K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 4 2022

tôi ko thích bông thì sao

7 tháng 4 2022

THAM KHẢO :

Truyện muốn nhắn gửi người đọc vấn đề tấm lòng nhân hậu, yêu thương động vật. Đối với em, cách đối xử yêu thương động vật gây ấn tượng nhất vì trong cuộc sống hiện nay khi mà mọi người đang ngày càng tàn phá môi trường, hủy hoại cả nhân loại. Và nếu chúng ta không biết cách ứng xử thân thiện với môi trường xung quanh thì cuộc sống của nhân loại đang dần bị phá hủy.

D
datcoder
CTVVIP
4 tháng 12 2023

- Câu chuyện muốn nhắn gửi rằng cần lòng nhân hậu, luôn giúp đỡ người khác, bảo vệ động vật và không nên chọc phá tổ chim, bắt chim non, cần suy nghĩ cẩn thận trước khi làm một điều gì đó.

- Điều gây ấn tượng sâu sắc với em là cách lồng ghép hai câu chuyện một cách khéo léo tài tình, giúp người đọc thấu hiểu và thấm thía giá trị của câu chuyện.

1 tháng 5 2022

Thông điệp

-Bức tranh của em gái tôi:

Chúng ta nên biết tha thứ những lỗi lầm cho người khác để họ có thể tìm được cách sửa chữa .Hãy luôn mở rộng tấm lòng của mình để giúp đỡ mọi người

-Điều không tính trước:

Đừng nên dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn . Hãy luôn yêu thương ,giúp đỡ ,chia sẻ,cảm thông với bạn bè

-Chích bông ơi!

Nên biết yêu thương động vật, không săn bắn động vật trái phép.

15 tháng 10 2018

Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp của người xưa. Đó là giấc mơ được tự do trong hôn nhân. Giấc mơ có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Giấc mơ chiến thắng được bệnh tật. Giấc mơ chiến thắng được giặc ngoại xâm. Giấc mơ cái thiện chiến thắng cái ác. Niềm mơ ước lớn nhất của con người đó là: Mơ ước cái thiện thắng cái ác. Nhiều câu chuyện cổ tích thể hiện niềm mơ ước đó, tiêu biểu nhất là truyện “Thạch Sanh”. Trong truyện "Thạch Sanh" tiếng đàn là một chi tiết nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa.
Thiện là cái tốt. Ác là cái xấu. Từ xưa, con người đã phân biệt thiện và ác như phân biệt ánh sáng và bóng tối. Thiện và ác mâu thuẫn gay gắt, như nước với lửa. Trong cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái thiện và cái ác, người bình dân mơ ước: Cái thiện sẽ thắng cái ác. Trong truyện Thạch Sanh, Thạch Sanh đại diện cho cái thiện, Lí Thông dại diện cho cái ác.
Nhân vật Thạch Sanh rất gần gũi với đời thường, chàng được sinh trong một gia đình nông dân nghèo. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Chàng kiếm sống bằng nghề đốn củi. Trong con người bình thường của Thạch Sanh có chứa đựng những yếu tố khác thường, tác giả dân gian khẳng định chàng được Ngọc Hoàng đầu thai, vì thế mà mẹ chàng mang thai đến ba năm mới sinh được chàng. Lớn lên Thạch Sanh được các thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông. Là người tốt nhưng cuộc đời của chàng lại phải trải qua nhiều gian truân, thử thách. Khi gặp thử thách Thạch Sanh lại lập nên những chiến công lớn.
Thử thách thứ nhất Thạch Sanh đã vượt qua, đó là: Chàng bị Lí Thông, người hàng rượu xảo quyệt độc ác nghĩ kế kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi lừa đưa Thạch Sanh đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Sự việc diễn ra không như suy tính của mẹ con Lí Thông, Thạch Sanh đã diệt được Chằn Tinh, trừ hại cho dân. Diệt được Chằn Tinh, chàng có được bộ cung tên bằng vàng. Mẹ con Lí Thông lại lập mưu cướp công của Thạch Sanh để được hưởng vinh hoa phú quý. Thạch Sanh quay về sống nơi gốc đa. Sau này, Thạch Sanh đã nhận ra được bản chất xấu xa của mẹ con Lí Thông nhưng chàng đã tha thứ cho họ. Điều đó khẳng định người tốt thường có tấm lòng nhân hậu và bao dung.
Thử thách lần thứ hai đối với chàng đó là Thạch Sanh đánh Đại Bàng cứu công chúa. Thạch Sanh dùng cung tên vàng làm vũ khí để bắn chim Đại Bàng cứu công chúa. Do tin người mà Thạch Sanh lại bị cướp công lần thứ hai. Sau khi cứu công chúa lên khỏi hang, Lí Thông cho người lấp cửa hang, Thạch Sanh bị nhốt lại dưới hang. Thật tàn nhẫn, bất nhân. Thật không công bằng khi một người làm mà kẻ khác được hưởng lợi. Nơi hang sâu, một lần nữa Thạch Sanh thể hiện dũng khí của mình. Chàng đã cứu được thái tử con vua Thủy Tề khỏi sự giam cầm của Đại Bàng. Thạch Sanh đúng là dũng sĩ tài năng. Chàng được vua Thủy Tề chiêu đãi và biếu tặng nhiều vàng bạc, châu báu. Chàng chỉ xin cây đàn rồi trở về gốc đa. Thạch Sanh đúng là con người thật thà, tài hoa, giàu lòng nhân ái, không tham bổng lộc.
Thử thách lần thứ ba Thạch Sanh đã vượt qua, chàng đã dùng tiếng đàn chữa bệnh cho công chúa Quỳnh Nga. Đang sống yên ổn, Thạch Sanh bị hồn Chằn Tinh, hồn Đại Bàng báo thù. Điều này làm ta liên tưởng đến cuộc sống đời thường đã từng có bao người dân lương thiện bị tai ương, bị vu oan. Chằn Tinh và Đại Bàng đã lấy trộm của cải của nhà vua đem giấu ở gốc đa rồi vu cáo cho Thạch Sanh. Người đời thường nói “Trong cái rủi lại có cái may”. Ở trong tù, Thạch Sanh mang đàn ra gảy. Công chúa đã nghe được tiếng đàn ai oán của Thạch Sanh. Tiếng đàn như tiếng nói chân chính của con người gặp oan trái đòi công lí. Phép màu nhiệm của tiếng đàn là đã khiến công chúa cười nói trở lại sau thời gian dài sống câm lặng:
“Đàn kêu: Ai chém chằn tinh
Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?
Đàn kêu: Ai chém xà vương
Đem nàng công chúa triều đường về đây?
Đàn kêu: Hỡi Lí Thông mày
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?
Đàn kêu: Sao ở bất nhân
Biết ăn quả lại quên ân người trồng?”.
Tiếng đàn kì diệu còn có thêm một phép màu nhiệm, đó là: Giãi bày nỗi oan trái của Thạch Sanh. Âm thanh đó đã lọt đến tai của đức vua, người có quyền lực cao nhất trong xã hội lúc bấy giờ. Đức vua đã mang lại sự công bằng cho Thạch Sanh, người trừng trị kẻ có tội. 
Trong truyện cổ tích thường có sự xuất hiện của yếu tố hoang đường kì ảo, như: Bụt có phép lạ, tấm thảm biết bay, tiếng đàn chữa được bệnh, một loài cây có thể cải tử hoàn sinh. Người bình dân gửi niềm mong ước vào các yếu tố thần kì. Vì sao ngày xưa con người không đặt niềm tin vào pháp luật, không đặt niềm tin vào những người được xem là trụ cột trong gia đình mà lại đặt niềm tin vào các thế lực siêu nhiên?
Người bình dân có thân phận thấp bé. Trong cuộc sống, chân lí luôn thuộc về kẻ mạnh. Truyện cổ tích Tấm Cám kể lại sự việc cô Tấm bị mẹ kế hãm hại. Vua biết, nhưng ông không làm gì để giúp Tấm. Trong xã hội phong kiến vua là người có quyền lực cao nhất. Vua phải mang lại sự công bằng cho dân chúng. Vua trong truyện Tấm Cám không mang được sự công bằng đến cho mọi người, không trừng trị được kẻ có tội. Ở truyện "Thạch Sanh", Lí Thông làm quan, là người có quyền hành nhưng tâm địa Lí Thông độc ác. Như vậy, vua quan có cũng như không. Trong gia đình, người mẹ, người anh được xem là trụ cột. Thế nhưng người mẹ kế, người anh cả lại đối xử không công bằng với chính những đứa con, những đứa em của mình. Thực tế cuộc sống quá nhiều bất công. Không thể đặt niềm tin vào những người thừa hành pháp luật. Không thể đặt niềm tin vào người thân. Vì vậy cho nên người bình dân đặt niềm tin của mình vào thần linh, vào các thế lực siêu nhiên. Người bình dân hi vọng thế lực siêu nhiên sẽ cứu giúp khi họ gặp khó khăn.
Nhờ cây đàn, món quà vô giá mà vua Thủy Tề ban tặng Thạch Sanh đã giãi bày được nỗi oan ức. Tiếng đàn Thạch Sanh là tiếng nói đòi công lí xã hội: “Cái thiện nhất định thắng cái ác”, “Ở hiền nhất định sẽ gặp lành.”, đó là ước mơ, là niềm tin lớn lao về sự công bằng của người dân lương thiện mỗi khi họ gặp nạn. Được kết hôn cùng công chúa, điều đó đã khẳng định đạo lí “Người làm việc nghĩa nhất định sẽ có ngày được đền ơn”. Còn Lí Thông “Gieo gió ắt sẽ gặt bão”. Được Thạch Sanh tha chết nhưng mẹ con Lí Thông về đến giữa đường bị sét đánh. Mẹ con Lí Thông chết hóa thành con bọ hung, loài côn trùng sống nơi nhơ bẩn. Đúng là trời không tha cho kẻ bất nhân. Điều này còn khẳng định thêm chân lí “Ác giả ác báo”. Con người tham lam, hèn nhác, độc ác, tàn nhẫn, xảo quyệt, bội bạc nhất định sẽ có ngày bị quả báo. Tôi tin vào công lí. Cuộc đời còn nhiều cái xấu nên con người cần phải có niềm tin. Vì có niềm tin mới giúp con người vượt qua được khó khăn.
Thạch Sanh thật thà, tốt bụng, dũng cảm, tài năng xứng đáng để nhà vua gả công chúa. Sự việc đó đã làm cho hoàng tử của các nước chư hầu tức giận. Thạch Sanh đã vượt qua thử thách này một cách kì diệu. Chàng đã chinh phục được các nước chư hầu bằng vũ khí kì lạ, đó là tiếng đàn. Dùng lời nói, dùng lí lẽ để thuyết phục kẻ thù, khiến kẻ thù từ bỏ vũ khí, đó cũng là niềm mong ước của người bình dân. Thạch Sanh đã thuyết phục được kẻ thù, bảo vệ được đất nước. Một lần nữa nhân cách Thạch Sanh tỏa sáng. Sau khi chiến thắng, chàng đã thết đãi những kẻ thua trận bằng niêu cơm kì diệu “Ăn mãi không vơi”. Sự việc đó khẳng định Thạch Sanh đúng là người giàu lòng nhân ái, là người tha thiết yêu hòa bình.
Thạch Sanh chính là biểu tượng tuyệt đẹp của con người Việt Nam trong lao động, trong chiến đấu, trong tình yêu và hạnh phúc gia đình.
Cuộc sống hiện tại, không có cây đàn thần kì, không có niêu cơm ăn mãi không hết, chỉ có tiếng nói và sức lao động của con người. Tiếng nói, sức lao động của con người mới chính là những yếu tố thần kì làm nên điều kì diệu. 
Tôi có theo dõi thông tin, thiên đình đang vào hội. Ở chốn âm ti Lí Thông tự ứng cử. Lí Thông đang ráo riết vận động tranh cử để được mọi người bầu làm nghị viên đại diện cho đại biểu chốn âm ti. 
Người như Lí Thông mà làm nghị viên đại diện cho chốn âm ti thì thật khổ cho những linh hồn tội lỗi. 
Người sống có trách nhiệm với bản thân, sống có trách nhiệm với mọi người đó chính là những Thạch Sanh trong thời đại mới. Cuộc sống đã thay đổi nhưng con người vẫn còn mong đợi nhiều từ tiếng đàn của Thạch Sanh.

15 tháng 10 2018

uoc mo cua nhan dan ve chien thang cuoi cung cua cai thien doi voi cai ac.cai tot doi voi  cai xau.tinh yeu cua thach sanh doi voi cong chua

qua 2 chi tiet tuong tuong ki ao em thay tieng the hien uoc mo cua nhan dan va su cong bang doi voi su bat cong

nieu com than the hien tiem nang to lon cua dat nuoc va su nhan hau tot bung cua thach sanh

16 tháng 10 2018

- Các chi tiết tưởng tượng kì ảo tring truyện Thạch Sanh là :

  • Niêu cơm: đã hàng binh, ăn mãi không hết. có khả năng phi thường  quân giặc khâm phục. Qua đó thế hiện tấm lòng nhân đạo, tình yêu hòa bình của nhân dân ta. Tình người, lòng nhân đạo của Thạch Sanh không bao giờ vơi cạn.
  • Tiếng đàn: Cây đàn thần giúp nhân vật được giải oan, giải thoát (cứu công chúa, vạch mặt Lý Thông), khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh. Tiếng đàn tượng trưng cho công lí và khát vọng hòa bình,  muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa.
16 tháng 10 2018

Có 2 chi tiết kì ảo : Cây đàn thần và niêu cơm thần.

  • Cây đàn thần

- Tiếng đàn giúp nhân vật giải oan giải thoát sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công. Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh  mà công chúa khỏi câm, nhận ra người cứu mình và đã giải thoát cho Thạch Sanh. Nhờ đó mà Lí Thông cũng bị vạch mặt. Tiếng đàn thần như vậy cũng là tiếng đàn công lí. Tác giả sử dụng những chi tiết thần kì về công lí của mình.

- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu xin hàng. Với khả năng thần kì, tiếng đàn còn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân. Nó là vũ khí để cảm hóa kẻ thù.

  • Niêu cơm thần

- Niêu cơm thần có khả năng phi thường cứ ăn hết lại đầy làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu chế giễu nhưng sau đó phải khâm phục.

- Niêu cơm thần kì với lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quân 18 nước chư hầu chứng tỏ thêm tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh.

- Niêu cơm thần tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

25 tháng 2 2020

Câu 1: Trong những năm gần đây trường em đã tỗ chức rất nhiều hoạt động giáo dục an toàn giao thông ý nghĩa cho học sinh như tuyên truyền thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề, diễn đàn, tọa đàm, tổ chức ngày hội, các hội thi tìm hiểu luật giao thông,sân khấu hóa cac hoạt động,thông qua các buổi chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn,Hội,Đội, thông qua hệ thống phát thanh nội bộ…Ngoài ra nhà trường còn phát động tham gia các hoạt động giáo giục an toàn giao thông như phát động cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai và em thấy rất ấn tượng với cuộc thi này.

Đây là cuộc thi rất bổ ích giúp chúng em giao lưu tìm hiểu kiến thức và kĩ năng tham gia giao thông an toàn, giành cho học sinh.Cuộc thi giúp em mở mang thêm rất nhiều kiến thức về luật giao thông đường bộ,các kĩ năng xử lý tình huống giao thông trên đường sao cho an toàn.đến với cuộc thi này giúp em biết đến rất nhiều điều về văn hóa giao thông như ưu tiên cho người già, trẻ em phụ nữ mang thai, biết xin lỗi khi có va quệt, không xả rác khi tham gia giao thông,…Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, mà loài người mới sang tọa ra ngôn ngữ,chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học,tôn giáo ,văn học,nghệ thuật,những công cụ cho sinh hoạt hang ngày về ăn,ở và cac phương thức sử dụng .toàn bộ những sang tạo và phát minh đó tức là văn hóa…”.chính vì vậy em mong muốn có nhiều cuộc thi các ,các buổi sinh hoạt lớp,sinh hoạt ngoai khóa về chủ đề an toàn giao thông dể những học sinh như chúng em biết thêm về những bài học bổ ích về văn hóa khi tham gia giao thông và ý thức bảo vệ an toàn giao thông.

CÂU 2:Một số biện pháp nhằm tang cường ý thức ấp hành Luật giao thông đường bộ cho học sinh

Việc nâng cao ý thức chấp hành Luât giao thông cho học sinh là hết sức quan trọng ,sau đây là một số biện pháp giúp nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ cho học sinh:

Tuyên truyền,phổ biến các thông điêp về ý thức tham gia giao thông,pháp luật về trật tự an toàn giao thông,văn hóa giao thông.

Cảnh bao về các hậu quả nghiêm trọng của tai nạn giao thông,các nguy cơ,nguyên nhân gây tai nạn .Từ đó nâng cao ý thức,trách nhiệm chấp hánh pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh,sinh viên khi tham gia giao thông.

Cần phối hợp với phụ huynh để giáo dục ý thức chấp hành luật lệ giao thông ngay trong gia đình.

Kết hợp với các hoạt động ngoại khóa như các cuộc thi hỏi đáp về an toàn giao thông ,diễn kịch,…

k đúng cho mik nha !

23 tháng 2 2020

1) trong những năm học gần đây em đã được tham gia vào chuyến đi giáo dục về cách phòng tránh tai nạn giao thông và hướng dẫn cách sử dụng nón bảo hiểm sao cho đúng khi tham gia giao thông.Ấn tượng sâu sắc nhất đối với em là những chú có ăn giao thông hướng dẫn rất nhiệt tình cho em khiến em không còn bối rối với những vấn đề giáo thông nữa

2) Nhà trường cần nâng cao ý thức giáo dục và phòng tránh tai nạn giao thông cho học sinh đặc biệt là phải đeo nón bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Học tốt nhé ! Chép mạng đó.............đùa tí thôi

20 tháng 10 2016

Sau khi học truyện Em bé thông minh,em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện.Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí.Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.