Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng nhiều đến ngành sản xuất ở nước ta, mà rõ nét nhất...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 10 2017

Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng nhiều đến ngành sản xuất ở nước ta, mà rõ nét nhất là nông nghiệp (sgk Địa lí 12 trang 46)

=> Chọn đáp án D

2 tháng 8 2017

Đáp án: A

Giải thích: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất đến hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản,… Còn các hoạt động công nghiệp, dịch vụ ít chịu ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng giám tiếp của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. Chẳng hạn như độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc thiết bị, nông sản,…

19 tháng 9 2019

Chọn: C.

Ngành nông nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta.

7 tháng 3 2018

Đáp án: D

Giải thích: Số giờ nắng trong năm lớn là đặc điểm của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ít gây khó khăn, trở ngại trực tiếp đến hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp.

7 tháng 6 2019

Đáp án B

Hoạt động kinh tế phụ thuộc nhiều nhất vào điều kiện tự nhiên (đặc biệt khí hậu) là nông nghiệp.

=> Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất đến hoạt động sản xuất nông nghiệp

2 tháng 8 2018

Đáp án: B

Giải thích: Hoạt động kinh tế phụ thuộc nhiều nhất vào điều kiện tự nhiên (đặc biệt khí hậu) là nông nghiệp ⇒ Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất đến hoạt động sản xuất Nông nghiệp.

12 tháng 11 2018

Gợi ý làm bài

a) Thuận lợi

- Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Nguồn nhiệt ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng từ hai đến ba vụ lúa và rau, màu trong một năm; cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng.

- Khí hậu nước ta có sự phân hoá rõ rệt theo chiều bắc - nam, theo mùa và theo độ cao. Vì vậy, ở nươc la có thể trồng được từ các loại cây nhiệt đời cho đến một số cây cận nhiệt và ôn đới. Cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng cũng khác nhau giữa các vùng.

b) Khó khăn

- Nhiều thiên tai thường xuyên xảy ra (bão, lũ lụt, hạn hán, gió Tây khô nóng, sương muối,...) gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

- Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho sâu bệnh, dịch bệnh, nấm mốc phát triển gây hại cho cây trồng, vật nuôi.

30 tháng 11 2016

Câu 1: Trả lời:

Hoạt động của gió mùa ở nước ta

- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

- Gió mùa mùa đông:

+ Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, miền Bắc nước ta chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc, nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc.

+ Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

+ Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín Phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

-Gió mùa mùa hạ: Vào mùa hạ (từ tháng V đến tháng X) có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào Việt Nam.

+ Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt –Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Tây hoặc gió Lào).

+ Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc va mưa vào tháng IX cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.



 

19 tháng 12 2016

coS trong sách

10 tháng 6 2018

Đáp án: D

Giải thích: Hoạt động kinh tế phụ thuộc nhiều nhất vào điều kiện tự nhiên (đặc biệt là các yếu tố nhiệt, ẩm, mưa,… của khí hậu). Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất đến hoạt động sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt,…). Ngoài ra còn ảnh hưởng đến các hoạt động du lịch, giao thông vận tải và ảnh hưởng gián tiếp đến các hoạt động thương mại (ít bị ảnh hưởng),…

4 tháng 2 2016

Đây là câu trả lời của mình. Bạn có thể tham khảo:

**) Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp:

-Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa tạo điều kiện cho chúng ta phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Cần tận dụng mặt thuận lợi này để không ngừng nâng cao năng suất cây trồng và nhanh chóng phục hồi lớp phủ thực vật trên đất trống bằng mô hình nông-lâm kết hợp.

-Tính chất thường của các yếu tố thời tiết và khí hậu gây khó khăn cho hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, phòng chống thiên tai, phòng trừ dịch bệnh….trong sản xuất nông nghiệp.

**)Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống:

-Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo thuận lợi cho nước ta phát triển các ngành kinh tế như lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch…. Và đẩy mạnh hoạt động khai thác, xây dựng….nhất là vào mùa khô.

-Tuy nhiên, các khó khăn, trở ngại cũng không ít:

+Các hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác….chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước của sông ngòi.

+Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản.

+Các thiên tai như mưa bão, lũ lụt, hạn hán hằng năm gây tổn thất rất lớn cho mọi ngành sản xuất, thiệt hại về người và tài sản.

+Các hiện tượng thời tiết bất thường như dông, lốc, mưa đá, sương muối, rét hại, khô nóng….cũng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.

+Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.