K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 3 2019

sau đây là bài thơ tự sáng tác của mình : 

chú chim đậu trên cành

lông màu vàng màu xanh

và cất cao tiếng hót

bay cao cùng trời xanh

đất lành chim về đậu 

có cái gì lạ đâu?

chim làm tổ bắt sâu

cho mùa màng tươi tốt

mùa đông về trên lá

sương thấm chiếc áo xanh

thương chim cây khẽ gọi

"đông này, chim ở đâu?'

đây là bài thơ mk viết năm lớp 6, hihi, ko hay lắm. còn thơ của mấy cậu?

21 tháng 3 2019

Người mẹ của tôi

Chịu bao vất vả 

Cũng vì chúng tôi

Học cho nên người

Còn lại bạn tự nghĩ

16 tháng 5 2021

Tôn sư trọng đạo là truyền thống nhân văn cao cả, ý nghĩa của dân tộc ta, truyền thống đó càng được thắp sáng và khơi dậy trong ngày 20/11, ngày lễ kỷ niệm nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày mà thầy trò sẽ cùng nhau tri ân, cùng nhau trò chuyện, dù đó là những lời văn, lời thơ vô cùng mộc mạc nhưng xuất phát từ chính tấm lòng của các bạn. Hãy cùng gửi những lời chúc 20-11 tới người thầy, người cô của mình, những người đã góp phần xây đắp con đường ước mơ của mình từ còn khi ngồi ghế nhà trường, một lời chúc 20-11 giản dị những cũng đủ nói lên tấm lòng của bạn rồi.

Thơ họa Của Nguyễn Thành Sáng & Thi Hoàng (170)

Chuyện Trò Qua Lại

Thơ anh mấy bửa gần đây
Có nghe trống vắng, phôi phai nỗi lòng?

Vì sao trống vắng phôi phai
Hay là anh lại có ai? bắt hồn.
Thơ là tiếng của tâm lòng
Có chi để dạ lòng vòng giấu em?

Anh nào có giấu em chi
Nỗi lòng anh đã thơ ghi trọn lời

Đọc thơ em hiểu anh rồi
Đa sầu đa cảm cho người vấn vương

Hiểu rồi thì em nghĩ sao?
Vui, buồn hay vẫn một màu thanh thao?
Nguồn thơ chỉ có thế thôi
Có còn gì nữa ở nơi lòng nàng?

Vấn vương hình bóng của chàng
Đêm đêm thao thức mơ màng nhớ ai.

Anh đây cũng nhớ nàng hoài
Thơ tình là một nhưng hai nỗi niềm

Hình như mình có nhân duyên
Bỗng dưng san sẻ nỗi niềm với nhau

Để rồi em cắn anh đau
Và thêm chiêu nữa tay quàu búa sua

Hù thôi chứ được chi đâu
Giá mà ở trỏng còn lâu...anh hè.

Bây giờ mới biết nàng hù
Ôi thôi sướng quá khỏe ru hết rầu!

Em nào có ghét anh đâu
Mà sao anh lại nhiều rầu ít vui?

Anh rầu vì móng em dài 
Sợ chọc nàng giận quàu hoài ...anh đau

Anh điêu ngoa thế là cùng
Móng dài em vuốt để dùng khi((bị chọc) đau
Còn anh có tội gì đâu
Mà em lại phải "giận quàu" với anh?

Ủa à anh lộn rồi sao
Người thương đâu nỡ nào quàu mình đâu
Vậy mà trăn trở âu sầu
Lo xa mấy bước để sầu người thương
Thôi thì anh cho cục đường
Mong ai hết giận mà......thương anh nhiều!

Ặn đường ư dễ sâu răng
Em xin trái ớt cho bằng anh Ba

Thôi em! trái ớt bỏ ra
Nỡ nào anh để "người ta" ...sưng mồm!

Thôi thì xin một nụ hôn
Và xin chín giọt lệ buồn được chưa

Lệ buồn anh đã đem chôn
Chỉ còn ngàn nụ, nụ hôn cho nàng
Bởi em là ánh trăng vàng!...

Em đâu dám nhận về mình
Trăng vàng đẹp lắm lung linh sắc màu
Thương em anh tặng một câu
Làm em mắc cỡ mà rầu ruột ra.

Nỗi lòng anh đã trải ra
Những ngày ảm đạm chiều tà của anh
Gặp em như thể vầng trăng
Sưởi lòng anh ấm, trào dâng nỗi niềm

Lòng anh thấy quá yêu em
Không vầng trăng sáng êm đềm là chi?...
Không khen vì bởi bên ngoài
Mà khen vì bởi tình ai giống mình

Giống nhau ngắm ánh trăng xinh
Giống nhau hai tiếng "gọi mình" em ơi
Giống nhau tâm sự đầy vơi
Giống nhau vì bởi cùng lời...thương nhau!...

 

18 tháng 5 2019

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: "Thơ Bác đầy trăng".

  - Những bài thơ về trăng của Người: Trung thu, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, Đêm thu…

  - Trăng trong thơ của Bác có nhiều sắc vẻ, trạng thái khác nhau.

   + Trăng được cảm nhận ở hoàn cảnh ngục tù, hay giữa trời nước bao la, lúc bận việc quân, lúc thư nhàn…

   + Trăng hiện lên như tri âm, tri kỷ với Người

   → Người luôn hướng tới ánh sáng, sự tự do để đạt tới sự tự tại trong tâm hồn. Sự hòa quyện giữa Người với Trăng- tri kỷ- khiến cho thơ của Người luôn có sự hài hòa giữa chất cổ điển và hiện đại.