Câu 12: Hệ thống chữ La-tinh bao gồm 26 chữ cái là nền tảng cho hơn
A. 100 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay. B. 200 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.
C. 300 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay. D. 400 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay
Câu 13: Thành tựu văn hóa nào của người Hy Lạp, La Mã cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay?
A. Chữ Phạn. B. Vạn Lí Trường Thành.
C. Phát minh ra La bàn. D. Chữ số La Mã, định luật Pi-ta-go.
Câu 14: Vào khoảng thế kỉ VII TCN, nhà nước nào đã ra đời trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay?
A. Văn Lang. B. Âu Lạc. C. Chăm-pa. D. Phù Nam.
Câu 15: Dưới thời Văn Lang, đứng đầu mỗi Bộ là
A. Quan lang. B. Lạc tướng, Lạc hầu. C. Lạc hầu. D. Bồ chính.
Câu 16: Trong xã hội Văn Lang, những ngày thường nam giới
A. Đóng khố, mình trần, đi chân đất.
B. Đóng khố, mặc áo vải thổ cẩm, đi giày lá.
C. Đóng khố, mặc áo vải thổ cẩm, đi chân đất.
D. Đóng khố, mình trần, đi giày lá.
Câu 17: Sau khi lên ngôi, vua Hùng chia cả nước làm
A. 15 bộ. B. 15 tỉnh. C. 15 đạo. D. 15 chiềng, chạ.
Câu 18: Quân đội thời Văn Lang được tổ chức như thế nào?
A. Chia thành cấm quân và quân địa phương.
B. Chia thành quân triều đình và quân ở các lộ.
C. Chia thành cấm binh và hương binh.
D. Chưa có quân đội.
Câu 19: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân ra đời của nhà nước Văn Lang?
A. Xã hội có sự phân hóa giàu nghèo.
B. Nhu cầu trị thủy làm nông nghiệp.
C. Nhu cầu đoàn kết làm thủ công nghiệp.
D. Nhu cầu chống ngoại xâm, Nhu cầu trị thủy làm nông nghiệp.
Câu 20: Đâu không phải phong tục của người Văn Lang?
A. Gói bánh chưng. B. Nhuộm răng đen. C. Xăm mình. D. Đi chân đất.
Câu 21. I-ta-li-a là nơi khởi sinh nền văn minh nào?
A. La Mã.
B. Hy Lạp.
C. Ai Cập.
D. Lưỡng Hà.
Câu 22. Các nhà nước thành bang ở Hy Lạp cổ đại đều là nền
D. cộng hòa quý tộc.
A. chuyên chính của giai cấp chủ nô.
B. quân chủ chuyên chế.
C. quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
Câu 23. Năm 27 TCN, ai là người nắm mọi quyền hành ở La Mã?
A. Ốc-ta-viu-xơ.
B. Pê-ri-clét.
C. Hê-rô-đốt.
D. Pi-ta-go.
Câu 24. Ai không phải là nhà khoa học nổi tiếng ở Hi Lạp thời cổ đại?
A. Ta-lét.
B. Pi-ta-go.
C. Ác-si-mét.
D. Ô-gu-xtu-xơ.
Câu 25. Đâu không phải đặc điểm của các thành bang ở Hy Lạp cổ đại?
A. Đường biến giới lãnh thổ riêng.
B. Chính quyền, quân đội riêng.
C. Hệ thống kinh tế đo lường, tiền tệ riêng.
D. Một thần bảo hộ chung cho các nhà nước.
Câu 26. Tổ chức chính trị nào có vai trò bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc ở A-ten?
A. Đại hội nhân dân.
B. Viện Nguyên lão.
C. Quốc hội.
D. Nghị viện.
Câu 27. Đại hội nhân dân ở A-ten có vai trò gì?
A. Bầu, cử ra các cơ quan, quyết định mọi công việc.
B. Đại diện cho thần quyền và vương quyền.
C. Chỉ tồn tại về hình thức.
D. Thực hiện các quyền hành pháp và lập pháp.
Câu 28. Lãnh thổ của đế quốc La Mã vào khoảng thế kỉ II
A. được mở rộng nhất.
B. thu hẹp dần.
C. không thay đổi so với lúc mới thành lập.
D. được mở rộng về phía Tây.
Câu 29. Ốc-ta-viu-xơ có vai trò như thế nào trong nhà nước La Mã cổ đại?
A. Nắm trong tay mọi quyền hành, như một hoàng đế.
B. Đại diện cho vương quyền trong nhà nước.
C. Chỉ tồn tại về hình thức.
D. Thực hiện các quyền hành pháp và lập pháp.
Câu 30. Đại hội nhân dân ở La Mã cổ đại có vai trò gì?
A. Quyết định mọi công việc.
B. Đại diện cho thần quyền.
C. Chỉ tồn tại về hình thức.
D. Thực hiện các quyền hành pháp.
Câu 31. Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh phản ánh hoạt động gì của người Việt cổ thời Văn Lang?
A. Chống lũ lụt bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
B. Chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước.
C. Phát triển sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước.
D. Chống hạn hán bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
Câu 32. Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang?
A. Quyền lực được tập trung tối đa vào trong tay Hùng Vương.
B. Tiềm tàng nguy cơ chia rẽ, cát cứ ở các chiềng, chạ.
C. Tổ chức theo mô hình quân chủ, đơn giản, sơ khai.
D. Tổ chức đơn giản, chưa khoa học.
Câu 33. Theo em, sự ra đời của nhà nước Văn Lang đã đặt nền tảng cho sự hình thành truyền thống gì của người Việt?
A. Đoàn kết.
B. Trọng nghĩa khí.
C. Chống ngoại xâm.
D. Trọng văn.
Câu 34 Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, trong quá trình giao lưu thương mại, Đông Nam Á là thị trường tiêu thụ mặt hàng nào?
A. Sản vật tự nhiên: gỗ quý, hương liệu, ngà voi...
B. Tài nguyên thiên nhiên: vàng, bạc, kim cương...
C. Sản phẩm thủ công: len, dạ, đồ đồng, đồ sứ...
D. Các đồ dùng sinh hoạt: bình, vò, thạp, mâm...
Câu 35. Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, Đông Nam Á chủ yếu buôn bán với
A. Ấn Độ, Trung Quốc.
B. Nhật Bản, Triều Tiên.
C. Ai Cập, Lưỡng Hà.
D. Hy Lạp, La Mã.
Câu 36. Trong quá trình giao lưu văn hóa từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, tôn giáo nào đã được truyền bá vào Đông Nam Á?
A. Hin-đu giáo và Phật giáo.
B. Hin-đu giáo và Thiên Chúa giáo.
C. Phật giáo và Thiên Chúa giáo.
D. Hồi giáo và Phật giáo.
tôi bí