Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Chủ đề của truyện Em bé thông minh là đề cao trí thông minh dân gian, trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống, kinh nghiệm đời sống lao động vô cùng phong phú.
Tham khảo!
Tóm tắt
Tên truyện | Tóm tắt truyện | Chủ đề truyện |
Sọ Dừa | Ngày xưa, có đôi vợ chồng già hiếm muộn, phải đi ở cho nhà phú ông. Một hôm bà vợ vào rừng hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà có mang, ít lâu sau sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên là Sọ Dừa. Thương mẹ vất vả, Sọ Dừa nhận chăn đàn bò nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế và đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến nhà phú ông hỏi vợ. Phú ông thách cưới thật to nhưng thấy Sọ Dừa mang đủ đồ thách cưới đến, đành phải gả cô út cho chàng. Nhờ chăm chỉ đèn sách, Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên và được nhà vua cử đi, sứ nước ngoài. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để đề phòng tai hoạ. Nhờ thế mà vợ chàng đã thoát nạn và hai vợ chồng có cuộc sống hạnh phúc. | Thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc sống công bằng, ở hiền gặp lành, kẻ độc ác sẽ bị trừng trị |
Em bé thông minh | Ngày xưa, có một ông vua sai viên quan đi dò la khắp nơi để tìm người tài giỏi. Một hôm, trên đường đi, viên quan phát hiện ra tài năng của một em bé con nhà thường dân qua lời đối đáp nhanh nhạy, thông minh đã báo cho nhà vua. Vua hay tin đã trực tiếp tạo ra những tình huống oái oăm để thử tài em. Lần thử thách cuối cùng, em bé đã đem trí thông minh của mình thắng điều kiện thách đố của sứ thần, giúp đất nước thoát khỏi cuộc chiến tranh. Sau đó, em được phong làm Trạng nguyên và giúp Vua trong việc triều chính. | Truyện đề cao trí thông minh dân gian, phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú. |
Non-bu và Heng-bu | Ngày xưa, trong một gia đình có hai anh em. Người anh là Non-bu tham lam, xấu tính nên giành hết tài sản. Người em là Heng-bu hiền lành, tốt bụng, chẳng nhận được tài sản gì nhưng vẫn siêng năng làm lụng, thường giúp đỡ những người nghèo khổ. Một năm, có đôi chim nhạn đến làm tổ trên mái nhà, người em đã đã cứu con chim nhạn khỏi hiểm nguy và đến mùa xuân, đôi chim nhạn quay trở về và nhả cho chàng một hạt bầu. Chàng trồng cây bầu và khi quả lớn, chàng bổ ra nhận được rất nhiều trân châu, hồng ngọc, tiền vàng, trở nên giàu có. Người anh thấy vậy, cũng đã làm theo nhưng đã bẻ gãy chân một con chim nhạn non với hi vọng sẽ được trả ơn nhưng khi hạt bầu mà người anh trồng được ra quả thì khi bổ ra toàn là các tráng sĩ tây cầm gậy rồi yêu tinh xuất hiện, người anh trở thành kẻ ăn mày. Người em thương xót đã đến đưa gia đình người anh về sống cùng với mình. | Thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc sống công bằng, ở hiền gặp lành, kẻ độc ác sẽ bị trừng trị |
Trong kho tàng truyện dân gian truyện cổ tích thì không thiếu nhưng câu chuyện về những cô bé cậu bé từ nhỏ đã được biết đến la rất thông minh. Trong đó có câu chuyện em bé thông minh là một câu chuyện khá nổi tiếng nói về một em bé rất thông minh đề cao trí khôn dân gian từ đó tạo ra tiếng cười vui vẻ hồn nhiên nhưng không kém phần thâm thúy. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí. Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.
Sau khi nghe cô giáo giảng về truyện cổ tích "Em bé thông minh",em rất ngưỡng mộ và kham phục em bé. Đó là em bé chừng 7,8 tuổi con nhà nông dân nhưng rất thông minh,nhanh trí. Sự nhanh trí kết hợp với đời sống dân gian đã giúp em bé giải được những câu đố oái ăm,tháo gỡ được những tinh huống bất ngờ của viên quan,nhà vua và sứ thần nước láng giềng. Em bé nhanh nhẹn,mưu mẹo và khéo léo vượt qua một lần thử thách của viên quan,hai lần thử thách của nhà vua một cách tinh nghịch,hài hước nhất là câu đố xâu sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột vỏ ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các đại thần,các ông trạng,các nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa hát bài đồng dao vừa giải đố một cách dễ đang cứu nguy cho quốc gia. Em thán phục biết nhường nào tài trí của em bé. Em học được em bé sự nhanh trí,đi dỏm trong cách vận dụng kinh nghiệm đời sống để xử lý tình huống. Em tự nhủ sẽ chăm chỉ học tập,trau dồi trí tuệ để mai sau thành tài,góp một phần công sức bé nhỏ của mình để xây dựng đất nước.
Chúc bạn học tốt!
Qua câu chuyện về cách tặng quà và món quà mà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ríc tặng cô bé Đa-ni Pơ-đơ-xơn, tác giả khẳng định giá trị và ý nghĩa của món quà tinh thần và của âm nhạc đối với tâm hồn con người.
Qua câu chuyện về cách tặng quà và món quà mà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ríc tặng cô bé Đa-ni Pơ-đơ-xơn, tác giả khẳng định giá trị và ý nghĩa của món quà tinh thần và của âm nhạc đối với tâm hồn con người.
Tham khảo
- Đề tài: là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. Việc lựa chọn đề tài đã bước đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả
• Ví dụ: Đề tài của “Tắt đèn” là cuộc sống bi thảm của người nông dân Việt Nam trước CMT8 trong những ngày sưu thuế => đây là đề tài thể hiện sự gắn bó của Ngô Tất Tố với cuộc sống người dân
- Chủ để: là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện sự quan tâm cũng như nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.
+ Chủ đề không phụ thuộc vào khuôn khổ văn bản
• Ví dụ: “Nam quốc sơn hà” chỉ có 28 chữ mà là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc
+ Mỗi văn bản có thể có một hoặc nhiều chủ đề tuỳ thuộc vào quy mô, ý định của tác giả
Tham khảo
- Đề tài: là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. Việc lựa chọn đề tài đã bước đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả
• Ví dụ: Đề tài của “Tắt đèn” là cuộc sống bi thảm của người nông dân Việt Nam trước CMT8 trong những ngày sưu thuế => đây là đề tài thể hiện sự gắn bó của Ngô Tất Tố với cuộc sống người dân
- Chủ để: là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện sự quan tâm cũng như nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.
+ Chủ đề không phụ thuộc vào khuôn khổ văn bản
• Ví dụ: “Nam quốc sơn hà” chỉ có 28 chữ mà là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc
+ Mỗi văn bản có thể có một hoặc nhiều chủ đề tuỳ thuộc vào quy mô, ý định của tác giả
ask google