Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mùa thu đẹp vì có những đêm trăng vằng vặc, những ngày xanh thắm tuyệt vời.
Đối với các nhà thơ cận đại, kể cả các nhà Thơ Mới nữa thì mùa thu là mùa của cảm xúc, của thương nhớ. Trong làng thơ Việt Nam sau Nguyễn Khuyến, Tương Phố, Tản Đà, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu… đều có những bài thơ thu nổi tiếng. Tuy vậy, giữa Tam nguyên Yên Đổ và các nhà thơ mới đang có một khoảng cách. Thơ thu của Nguyễn Khuyến là thơ của làng cảnh Việt Nam đậm đà chân thực dù tác giả có gửi gắm vào trong thơ ít nhiều tâm sự. Thơ thu của các nhà Thơ Mới từ Giọt lệ thu (Tương Phố), Tiếng thu (Lưu Trọng Lư) đến Đây mùa thu tới (Xuân Diệu) chỉ mượn cảnh thu, sắc thu, màu thu, âm thanh mùa thu để gửi gắm tâm trạng đượm buồn hay lưu luyến bâng khuâng trước đất trời đã chuyển sang thu.
Chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến là hiện tượng độc đáo và là cống hiến xuất sắc của nhà thơ.
Cả ba bài đều viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mỗi bài là một phác thảo với nét bút của nền hội họa phương Đông, không rườm rà loè loẹt mà cũng không gò bó khuôn sáo. Nhà thơ – họa sĩ họ Nguyễn đã đưa chúng ta về một vùng chân quê quanh năm ngập nước của đất Hà Nam đầu thế kỷ này vào độ sang thu.
Thu vịnh phác họa khái quát những đặc điểm nổi bật về mùa thu.
Thu điếu dừng lại ở một không gian và thời gian cụ thể: trên một ao thu, vào một chiều thu, một ông già trên chiếc thuyền câu thả mồi đợi cá.
Thu ẩm quan sát cảnh thu trong nhiều thời điểm khác nhau để thâu tóm những nét nên thơ nhất.
Cảnh thu trong Thu vịnh đã được nhà thơ phác họa như thế nào?
Phần lớn dung lượng bài thơ (6/8 câu) là thơ tả cảnh. Biên độ không gian và thời gian không hạn chế: một buổi sáng, một cảnh chiều, một đêm trăng đượm màu thu. Ta vẫn bắt gặp trời (c1-2), nước (c3), trăng (c4), hoa (c5) có điểm xuyết âm thanh vọng lại từ không trung cao vút nhưng điệu thơ, hồn thơ thì đã vượt khỏi khuôn sáo kiểu tứ thời, tứ thú, tứ quý… của nét bút thơ và họa cổ điển.
Nét thu quán xuyến tất cả là bầu trời không ủ dột, quẩn quanh, tù túng mà cao vời vợi, cao ngất mấy tầng, cao hút tầm mắt… và thăm thảm màu xanh huyền diệu. Giữa thu bao la ấy, một khóm tre xa xa từ thôn vắng lả ngọn theo làn gió thu nhẹ nhàng uyển chuyển càng tô thêm sắc thu: Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu như làm sống động bầu trời vốn tĩnh lặng.
Đối chiếu với trời thu là sông thu vào sáng tinh mơ, lúc màn đêm đã vén hay vào buổi chiều tà, lúc bóng ô vừa ngậm non đoài, thời điểm "long lanh đáy nước in trời"; nước biếc dội lên màu xanh thơ mộng tạo nên ảo ảnh màn khói mênh mông mà các nhà thơ cổ điểm thường gọi là "yên ba giang thượng" (khói sóng trên sông). Trời thu và nước thu. Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc (trời nước một màu) là như vậy.
Sau thu thiên, thu thuỷ là thu nguyệt. Trăng thu sáng dịu trong trẻo tuyệt trần. Xưa nay trăng vốn là bạn của thi nhân. Trăng là kẻ đồng hành chè tiên, nước ghín, nguyệt đeo về (Nguyễn Trãi); Một trăng, một bóng một người hoá ba (Nguyễn Huy Tự). Trăng là người chứng giám: Vầng trăng vằng vặc giữa trời, Đinh ninh hai miệng một lời song song (Nguyễn Du). Có khi trăng là kẻ thóc mách Gương Nga chênh chếch dòm song (Nguyễn Du). Nguyễn Khuyến không cài song để đón trăng và ngắm trăng chẳng biết trăng ở đây có đòi thơ Tam nguyên Yên Đổ như nó đã lọt qua cửa sổ đòi thơ Hồ Chí Minh: "Trăng vào cửa sổ đòi thơ" – Nhật kí trong tù. Hẳn là chỉ có trăng thu mới thâm quen với con người đến thế!
Bây giờ đến hoa thu. "Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái", ý nhà thơ muốn nói: Mấy chùm hoa trước giậu đã nở từ năm ngoái nay lại đã trổ bông chăng? Và hoa thu chỉ là hoa cúc, một trong bốn loài hoa quý (lan, sen, cúc, mai) chọn mùa thu để trổ hoa.
Điểm xuyết cảnh thu là tiếng ngỗng trời từ từng trên không xa tít vọng lại. Âm thanh không líu lo nhưng con chim oanh học nói trong tiết xuân sang (Truyện Kiều) mà chỉ thoáng qua như nâng thêm tầm cao rộng rộng của không giang hẳn là đàn ngỗng bay nhanh về phương nam để tránh rét, tường bắt gặp trong kì thu muộn.
"Nhân hứng" mà tác giả đã vẽ xong bức tranh thu. Say theo cảnh trí thơ mộng nhưng rồi chợt tỉnh. Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào – ông Đào Bành Trạch treo ấn từ quan từ hồi còn trẻ, trở về vui với cỏ hoa và non xanh nước biếc. Nguyễn Khuyến cũng đã vứt miếng đỉnh chung về ở ẩn tại quê nhà. Có lẽ danh nho Nguyễn Khuyến "thẹn với ông Đào" bởi ông từ cho là mình từ quan hơi muộn?
Với Thu vịnh, chúng ta cảm thu bằng "nhân hứng" chung mà nhà thơ để lại; với Thu điếu chúng ta có một thú vui nhỏ mà cũng rất hấp dẫn.
Nơi quê hương nhà thơ trước đây lắm ao, lắm vũng. Có lẽ không riêng gì Nguyễn Khuyến mà dân quê cả vùng nhất là các ông già, lúc rảnh rỗi thường lên thuyền nan ngồi thả mồi đợi cá, coi đó là một thú tiêu khiển chăng? Đối với cụ Tam nguyên mùa thu câu cá quả là một lạc thú.
Ông đẩy thuyền xa bờ để được đắm mình trong thiên nhiên bao la trời nước một màu. Chỉ có câu kết nói đến chuyện thả câu, bài thơ chủ yếu ghi nhận những quan sát và cảm nhận của nhà thơ và cảnh vật đang diễn ra quanh mình. Ở đây mọi chi tiết đều được chắt lọc sao cho mỗi cảnh sắc chỉ cần điểm một nét, cộng hưởng thành màu sắc thu đích thực và độc đáo. Ông kết hợp tuyệt diệu hình ảnh và từ ngữ. Cả bức tranh có vẻ tĩnh lặng nhưng từng chi tiết thì động và gợi cảm.
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo: nước tinh kết và lạnh gây cảm giác khẽ rùng mình. Thuyền câu vốn đã nhỏ bé khi nhập vào không gian bao la càng trở nên bé xíu "bé tẻo teo". Ngư ông dường như cảm thấy mình quá bé trước tạo hoá!
Thuyền vừa xa bờ, cận cảnh dẫn đến một cảm giác thu mới: Phẳng lặng trong xanh vốn là đặc tính của mặt nước ao thu, hồ thu. Chỉ thế mà sau này Tản Đà viết: Trời xanh xanh, nước xanh xanh, khói lam xây thành: Màu biếc xao động khi gió thu khẽ khàng lướt qua. "Hơi gợn tí" nhưng cũng đủ mạnh để đưa chiếc lá già của cây cao gần bờ lìa cành "đưa vèo" xoay xoay giữa không gian theo chiều gió… Gió thu là như vậy.
Bình giảng hai câu 3-4, Xuân Diệu đã viết: "Thật tài tình! Nhà thơ đã tìm được cái tốc độ bay của lá, vèo, dễ tương xứng với cái mức độ gợn của sóng: "tí". Tác giả Đây mùa thu tới quả thật đã phát hiện đầy đủ tài nghệ của Nguyễn Khuyến.
Chắc là sau khi đã buông câu, nhà thơ mới có dịp ngẩng đầu nhìn trời và làng mạc vây quanh. Trời thăm thẳm một màu xanh, vài đám mây bạc lững lờ trôi như tôn thêm độ cao xa của không giang (Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt). Đường đi lối lại trong thôn viễn rặng trúc uống lượn vòng vèo không ồn ào náo nhiệt như những ngày mùa mà êm đềm u tịch. Nhà thơ "tựa gối ôm cần" chìm đắm vào cảnh vật tựa sống trong mơ…
Câu kết thức Cá đâu đớp động dưới chân bèo. Tiếng động của cá đớp mồi đã trả nhà thơ về cõi thực. Nguyễn Khuyến là ông ngư trên chiếc thuyền nan mỏng mảnh.
Với Thu ẩm, nhà thơ Hà Nam đưa chúng ta về nhiều thời điểm khác nhau để cảm nhận vẻ đẹp mùa thu.
Mở đầu bài thơ, tác giả nói về một ngôi nhà xuềnh xoàng ở tận sâu trong làng Và (Vị Hạ) nơi cụ Thượng quan hưu trí thường độc ẩm để tìm cách lãng quên thế sự; bởi vì người xưa đã nói: "Chỉ có rượu mới phá được thành sầu".
Từ "năm gian nhà cỏ" này ông nhập vào cảnh thu và quan sát những nét thu khi về chiều, vào đêm tối hay buổi trăng thu viên mãn. Thu ẩm thường diễn ra trong ngôi nhà này vào những thời điểm kể trên. Không có bóng dáng buổi mai hồng hay chính ngọ trong thơ thu. Phải chăng những thời điểm đó không hợp với tạng của nhà thơ? Hai buổi đêm và một buổi chiều lần lượt xuất hiện trong Thu ẩm.
Một đêm không trăng dày đặc bóng tối trùm lấp đường ngõ, "lập loè" ánh sáng đom đóm vây bủa đường thôn (Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè). Một đêm khác trăng soi vằng vặc "bóng trăng vàng từ mặt nước ao loé ra, bốn chữ 1 gợi chất vàng [đang dàn trải] ba dấu sắc khứ thanh gợi ánh bắn đi từ loa gợi [vòng tròn lan toả]" (Xuân Diệu). Nguyễn Khuyến dùng thần bút để cực tả đêm thu.
Một buổi chiều nhẹ thênh từ "nhà cỏ" hay từ bếp nhà ai toả ra làn khói lam chiều? Một nét thân thương và trìu mến biết bao! Và một buổi chiều khác không còn "tầng mây lơ lửng", chỉ có da trời ửng màu biếc bao la vô hạn. Nét phác họa đặc thù này vốn là sở trường của Nguyễn Khuyến.
Phần kết, tác giả đã gửi gắm ít nhiều tâm sự: "Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe… Độ năm ba chén đã say nhè". Đâu phải vô cớ mà mắt lão Nguyễn "đỏ hoe". Cũng không phải vô cớ mà lão uống ít say nhiều (say không tự chủ được sinh lè nhè). Ông uống rượu để tiêu sầu nhưng sầu đâu có dứt!
Trong bộ ba thơ thu tuy tác giả không trực tiếp nói đến nhưng vẫn không sao che giấu nổi: Tâm sự nước non đầy vơi dường như chi phối cả cuộc đời và cảm hứng thơ văn của tác giả. Quý thay Nguyễn Khuyến!
Ba bài thơ thu là những viên ngọc quý trong vườn thơ Việt Nam. Nó đậm đà màu sắc quê hương đất nước. Hình tượng và ngôn ngữ thơ đạt đến đỉnh cao của sự giản dụ mà đầy chất thơ. Từ nét bút tạo hình đến các thủ pháp nghệ thuật khác như sử dụng từ ngữ trau chuột, chính xác, đối ngẫu rất chỉnh, gieo vần phong phú độc đáo (kể cả tử vận). kết hợp nhạc điệu và âm thanh tinh tế… cả ba bài đều viết theo thể thơ Đường hoàn chỉnh nhưng người đọc không có cảm giấc đó là thể thơ ngoại lai. Nối gót nữ sĩ Hồ Xuân Hương và các nhà thơ Nôm lớp trước, Nguyễn Khuyến đã góp phần Việt hoá đến kì tài thể thơ nhập ngoại này.
Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm xứng đáng được trao giải nhất trong toàn bộ thơ về làng cảnh Việt Nam.
Tham khảo!
Bài thơ gợi tình yêu và sự gắn bó sâu sắc với thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nếu không xuất phát từ tình yêu quê hương tha thiết thì không thể vẽ lên một bức tranh thu đẹp, rất đặc trưng và có hồn như thế.Cảnh thu rất đẹp nhưng buồn phảng phất. Đó chính là nét buồn lan ra từ tâm trạng của nhân vật trữ tình. Không gian tĩnh lặng trong bài thơ góp phần thể hiện sự vắng lặng trong cõi lòng nhà thơ. Đó cũng chính là cái tính rất gợi cảm, tác động tới tâm hồn nhà thơ: một tâm trạng cô quạnh, đau xót trước tình hình đất nước bị xâm lược. Bài thơ không chỉ đơn thuần là tả việc câu cá. Câu cá chỉ là cái cớ để nhà thơ mở rộng cõi lòng mình đón nhận cảnh thu, tình thu. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được một tấm lòng thiết tha gắn bó với thiên nhiên, đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín mà vẫn không kém phần sâu sắc(đúng ko nhỉ!!)
TK
Mùa thu của xứ Bắc có bầu trời cao xanh trong đã hiện lên trong thơ Nguyễn Khuyến là “trời thu xanh ngắt”. Màu sắc ấy là màu của trời thu mà cũng là cái tình tha thiết của thi nhân đối với mùa thu, đối với quê hương lang cảnh. Không gian mở ra thăm thẳm “mấy tầng cao”, một cần trúc (trúc chứ không phải là tre) vươn lên trên nền trời thu “xanh ngắt”. Nét cong mềm của “cần trúc” vươn lên một cách thanh cao, không ủy mị như rặng liễu đìu hiu buông xuống trong thơ mùa thu của Xuân Diệu. Từ láy “lơ phơ” gợi tả vẻ thưa thớt của những lá trúc lay động bởi gió heo may mùa thu. Từ láy "hát hiu” gợi được sự rung động của cành trúc, hay là sự rung động của tâm hồn thi nhân trước cảnh thu, trời thu đượm buồn?
=> Nói tóm lại, hai câu luận cũng là tả về mùa thu, nhưng qua cảnh, ta thấy được tâm trạng của nhà thơ, thấy được sự thầm kín của một con người không thể dửng dưng trước cảnh mất nước.
Đến với chùm ba bài thơ thu của Nguyền Khuyến, ta bắt gặp những cảnh sắc không thể lẫn của mùa thu vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Những bức tranh thu ấy được vẽ nên bằng tấm lòng yêu mến quê hương mình, bằng tình yêu cuộc sống thanh cao, tĩnh lặng chốn thôn quê của cụ Tam nguyên Yên Đổ. Thành công của những bài thơ thu này cũng chứng tỏ tâm hồn tinh tế, ngòi bút tài hoa của Nguyễn Khuyến. Chúng đưa ông lên địa vị danh dự trong các thi nhân viết về mùa thu, trong những nhà thơ của làng cảnh Việt Nam.
Tham khảo nha ^^
I. MỞ BÀI
Giới thiệu: Trên đất nước Việt Nam thân yêu có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhưng có lẽ tiêu biểu nhất chính là Vịnh Hạ Long.
II. THÂN BÀI
1. Nguồn gốc, xuất xứ
- Hạ Long nghĩa là “nơi rồng đáp xuống”. Tên gọi Hạ Long đã thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử, thời Bắc thuộc khu vực này được gọi là Lục Châu, Lục Hài. Các thời Lý, Trần, Lê Vịnh mang các tên Hải Đông, An Bang, Vân Đồn, Ngọc Sơn hay Lục Thủy. Tên Hạ Long mới xuất hiện trong một số thư tịch và các bán đồ hàng hải của Pháp từ cuối thế kỷ 19.
- Theo tài liệu của người Pháp:
+ Trên tờ Tin tức Hải Phòng xuất bản bằng tiếng Pháp có bài viết về sự xuất hiện của sinh vật giống rồng trên khu vực là vịnh Hạ Long ngày nay, khi viên thiếu úy người Pháp Legderin, thuyền trưởng tàu Avalence cùng các thủy thủ bắt gặp một đôi rắn biển khổng lồ ba lần (vào các năm 1898, 1900 và 1902).
+ Có lẽ người Châu Ảu đã liên tưởng con vật này giống như con rồng châu Á. loài vật huyền thoại được tôn sùng trong văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa các nước châu Á nói chung và đó là lý do khiến vùng biển đảo Ọuảng Ninh được người Pháp gọi bằng cái tên vịnh Hạ Long tên đó tồn tại đến ngày nay.
- Theo truyền thuyết dân gian Vìêt Nam:
+ Theo truyền thuyết dân gian Việt Nam: trong tâm thức của người Việt từ thời tiền sử với trí tưởng tượng dân gian và ý niệm về cội nguồn con Rồng cháu Tiên, một số truyền thuyết cho ràng khi người Việt mới lập nước đã bị giặc ngoại xâm, Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phun nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sừng làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.
2. Kết cấu
Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời báo vệ con dân Đại Việt. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay, với bãi cát dài trên 15 km).
- Vịnh có rất nhiều hang động, có động nước và động khô
- Bên trong những hang động có rất nhiều đá vôi.
- Có rất nhiều đảo và cồn đá.
- Mặt nước ở Vịnh Hạ Long rất đẹp, những làn sóng nhẹ nhàng đánh vào bờ tạo nên một khung cảnh thơ mộng khi bạn đứng ngắm Vịnh Hạ Long.
- Chiều về bạn có thể thấy hoàng hôn từ phía phản chiếu lên mặt nước như đang có đến tận hai mặt trời.
- Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long như một bức tranh tuyệt hảo do thiên nhiên tạo thành gồm có những hang động và những hòn.
- Bên trong là những hang động người ta có thể tham quan, ngắm cảnh.
- Có những thạch nhũ có hình thù kì lạ do thiên nhiên tạo ra bên trong hang.
- Vịnh Hạ Long nhìn từ xa thấy như những người lính khổng lồ canh giữ biển Việt Nam.
- Vì thế, mà Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
3. Ý nghĩa
- Vịnh Hạ Long là một trong những tài sản vô giá của đất nước Việt Nam thân yêu.
- Ngoài ý nghĩa là một cảnh đẹp, nó còn tượng trưng cho nét đẹp hồn hậu của con người Việt Nam mỗi khi du khách ghé thăm.
III. KẾT BÀI
- Vịnh Hạ Long đúng là một cảnh đẹp thiên nhiên trên thế giới.
- Tôi tự hào là một người ở Quảng Ninh và sở hữu một cảnh đẹp thiên nhiên thế giới...
Dàn ý
a)Mở bài
+Giới thiệu bao quát cảnhKỳ nghỉ hè vừa qua, em cùng gia đình đi tham quan vịnh Hạ Long. Đã lâu lắm rồi em mới có một kì nghỉ hè thoải mái như thế này.
b)Thân bài+Tả các bộ phận cảnh vậtO Dọc đường bộ đến Quảng Ninh, trước mắt em là cả một bức tranh sơn thuỷ hùng vĩ. Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh khổng lồ vô cùng sống động với biển xanh mây trắng .. Ði giữa Hạ Long, ta ngỡ như lạc vào một thế giới cổ tích bị hoá đá, đảo thì giống hình một người đang đứng hướng về đất liền, đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước, đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá, hòn Cánh Buồm, hòn Cặp Gà, hòn Lư Hương... Tất cả trông rất thực, thực đến kinh ngạc. Hình dáng những đảo đá diệu kỳ ấy biến hoá khôn lường theo góc độ ánh sáng trong ngày và theo góc nhìn. Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp như động Thiên Cung, hang Ðầu Gỗ, động Sửng Sốt, động Tam Cung... Ðó thực sự là những lâu đài của tạo hoá giữa chốn trần gian. Từ xưa, Hạ Long đã được đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi mệnh danh là kỳ quan đất dựng giữa trời cao. Giữa non nước mây trời Hạ Long tuyệt mỹ, một chiếc hang mang tên vô cùng mộc mạc dân dã: hang Ðầu Gỗ. Từ phía xa nhìn lại, cửa hang có màu xanh lam hình một con sứa biển, qua chín mươi bậc đá xây ta tới cửa động. Nếu động Thiên Cung hoành tráng khoẻ khoắn, hiện đại thì hang Ðầu Gỗ trầm mặc uy nghi nhưng cũng rất đồ sộ .Hang được chia làm ba ngăn chính. Ngăn phía ngoài có hình vòm cuốn tràn trề ánh sáng tự nhiên, trần hang là một bức "tranh sơn dầu" khổng lồ, trong đó vẽ phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, đó là những đàn voi đang đi kiếm ăn, những chú hươu sao ngơ ngác, chú sư tử lim dim ngủ... với những tư thế vô cùng sinh động. Phía dưới là một chú rùa đang bơi giữa bể nước mênh mông, những rừng măng đá, nhũ đá nhiều mầu với nhiều hình thù kỳ lạ tuỳ theo trí tưởng tượng phong phú của từng người. Ðứng dưới vòm hang ta có cảm giác như đang đứng giữa một toà lâu đài cổ kính, có lối kiến trúc đồ sộ và hùng vĩ. Chính giữa lòng hang là một cột trụ chống trời khổng lồ, hàng chục người ôm không xuể, từ phía dưới chân cột lên trên được bàn tay điêu khắc tài tình của tạo hoá gọt rũa thành những hình mây bay, rồng cuốn, phượng múa, hoa lá, dây leo... Trên đỉnh cột, bất giác ta bắt gặp một vị tu sĩ mặc áo choàng thâm, tay phải cầm gậy tích trượng trong tư thế tụng kinh, niệm Phật. Ánh sáng chiếu vào đây mờ ảo, những bức tranh mới lạ hiện lên long lanh huyền bí. Những chùm hoa đá lúc ẩn lúc hiện, những hình ảnh vừa quen thuộc vừa lạ,... tạo cho con người vừa sợ sệt vừa tò mò. Tận cùng hang là một chiếc giếng tiên bốn mùa nước ngọt trong vắt, chảy tràn trề quanh năm. Ðường lên động Thiên Cung vách đá cheo leo, hai bên tán lá rừng che phủ um tùm
Qua một khe cửa hẹp, lòng động đột ngột mở ra không gian có hình tứ giác với chiều dài thậm thượt. Càng vào trong ta càng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp lộng lẫy của động Thiên Cung. Ðộng gắn liền với truyền thuyết về vua Rồng xưa. Những chú rồng bay lượn lúc ẩn lúc hiện trong rừng mây nhũ đá, những chú voi con công kênh nhau lên nhảy múa, những con mãng xà lớn trườn mình quấn quanh cây đa cổ thụ, hai chú sư tử đá nhảy múa bờm tóc tung bay, trên cao những chú đại bàng giang rộng đôi cánh khổng lồ trên không trung... Tất cả những hình ảnh đó như vừa được hoá đá nơi này. Trên vách động phía đông là một bức tranh hoành tráng đồ sộ, trong đó chạm nổi những nhân vật trong truyện cổ tích xưa. Trung tâm động là bốn cột trụ to lớn lực lưỡng chống đỡ thiên đình. Từ chân cột tới đỉnh đều được chạm nổi nhiều hình thù kỳ lạ như chim cá, cảnh sinh hoạt của con người, hoa lá cành... Trên vách động phía bắc là cảnh một bầy tiên nữ đang múa hát Dưới vòm động cao vút, từng chùm nhũ đá rủ xuống muôn màu tạo thành bức rèm đá thiên nhiên lộng lẫy. Ðâu đó có tiếng trống bập bùng như trong đêm hội làng xưa. Ðó chính là tiếng gió thổi qua kẽ đá. Ðứng giữa vòm động cao vút, màu thạch nhũ xanh như dát ngọc ta ngỡ như đang đứng trong tiên cảnh bồng lai vậy. Tới ngăn động cuối cùng, những luồn ánh sáng trắng xanh đỏ xen lẫn phối màu tạo nên khung cảnh hoa lệ. Một vòi nước tự nhiên bốn mùa tuôn chảy róc rách, nơi đây có ba chiếc ao, nước trong vắt. Thế là cả buổi sáng, em cùng gia đình chỉ tham quan hang động, mọi người bắt đầu chụp nhanh cảnh đẹp ở đây rồi vội vàng lên xe đến nhà nghỉ để hôm sau ra Bãi Cháy.Dọc theo bờ vịnh Hạ Long là khu nghỉ mát Bãi Cháy quanh năm lộng gió biển. Bãi Cháy là một dải đồi thấp chạy thoai thoải về phía biển kéo dài hơn hai ki-lô-mét ôm lấy hàng thông cổ thụ nằm xen kẽ với những khách sạn cao tầng, những biệt thự nhỏ kiến trúc riêng biệt.
Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng
Thân bài:
- Hình dung đặc điểm gợi cảm của thiên nhiên, cảnh vật trong thời gian, không gian cụ thể để bộc lộ tình cảm của mình về đối tượng yêu thích.( Có sử dụng yếu tố miêu tả)
- Suy nghĩ về mối quan hệ của thiên nhiên, cảnh vật đối với cuộc sống con người
+ Thân thuộc, gắn bó, có ích lợi với con người như thế nào?
+ Gắn bó với những lứa tuổi nào?
- Suy nghĩ về quan hệ của thiên nhiên, cảnh vật đối với người viết.
+ Tình cảm, cảm xúc như thế nào?
+ Gợi những kỉ niệm thân thiết gắn bó nào?
- Thiên nhiên, cảnh vật gợi cho mình liên tưởng gì về cuộc sống? Con người? Về tình cảm quê hương, trường lớp, gia đình?
Kết bài: Khẳng định tình cảm của mình đối với thiên nhiên, cảnh vật.
Chắc ai cũng biết biển nha trang đúng ko? đây là 1 trong những bải biển đẹp nhất nc ta đó
Thành phố Nha Trang trước mặt là biển, sau lưng là núi nên phong cảnh đẹp vô cùng! Bãi biển Nha Trang được xếp loại là một trong những bãi biển đẹp nhất thế giới.
Lúc chiếc xe chở du khách còn đang bon bon trên đường, em đã nhận ra làn gió mát mang hương vị mặn mà của biển. Có ai đó reo lên mừng rỡ: Biển kìa! Nhìn ra phía chân trời, em chỉ thấy một vệt xanh mờ mờ xa tít. Đến lúc xe dừng lại thì mặt biển bao la đã hiện ra trước mắt em.
Bờ biển cong cong mềm mại, thoai thoải dần xuống mép sóng. Bãi cát trắng phau, mịn màng dưới chân. Ven bờ, hàng dừa nghiêng nghiêng. Tàu dừa giống như những cánh tay dài vẫy gió.
Chưa bao giờ em được nhìn thấy một vùng trời nước mênh mông nhường ấy. Phóng tầm mắt ra xa, em thấy biển có màu xanh thẫm. Nhìn xuống mặt nước gần ngay bờ cát, em lại thấy nước biển màu xanh da trời. Từng đợt, từng đợt sóng trắng nối nhau ào ạt vỗ bờ rồi lại rút ra xa, chẳng khác chi đám trẻ mê mải nô đùa không biết mệt. Mặt trời trên cao toả nắng vàng rực rỡ xuống biển xanh. Hàng ngàn người vui vẻ, ồn ào trên bãi tắm, tận hưởng không khí trong lành và làn nước mát lạnh của đại dương. Những chiếc phao nhiều màu dập dềnh trên sóng biếc.
Đến chiều, em được cha mẹ cho đi thăm các đảo bằng ca-nô. Chiếc ca-nô sơn hai màu xanh trắng, trước buồng lái cắm một lá cờ đỏ sao vàng phần phật tung bay. Bốn năm chục du khách thích thú cười vang giữa tiếng sóng xô dào dạt. Chiếc ca-nô lướt như bay, đuôi rẽ nước thành hai luồng rẻ quạt, bọt tung trắng xoá.
Khung cảnh thiên nhiên ở đảo nào cũng đẹp! Em như choáng ngợp trước một không gian toàn một màu xanh: xanh trời, xanh biển và xanh cây lá hoà quyện vào nhau, tạo nên thế giới thần tiên. Em thích nhất là khu đảo cá Trí Nguyên với những chiếc hồ nhân tạo được xây ngay trên mặt biển. Trong đó có rất nhiều loài cá quý hiếm của biển khơi: hàng chục loại cá heo, cá mập, cá kiếm, cá song, hàng trăm loại cá cảnh biển đủ màu sắc và hình thù lạ mắt khiến cho người xem mê mải. Em mua một túi bỏng ngô rồi bước xuống bậc tam cấp dẫn xuống hồ nuôi vích. Những chú rùa biển khổng lồ và hiền lành nhẹ nhàng đớp từng hạt ngô từ lòng bàn tay em rồi đủng đỉnh bơi đi.
Ngày hôm sau, đoàn du khách được đưa đi thăm Tháp Bà, bãi biển Hòn Chồng và Viện Hải dương học. Lần đầu tiên, em được tận mắt nhìn thấy những sinh vật kì lạ của đại dương. Trước khi về, em đứng cạnh bộ xương chú cá voi dài như chiếc thuyền, chụp một kiểu ảnh làm kỉ niệm.
Sau hai ngày tham quan Nha Trang, em biết thêm được bao điều mới mẻ và thú vị. Thiên nhiên xung quanh ta quả là đẹp đẽ, hấp dẫn vô cùng! Tạm biệt Nha Trang với biển xanh, cát trắng, voi những con đường vàng rực màu hoa Nữ hoàng và lồng lộng làn gió đại dương, em thấy trong lòng dâng lên một cảm xúc rưng rưng khó tả.
Tham khảo:
Một năm học đã trôi đi thật nhanh để lại cho chúng tôi nhiều niềm vui và nỗi buồn, bao nhiêu kỷ niệm đẹp của tuổi thơ trong sáng kỳ diệu. Cùng với đó là những lần chúng tôi quậy phá, nghịch ngợm làm cho cô giáo buồn phiền.Tuy vậy nhưng đối với tôi nó thật có ý nghĩa. Thế rồi kỳ nghỉ hè cũng đến tôi cùng gia đình đi nghỉ mát ở Vịnh Hạ Long một tuần do công ty của bố mẹ tôi tổ chức. Ngày mai là khởi hành nên tối hôm đó tôi cùng mẹ đi sắm sửa quần áo, mũ, khăn, …và cả hoa quả, bánh kẹo, nước ngọt nữa. Chiếc va li gầy còm giờ đây đã trở nên béo ục ịch. Mẹ tôi dặn : “Shinigami ơi ngủ sớm đi con sáng mai phải đi sớm đấy mà bây giờ con chưa ngủ thì ngày mai làm sao mà đi được !Tôi vâng vâng dạ dạ lên giường đi ngủ nhưng không tài nào mà ngủ được. Sáng hôm sau mới 5 giờ sáng tôi đã ngồi yên trên xe ô tô, bon bon tiến về Quảng Ninh nơi có Vịnh Hạ Long di sản văn hóa thế giới. Chúng tôi được đến vui chơi, tắm mát ở những bãi tắm nổi tiếng, được đi thăm nhiều hang động đẹp, chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời của hàng ngàn hòn đảo nhấp nhô trên mặt nước trong xanh, ngắm nhìn vòm trời xanh, cao lồng lộng. Rồi chúng tôi lại được đi tham quan Công viên Hoàng Gia, tham gia các trò chơi bổ ích như lướt ván, đạp vịt, chơi thuyền canô…rất vui. Tôi trở về nhà với tâm trạng rất vui và thoải mái
Kỳ nghỉ hè vừa qua, em cùng gia đình đi tham quan vịnh Hạ Long. Đã lâu lắm rồi em mới có một kì nghỉ hè thoải mái như thế này.
Để chuẩn bị cho chuyến đi em đã sắp xếp quần áo, đồ ăn uống... từ ngày hôm trước. Ô tô khởi hành từ lúc 5 giờ 30 sáng, gia đình em đã có mặt tại điểm tập trung từ lúc năm giờ. Cứ tưởng mình đến sớm hơn cả không ngờ đã có nhiều gia đình khác đến trước, bố em cầm trên tay chiếc túi du lịch to, mẹ thì cầm túi đồ ăn uống, còn em và bé Mi khoác trên vai chiếc ba lô nhỏ xíu đựng một số thứ lặt vặt. Dọc đường bộ từ Hà Nội đến Quảng Ninh, trước mắt em là cả một bức tranh sơn thuỷ hùng vĩ đầy cảm xúc. Ô tô luồn lách qua những chiếc cầu và núi đá nhỏ, sau hơn một tiếng thì đoàn du lịch bắt đầu xuống xe để đi tàu thuỷ tham quan các hang động. Từ những vòm đá cao nhất rủ xuống những dải thạch nhũ cột băng pha trộn đủ mọi màu sắc của cầu vồng, em nghe nói hang đẹp nhất là hang Đầu gỗ. Đây là cung điện với nhiều gian phòng ngoắt ngoéo, chỉ một giọt nước nhẹ rơi xuống từ những dải nhũ đá cũng đủ phá vỡ sự im lặng.
Thế là cả buổi sáng, em cùng gia đình chỉ tham quan hang động, mọi người bắt đầu chụp nhanh cảnh đẹp ở đây rồi vội vàng lên xe đến nhà nghỉ. Cả đoàn xuống xe lấy hành lý của mình chờ bác trưởng đoàn liên hệ phòng nghỉ, có những bé chỉ khoảng tầm lớp hai, lớp ba chạy lon ton ở vườn hoa. Riêng bé Mi thì nghịch nhất tí thì lại đuổi bạn làm cho mẹ nhắc nhở liên tục nhưng nó chẳng nghe, cứ thích nô đùa chạy nhảy với các bạn. Chà! Sao bác trưởng đoàn liên hệ gì mà lâu thế, cả đoàn đang định vào gặp thì từ xa, mấy anh hướng dẫn viên đã cầm chìa khóa phát cho từng người.
Buổi chiều cả nhà em ra vườn hoa chụp ảnh làm kỉ niệm rồi lên núi ngay gần nhà nghỉ "Thăng Long" ngắm cảnh, mẹ bảo cả nhà chụp mấy pô nhân lúc trời đẹp, riêng em và bé Mi được chụp riêng hai kiểu. Chụp xong, cả nhà ra chợ mua cá, tôm gọi là đặc sản nghỉ hè. Chà! Chợ Hạ Long sầm uất hơn cả Hà Nội. Ngay từ đầu chợ hàng loạt quầy bán dưa hấu, cá tôm, thịt... được xếp bày hàng chào khách. Nhưng gian tôm, cá là gian đông nhất vì ở đây phần lớn khách du lịch muốn mua quà nhân dịp đi nghỉ mát. Em và mẹ quan sát hàng quần áo trẻ em cạnh quầy bánh kẹo thì khá đông người mua nhất là những bác phụ huynh mua cho con mình mặc. Có hai em chạy lăng nhăng nên bị mẹ mắng, thấy vậy em liền bảo mẹ phải trông bé Mi cẩn thận kẻo lại bị lạc. Buổi tối, những chiếc đèn thắp sáng mọi nơi, em cùng mẹ và bé Mi ra ăn chè ở quán, cạnh khách sạn nơi mà gia đình em đang ở. Còn bố thì đọc báo, xem tivi ở phòng nghỉ.Thời gian trôi qua, cả đoàn bắt đầu lên đường về Hà Nội.
Sức hấp dẫn của vịnh Hạ Long đã khiến cho nơi đây quanh năm luôn là điểm hội tụ của khách du lịch trong và ngoài nước. Mọi người đều đến đây tham quan, nghỉ ngơi, tắm biển... Ai cũng thấy khoan khoái, hài lòng trước vẻ đẹp kỳ quan của thế giới.
|
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Tên thật là Nguyễn Thị Hinh sống trong nửa đầu thế kỷ 19. Quê ở làng Nghi Tàm, ven Hồ Tây, kinh thành Thăng Long. Bà xuất thân trong một gia đình quan lại, có nhan sắc, có học, có tài thơ Nôm, giỏi nữ công gia chánh – bà được vua Minh Mệnh vời vào kinh đô Phú Xuân làm nữ quan “Cung trung giáo tập”.
Chồng bà là Lưu Nghi làm tri huyện Thanh Quan, tỉnh Thái Bình, nên người đời trân trọng gọi bà là Bà huyện Thanh Quan.
Bà chỉ còn để lại 6 bài thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật: “Qua Đèo Ngang”, “Chiều hôm nhớ nhà”, “Thăng Long thành hoài cổ”, “Chùa Trấn Bắc”, “Chơi Đài Khán Xuân Trấn võ”. “Tức cảnh chiều thu”.
Thơ của bà hay nói đến hoàng hôn, man mác buồn, giọng điệu du dương, ngôn ngữ trang nhã, hồn thơ đẹp, điêu luyện.
Trên đường vào Phú Xuân…, bước tới Đèo Ngang lúc chiều ta, cảm xúc dâng trào lòng người, Bà huyện Thanh Quan sáng tác bài “Qua Đèo Ngang”. Bài thơ tả cảnh Đèo Ngang lúc xế tà và nói lên nỗi buồn cô đơn, nỗi nhớ nhà của người lữ khách - nữ sĩ.
Lần đầu nữ sĩ “bước tới Đèo Ngang”, đứng dưới chân con đèo “đệ nhất hùng quan” này, địa giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh - Quảng bình, vào thời điểm “bóng xế tà”, lúc mặt trời đã nằm ngang sườn núi, ánh mặt trời đã “tà”, đã nghiêng, đã chênh chênh. Trời sắp tối. Âm “tà” cũng gợi buồn thấm thía. Câu 2, tả cảnh sắc: cỏ cây, lá, hoa… đá. Hai vế tiểu đối, điệp ngữ “chen”, vần lưng: “đá” – “lá”, vần chân: “tà” – “hoa”, thơ giàu âm điệu, réo rắt như một tiếng lòng, biểu lộ sự ngạc nhiên và xúc động về cảnh sắc hoang vắng nơi Đèo Ngang 200 năm về trước:
“Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”.
Chỉ có hoa rừng, hoa dại, hoa sim, hoa mua. Cỏ cây, hoa lá phải “chen” với đá mới tồn tại được. Cảnh vật hoang sơ, hoang dại đến nao lòng.
Nữ sĩ sử dụng phép đối và đảo ngữ trong miêu tả đầy ấn tượng. Âm điệu thơ trầm bổng du dương, đọc lên nghe rất thú vị:
“Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”.
Điểm nhìn đã thay đổi: đứng cao nhìn xuống dưới và nhìn xa. Thế giới con người là tiểu phu, nhưng chỉ có “tiều vài chú”. Hoạt động là “lom khom” vất vả đang gánh củi xuống núi. Một nét vẽ ước lệ rong thơ cổ (ngư, tiều, canh, mục) nhưng rất thần tình, tinh tế trong cảm nhận. Mấy nhà chợ bên sông thưa thớt, lác đác. chỉ mấy cáilèu chợ miền núi, sở dĩ nữ sĩ gọi “chợ mấy nhà” để gieo vần mà thôi: “tà” – “hoa” – “nhà”. Cũng là cảnh hoang vắng, heo hút, buồn hoang sơ nơi con đèo xa xôi lúc bóng xế tà.
Tiếp theo nữ sĩ tả âm thanh tiếng chim rừng: chim gia gia, chim cuốc gọi bầy lúc hoàng hôn. Điệp âm “con cuốc cuốc” và “cái gia gia” tạo nên âm hưởng du dương của khúc nhạc rừng, của khúc nhạc lòng người lữ khách. Lấy cái động (tiếng chim rừng) để làm nổi bật cái tĩnh, cái vắng lặng im lìm trên đỉnh đèo Ngang trong khoảnh khắc hoàng hôn, đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh trong thi pháp cổ. Phép đối và đảo ngữ vận dụng rất tài tình:
“Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gai”.
Nghe tiếng chim rừng mà “nhớ nước đau lòng”, mà “thương nhà mỏi miệng’ nỗi buồn thấm thía vào 9 tầng sâu cõi lòng, toả rộng trong không gian từ con đèo tới miền quê thân thương. Sắc điẹu trữ tình dào dạt, thiết tha, trầm lắng. Lữ khách là một nữ sĩ nên nỗi “nhớ nước”, nhó kinh kỳ Thăng Long, nhớ nhà, nhó chồng con, nhớ làng Nghi Tàm thân thuộc không thể nào kể xiết!
Bốn chữ “dừng chân đứng lại” thể hiện một nỗi niềm xúc động đến bồn chồn. Một cái nhìn mênh mang: “Trời non nước”; nhìn xa, nhìn gần, nhìn cao, nhìn sâu, nhìn 4 phía… rồi nữ sĩ thấy vô cùng buồn đau, như tan nát cả tâm hồn, chỉ còn lại “một mảnh tình riêng”. Lấy cái bao la, mênh mông, vô hạn của vũ trụ, của “trời non nước” tương phản với cái nhỏ bé của “mảnh tình riêng”, của “ta” với “ta” đã cực tả nỗi buồn cô đơn xa vắng của người lữ khác khi đứng trên cảnh Đèo Ngang lúc ngày tàn. Đó là tâm trang nhớ quê, nhớ nhà:
“Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta”.
“Qua Đèo Ngang” là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật tuyệt bút. Thế giới thiên nhiên kỳ thú của Đèo Ngang như hiển hiện qua dòng thơ. Cảnh sắc hữu tình thấm một nỗi buồn man mác. Giọng thơ du dương, réo rắt. Phứp đối và đảo ngữ có giá trị thẩm mỹ trong nét vẽ tạo hình đầy khám phá. Cảm hứng thiên nhiên trữ tình chan hoà với tình yêu quê hương đất nước đậm đà qua một hồn thơ trang nhã. Bài thơ “Qua Đèo Ngang” là tiếng nói của một người mà trở thành khúc tâm tình của muôn triệu người, nó là bài thơ một thời mà mãi mãi, bài thơ Non Nước.
Điều kiện tự nhiên ở Hoa Kì rất thuận lợi cho việc trồng lúa mì , địa hình bằng phẳng , rộng lớn , đất đai phì nhiêu . Ở vịnh Mehico thì lại thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp , địa hình đồi núi , gần các khu công nghiệp lớn . thuận lợi cho việc cung cấp nguyên liệu .
chủ ngữ vị ngữ đâu bạn??? đề còn ko viết hẳn hoi thì ai muốn làm cho?
Hiểu chết liền