K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 2 2017

Giá trị nội dung:

Bài tiểu luận bàn về nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống của con người, giúp con người được sống phong phú hơn và tự nhiên hoàn thiện nhân cách tâm hồn mình.

Đáp án cần chọn là: D

1.Bài nghị luận này phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định sức mạnh lớn lao của nó đối với con người.Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét bố cục của bài nghị luận. 2.Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì? 3.Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ? 4.Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng...
Đọc tiếp

1.Bài nghị luận này phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định sức mạnh lớn lao của nó đối với con người.Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét bố cục của bài nghị luận.

2.Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì?

3.Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ?

4.Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến vậy?(Tư tưởng nội dung của văn nghệ được biểu hiện bằng những hình thức nào?Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc qua con đường nào, bằng cách gì?)

5*.Nêu vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận này (cách bố cục, dẫn dắt vấn đề, cách nêu và chứng minh các luận điểm, sự kết hợp giữa nhận định, lí lẽ và dẫn chứng thực tế…)

5
9 tháng 1 2019

Câu hỏi 1. Bài nghị luận này phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định sức mạnh lớn lao của nó đốì với đời sông con người. Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét về bố cục của bài nghị luận. Gợi ý - Tóm tắt hệ thông luận điểm: + Văn nghệ phản ánh thực tại khách quan, là nhận thức mới mẻ, là tất cả tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ. Mỗi lác phẩm văn nghộ lớn là một cách sống của tâm hồn, từ đó làm "thay đổi hắn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. + Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống con người, nhất là trong hoàn cảnh chiên đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc ta ở những năm đầu kháng chiến. + Văn nghệ có khả năng cảm hoá, sức mạnh lôi cuốn của nó thật là kì diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim. - Nhận xét về bố cục: Các luận điểm trong tiểu luận vừa có sự giải thích cho nhau, vừa được nôi tiếp tự nhiên theo hướng ngày càng phân tích sâu sức mạnh đặc trưng của văn nghệ. Nhan đề bài viết Tiếng nói của văn nghệ vừa có tính khái quát lí luận, vừa gợi sự gần gũi, thân mật. Nó bao hàm được cả nội dung lẫn cách thức, giọng điệu tiếng nói của văn nghệ. Câu hỏi 2. Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì? Gợi ý - Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là thực tại đời sống khách quan nhưng không phải là sự sao chép giản đơn, "chụp ảnh" nguyên xi thực tại ấy. Khi sáng tạo một tác phẩm, nghệ sĩ gửi vào đó một cách nhìn, một lời nhắn nhủ riêng của minh. Nội dung của tác phẩm văn nghệ dâu chỉ là câu chuyện, con người như ở ngoài đời mà quan trọng hơn là tư tưởng, tấm lòng của nghệ sĩ gửi gắm trong đó. Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính nhân văn của nghệ sĩ. - Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời thuyết lí khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sĩ. Nó mang đến cho mỗi chúng ta bao rung động, bao ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng đà rất quen thuộc. - Nội dung của văn nghệ còn là rung cảm, nhận thức của từng người tiếp nhận. Nó sẽ được mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ người đọc, người xem. Như thế, nội dung của văn nghệ khác với nội dung của các bộ môn khoa học xã hội khác như dân tộc học, xã hội học, luật học, lịch sử, địa lí,... Những bộ môn khoa học này khám phá, miêu tả và đúc kết bộ mặt tự nhiên hay xã hội, các quy luật khách quan. Văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người, thế giới bên trong của con người. Câu hỏi 3. Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ? Gợi ý Qua dẫn chứng các tác phẩm, các câu chuyện cụ thể, sinh động, Nguyễn Đình Thi đã phân tích một cách thấm thìa sự cần thiết của văn nghẹ đối với con người: - Văn nghệ giúp cho chúng ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn về phương diện tinh thần. "Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhoà đi, ánh sáng ấy bấy giờ biến thành của ta, và chiêu toả lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người ta gặp, làm cho thay đổi hán mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. - Trong những trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống, tiếng nói của văn nghệ càng là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời bên ngoài, với tất cả những sự sống, hoạt động, những vui buồn gần gũi. - Văn nghệ góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta đẹp đẽ, đáng yêu, "đời cứ tươi" hơn. Trong cuộc đời lắm vất vả, cực nhọc, tác phẩm văn nghệ hay giúp cho con người lạc quan hơn, biết rung cảm trước cái đẹp và biết ước mơ hướng tđi những điều tốt đẹp. Câu hỏi 4. Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến vậy? (Tư tưởng, nội dung của văn nghệ được thể hiện bằng hình thức nào? Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc qua con đường nào, bằng cách gì?) Gợi ý - Sức mạnh riêng của vãn nghệ bắt đầu từ nội dung của nó và con đường mà nó đến với người đọc, người nghe. Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm, do đó một tác phẩm lớn thường chứa chan tình cảm của người viết. Nghệ thuật là tư tưởng nhưng tư tưởng ở đây đã được nghẹ thuật hoá. Do đó, tư tưởng của nghệ thuật không khô khan, năng nề, trừu tượng mà cụ thể, sinh động, lắng sâu, nhẹ nhàng và kín đáo bởi tư tưởng ấy được người nghệ sĩ trình bày qua hình tượng nghệ thuật, bằng những cảm xúc, nỗi niềm của con người. - Đến với một tác phẩm văn nghệ, chúng ta được sống cùng cuộc sống được miêu tả trong đó, được yêu, ghét, vui, buồn, đợi chờ,... cùng các nhân vật và nghệ sĩ. Tác phẩm văn nghệ lay động cảm xúc, đi vào nhận thứq, tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm. "Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy". Khi tác động bằng nội dung, cách thức đặc biệt ấy, văn nghệ góp phần giúp con người tự nhận thức mình, tự hoàn thiện mình. Như vậy, văn nghệ thực hiện các chức năng của nó một cách tự nhiên, có hiệu quả lâu bền, sâu sắc. Câu hỏi 5. Nêu vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận này (cách bố cục, đẫn dắt vấn đề, cách nêu và chứng minh các luận điểm, sự kết hợp giữa nhận định, lí lẽ với dẫn chứng thực tế,...). Gợi ý Vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi: - về bố cục của tiểu luận: chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt vấn đề một cách tự nhiên. - Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng sinh động được lấy từ thơ văn, từ đời sống thực tế để khẳng định thuyết phục các ý kiến, nhận định đưa ra, đồng thời cũng làm tăng thêm sức hấp dẫn cho tác phẩm. - Giọng văn chân thành, thể hiện được niềm say mê, bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ của người viết.

10 tháng 1 2019

1)

Bài viết bao gồm các luận điểm như:

  • Nội dung của văn nghệ
  • Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người
  • Con đường đến với người tiếp nhận , tạo nên sức mạnh kì diệu của văn nghệ.

Bố cục của bài nghị luận này có thể chia làm hai phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “một cách sống của tâm hồn”: Trình bày nội dung của văn nghệ.
  • Phần 2: Còn lại: Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người.

Các đoạn văn được liên kết với nhau không hề rời rạc mà gắn kết bổ sung với nhau. Những luận điểm kế thừa và mở rộng hơn luận điểm trước, tạo cho bài nghị luận một kết cấu chặt chẽ, đầy tính thuyết phục.

5)

- Bố cục của văn bản rất chặt chẽ, hợp lý, mọi vấn đề đều được dẫn dắt tự nhiên.

- Cách viết giàu hình ảnh với những dẫn chứng sinh động, hấp dẫn, cả trong văn chương cũng như trong đời sống.

- Giọng văn chân thành, say sưa, thể hiện những xúc cảm mạnh mẽ của người viết.


1.Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau a/Hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau ( về số dòng thơ, về cách xây dựng hình ảnh, về cách tổ chức khổ thơ…) giữa hai phần và phân tích tác dụng của những chỗ giống nhau và khác nhau ấy trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ. b/ Giả thiết không có phần thứ hai thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không? 2....
Đọc tiếp

1.Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau

a/Hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau ( về số dòng thơ, về cách xây dựng hình ảnh, về cách tổ chức khổ thơ…) giữa hai phần và phân tích tác dụng của những chỗ giống nhau và khác nhau ấy trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ.

b/ Giả thiết không có phần thứ hai thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không?

2. Xác định vị trí của dòng thơ : “Con hỏi:…” ở mỗi phần

(Gợi ý: Hãy lí giải vì sao em bé chưa từ chối ngay lời mời gọi của những người sông “trên mây” và những người sống “trong sóng”

3.Hãy so sánh những cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” giữa thế giới tự nhiên và những trò chơi của “mây và sóng” do em bé tạo ra.Sự giống nhau va sự khác nhau của những cuộc chơi đó nói lên điều gì?

4. Hãy chỉ ra những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ trong việc xây dựng các hình ảnh thiên nhiên (chú ý các hình ảnh: mây, trăng, sóng, bờ biển).

5. Phân tích ý nghĩa của câu thơ: “Con lăn, lăn, lăn mãi… ở chốn nào”.

6*. Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì nữa?

 

 

2
12 tháng 12 2017

Câu 1: Bài thơ có hai phần, cấu trúc khá giống nhau:

- Ban đầu là thuật lại lời rủ rê

- Tiếp đến thuật lại lời từ chối và lý do từ chối.

- Những trò chơi do em bé sáng tạo.

Mới thoạt nhìn, tưởng như đó là hai đoạn thơ độc lập bởi đoạn nào cũng đủ ý, diễn tả trọn vẹn một sự việc xảy ra giữa em bé và thiên nhiên bè bạn. Tưởng như việc loại bỏ bớt đoạn thứ hai không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa chung của cả bài thơ.

Tuy nhiên, mỗi tác phẩm văn học là một cấu trúc thống nhất. Việc tác giả lặp đi lặp lại một kiểu cấu trúc, một ý tưởng hẳn là phải có lý do nào đó. Điều này có thể giải thích qua những đặc điểm tâm lý, tính cách của một cậu bé. Đã là trẻ con ai chẳng ham chơi. Những trò chơi của bạn bè đồng trang lứa có sức hấp dẫn thật kỳ lạ. Việc bạn bè đến rủ đi chơi có thể coi là những thử thách.

Với thử thách thứ nhất, chú bé đã vượt qua bởi vì chú luôn yêu mẹ. Chú nghĩ đến việc mẹ đang đợi chú ở nhà và từ chối.

Nhưng những người bạn lại đến rủ đi chơi. Lúc này là một thử thách thực sự đối với tâm tính của một chú bé. Cũng như lần trước, chú lại băn khoăn: "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?". Những người bạn lại nhiệt tình chỉ đường. Nhưng một lần nữa chú bé lại từ chối vì lòng yêu mẹ: "Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà...". Thử thách càng lớn thì lòng yêu mẹ của chú bé lại càng được chứng minh, được củng cố. Như vậy, việc nêu ra sự việc thứ hai (cũng là thử thách thứ hai) càng chứng tỏ tình yêu tha thiết của chú bé đối với mẹ. Trong trường hợp này, khổ thơ thứ hai có tác động trùng điệp, hô ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ nhất. Bởi vậy, không thể bỏ khổ thơ thứ hai đi được.

Câu 2: Trong cả hai lần, khi những người bạn đến rủ rê, chú bé đều hỏi lại:

"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?".

"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?".

Hỏi và được nghe trả lời, hướng dẫn chu đáo. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp dẫn của bài thơ. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Khi nghe những lời mời gọi, lần nào chú bé cũng tỏ ra băn khoăn. Mặc dù vậy, tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muốn chú đi chơi, chú bé đã nhất định từ chối những lời rủ rê dù những trò chơi ấy hấp dẫn đến đâu chăng nữa.

Câu 3: Có thể nhận thấy những trò chơi chú bé sáng tạo ra không có gì đặc biệt:

- "Con là mây và mẹ sẽ là trăng

Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm".

- "Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ

Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ".

Thậm chí có thể coi đó không phải là những trò chơi đúng nghĩa. Nhưng có sao đâu, điều quan trọng nhất đối với chú bé là luôn được ở bên cạnh mẹ, có thể biểu hiện tình yêu đối với mẹ. "Hai bàn tay con ôm lấy mẹ", "Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ". Quả là những trò chơi thật kỳ lạ, chúng cho thấy tình cảm mẹ con nồng ấm, thân thiết đến mức nào.

Câu 4: Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời... là những hình ảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng. Nhưng ai là người đang đến rủ chú bé đi chơi? "Trong mây có người gọi con", "Trên sóng có người gọi con"... Thực ra đó chỉ là những âm thanh do chú bé tưởng tượng ra. Trên mây là tiếng của mây, trong sóng là tiếng của sóng. Hai hình ảnh đó có thể coi là biểu tượng của cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh, có sức cuốn hút kì lạ đối với mỗi con người, đặc biệt là với một chú bé. Đó là những hình ảnh ẩn dụ.

Câu 5: "Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở đâu"

Yêu mẹ, chú bé đã bày ra những trò chơi mà người tham gia chỉ là hai mẹ con. Đây không đơn giản là một ước muốn biệt lập, tách rời cuộc sống xung quanh mà là một tình yêu vô cùng sâu sắc, đằm thắm của chú bé đối với mẹ. Tình yêu ấy vượt lên trên cả những thú vui hằng ngày, thậm chí mãnh liệt đến mức lấn át tất cả những mối quan hệ khác. Chỉ cần hai mẹ con là đủ.

Câu 6: Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ gợi cho ta nhiều suy ngẫm:

- Con người trong cuộc sống thường gặp những cám dỗ (nhất là với một đứa trẻ). Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc, trong đó tình mẫu tử là điểm tựa vững chắc nhất.

- Hạnh phúc không phải là điều gì bí ẩn. Hạnh phúc ở ngay trên trần thế, do chính con người tạo dựng nên...

20 tháng 11 2019

Câu 1: Bài thơ có hai phần, cấu trúc khá giống nhau:

- Ban đầu là thuật lại lời rủ rê

- Tiếp đến thuật lại lời từ chối và lý do từ chối.

- Những trò chơi do em bé sáng tạo.

Mới thoạt nhìn, tưởng như đó là hai đoạn thơ độc lập bởi đoạn nào cũng đủ ý, diễn tả trọn vẹn một sự việc xảy ra giữa em bé và thiên nhiên bè bạn. Tưởng như việc loại bỏ bớt đoạn thứ hai không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa chung của cả bài thơ.

Tuy nhiên, mỗi tác phẩm văn học là một cấu trúc thống nhất. Việc tác giả lặp đi lặp lại một kiểu cấu trúc, một ý tưởng hẳn là phải có lý do nào đó. Điều này có thể giải thích qua những đặc điểm tâm lý, tính cách của một cậu bé. Đã là trẻ con ai chẳng ham chơi. Những trò chơi của bạn bè đồng trang lứa có sức hấp dẫn thật kỳ lạ. Việc bạn bè đến rủ đi chơi có thể coi là những thử thách.

Với thử thách thứ nhất, chú bé đã vượt qua bởi vì chú luôn yêu mẹ. Chú nghĩ đến việc mẹ đang đợi chú ở nhà và từ chối.

Nhưng những người bạn lại đến rủ đi chơi. Lúc này là một thử thách thực sự đối với tâm tính của một chú bé. Cũng như lần trước, chú lại băn khoăn: "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?". Những người bạn lại nhiệt tình chỉ đường. Nhưng một lần nữa chú bé lại từ chối vì lòng yêu mẹ: "Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà...". Thử thách càng lớn thì lòng yêu mẹ của chú bé lại càng được chứng minh, được củng cố. Như vậy, việc nêu ra sự việc thứ hai (cũng là thử thách thứ hai) càng chứng tỏ tình yêu tha thiết của chú bé đối với mẹ. Trong trường hợp này, khổ thơ thứ hai có tác động trùng điệp, hô ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ nhất. Bởi vậy, không thể bỏ khổ thơ thứ hai đi được.

Câu 2: Trong cả hai lần, khi những người bạn đến rủ rê, chú bé đều hỏi lại:

"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?".

"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?".

Hỏi và được nghe trả lời, hướng dẫn chu đáo. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp dẫn của bài thơ. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Khi nghe những lời mời gọi, lần nào chú bé cũng tỏ ra băn khoăn. Mặc dù vậy, tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muốn chú đi chơi, chú bé đã nhất định từ chối những lời rủ rê dù những trò chơi ấy hấp dẫn đến đâu chăng nữa.

Câu 3: Có thể nhận thấy những trò chơi chú bé sáng tạo ra không có gì đặc biệt:

- "Con là mây và mẹ sẽ là trăng

Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm".

- "Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ

Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ".

Thậm chí có thể coi đó không phải là những trò chơi đúng nghĩa. Nhưng có sao đâu, điều quan trọng nhất đối với chú bé là luôn được ở bên cạnh mẹ, có thể biểu hiện tình yêu đối với mẹ. "Hai bàn tay con ôm lấy mẹ", "Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ". Quả là những trò chơi thật kỳ lạ, chúng cho thấy tình cảm mẹ con nồng ấm, thân thiết đến mức nào.

Câu 4: Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời... là những hình ảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng. Nhưng ai là người đang đến rủ chú bé đi chơi? "Trong mây có người gọi con", "Trên sóng có người gọi con"... Thực ra đó chỉ là những âm thanh do chú bé tưởng tượng ra. Trên mây là tiếng của mây, trong sóng là tiếng của sóng. Hai hình ảnh đó có thể coi là biểu tượng của cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh, có sức cuốn hút kì lạ đối với mỗi con người, đặc biệt là với một chú bé. Đó là những hình ảnh ẩn dụ.

Câu 5: "Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở đâu"

Yêu mẹ, chú bé đã bày ra những trò chơi mà người tham gia chỉ là hai mẹ con. Đây không đơn giản là một ước muốn biệt lập, tách rời cuộc sống xung quanh mà là một tình yêu vô cùng sâu sắc, đằm thắm của chú bé đối với mẹ. Tình yêu ấy vượt lên trên cả những thú vui hằng ngày, thậm chí mãnh liệt đến mức lấn át tất cả những mối quan hệ khác. Chỉ cần hai mẹ con là đủ.

Câu 6: Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ gợi cho ta nhiều suy ngẫm:

- Con người trong cuộc sống thường gặp những cám dỗ (nhất là với một đứa trẻ). Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc, trong đó tình mẫu tử là điểm tựa vững chắc nhất.

- Hạnh phúc không phải là điều gì bí ẩn. Hạnh phúc ở ngay trên trần thế, do chính con người tạo dựng nên...

Ước mơ đôi khi không phải là điều nhất định phải thực hiện cho bằng được, hơn nữa có thể là điều người ta không có khả năng thực hiện trong suốt cuộc đời mình. Gặp một chú lùn ước mơ lớn lên sẽ chơi bóng rổ hay một chú bé dị tật ở chân nuôi mộng sau này trở thành ngôi sao bóng đá thì đó không phải là điều mà bạn nên chế nhạo. Một ngày nào đó bạn sẽ nhận ra ý...
Đọc tiếp

Ước mơ đôi khi không phải là điều nhất định phải thực hiện cho bằng được, hơn nữa có thể là điều người ta không có khả năng thực hiện trong suốt cuộc đời mình.

Gặp một chú lùn ước mơ lớn lên sẽ chơi bóng rổ hay một chú bé dị tật ở chân nuôi mộng sau này trở thành ngôi sao bóng đá thì đó không phải là điều mà bạn nên chế nhạo.

Một ngày nào đó bạn sẽ nhận ra ý nghĩa của ước mơ không phải ở chỗ nó có phù hợp với khả năng thực tế hay không. Điều quan trọng là nó cho phép bạn sống thêm một cuộc đời nữa với cảm xúc của riêng bạn…

(Nguyễn Nhật Ánh, Tôi là Bêtô)

Mượn lời nhân vật Bêtô, tác giả Nguyễn Nhật Ánh đã đưa ra quan niệm về ước mơ. Em có đồng ý với quan niệm về ước mơ này không? Hãy viết bài văn trao đổi với tác giả để bày tỏ ý kiến của mình.

1
16 tháng 6 2021

Một danh nhân đã nói rằng: “Kẻ khốn cùng nhất trên đời này không phải là người không có một đồng xu dính túi, mà là kẻ không có nổi một ước mơ.” Thế bạn đã có xây dựng ước mơ cho riêng mình chưa? Bạn đã sẵn sàng để đạt lấy ước mơ đó? Dĩ nhiên ai cũng muốn đạt được ước mơ của mình nhưng họ không biết phải bắt đầu từ đâu, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nó nhé.

Ước mơ là gì? Đó là câu hỏi mà giới trẻ ngày nay hay đặt ra. Đối với một số người thì ước mơ chỉ là những điều mơ hồn, viển vông, không có thật. Người khác cho rằng ước mơ chỉ xảy ra ở tương lai chứ hiện tại khó mà đạt lấy được. Còn với tôi ước mơ là có thật! Nó có thể là một điều nằm ngoài tầm với của chúng ta, một điều thể hiện sự khát vọng trong mỗi tâm hồn và cũng là một đích sống để ta hướng tới. Ước mơ không cần phải quá to lớn, đôi khi ước mơ chỉ là những điều nhỏ nhặt, hay là những lời ước mà bạn dành cho người khác.

Đa số khi tôi hỏi người khác về ước mơ của họ thì hầu như ai cũng có. Người thì hào hứng kể cụ thể, chi tiết về ước mơ của họ những phần còn lại thì hơi lúng túng, ngại ngùng khi trả lời. Vì sao họ lại như vậy? Bởi vì họ không biết phải định hình ước mơ của mình như thế nào. Họ không biết họ đã đặt ước mơ của họ đúng hay chưa, nó có quá cao hay quá thấp hay thậm chí họ cho rằng mình không chắc có thể đạt được nó hay không.

Một lối suy nghĩ thật là thiếu chín chắn, chưa gì họ đã nghĩ đến con đường thất bại. Như vậy bạn sẽ khó đạt được hành công trong cuộc sống, tự tạo ra cho mình những cái bẫy mà vốn dĩ ra nó không hề có trước đó. Chúng ta sống là phải có ước mơ, có một đích sống là gì mà bạn lại đánh mất những thứ đó chẳng khác gì đánh mất cuộc sống của mình, một cuộc sống bấp bênh không biết trôi nổi về đâu.

Và đó cũng là thực trạng của giới trẻ ngày nay, là một điều đáng quan tâm tới. Sau đây là kế hoạch thực hiện ước mơ của tôi. Ví dụ trong việc định hướng công việc; Trước hết hãy tập tính quan sát của mình, hãy nhìn thế giới xung quanh ta, nào là bác sĩ, kỹ sư, giáo viên,kế toán … Có rất nhiều nghề cho chúng ta chọn nhưng thật sự bạn muốn lựa chọn ngành nào cho phù hợp? Đó cũng là do sở thích, tiềm năng và năng lực của bạn.

Thứ hai là trong việc học tập, bạn thấy bạn giỏi ở môn nào, cần bổ sung thêm điều gì và cần đạt kết quả như thế nào ở cuối năm. Khi bạn ước mơ muốn làm bác sĩ chẳng hạn, để thi vào đại học y bạn phải rèn luyện cho mình ba môn Toán, Hóa, Sinh thật tốt; Tìm hiểu về trường đại học uy tín nào đó và cố gắng hết mình, nỗ lực trong học tập và đạt được kết quả mà mình mong muốn. Chỉ cần thể hiện sự luyện tập, vươn lên trong cuộc sống thì mọi ước mơ cũng có thể đạt được sự thật.

Bay vào vũ trụ và nhìn ngắm nó vốn là mơ ước vĩ đại của loài người. Dù biết đó là điều không tưởng nhưng con người không ngừng xây dựng những mơ ước. Và cuối cùng ước mơ ấy cũng trở thành hiện thực nhờ những nỗ lực không ngừng của các nhà khoa học. Chỉ sau vài chục năm nghiên cứu, con người đã biến ước mơ ấy thành sự thật. Năm 1957, ta đã phóng một vệ tinh nhân tạo đầu tiên, tiếp đến năm 1961 nhà phi hành người Nga – Xô Viết đã bay vòng quanh quỹ đạo trái đất. Và Armstrong cũng là người đặt chân lên mặt trăng đầu tiên vào năm 1969.

Loài người chúng ta đã và đang làm những điều rất vĩ đại và phi thường. Nếu bạn có một ước mơ đủ lớn thì mọi khó khăn trở ngại sẽ dần được khắc phục mở ra con đường để bạn đi đến ước mơ. Ước mơ là miễn phí, bởi thế, bạn đừng ngại xây dựng ước mơ mỗi ngày để thành công.

*Đọc khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính và trả lời câu hỏi. 1/Em hãy cho biết mở đầu bài thơ, hình ảnh chiếc xe được giới thiệu ra sao? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đó? 2/Từ hình ảnh những chiếc xe không có kính, tác giả đã phản ánh được điều gì? 3/Em có nhận xét gì về cách dùng từ và nghệ thuật miêu tả của tác giả trong những...
Đọc tiếp

*Đọc khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính và trả lời câu hỏi.

1/Em hãy cho biết mở đầu bài thơ, hình ảnh chiếc xe được giới thiệu ra sao? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đó?

2/Từ hình ảnh những chiếc xe không có kính, tác giả đã phản ánh được điều gì?

3/Em có nhận xét gì về cách dùng từ và nghệ thuật miêu tả của tác giả trong những khổ thơ trên?

*Hình ảnh người chiến sĩ lái xe

1/Hình ảnh người chiến sĩ lái xe được miêu tả như thế nào về thế ? Biện pháp nghệ thuật nào dùng để thể hiện điều đó?

2/Cách dùng từ và nghệ thuật diễn đạt trong hai khổ thơ 3,4  trên có gì đặc biệt?

3/ Em cảm nhận như thế nào về tình cảm đồng đội trong bài thơ, đặc biệt là khổ thơ 5,6.

 

 

 giả đã phản ánh được điềnh ảnh những chiếc xe trên, tác giả đã phản ánh được điều gì?

 

 

1
1 tháng 12 2021

loading...loading...loading...loading...

 

 

 

 

 

17 tháng 2 2020

ê sao giống tên bff của tui thế

18 tháng 2 2020

đây không phải là chuyên mục nhận người thân

[...] Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8-8-1986 , hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chổ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất. Nguy cơ ghê gớm đó đang...
Đọc tiếp

[...] Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8-8-1986 , hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chổ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất. Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clet, về lí thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa, và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời. Không có một ngành khoa học hay công nghiệp nào có được những tiến bộ nhanh ghê gớm như ngành công nghiệp hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách đây 41 năm, không có một đứa con nào của tài năng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vận mệnh thế giới.   

Đọc đoạn văn trên và thực hiện các yêu cầu sau:

Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?

Nêu nội dung chính của đoạn văn?

Từ văn bản, viết đoạn văn rút ra những nhiệm vụ cần làm để bảo vệ hòa bình nhân loại.

0
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH   Bài 2.Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết:…”Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một...
Đọc tiếp

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 

Bài 2.Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết:…”Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”…(Trích Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

1. Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người?

2. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy.

3. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập và phát triển.

4.Viết đoạn văn 10 câu nói về phong cách sống của người trẻ hiện nay mà em cho là ”rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại. ”

 

Bài 3.Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh.  (Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà)

Viết bài văn ngắn khoảng 1 trang giấy thi trình bày suy nghĩ về nhận định trên.

 

Bài 4.Cho đoạn văn sau : “ Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”(Sách giáo khoa Ngữ văn 9 - Tập một.)

a. Câu văn trên được trích trong văn bản nào, của ai ?

b. Hãy giải nghĩa: “di dưỡng tinh thần”

c.Vận dụng kiến thức về xưng hô trong hội thoại để lý giải vì sao nhân dân ta gọi Người là “Bác”.

d.Công việc học tập rất căng thẳng, người học sinh cần phải “di dưỡng tinh thần” ra sao? (Trình bày câu trả lời bằng đoạn văn nghị luận có độ dài 2/3 trang giấy thi)

 

Bài 5.Cho đoạn văn:“Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình(2). Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích(2). Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”(3).

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?

b. Giải nghĩa từ “siêu phàm”?

c. Dùng phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao tác giả dùng cách diễn đạt: “có lẽ” trong câu (1)

d.Phân tích phép tu từ được dùng trong câu “Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích”

e. Viết một bài văn ngắn  (độ dài tối đa 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về những điều em học tập được từ phong cách Hồ Chí Minh.

 

Bài 6. …Và chủ nhân của chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.

(Theo SGK Ngữ Văn 9, tập 1, trang 6)

1) Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Do ai sáng tác?

2) Đoạn văn trên đã nêu lên vẻ đẹp gì trong phong cách của Bác? Hãy ghi lại một vài câu thơ mà em biết viết về vẻ đẹp của Bác mà em vừa xác định?

3) Trong câu “Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì”, tác giả đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu hiệu quả của phép tu từ đó?

4) Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa, hội nhập với thế giới như hiện nay, việc học tập phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào?

0
Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết:…”Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất...
Đọc tiếp

Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết:…”Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”…(Trích Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

1. Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người?

2. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy.

3. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập và phát triển.

4.Viết đoạn văn 10 câu nói về phong cách sống của người trẻ hiện nay mà em cho là ”rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại. ”

1
7 tháng 9 2021

mỘT BẾP LỬA CHỜN VỜN XƯƠNG SỚM

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Như " Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi có viết " Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nên văn hiến đã lâu". Từ xưa đến nay, bản sắc văn hóa dân tộc luôn là giá trị cốt lõi của nền văn hóa, là tâm hồn là sức mạnh của dân tộc. Nên việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là điều mà thế hệ trẻ cần làm. Đặc biệt, là trong thời kỳ hội nhập và phát triển, đất nước mở cửa nên chúng ta tiếp thu được nhiều nền văn hóa khác nhau. Quá trình hội nhập quốc tế đã có những tác động nhất định, làm thay đổi phương thức tư duy, lối sống của thế hệ trẻ theo hướng hiện đại và tích cực, chủ động hơn. Có điều kiện khám phá thế giới, tiếp thu và làm chủ các tiến bộ khoa học -kỹ thuật hiện đại, tri thức mới... Nhưng chúng ta không thể làm mai một đi những bản sắc văn hóa dân tộc. Mà là một người trẻ cần học tập, nâng cao tri thức, tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hóa trên thế giới. Nhưng lấy nwhnxg sự học hỏi đó để làm giàu thêm, đẹp thêm vản hóa dân tộc. Mỗi người trong chúng ta cần phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân thật tốt, nỗ lực rèn luyện bản thân vì lợi ích chung của cộng đồng và vì chính sự phát triển của cá nhân. 

Đề 2:  Phần II. Đọc – hiểu (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:              Đam mê là điều cần thiết để thành công. Vì sự nhiệt huyết, niềm say mê trong lúc ta làm điều mình yêu thích, sẽ giúp ta vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Nhưng đừng nghĩ rằng chỉ cần có được đam mê thì sẽ thành công. Vì sao? Là một người lựa chọn sống với đam...
Đọc tiếp

Đề 2:  Phần II. Đọc – hiểu (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

             Đam mê là điều cần thiết để thành công. Vì sự nhiệt huyết, niềm say mê trong lúc ta làm điều mình yêu thích, sẽ giúp ta vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Nhưng đừng nghĩ rằng chỉ cần có được đam mê thì sẽ thành công. Vì sao? Là một người lựa chọn sống với đam mê, tôi nhận ra rằng: nếu có đam mê mà không kiên trì nỗ lực thì làm gì cũng sẽ thất bại. Bất kì công việc nào cũng sẽ có điểm mình thích, điểm mình không thích. Ngay cả khi đang làm công việc mà mình đam mê thì cũng có những ngày cực kì hứng khởi và những quãng thời gian với vô vàn khó khăn. Những thử thách trong bất kì công việc nào cũng đều tồn tại. Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm. Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã rã rời.

            Đam mê là cái ban đầu. Nhưng ý chí, nghị lực vượt khó, sự kiên trì của bản thân là những nguyên liệu khác của chiếc bánh thành công. Đam mê cũng không phải tự dưng mà có. Nó là điểm giao thoa giữa sở thích và tiềm năng. Từ hai chất xúc tác đó, người ta tiếp theo xát, mài, giũa, học tập trau dồi, tìm kiếm cơ hội, làm việc, thực hành... Đến một lúc nào đó nó sẽ phát triển thành thiên hướng nghề nghiệp của con người. Nếu có đam mê, nhưng không rèn luyện thì tiềm năng chẳng bao giờ hé nở.             

 (Theo Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? - Rosie Nguyễn)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0.25 điểm)

Câu 2.Theo tác giả, những nguyên liệu để tạo nên “chiếc bánh thành công” là gì? (0.25 điểm)

Câu 3. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp điệp cấu trúc được sử dụng trong đoạn văn: “Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm. Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã rã rời”. (1.0 điểm)

Câu 4. Em hãy cho biết niềm đam mê của mình và kế hoạch biến niềm đam mê đó thành hiện thực. (0.5 điểm)

Phần III. Làm văn (6,0 điểm)

Câu 1 (1.5 điểm)

            Từ nội dung đoạn trích trong phần đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận có độ dài khoảng 12 câu nêu suy nghĩ về ý nghĩa của việc theo đuổi đến cùng niềm đam mê của bản thân trong cuộc sống.        

1
28 tháng 2 2022

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: Nghị luận

Câu2: Theo tác giả, việc hiểu được bản thân là điều khó, cần hiểu bản thân để từ đó làm việc mình thích và có một cuộc đời như mơ ước.

Câu 3: “Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt“, Mỗi cá nhân trong đời sống có một ngoại hình riêng, một cá tính, tính cách độc lập; có những sở trường, sở đoản… khác nhau.