Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Loại | Thể loại hoặc kiểu văn bản | Tên văn bản đã học |
Văn bản văn học | - Truyện ngắn và tiểu thuyết
- Thơ
- Truyện khoa học viễn tưởng | - Buổi học cuối cùng, Người đàn ông cô độc giữa rừng, Dọc đường xứ Nghệ, Bố của Xi-mông. - Mẹ, Ông đồ, Tiếng gà trưa, Một mình trong mưa - Bạch tuộc, Chất làm gỉ, Nhật trình Sol 6, Một trăm dặm dưới mặt đất |
Văn bản nghị luận | - Nghị luận văn học | - Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”, Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”, Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển”, Về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên |
Văn bản thông tin | - Văn bản thông tin | - Ca Huế, Hội thi thổi cơm, Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang, Trò chơi dân gian của người Khmer Nam Bộ. |
Tham khảo!
Loại | Tên văn bản | Nội dung chính |
Văn bản văn học | - Mẹ (Đỗ Trung Lai)
- Ông đồ (Vũ Đình Liên)
- Người đàn ông cô độc giữa rừng (Đoàn Giỏi)
- Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê)
- Bạch tuộc (Giuyn Véc-nơ) - Chất làm gỉ (Rây Brét-bơ-ry) | - Nỗi xúc động, bâng khuâng của tác giả khi nhìn hàng cau và nghĩ về người mẹ. - Nỗi niềm bâng khuâng tiếc nuối của tác giả khi chứng kiến một truyền thống đẹp dần bị lãng quên. - Câu chuyện về nhân vật Võ Tòng với những đức tính tốt đẹp dù từng chịu nhiều áp bức bất công. - Cảm xúc ngậm ngùi trân trọng của nhân vật trong buổi học cuối cùng.
- Cuộc vật lộn giữa con người và biển cả. - Câu chuyện thuật lại một ý tưởng phát minh mới nhằm hướng tới ước mơ xóa bỏ chiến tranh. |
Văn bản nghị luận | - Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” (Bùi Hồng)
- Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” (Đinh Trọng Lạc) | - Phân tích và làm rõ tài năng của Đoàn Giỏi trong việc mô tả thiên nhiên và con người trong “Đất rừng phương Nam”. - Phân tích và chỉ ra những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật làm nên vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”. |
Văn bản thông tin | - Ca Huế (Theo dsvh.gov.vn)
- Hội thi thổi cơm (Theo dulichvietnam.org.vn) | - Thuyết minh và giới thiệu về nguồn gốc, quy luật và môi trường diễn xướng của ca Huế, một thể loại âm nhạc đỉnh cao được xếp vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. - Giới thiệu về đặc điểm, luật thi và cách thi của hội thi thổi cơm ở một vài địa điểm khác nhau. |
so sánh thể loại trong nội dung học đọc có gì giống và khác nhau giữa các thể loại em đã được học trong chương trình lớp 6,7 và 8
Bài đọc | Thể loại | Tên văn bản, đoạn trích đọc mở rộng |
1 | Thơ | Con chim chiền chiền – Huy Cận |
2 | Truyện ngụ ngôn | Chân, tay, tai, mắt, miệng |
3 | Tùy bút, tản văn | Mùa phơi sân trước – Nguyễn Ngọc Tư |
4 | Văn bản thông tin | Phòng tránh đuối nước – Nguyễn Trọng An |
5 | Văn bản nghị luận | Sự hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng – Minh Khuê |
Tham khảo!
Tên kiểu văn bản | Yêu cầu cụ thể |
Tự sự | Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. |
Biểu cảm | Viết bài văn biểu cảm; thơ bốn chữ, năm chữ; đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn, năm chữ. |
Nghị luận | Chỉ ra mối quan hệ giữa ý kiến, lí lẽ, bằng chứng; bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống; bài phân tích một tác phẩm văn học. |
Văn bản thông tin | Cước chú và tài liệu tham khảo; bài thuyết minh dùng để giải thích một quy tắc hay luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động; văn bản tường trình; văn bản tóm tắt với độ dài khác nhau |
Những điểm cần chú ý khi đọc:
Thơ:
- Những yếu tố về hình thức:
+ Số đoạn (khổ thơ), số dòng thơ trong mỗi đoạn (khổ), số từ trong mỗi dòng thơ
+ Cách gieo vần trong bài thơ (vần chân, vần lưng…)
- Những yếu tố về nội dung:
+ Yếu tố miêu tả: làm rõ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng
+ Yếu tố tự sự: thuật lại sự việc, câu chuyện khi cần
+ Ngôn ngữ thơ: hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh, thể hiện những rung động, suy tư của người viết
Truyện ngụ ngôn
- Những câu chuyện ngụ ngôn thường mang lại tiếng cười cho người đọc. Tuy nhiên, trong mỗi câu chuyện đều hàm chứa những bài học kinh nghiệm quý báu, cần phải chú ý điều đó khi đọc truyện ngụ ngôn
Kí (tùy bút, tản văn)
- Chú ý các chi tiết giàu tình cảm, trữ tình
- Đọc kĩ để nắm được thông điệp giá trị sâu sắc của bài tản văn
Văn bản nghị luận
- Chú ý đọc kĩ các luận điểm, tìm các luận cứ, dẫn chứng, bằng chứng cụ thể chi tiết
- Hiểu vấn đề người viết muốn trình bày trong bài viết
Văn bản thông tin
- Phân biệt trình tự triển khai của người viết
- Bám sát vào từng ý lớn và các ý nhỏ để hiểu được vấn đề mà tác giả nói tới
Văn bản thông tin
-Tập 1: Giới thiệu về những truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam
-Tập 2: Giới thiệu những đặc điểm về phương tiện giao thông và tình hình giao thông ở các vùng miền
STT | Tên loại, thể loại văn bản | Đặc điểm nội dung | Đặc điểm hình thức | Tên văn bản hoặc nhóm văn bản đã học |
1 | Truyện ngụ ngôn | - Phê phán những thói hư tật xấu của con người - Đả kích giai cấp thống trị - Nêu những bài học triết lí ứng xử, kinh nghiệm sống sâu sắc | - Hình thức tự sự cỡ nhỏ - Thường sử dụng lối diễn đạt ám chỉ, ngụ ý, bóng gió
| - Đẽo cày giữa đường - Ếch ngồi đáy giếng - Con mối và con kiến |
2 | Tục ngữ | - Phản ánh kinh nghiệm sản xuất của người dân - Phản ánh hiện tượng lịch sử, xã hội - Trở thành triết lí dân gian | Sáng tác ngôn từ dân gian - Là những câu nói ngắn gọn, nhịp nhàng, cân đối, thường có vần điệu.
| Một số câu tục ngữ Việt Nam |
3 | Truyện khoa học viễn tưởng | - Đề tài: đa dạng, phong phú thường gắn với các phát minh khoa học, công nghệ như: chế tạo dược liệu, khám phám đáy đại dương, du hành vũ trụ,... - Cốt truyện: thường được xây dựng dựa trên các sự việc giả tưởng liên quan đến các thành tựu khoa học. - Tình huống truyện: tác giả thường đặt nhân vật vào những hoàn cảnh đặc biệt, những khó khăn hay mâu thuẫn cần phải giải quyết trong thế giới giả tưởng. - Sự kiện: thường trộn lẫn những sự kiện của thế giới thực tại và những sự kiện xảy ra trong thế giới giả định. - Nhân vật: trong truyện thường xuất hiện các nhân vật như người ngoài hành tinh, quái vật, người có năng lực phi thường, những nhà khoa học, nhà phát minh có khả năng sáng tạo kì lạ. - Không gian, thời gian: mang tính giả định, chẳng hạn thời gian trộn lẫn từ quá khứ, hiện tại và tương lai; không gian vũ trụ, lòng đất, đáy biển... |
so sánh thể loại trong nội dung học đọc có gì giống và khác nhau giữa các thể loại em đã được học trong chương trình lớp 6,7 và 8
tham khảo
a. Đặc điểm nổi bật của các văn bản nghị luận và văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7:
Loại văn bản | Đặc điểm nổi bật |
Nghị luận | Có hai loại là nghị luận văn học và nghị luận xã hội - Nghị luận văn học tập trung vào phân tích các tác phẩm văn học (tác giả, tác phẩm…) và đặc điểm nhân vật gắn với các văn bản đã học. - Nghị luận xã hội có nội dung chính là bàn luận về một tư tưởng, quan điểm |
Thông tin | - Văn bản thông tin tập trung vào giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi vừa giúp người đọc khám phá những nét đẹp văn hóa hoặc một số hoạt động truyền thống nổi tiếng. |
b. Có thể thấy điểm giống nhau giữa các văn bản nghị luận trong sách Ngữ văn 7 và Ngữ văn 6 là các văn bản đều tập trung viết về tác giả tác phẩm, liên quan đến những nội dung đã học trong mỗi lớp.
Ví dụ:
Lớp | Bài nghị luận văn học | Bài đọc hiểu liên quan |
Lớp 6 | - Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ (Nguyễn Đăng Mạnh). - Vẻ đẹp của một bài ca dao (Hoàng Tiến Tựu) - Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (Bùi Mạnh Nhị) | - Trong lòng mẹ (Hồi kí của Nguyên Hồng) - Ca dao Việt Nam - Truyền thuyết Thánh Gióng |
Lớp 7 | - Ông Đồ - Vũ Đình Liên - Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh - Hội thổi cơm thi (Theo dulichvietnam.org.vn) - … | - Về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên (Vũ Quần Phương) - Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa (Đinh Trọng Lạc) - Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang (Theo Phí Trường Giang) - … |
Về nghị luận xã hội, cả Ngữ văn 6 và Ngữ văn 7 đều tập trung yêu cầu HS bàn về một vấn đề của đời sống, thiết thực, gần gũi và có ý nghĩa đối với HS.
Lớp | Bài nghị luận xã hội | Vấn đề của đời sống |
Lớp 6 | - Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật (Kim Hạnh Bảo – Trần Nghị Du). - Khan hiếm nước ngọt (Trịnh Văn) - Tại sao nên có vật nuôi trong nhà (Thùy Dương) | Môi trường xung quanh cuộc sống con người (động vật, nước uống, vật nuôi, …) |
Lớp 7 | - Thiên nhiên và con người con truyện “Đất rừng Phương Nam” (Bùi Hồng) - Tiếng gà trưa - Ca Huế - … | Tinh thần yêu nước, đức tính giản dị của con người |
c. Sự khác nhau của văn bản thông tin ở hai lớp về cả nội dung đề tài và hình thức văn bản.
Ví dụ:
Lớp | Nội dung đề tài | Hình thức văn bản |
Lớp 6 | - Về một sự kiện (lịch sử) - Về một sự kiện (văn hóa, khoa học, ..) | - Thuật lại sự kiện theo trật tự thời gian - Thuật lại sự kiện theo nguyên nhân – kết quả |
Lớp 7 | - Về việc giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi. | - Thuật lại theo trật tự không gian, thời gian. |
a. Các yếu tố có trong văn bản tự sự, trữ tình và nghị luận:
b. Đặc điểm nổi bật của văn nghị luận là việc sử dụng các yếu tố luận điểm, luận cứ để lập luận. Tuy nhiên, trong văn nghị luận người ta có thể sử dụng miêu tả, kể chuyện, biểu cảm để làm tăng sức thuyết phục.
c. Các câu tục ngữ trong Bài 18, 19 là nghị luận. Căn cứ vào đặc trưng của từng loại văn để nhận diện đặc điểm của các câu tục ngữ về phương thức biểu đạt. Nếu cho rằng các câu tục ngữ này là một loại văn bản nghị luận thì phải chứng minh được rằng chúng mang những đặc điểm cơ bản của văn nghị luận.
so sánh thể loại trong nội dung học đọc có gì giống và khác nhau giữa các thể loại em đã được học trong chương trình lớp 6,7 và 8
Loại
Thể loại hoặc kiểu văn bản
Tên văn bản đã học
Văn bản văn học
-Truyện ngụ ngôn
- Tục ngữ
- Thơ
- Tùy bút và tản văn
- Đẽo cày giữa đường
- Ếch ngồi đáy giếng
- Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân.
- Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người (1), (2)
- Những cánh buồm
- Mây và sóng
- Mẹ và quả
- Cây tre Việt Nam
- Người ngồi đợi trước hiên nhà
- Trưa tha hương
Văn bản nghị luận
Nghị luận xã hội
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Tượng đài vĩ đại nhất
Văn bản thông tin
Văn bản thông tin
- Ghe xuồng Nam Bộ
- Tổng kiểm soát phương tiện giao thông
- Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa