trong những con người đáng quý, đáng trọng mà chúng ta phải học tập rất nhiều.
Tuy nhiên, bên cạnh những người lạc quan, tin tưởng vào cuộc đời vẫn còn một số người có thái độ bi quan, không tự tin ở bản thân.
Đó là một lối sống đáng phê phán bởi lối sống đó là một sự hạ thấp mình, không tin yêu cuộc đời và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những buồn rầu, sự chán nản. Hay có những người quá lạc quan, không chú ý đến những người xung quanh, tự đề cao mình thì đó cũng là những người đáng chê trách. Phải sống làm sao để lạc quan là phương tiện giúp ta tiến xa chứ không phải rời xa xã hội.
Sống lạc quan là cách sống, là thái độ mà mỗi người ai cũng nên có. Cách sống đó tập trung những phẩm chất tốt khác nhau giúp người ta trở nên hoàn thiện mình, tự tin ở mình, vượt qua khó khăn một cách dễ dàng. Nói như vậy, không hẳn cứ gặp khó khăn có lòng lạc quan là vượt qua bởi đó còn là sự hội tụ của những tài năng và công sức khác. Mặt khác ta không nên quá lạc quan để mà chạy với dòng đời một cách nhanh chóng. Đôi khi đó còn là sự trông mong về quá khứ, xem ta đã đi qua thế nào bởi phần đời còn lại cũng chỉ là cái gốc của quá khứ thôi. Niềm lạc quan đôi khi không tránh khỏi những lời luận bàn, bình phẩm của mọi người thế nhưng đó là cách sống mà ta đã chọn thì cũng phải vượt qua nó. Bởi biết đâu đó cũng là một thử thách với cuộc đời.
Câu chuyện chỉ là một mẩu sinh hoạt nhỏ của cô bé và mẹ của cô trong những ngày trời mưa, thế nhưng lại chất chứa bao ý nghĩa và bài học sâu sắc. Đó là lời khuyên, lời khuyến khích mọi người hãy cố gắng sống một cách lạc quan với cuộc đời. Bởi vì, có cách đó ta mới thực sự thêm yêu đời, yêu cuộc sống này. Đồng thời câu chuyện cũng là một tiếng chuông cảnh tỉnh dành cho những người đang bi quan, sống như vậy là một cách sống hoài, sống phí, sống không có tương lai. Hãy sống một cách lạc quan để có thể thấy, có thể cảm hết được sự tươi đẹp của cuộc đời.
Bản thân đang là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải cố gắng học một cách sống lạc quan với đời, lạc quan trong học tập và rèn luyện để đạt được những ước mơ, những mục tiêu mà mình đề ra. Đó là thành công với chính mình, thành công với cuộc đời.
Sống lạc quan là một trong những phẩm chất mà con người cần có. Cô bé trong câu chuyện trên cũng cho ta thấy rõ được điều đó. Mỗi con người cần học tập cho mình một cách sống yêu đời, yêu người, lạc quan sống có ý nghĩa và mục đích và ước mơ. Sống làm sao cho ra sống, để sau này quay đầu trở lại ta lại không khỏi ân hận về những năm tháng đã sống hoài, sống phí.
tham khảo 2
1. Mở bài: Tôi cũng đã từng biết đến một câu chuyện sâu sắc như vậy, nó bắt đầu từ những lầm lỗi, nhưng kết thúc nhân vật chính nhận được một bài học cho mình, hối hận vì những gì mình gây ra cho những người thương yêu.
2. Thân bài:
- Câu chuyện mà tôi được nghe thực ra là một bộ phim ngắn do Thái Lan sản xuất
- Kể về cuộc đời của một người mẹ lam lũ và một anh con trai bướng bỉnh, ngỗ ngược.
- Người con trai bỏ đi biền biệt, để lại người mẹ đau khổ, cô đơn trong ngôi nhà nhỏ.
- Người mẹ ở lại mong ngóng còn, lại còn tự trách bản thân lúc ấy đã nặng lời khiến cho con tức giận mà bỏ đi.
- Bà vừa khóc vừa ôm lấy con chó nhỏ như vừa tìm thấy đứa con của mình
- Con chó nhỏ chạy mất, bà mẹ hốt hoảng chạy đi gọi con và khi tìm thấy chó nhỏ, bà ôm vào lòng mà không nhận ra người vừa đưa chú chó cho mình lại chính là anh con trai
- Sự đau khổ, hối hận đan xen, anh ta không cho phép mình bỏ rơi mẹ một lần nữa nên anh ta mặc kệ những ánh mắt tò mò xung quanh mà chạy lại, quỳ xuống dưới chân bà mẹ xin tha thứ.
=>Câu chuyện về người mẹ điên khiến cho ta trải qua nhiều cung bậc của cảm xúc, cảm thông, thương cảm đến sự xót xa đau đớn và cuối cùng là niềm vui nhen nhóm khi người con cuối cùng cũng nhận ra lỗi lầm và trở về.
3. Kết bài: Bài học rút ra: những ai có mẹ thì đừng làm cho mẹ buồn, bởi có đi khắp thế gian thì cũng không tìm ra được ai tốt bằng mẹ.
Bài viết
Cuộc sống là một chuỗi những biến hóa mà không một ai có thể lường trước được mọi điều, chính vì vậy mà khi những biến cố ấy ập đến thì con người thường bị bất ngờ, tùy vào năng lực và khả năng giải quyết của mỗi người mà những biến cố ấy được giải quyết theo những cách thức khác nhau, nếu là người có nghị lực, bản lĩnh không chịu đầu hàng trước số phận thì ta sẽ tìm được cách để vượt qua nó, chinh phục nó. Nhưng cũng có không ít người lựa chọn dừng lại, đầu hàng trước số phận. Tuy cách thức lựa chọn có thể khác nhau nhưng điều mà chúng ta nhận được sau những biến cố bất ngờ đó chính là những bài học vô cùng sâu sắc, là những bài học kinh nghiệm mà ta sẽ mang đến cuối cuộc đời. Tôi cũng đã từng biết đến một câu chuyện sâu sắc như vậy, nó bắt đầu từ những lầm lỗi, nhưng kết thúc nhân vật chính nhận được một bài học cho mình, hối hận vì những gì mình gây ra cho những người thương yêu.
Câu chuyện mà tôi được nghe thực ra là một bộ phim ngắn do Thái Lan sản xuất, câu chuyện kể về cuộc đời của một người mẹ lam lũ và một anh con trai bướng bỉnh, ngỗ ngược. Vì một bất đồng nhỏ mà anh ta bỏ nhà đi biền biệt lãng quên gia đình của mình, cùng vì hành động vô tình đó mà cuối cùng anh ta đã nhận được một bài học sâu sắc, phải hối hận khôn nguôi vì hành động bồng bột, vô tâm của mình. Câu chuyện tuy đề cập đến hình ảnh của một anh con trai nhưng khi xem xong ta sẽ thấy được hình ảnh của chính mình trong đó, bởi trong chúng ta ai cũng đã từng một lần làm cho bố mẹ buồn phiền, cũng từng vì giận dữ mà nói ra những lời không hay với người mà ta yêu thương nhất.
Đến cuối cùng, điều làm ta đau đớn nhất chính là sự hối hận, ăn năn muộn màng bởi trong một phút nào đó ta vô tình lãng quên đi cha mẹ, nhưng đối với cha mẹ thì không như vậy, tình yêu dành cho con cái luôn là vô bờ bến, dẫu con cái có mắc phải những sai lầm không thể tha thứ thì quay đầu ngoảnh lại vẫn có hình bóng của cha mẹ phía sau. Nội dung của bộ phim này kể về một người mẹ già yếu, sống cùng anh con trai trong ngôi nhà nhỏ, nghề nghiệp mà hai mẹ con dùng để mưu sinh hàng ngày là thu mua những đồ đạc cũ mà người ta không cần đến. Trong một lần nóng giận, người mẹ đá mắng anh con trai, nhưng vì tự ái mà anh con trai đã nói những lời không hay với mẹ và từ đó bỏ đi biền biệt, để lại người mẹ đau khổ, cô đơn trong ngôi nhà nhỏ.
Anh con trai đi liền mấy tháng mà không có một chút tung tích, cũng không hồi âm gì cho mẹ già. Nhưng người mẹ thì đâu có thể bỏ mặc mà không quan tâm gì đến đứa con mà mình dứt ruột đẻ ra được. Dù anh con trai có thái độ hỗn hào với mình nhưng người mẹ vẫn vô cùng đau buồn về sự ra đi của đứa con, mà trên tất cả là lo lắng, lo cho con có đủ cơm ăn, có bị ai bắt nạt hay không. Những ngày mòn mỏi chờ con chở về là những ngày đau đớn nhất đối với bà mẹ, ngày nào bà cũng ra cửa trông ngóng đứa con nhưng đều thất vọng trở vào. Thậm chí người mẹ ấy còn tự trách bản thân lúc ấy đã nặng lời khiến cho con tức giận mà bỏ đi.
Thế rồi không thể yên tâm ở nhà chờ đợi nữa, người mẹ già đã qua tuổi lục tuần ấy đã gom góp tất cả tiền bạc mà mình có, khăn gói lên đường tìm kiếm con trai. Bà mẹ không biết anh con trai đi đâu về đâu nhưng vẫn mang theo bức ảnh đã bạc màu khắp nơi dò hỏi tin tức của người con. Đất nước rộng lớn như vậy, không có một địa điểm cụ thể, người mẹ ấy cứ mải miết đi hết thành phố này qua thành phố khác, đến đâu bà cũng hỏi nhưng một chút tin tức cũng không có. Tiền bạc mang trên người cũng hết, ban ngày bà tìm con, ban đêm lại ngủ ở gầm cầu, ven đường vô cùng đáng thương. Ngay cả những bữa ăn qua ngày cũng là những người qua đường cho.
Cầm lấy thức ăn được người ta cho, bà mẹ ứa nước mắt nghĩ về đứa con, và rồi quá đau khổ, bế tắc người mẹ ấy đã hóa điên. Dù đã không còn ý thức minh mẫn nhưng người mẹ ấy vẫn lang thang trên đường gọi con, người mẹ ấy già xọm đi, quần áo rách rưới, người ta thường nhìn thấy bà tìm kiếm đồ ăn ở những thùng rác công cộng. Hình ảnh đáng thương của bà mẹ khiến ta không cầm được nước mắt và thêm trách người con đã quá vô tâm, tàn nhẫn với mẹ của mình. Và trong một lần tìm kiếm thức ăn, bà mẹ nhìn thấy một chú chó nhỏ bị bỏ rơi, bà ôm con chó vào lòng và tưởng tượng đến hình ảnh đứa con lúc còn nhỏ.
Bà vừa khóc vừa ôm lấy con chó nhỏ như vừa tìm thấy đứa con của mình, đi đâu bà cũng gánh theo chú chó với tâm trạng đầy hồ hởi, những người xung quanh nhìn bà với con mắt cảm thông có, chê cười có. Và rồi đến một ngày định mệnh, con chó nhỏ chạy mất, bà mẹ hốt hoảng chạy đi gọi con, bà nhớ lại khoảnh khắc lúc con trai bỏ mình mà đi, bà mải miết chạy và tìm thấy chó nhỏ, bà ôm vào lòng mà không nhận ra người vừa đưa chú chó cho mình lại chính là anh con trai. Bất ngờ đau đớn hơn cả là anh con trai, bởi anh ta vẫn nghĩ mẹ mình đang sống yên ổn ở quê.
Tình trạng đáng thương của bà mẹ khiến cho anh ta ngỡ ngàng, đau đớn, muốn nói mà không nói ra được lời nào, chỉ biết câm lặng nhìn bà mẹ bế con chó mà rời xa mình. Sự đau khổ, hối hận đan xen, anh ta không cho phép mình bỏ rơi mẹ một lần nữa nên anh ta mặc kệ những ánh mắt tò mò xung quanh mà chạy lại, quỳ xuống dưới chân bà mẹ xin tha thứ. Kết thúc bộ phim, người mẹ vẫn chưa thể nhận ra được đứa con nhưng với sự hối lỗi chân thành của người con thì ta hoàn toàn có cơ sở để tin rằng anh ta sẽ không bao giờ mắc phải lỗi lầm xưa một lần nữa, người con bằng tình yêu, sự hối hận của mình rất có thể làm cho người mẹ trở nên tỉnh táo hơn chăng? Ta hoàn toàn có thể tin vào điều đó.
Câu chuyện về người mẹ điên khiến cho ta trải qua nhiều cung bậc của cảm xúc, cảm thông, thương cảm đến sự xót xa đau đớn và cuối cùng là niềm vui nhen nhóm khi người con cuối cùng cũng nhận ra lỗi lầm và trở về. Hơn hết, câu chuyện còn nhắc nhở ta trong cách ứng xử với mẹ của mình, trong cuộc sống đã có rất nhiều lần chúng ta có những xung đột, mâu thuẫn mà lớn tiếng với mẹ. Những lúc ấy chúng ta không ý thức được chúng ta đã nói những gì nhưng đó đều là những mũi dao đâm vào trái tim của những người mẹ. Mẹ có thể không biểu hiện sự đau đớn, mất mát ấy ra bên ngoài nên ta thường vô tâm bỏ qua và không mấy để ý.
Nhưng dù có lúc tức giận mà lớn tiếng với chúng ta đi nữa thì tình cảm của người mẹ đối với con cái của mình lại không hề một chút đổi thay, mẹ trách mẹ mắng bởi mẹ quan tâm và mong muốn chúng ta có thể trở thành những con người có ích, nghĩa là mong chúng ta tiến bộ, trưởng thành hơn. Nhưng bản thân chúng ta lại không vậy, cãi lại mẹ chỉ vì cái “tôi” đầy ích kỉ và thiển cẩn, những lời nói không hay của chúng ta sẽ làm cho mẹ buồn nhưng mẹ lại chẳng bao giờ trách mắng mà chỉ để trong bụng.
Sau tất cả thì người mẹ vẫn dành cho những đứa con tình yêu bao la, rộng lớn nhất, tấm lòng vị tha của người mẹ có thể tha thứ cho mọi lỗi lầm của người con, thậm chí có thể cảm hóa sự bướng bỉnh, làm cho những đứa con thay đổi tích cực hơn. Như trong câu chuyện trên, tuy là kết mở nhưng ta cũng tạm thở phào nhẹ nhõm vì cuối cùng sau bao nhiêu sóng gió của cuộc đời mình thì bà mẹ cũng tìm được anh con trai, dù nhận thức có mơ hồ nhưng giọt nước mắt đau khổ của bà mẹ cuối câu chuyện chính là một dấu hiệu cho một khởi đầu mới tốt đẹp hơn chăng.
Sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành mẹ đã trải qua vô vàn những khó khăn nhưng mẹ không bao giờ nói, những lời nói của mẹ lúc tức giận có thể làm ta buồn nhưng những hành động của mẹ lại chứa chan yêu thương. Vì vậy những ai có mẹ thì đừng làm cho mẹ buồn, bởi có đi khắp thế gian thì cũng không tìm ra được ai tốt bằng mẹ.
Về thị xã An Nhơn (Bình Định), cùng với núi Mò O, tháp Cánh Tiên, chùa Thập Tháp…, du khách không thể không ghé thăm thành Đồ Bàn – một di tích nổi tiếng tại đây.
Trải qua nhiều biến động lịch sử cùng với những thăng trầm của thời gian, thành cổ Đồ Bàn một thời huyền thoại giờ chỉ còn là phế tích. Đến thăm lại thành xưa, hẳn nhiều người cũng đều ngậm ngùi trước cảnh vật đổi sao dời. Nhà thơ Chế Lan Viên trong tập “Điêu tàn” nổi tiếng từng viết về di tích này: “Thành Đồ Bàn cũng không thôi nức nở/ Trong sương mờ huyền ảo lắng tai nghe/ Từ một làng xa xôi bao tiếng mõ/ Tan dần trong yên lặng của đồng quê”…
Thành Đồ Bàn còn gọi là Vijaya, thành cổ Chà Bàn hay thành Hoàng Đế, thành Bình Định. Thành tọa lạc trên một gò đất cao, bằng phẳng thuộc xã Nhơn Hậu (thị xã An Nhơn), cách TP. Quy Nhơn khoảng 27 km theo hướng tây bắc. Đây là di tích lịch sử quan trọng được xếp hạng cấp Quốc gia (năm 1982) của tỉnh Bình Định, một trong những niềm tự hào của những người con xứ võ khi nhắc về quê hương. Trong phong trào Thơ mới, có một nhóm thơ rất nổi tiếng hình thành trên đất Bình Định gồm bốn thành viên Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Yến Lan và Chế Lan Viên. Nhóm thơ này lấy tên “Bàn Thành tứ hữu” nghĩa là bốn người bạn ở thành Đồ Bàn.
Thành Đồ Bàn là chứng tích của những triều đại Chămpa một thời lừng lẫy. Theo các tài liệu lịch sử, Vijaya được người Chăm xây dựng vào năm 982 dưới triều đại vua Yangpuku Vijaya, trở thành kinh đô của nhiều triều đại vương quốc Chămpa hùng mạnh tồn tại cho đến thế kỷ 15. Năm 1471, nước Chiêm Thành sụp đổ, thành cũng bị phá hủy hoàn toàn. Đến năm 1776, anh cả của Tây Sơn tam kiệt là Nguyễn Nhạc xưng Trung ương Hoàng đế, xây lại thành và đóng đô ở đây (nên thành còn có tên gọi Hoàng Đế). Năm 1799, Nguyễn Ánh chiếm được thành, đổi tên là thành Bình Định (thể hiện tư thế ngạo nghễ của kẻ chiến thắng trước triều Tây Sơn). Năm 1816, Gia Long ra lệnh phá thành, chuyển thủ phủ về Quy Nhơn.
Ngày nay, trải qua bao tang thương dâu bể, thành Đồ Bàn chỉ còn là rêu cũ dấu xưa. Thành gồm 3 lớp: Thành ngoại chu vi khoảng 7 km, thành nội 1,6 km, “tử cấm thành” 600 m, tường rào cao 3 m làm bằng đá ong. Trong thành hiện nay chỉ còn lại một số di vật như nghê đá, trụ cờ, cổng thành, hồ bán nguyệt… Bên trong thành có đặt miếu Song Trung thờ Võ Tánh và Ngô Tùng Châu là hai danh tướng của chúa Nguyễn Phúc Ánh đã tuẫn tiết tại đây.
Lần theo dấu xưa thành cổ, lặng nghe chuyện cũ tang thương, chuyện triều đại Chiêm Thành vong quốc, nhà Nguyễn đoạt Tây Sơn cũng chỉ còn là quá khứ hiện về trong hoang phế thành cũ. Đó là những cảm xúc mà bạn sẽ được trải nghiệm khi về với cố đô Đồ Bàn…
#Walker
Gợi ý :
1. Mở bài
- Giới thiệu về danh lam thắng cành bạn cần thuyết minh.
- Nêu cảm nhận chung về danh lam thắng cảnh đó
2. Thân bài
Giới thiệu vị trí địa lí
- Địa chỉ/ nơi tọa lạc?
- Diện tích nơi đó? Rộng lớn hay nhỏ?
- Cảnh vật xung quanh ra sao?
- Có thể đến đó bằng phương tiện gì?
+ Phương tiện du lịch: xe du lịch,…
+ Phương tiện công cộng: xe máy, xe buýt,…
Nguồn gốc: (lịch sử hình thành)
- Có từ khi nào?
- Do ai khởi công (làm ra)?
- Xây dựng trong bao lâu?
Cảnh bao quát
- Từ xa,…
- Nổi bật nhất là…
- Cảnh quan xung quanh…
Chi tiết
- Cách trang trí:
+ Mang đậm nét văn hóa dân tộc.
+ Mang theo nét hiện đại.
- Cấu tạo.
Giá trị văn hóa, lịch sử
- Lưu giữ:
+ Tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử, quá khứ của ông cha ta.
+ Tô điểm cho… (TP HCM, Nha Trang, Việt Nam,…), thu hút khách du lịch.
- Một trong các địa điểm du lịch nổi tiếng/ thú vị/ hấp dẫn/ thu hút khách du lịch.
3. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ về đối tượng.
Hãy thuyết minh về cây KÉO ( có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật )
Đừng chép văn mẫu nha...
240804
Chúng tôi là “kéo”, cái thứ mà ai ai cũng từng dùng qua, nhà nhà đều có, và chúng tôi là thứ không kém phần quang trọng trong cuộc sống.
Chúng tôi quá lớn để bất tiện khi cất ư? Hoặc quá nhỏ để khó tìm thấy hay có một thân hình khá đẹp mắt hay quá xấu xí??? Không, tất cả các bạn nhầm rồi, chúng tôi vô cùng bình thường đấy. Chỉ với hai phần là lưỡi và cán, được mắc vào nhau bởi một mối nối. Lưỡi của chúng tôi thì khá gầy so với anh cán tròn trịa, khoét lỗ bên trong, vừa sắc vừa bén và khá cao nên có thể dễ dàng cắt những thứ mỏng, nhỏ bé, hay có lớn hơn đi chăng nữa nhưng không quá dày là được. Thấy thì có vẻ đơn giản đấy! Phải không các ban? Nhưng chúng tôi lại mang trong mình một nguyên tắc vật lý khá quan trọng. Các bạn biết đấy, đó chính là đòn bẩy. Nó được áp dụng vào chúng tôi, khi cắt các bạn thấy vô cùng nhẹ nhàng, không phải dùng lực nhiều, đó chính là tính chất của đòn bẩy, nhưng ngược lại đoạn đường lưỡi kéo chúng tôi phải tăng lên. Nhưng dù thế, chúng tôi đã giúp các bạn bớt đi một phần sức lực của mình rồi đó! Thật là tuyệt phải không nào?
Vậy các biết nguồn gốc của chúng tôi không? Chúng tôi có rất lâu rồi đấy, từ 2 cái năm 1800 trước công nguyên, tiền thân của chúng tôi rất đơn giản chỉ có 1 mối nối ở phía cuối giữa 2 lưởi kéo dẹt, do 1 người Ai Cập tạo ra. Và từ dạo ấy, 1 người Romans đã cải tiến thêm 1 bước là làm mối nối giữa hai lưỡi kéo vào năm 100 sau công nguyên. Rồi, lại mội lần nữa, thế là chúng tôi ra đời bởi ông Robert Hinchliffe sống ở quãng trường Cheney ở LonDon
Gia đình của tôi rất đông đúc và đa dạng như có: anh kéo cắt vải, chị kéo bấm dùng để cắt chỉ, hay cô kéo cắt tóc …
Trong họ hàng nhà kéo chúng tôi, có một cậu kéo phải nói là 1 phần quang trọng của ngành y tế, các bạn có biết ai không nào? Chính là anh kéo phẫu thuật đấy! Nếu trong các ca mổ, phẫu thuật mà thiếu anh ấy thì trong gang tấc có thể gây thiệt hai lớn, có thể không ngờ trước được. Thế, chúng tôi mà thiếu thì sẽ ra sao?
Thật khó có thể hình dung đưôc hậu quả như thế nào
Không có gì đặc biệt, nhưng chúng tôi có thể tạo nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống con người thì còn gì bằng nữa phải không. Và vì điều đó, chúng tôi rất tự hào về bản thân mình. Và nếu chúng tôi có thể tạo ra điều tốt đẹp thì các bạn cũng có thể, hãy tạo ra 1 đất nước có vô vàn điều tốt đẹp như chúng tôi.
tknha
- Thuyết minh về cây kéo
- Kéo là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống, tuy nhỏ nhưng kéo thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiêp, thủ công nghiệp và sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, kéo có rất có ích cho cuộc sống của con người, không có kéo, chúng ta sẽ rất vất vả khi xử lý một việc nào đó mà dùng dao hoặc sức bằng tay của chúng ta không thể làm tốt được. Những di vật thuộc thế kỷ 2 – 3 sau Công nguyên (CN) tìm thấy ở khu vực La Mã - sông Ranh đã chứng minh cho điều đó . Nhưng có thể kéo đã xuất hiện trước đó rất lâu. Cái kéo gắn liền với cuộc sống của mỗi nhà, bởi những công việc thường ngày trong gia đình thường sử dụng đến kéo.
- Không những thế, trong một số lĩnh vực như công nghiệp, y tế… cũng sử dụng đến kéo. Điều đó cho thấy việc phát minh ra cái kéo đã giúp ích cho con người rất nhiều trong cuộc sống. Kéo có nhiều loại tùy theo tính chất công việc từng loại kéo mà người ta sáng tạo ra các mẫu kéo phù hợp với công dụng của nó như: kéo chốt đuôi, kéo kẹp, kéo khớp… Kéo chốt đuôi: Bước phát triển tiếp của kéo là chiếc kéo có chốt ở đuôi. Đó là hai lưỡi kéo mà phần đuôi của chúng được gắn một cái chốt tạo thành khớp nối. Sử dụng chiếc kéo kiểu này trong thực tế khá rắc rối, vì để cắt được cần phải ấn các lưỡi kéo vào nhau, và sau đó phải dùng tay tách chúng ra khỏi nhau.
- Kéo kẹp: So với kéo khớp , kéo kẹp với cần kéo hình chữ U nằm ngang có tiến bộ hơn hẳn, vì nó có thể sử dụng được bằng một tay do sức đàn hồi của vật liệu mà cánh kéo có thể tự mở ra. Kép kẹp chỉ xuất hiện khi người ta sản xuất được đồng thau hay hợp kim của sắt có thể rèn được vào khoảng năm 1000 trước CN. Đó là điều kiện để cánh kéo có thể đàn hồi được. Vì độ đàn hồi của đồng thau mau chóng giảm đi, nên kéo kẹp bằng đồng thau ngày một hiếm dần. Người ta đã tìm được kéo kẹp bằng sắt ở Trung Âu được sản xuất vào khoảng năm 500 trước CN. Có những mẫu kéo thời đó có lò xo hình chữ U, để tăng độ căng, người ta dần chuyển cần kéo sang dạng gần tròn.
- Thời Đường ở Trung Quốc đã có dạng kéo kẹp mà cần kéo có dạng cần bắt chéo lên nhau như hai chữ oo liền nhau. Đến tận thế kỷ 17, kéo kẹp là dạng kép phổ biến nhất ở châu Âu. Kéo khớp: Dạng kéo khớp được sử dụng ngày nay xuất hiện khoảng năm 300 trước CN. Vì chỉ còn rất ít di vật còn lại nên không thể xác định chính xác năm xuất hiện. Vào thế kỷ 17 và từ đó trở đi những loại kéo chuyên dụng được phát triển: kéo cắt giấy dài và lưỡi mỏng, kéo bản lưỡi rộng để cắt vải và kéo đa năng có lưỡi nhọn dần. Kéo được cấu tạo bằng hai thanh kim loại được mài sắc tạo thành lưỡi kéo, phần đuôi uốn cong tạo thành tay cầm.
- Lưỡi kéo có thể được làm bằng sắt hay một hợp chất sắt pha gang, phần tay cầm được bọc bởi một lớp nhựa dẻo hoặc nhựa cứng. Có thể nói, kéo là một dụng cụ chủ yếu dùng để cắt, tuy nhiên, tùy theo mục đích sử dụng mà kéo cũng có nhiều loại khác nhau như: kéo cắt vải để thợ may tạo nên quần áo đẹp, đa dạng và hợp thời trang; các em bé thì dùng kéo cắt giấy để cắt giấy xếp tàu bay, tên lửa...; thợ hớt tóc không thể tỉa ra các mô-đen nếu không có kéo; kéo cắt tôn cắt sắt; kéo phục vụ cho việc bếp núc để cắt cá, cắt bánh tráng, khô bò…; còn có kéo dùng trong y tế khi phẫu thuật… Kéo là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống, tuy nhỏ nhưng kéo thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiêp, thủ công nghiệp và sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày.
- Vì vậy, kéo có rất có ích cho cuộc sống của con người, không có kéo, chúng ta sẽ rất vất vả khi xử lý một việc nào đó mà dùng dao hoặc sức bằng tay của chúng ta không thể làm tốt được.