K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
29 tháng 7 2021

Sau đây là một số thông tin các em có thể sử dụng để làm một bài tuyên truyền kĩ năng ứng phó tình huống nguy hiểm. Sản phẩm có thể trình bày dưới nhiều hình thức như 1 bài thuyết trình, một mô hình,v.v....

Chúng ta đều biết, tình trạng đuối nước ở trẻ em nước ta hiện nay đến mức báo động. Việt Nam hiện đang là quốc gia có tỷ lệ số người chết do đuối nước cao nhất khu vực Đông Nam Á và cao thứ hai trên thế giới. Trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 3.500 trẻ bị chết đuối, trong đó hơn 50% là trẻ em và trẻ vị thành niên (khoảng 9 trẻ tử vong do đuối nước mỗi ngày).

Khi vào hè thời tiết nóng nắng, các bạn tự ra ao, sông, hồ,...tắm không có người lớn, dẫn đến những vụ tai nạn hết sức thương tâm, đem đến nỗi đau cho gia đình và người thân. Tai nạn đuối nước do nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau như:

Nguyên nhân chủ quan:

+ Nhận thức của các bậc phụ huynh, nhà trường, xã hội về các nguy cơ đuối nước của trẻ em chưa được đầy đủ và đúng mức.

+ Bản thân chúng ta cũng không có nhận thức đầy đủ về các nguy cơ đuối nước đang rình rập xung quanh mình.

Nguyên nhân khách quan

+ Từ đặc điểm địa hình: Nước ta thống kênh mương, ao hồ tại các vùng nông thôn và thác nước tại các vùng đồi núi cũng được phân bố dày đặc và chằng chịt… …vào mùa mưa, lũ, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và an toàn tính mạng của người dân địa phương

+ Từ điều kiện xã hội: công tác truyền thông,giáo dục của các cấp chính quyền địa phương về phòng, chống tai nạn đuối nước cho trẻ em chưa được quan tâm đúng mức; đa số các huyện có ít điểm tập bơi, bãi bơi, hồ bơi; người dân tham gia giao thông trên các phương tiện trên mặt nước như ghe, thuyền không được trang bị những phương tiện bảo hộ (áo phao, phao cứu hộ) hoặc các phương tiện không đảm bảo an toàn.

* Cụ thể một số tình huống dẫn đến đuối nước như:

- Do không biết bơi

- Do đi chơi, đi bắt cá, câu cá ở khu vực sông hồ ao biển...không có người lớn trông coi giám sát

- Do bị chuột rút khi bơi

- Do không tuân thủ nguyên tắc an toàn khi bơi

- Do bị dòng nước xoáy cuốn hoặc nước chảy xiết

- Do bị dòng chảy xa bờ cuốn trôi khi tắm biển

- Do đi tàu, xuồng, thuyền, đò không mặc áo phao

- Do cứu bạn có nguy cơ đuối nước hoặc bản thân bị đuối nước mà mình không biết bơi hoặc không biết cách cứu đuối

- Do bị bạn bè kích động, làm những việc nguy hiểm như nhảy cắm đầu xuống nước, bơi và vùng nước chảy xiết...

- Do sự bất cẩn của người lớn, không cảnh báo nguy hiểm cho mọi người biết khu vực thiếu an toàn hoặc không che chắn , bảo vệ các khu vực có hố sâu nguy hiểm

Những điều chúng ta cần ghi nhớ để phòng tránh tai nạn đuối nước như:

- Tuyên truyền cho các bạn và mọi người xung quanh biết về phòng tránh đuối nước, ý thức cao về đuối nước, tham gia học bơi nếu có điều kiện

- Không tự ý đi tắm ở các  sông, hồ, ao, suối...khi không biết bơi hoặc không có người lớn đi kèm

- Không được tắm ở những nơi có biển báo nguy hiểm, nơi ít có người qua lại

- Tuyệt đối không được nhảy xuống nước cứu bạn khi bạn đang bị đuối nước (trừ trường hợp mình biết  bơi thuần thục và biết cách cứu đuối an toàn) nhanh chóng kêu gọi người lớn đến ứng cứu

- Tránh xa các công trình xây dựng có nhiều hầm , hố sâu nguy hiểm

 * Một số kĩ năng cứu đuối:

- Khi bản thân bị đuối nước cần:

+ Bình tĩnh, hít thật nhiều hơi vào phổi, cố gắng nín thở càng lâu càng tốt, thả lỏng người để nước đẩy sát lên mặt nước;

+ Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người trôi đi dễ dàng bởi vì trong nước người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn;

+ Khi chuyển động lên xuống, há miệng to hít vào nhanh và sâu khi ở trên mặt nước, ngậm miệng thở ra từ từ bằng mũi hoặc bằng miệng khi ở dưới mặt nước.

- Trường hợp người cứu không biết bơi hoặc bơi không giỏi

+ Kêu gọi những người xung quanh tới trợ giúp

+Tận dụng các vật dụng: áo, phao, gậy, sào, cuộn dây, dây nịt… để xử lý cứu đuối

+ Nếu có nhiều người, ta giăng một hàng người nắm tay để kéo nạn nhân vào bờ.

+ Nếu có thuyền, chèo đến chỗ nạn nhân, ghé mạn thuyền hoặc đưa tay, mái chèo ra cho nạn nhân nắm lấy

- Một số phương pháp thoát hiểm 

 + Khi bị nạn nhân nắm cổ tay

Xoay cho một cạnh của cổ tay về phía tiếp xúc giữa ngón cái và bốn ngón còn lại của nạn nhân. Sau đó giật mạnh, cổ tay ta sẽ tuột ra khỏi bàn tay nắm của nạn nhân.

+ Khi bị nạn nhân bấu chặt lấy cổ

Hít một hơi thật dài và lặn xuống sâu thêm cho họ buông ra. Nếu nạn nhân không chịu buông, ta chắp hai tay lại như tư thế cầu nguyện, rồi hất bung lên cao.

+ Khi bị nạn nhân ôm chặt từ phía sau

Lần tìm đến ngón út của nạn nhân và bẻ ngược mạnh về phía sau, nạn nhân sẽ buông ra ngay tức khắc.

+ Khi đã cứu được nạn nhân lên bờ tiến hành cấp cứu tại chỗ.

            Ngay sau khi đưa được nạn nhân vào bờ, cần tiến hành cấp cứu tại chỗ. Đặt nạn nhân ở tư thế nằm ngửa trên mặt phẳng cứng. Nếu bệnh nhân tím tái, không thể tự thở, tim ngừng đập (sờ mạch không có) và không có bất cứ phản xạ nào thì phải ấn tim ngoài lồng ngực. Dùng hai tay chồng lên nhau đặt ngay vào vị trí một nửa dưới xương ức và ấn tim với tần số ép khoảng 100 lần/1 phút, đồng thời phải khai thông đường thở bằng cách dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật khỏi miệng nạn nhân và hà hơi thổi ngạt, hô hấp nhân tạo với phương pháp miệng thổi miệng cho nạn nhân, hà hơi thổi ngạt hô hấp nhân tạo cho nạn nhân… kiên trì thực hiện và đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.

29 tháng 12 2021

THAM KHẢO :

 

Hiện nay an toàn giao thông đang là vấn đề nóng hổi và bức xúc của toàn xã hội. Chỉ một sơ suất nhỏ, chỉ một phút giây thôi, tai nạn giao thông sẽ gây ra đau thương mất mát cho gia đình ai đó và từng ngày, từng giờ những tai nạn giao thông vẫn đang cướp đi sinh mệnh của bao người, gây thương tích, tàn phế và đem đến nỗi đau tinh thần không gì bù đắp được cho hàng ngàn người thân của họ.

Đáng tiếc nhất đó là những tai nạn giao thông do chính những người đi bộ gây ra. Mặc dù Nhà nước đã quan tâm xây dựng nhiều công trình cho người đi bộ sang đường như cầu vượt, hầm đường bộ… nhưng nhiều người vẫn không đi đúng phần đường của mình. Vậy người đi bộ khi tham gia giao thông phải tuân thủ những quy định nào?

Điều 32, Luật Giao thông đường bộ, người đi bộ phải tuân thủ các quy tắc giao thông như sau:

1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.
Nếu vi phạm, người đi bộ sẽ bị phạt theo quy định tại Điều 9, Nghị định 171/2013/NĐ-CP, quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:

6 tháng 1 2022

ai vẽ giúp với được ko

 

Giúp mình vs ạ plsCâu 21: Vét đất lên lợi vành, quay bàn xoay và kéo cán tới mức cần thiết đề tạo sản phẩm là bước nào trong quy trình tạo cốt gốm?A. Chọn đất.B.Xử lý và pha chế đất.C. Tạo dáng.D.Phơi sấy và sửa hàng mộc. Câu 22:Chỉnh lại sản phẩm (bổ sung thêm men còn khuyết và cạo bỏ phần men thừa) lần cuối trước khi đưa vào lò nung là bước nào trong quy trình trang trí hoa văn và ủ men?A. Kỹ thuật...
Đọc tiếp

Giúp mình vs ạ pls

Câu 21: Vét đất lên lợi vành, quay bàn xoay và kéo cán tới mức cần thiết đề tạo sản phẩm là bước nào trong quy trình tạo cốt gốm?

A. Chọn đất.

B.Xử lý và pha chế đất.

C. Tạo dáng.

D.Phơi sấy và sửa hàng mộc.

 

Câu 22:Chỉnh lại sản phẩm (bổ sung thêm men còn khuyết và cạo bỏ phần men thừa) lần cuối trước khi đưa vào lò nung là bước nào trong quy trình trang trí hoa văn và ủ men?

A. Kỹ thuật vẽ.

B.Chế tạo men.

C. Tráng men.

D. Sửa hàng men.

Câu 23: Đâu không phải là phẩm chất cần có của người làm nghề truyền thống?

A. Kiên nhẫn.

B. Chăm chỉ.

C. Trách nhiệm.

D. Giỏi công nghệ thông tin.

 

Câu 24: Hoạt động nào dưới đây góp phần gìn giữ các nghề truyền thống?

A. Truyền nghề cho các thế hệ sau.

B. Khuyến khích mọi người sử dụng các sản phẩm truyền thống.

C. Quảng bá du lịch gắn liền với các làng nghề truyền thống.

D. Chuyển đổi cách làm mới, tăng năng suất và giảm giá thành sản phẩm.

 

 

 

 

Câu 25: Đâu không phải là năng lực, kĩ năng cần có của người làm nghề truyền thống?

A. Làm việc nhóm.

B. Khéo léo.

C. Sáng tạo.

D. Cẩn thận.

 

Câu 26: Hoạt động nào dưới đây khiến cho các nghề truyền thống bị mai một?

A. Tổ chức triển lãm, hội thi nghề truyền thống.

B. Ưu tiên sử dụng các sản phẩm nhập ngoại.

C. Giới thiệu sản phẩm truyền thống ra khắp nơi trên thế giới.

D. Hướng nghiệp cho học sinh về nghề truyền thống.

 

Câu 27: Ai là người có trách nhiệm giữ gìn các nghề truyền thống?

A. Học sinh, sinh viên.

B. Nghệ nhân ở các làng nghề.

C. Tất cả mọi người.

D. Những người trưởng thành.

 

Câu 28: Chúng ta có thể thực hiện tuyên truyền, giới thiệu về các làng nghề truyền thống bằng phương tiện nào?

A. Internet.

B. Tờ rơi, sách báo.

C. Tổ chức các buổi tư vấn nghề truyền thống.

D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 29: Tại sao phải tuân thủ kỉ luật lao động trong quá trình làm việc?

A. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác.

B. Để năng suất làm việc cao hơn.

C. Để các sản phẩm làm ra bán được giá cao hơn.

D. Cả A và C đều đúng.

 

Câu 30: Theo em, các việc làm để giữ gìn nghề truyền thống có ý nghĩa gì?

A. Giúp chúng ta có thể lựa chọn các hình thức phù hợp với bản thân để thực hiện trách nhiệm giữ gìn nghề truyền thống.

B. Tuyên truyền, quảng bá nghề truyền thống là một trong những hình thúc phù hợp nhất đối với học sinh trong công tác giữ gìn nghề truyền thống.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

 

 

 

Câu 31: Theo em, việc hướng nghiệp cho học sinh về nghề truyền thống có tác dụng gì?

A. Định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

B. Phân luồng lao động.

C. Đào tạo nguồn lao động trình độ cao cho các làng nghề.

D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 32: Theo em, việc trang bị thêm cơ sở vật chất, máy móc hiện đại khi làm nghề truyền thống có tác dụng gì?

A. Nâng cao giá thành sản phẩm.

B. Nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của xã hội.

C. Đảm bảo thu nhập cao cho các nghệ nhân.

D. Chạy theo trào lưu kinh tế.

 

Câu 33: Theo em, chất lượng của các sản phẩm nghề truyền thống phụ thuộc vào những yếu tố nào?

A. Chất lượng của các nguyên liệu đầu vào.

B. Kĩ năng và tâm huyết của các nghệ nhân.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

 

Câu 34: Để có thể phát triển các nghề truyền thống, chúng ta cần hướng tới thay đổi những phương diện nào? 

A. Cơ sở vật chất kĩ thuật.

B. Đối tượng mua.

C. Thị trường tiềm năng.

D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 35: Nhận định nào sau đây là sai?

A. Nghề truyền thống là một trong những giá trị tốt đẹp cần được bảo tồn và phát huy.

B. Nghề truyền thống là giá trị tinh thần của dân tộc và của các nghệ nhân.

C. Các nghề truyền thống chỉ có giá trị tinh thần, văn hoá, không đem lại giá trị về kinh tế.

D. Tất cả mọi người đều có thể góp phần vào việc gìn giữ, phát triển các nghề truyền thống và văn hoá truyền thống của dân tộc. 

 

Câu 36: Đâu không phải là giá trị mà các làng nghề truyền thống đem lại cho chúng ta?

A. Tạo việc làm, tăng thu nhập.

B. Phát huy các giá trị văn hoá.

C. Phát triển du lịch và xã hội.

D. Phát triển khoa học kĩ thuật.

 

Câu 37: “Loại bỏ trấu và vụn” nằm trong bước nào của quy trình làm cốm?

A.Chọn lựa

B.Rang

C.Giã

D. Sàng, sẩy

Câu 38: Làng hoa Tây Tựu đã đón nhận dạnh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội” vào năm bao nhiêu?

A.2017

B.2018

C.2019

D.2020

Câu 39. Làng lụa Vạn Phúc thuộc quận nào của Hà Nội?

A.Quận Đống Đa

B.Quận Hà Đông

C.Quận Cầu Giấy

D.Quận Hoàng Mai

Câu 40.Nổi tiếng nhất trong các loại lụa Vạn Phúc là loại nào?

A.Lụa vân

B.Lụa bóng

C.Lụa trơn

D.Lụa hoa

3

Câu 21: C

Câu 22: D

Câu 23: D

Câu 24: A

Câu 25: A

Câu 26: B

Câu 27: C

Câu 28: D

Câu 29: D

Câu 30: C

Câu 31: D

Câu 32: B

Câu 33: C

Câu 34: D

Câu 35: C

Câu 36: D

Câu 37: D

Câu 38: A

Câu 39: B

Câu 40: A

5 tháng 3 2022

xin mn đó ạ mn giúp đc đến đâu thì giúp

4 tháng 4 2022

Tham khảo:

Vẽ một số bức tranh với chủ đề Tự hào là công dân nước Việt Nam

Như mọi người cũng đã biết, virut corona đã và đang hoành hành ở Việt Nam, cướp đi sinh mạng của biết bao nhiêu người dân vô tội. Nhưng cũng rất đáng tự hào khi người dân cùng nhà nước đều đồng lòng chung tay phòng chống dịch bệnh. Búc tranh sau đây đã nói lên một phần nào nỗi niềm đó,...

Cuộc thi vẽ tranh “Vững tin Việt Nam”: Thể hiện tinh thần chung tay phòng, chống dịch bệnh của thiếu nhi

Tranh bạn tham khảo# nhé!

23 tháng 12 2021

Tự hoàn thiện bản thân là một phẩm chất quan trọng của người thanh niên trong xã hội hiện đại, giúp cho mỗi cá nhân phát triển tốt hơn

 

23 tháng 12 2021

câu hỏi âu