K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

 Đồng ý với nhận xét của V.I. Lênin: “Cách mạng Pháp xứng đáng là một cuộc đại cách mạng”. Vì:

- Cách mạng tư sản Pháp đã giải quyết triệt để những nhiệm vụ dân tộc và dân chủ đặt ra cho nước Pháp vào cuối thế kỉ XVIII, cụ thể là:

+ Nhiệm vụ dân tộc: Thống nhất lãnh thổ, hình thành thị trường dân tộc thống nhất, qua đó để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa; đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng.

+ Nhiệm vụ dân chủ: xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản; xóa bỏ chế độ đẳng cấp, ban hành các quyền tự do, bình đẳng; đảm bảo quyền tư hữu về ruộng đất cho nông dân.

- Thắng lợi của Cách mạng tư sản Pháp không chỉ đưa đến những thay đổi sâu rộng trong phạm vi nước Pháp mà còn để lại dấu ấn sâu sắc trong tiến trình lịch sử châu Âu (nói riêng) và nhân loại (nói chung). Ví dụ như:

+ Những tư tưởng tiến bộ trong trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp đã được đón nhận nồng nhiệt ở nhiều nơi trên thế giới, làm cho thế kỉ XVIII đi vào lịch sử với tên gọi “thế kỉ Ánh sáng”.

+ Cổ vũ phong trào đấu tranh chống phong kiến ở các nước châu Âu; để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng ở các nước,…

20 tháng 7 2023

Tham Khảo : 

 

Đồng ý với ý kiến cho rằng: cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc đại cách mạng. Vì:

- Cách mạng tư sản Pháp đã giải quyết triệt để những nhiệm vụ dân tộc và dân chủ đặt ra cho nước Pháp vào cuối thế kỉ XVIII, cụ thể là:

+ Nhiệm vụ dân tộc: Thống nhất lãnh thổ, hình thành thị trường dân tộc thống nhất, qua đó để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa; đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng.

+ Nhiệm vụ dân chủ: xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản; xóa bỏ chế độ đẳng cấp, ban hành các quyền tự do, bình đẳng; đảm bảo quyền tư hữu về ruộng đất cho nông dân.

- Thắng lợi của Cách mạng tư sản Pháp không chỉ đưa đến những thay đổi sâu rộng trong phạm vi nước Pháp mà còn để lại dấu ấn sâu sắc trong tiến trình lịch sử châu Âu (nói riêng) và nhân loại (nói chung). Ví dụ như:

+ Những tư tưởng tiến bộ trong trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp đã được đón nhận nồng nhiệt ở nhiều nơi trên thế giới, làm cho thế kỉ XVIII đi vào lịch sử với tên gọi “thế kỉ Ánh sáng”.

+ Cổ vũ phong trào đấu tranh chống phong kiến ở các nước châu Âu; để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng ở các nước,…
13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Diễn biến chính của Cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917:

+ Tháng 4/1917, Lênin từ Thụy Sĩ về nước, soạn thảo và trình bày bản Luận cương tháng Tư.

+ Tháng 7/1917, Chính phủ tư sản lâm thời đàn áp nhân dân, truy nã Lênin và những người trong Đảng Bôn-sê-vích.

+ Tháng 8/1917, Lênin và Đảng vô sản lãnh đạo quần chúng nhân dân tiếp tục chuẩn bị tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

+ Đêm 24/10/1917, quân khởi nghĩa chiếm được Pê-tơ-rô-grát, rồi bao vây Cung điện Mùa Đông.

+ Đêm 25/10/1917, Cung điện mùa Đông bị chiếm, Chính phủ tư sản lâm thời sụp đổ. Chính quyền Xô viết được thành lập do Lênin đứng đầu.

+ Đến tháng 3/1918, Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười đã thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn.

- Vai trò của Lênin đối với cuộc cách mạng:

+ Lênin là người soạn thảo bản “Luận cương tháng tư”, vạch rõ chủ trương, đường lối, phương pháp đấu tranh để lật đổ chính phủ tư sản lâm thời.

+ Khi tình thế cách mạng chín muồi, Lênin đã quyết định chuyển từ phương pháp đấu tranh “hòa bình” sang “khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền”.

+ Lênin trực tiếp chỉ đạo cách mạng tháng Mười.

=> Những chủ trương, đường lối, phương pháp cách mạng và sự chỉ đạo trực tiếp của Lênin là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa đến thành công của cách mạng tháng Mười Nga (1917).

Tham khảo

- Diễn biến chính của Cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917:

+ Tháng 4/1917, Lênin từ Thụy Sĩ về nước, soạn thảo và trình bày bản Luận cương tháng Tư.

+ Tháng 7/1917, Chính phủ tư sản lâm thời đàn áp nhân dân, truy nã Lênin và những người trong Đảng Bôn-sê-vích.

+ Tháng 8/1917, Lênin và Đảng vô sản lãnh đạo quần chúng nhân dân tiếp tục chuẩn bị tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

+ Đêm 24/10/1917, quân khởi nghĩa chiếm được Pê-tơ-rô-grát, rồi bao vây Cung điện Mùa Đông.

+ Đêm 25/10/1917, Cung điện mùa Đông bị chiếm, Chính phủ tư sản lâm thời sụp đổ. Chính quyền Xô viết được thành lập do Lênin đứng đầu.

+ Đến tháng 3/1918, Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười đã thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn.

- Vai trò của Lênin đối với cuộc cách mạng:

+ Lênin là người soạn thảo bản “Luận cương tháng tư”, vạch rõ chủ trương, đường lối, phương pháp đấu tranh để lật đổ chính phủ tư sản lâm thời.

+ Khi tình thế cách mạng chín muồi, Lênin đã quyết định chuyển từ phương pháp đấu tranh “hòa bình” sang “khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền”.

+ Lênin trực tiếp chỉ đạo cách mạng tháng Mười.

=> Những chủ trương, đường lối, phương pháp cách mạng và sự chỉ đạo trực tiếp của Lênin là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa đến thành công của cách mạng tháng Mười Nga (1917).

14 tháng 8 2023

Tham khảo

Sau Cách mạng tháng Hai năm 1917, chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng đã bị lật đổ, nhưng nỗi khổ cực vẫn đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, công nhân. Một tình hình chính trị chưa từng có đã diễn ra ở Nga, đó là tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: chính phủ tư sản lâm thời và các Xô viết đại biểu công nhân, binh lính. Hai chính quyền này đại diện cho các giai cấp có lợi ích đối lập nhau nên không thể cùng tồn tại. Tình hình trên đã đặt ra nhiệm vụ cấp bách cho cách mạng Nga lúc này là: chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại; đưa đất nước ra khỏi cuộc chiến tranh và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Trước tình hình đó, V.I.Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời.

Tháng 7/1917, khi Chính phủ tư sản lâm thời công khai đàn áp các phong trào quần chúng, khủng bố các xô viết, Đảng Bôn-sê-vích đã lãnh đạo giai cấp công nhân, nông dân, binh lính chuẩn bị đấu tranh vũ trang giành chính quyền. Đêm 24/10 (tức 6/11/1917 theo dương lịch), quân khởi nghĩa đã chiếm được Pê-trô-grát và bao vây Cung điện Mùa Đông - nơi ẩn náu cuối cùng của chính quyền tư sản. Đêm 25/10 (7/11/1917), Cung điện Mùa Đông bị chiếm, Chính phủ tư sản lâm thời sụp đổ. Đầu năm 1918, Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười đã giành được thắng lợi hoàn toàn.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, thành lập bộ máy nhà nước mới của giai cấp công nhân và nông dân Nga.

Cách mạng tháng Mười Nga đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, chỉ ra cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, đồng thời mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của nước Nga Xô viết cũng có tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới, đã chặt đứt một khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tạo ra chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

Sau Cách mạng tháng Hai năm 1917, chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng đã bị lật đổ, nhưng nỗi khổ cực vẫn đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, công nhân. Một tình hình chính trị chưa từng có đã diễn ra ở Nga, đó là tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: chính phủ tư sản lâm thời và các Xô viết đại biểu công nhân, binh lính. Hai chính quyền này đại diện cho các giai cấp có lợi ích đối lập nhau nên không thể cùng tồn tại. Tình hình trên đã đặt ra nhiệm vụ cấp bách cho cách mạng Nga lúc này là: chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại; đưa đất nước ra khỏi cuộc chiến tranh và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Trước tình hình đó, V.I.Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời.

Tháng 7/1917, khi Chính phủ tư sản lâm thời công khai đàn áp các phong trào quần chúng, khủng bố các xô viết, Đảng Bôn-sê-vích đã lãnh đạo giai cấp công nhân, nông dân, binh lính chuẩn bị đấu tranh vũ trang giành chính quyền. Đêm 24/10 (tức 6/11/1917 theo dương lịch), quân khởi nghĩa đã chiếm được Pê-trô-grát và bao vây Cung điện Mùa Đông - nơi ẩn náu cuối cùng của chính quyền tư sản. Đêm 25/10 (7/11/1917), Cung điện Mùa Đông bị chiếm, Chính phủ tư sản lâm thời sụp đổ. Đầu năm 1918, Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười đã giành được thắng lợi hoàn toàn.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, thành lập bộ máy nhà nước mới của giai cấp công nhân và nông dân Nga.

Cách mạng tháng Mười Nga đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, chỉ ra cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, đồng thời mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của nước Nga Xô viết cũng có tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới, đã chặt đứt một khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tạo ra chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa. 

20 tháng 7 2023

Tham Khảo : 

 

Đồng ý với ý kiến “xã hội loài người chuyển từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp là nhờ cách mạng công nghiệp”. Vì:

+ Trước khi tiến hành cách mạng công nghiệp: con người chủ yếu lao động dựa vào sức mạnh của cơ bắp (lao động thủ công); hoặc sử dụng một số loại máy móc chạy bằng năng lượng gió (cối xay gió…) và nước. Tuy vậy, do còn nhiều hạn chế, nên năng suất lao động của con người chưa cao; khối lượng sản phẩm sản xuất ra chưa nhiều và các loại năng lượng gió, nước ở thời điểm này vẫn chưa thể tạo ra sự chuyển biến căn bản trong đời sống sản xuất.

+ Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, với việc tiến hành cách mạng công nghiệp, quá trình sản xuất của con người đã có sự thay đổi căn bản (các loại máy móc đã thay thế sức lao động chân tay của con người), giúp nền sản xuất có sự chuyển biến mạnh mẽ từ: sản xuất thủ công sang cơ khí hóa

13 tháng 8 2023

Tham khảo: câu chuyện về tình bạn vĩ đại của C. Mác và Ph. Ăng-ghen

         Cuối tháng 11/1842, Ăng-ghen gặp C. Mác. Từ đó họ trao đổi thư từ với nhau, tình bạn giữa hai nhà lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản được bắt đầu và ngày càng thắm thiết. Sợi dây thắt chặt tình bạn của họ là cùng chung mục đích, lý tưởng vì sự nghiệp giải phóng con người. Họ đã sát cánh bên nhau viết nên những công trình khoa học và lãnh đạo phong trào công nhân đấu tranh nhằm xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

         Tháng 8/1844, ở Pari, đánh dấu cho lần hợp tác lý luận đầu tiên giữa C.Mác và Ph.Ăng-ghen. Cuộc gặp gỡ ở Pari không những đã xây dựng tình bạn của hai ông, mà bằng công việc của mình, các ông đã hỗ trợ nhau rất nhiều khiến thiên tài và trí tuệ của mỗi người bổ sung cho nhau một cách rất kỳ diệu.

         Vì giành hết tâm lực cho sự nghiệp cách mạng, nên gia đình C. Mác gặp rất nhiều khó khăn túng thiếu trong cuộc sống. Những lúc ấy, Ăng-ghen luôn là người tận tình giúp đỡ Mác. Ngày 03/02/1845, Mác bị trục xuất khỏi Pari giữa lúc nguồn tài chính của gia đình cạn kiệt. Được tin, Ăng-ghen đã tất bật tìm cách quyên tiền từ các bạn bè, đồng chí để giúp gia đình C.Mác vượt qua hoạn nạn. Ông cũng đã cố tìm cách khéo léo để khỏi chạm tới lòng tự ái của C.Mác, thuyết phục ông nhận sự giúp đỡ nhỏ nhoi ấy. Từ đó trên con đường nghiên cứu khoa học và hoạt động đấu tranh cho sự ra đời và thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản khoa học của C. Mác, Ăng-ghen luôn là người bạn, người đồng chí chung thủy, sắt son bên cạnh chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ với Mác, bảo vệ và tôn trọng ông ngay cả khi C. Mác đã qua đời. Những năm tiếp theo, tiến sỹ Mác - nhà lý luận kinh tế lỗi lạc vẫn luôn ở vào cảnh túng thiếu, thậm chí có lúc không mua đủ bánh mì ăn hàng ngày. Để bạn hoàn thành sự nghiệp, Ăng-ghen đã cam chịu làm thư ký trong hãng buôn của cha mình (một công việc mà ông chán ghét) suốt 20 năm để lấy tiền giúp Mác.

Trong thời gian viết bộ Tư bản, trong tình cảnh rất khó khăn, Mác còn phải viết bài cho các báo để có tiền chi tiêu. Rất nhiều đêm, Ăng-ghen thức đến tận 2 giờ sáng viết bài thay Mác để đăng kịp các số báo mà Mác cộng tác. Những bài báo đó của Ăng-ghen luôn có nội dung khoa học sâu sắc, hấp dẫn đọc giả và đều mang tên C. Mác. Cũng vì để Mác có thời gian viết bộ Tư bản, nên tất cả gánh nặng của cuộc đấu tranh chống những trào lưu thù địch với chủ nghĩa Mác đều trút lên vai Ăng-ghen. Tiêu biểu là cuộc luận chiến chống Đuyrinh, trong các bài viết, Ăng-ghen đã phân tích những vấn đề quan trọng nhất của triết học, của khoa học tự nhiên và xã hội. Với nội dung khoa học sâu sắc, lý lẽ sắc bén, Ăng-ghen đã đập tan sự xuyên tạc, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác.

      Năm 1883, những người cộng sản và công nhân thế giới phải chịu một tổn thất lớn lao, C.Mác - lãnh tụ thiên tài của họ đã từ trần. Bộ Tư bản - công trình khoa học đồ sộ nhất của Mác mới xuất bản được cuốn I, còn cuốn II và cuốn III đang ở dưới dạng bản thảo, khi Mác ra đi. Ăng-ghen vô cùng lo lắng trước số phận của cuốn sách. Ông đã dừng những công trình khoa học của mình để giành thời gian hiệu đính hai bản thảo bộ Tư bản cho Mác. Phải mất 10 năm Ăng-ghen lao động miệt mài trong hoàn cảnh tuổi già và bệnh tật, bộ Tư bản của Mác đã được xuất bản trọn vẹn. Trong công trình đồ sộ ấy, Ăng-ghen không chỉ hiệu đính, sửa chữa mà một số chương sau cùng là do ông viết.

         Sau những cống hiến miệt mài, ngày 05/8/1895, trái tim lãnh tụ vô sản Ph.Ăng-ghen đã ngừng đập để tìm đến người bạn, người đồng chí tri kỉ của mình. Những lớp hậu thế trên khắp thế giới đã dựng tượng đài hai ông ở khắp nơi để tỏ lòng ngưỡng mộ về tình bạn và sự nghiệp cao quý của C. Mác và Ph.Ăng-ghen.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

Cuối tháng 11/1842, Ăng-ghen gặp C. Mác. Từ đó họ trao đổi thư từ với nhau, tình bạn giữa hai nhà lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản được bắt đầu và ngày càng thắm thiết. Sợi dây thắt chặt tình bạn của họ là cùng chung mục đích, lý tưởng vì sự nghiệp giải phóng con người. Họ đã sát cánh bên nhau viết nên những công trình khoa học và lãnh đạo phong trào công nhân đấu tranh nhằm xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

Tháng 8/1844, ở Pari, đánh dấu cho lần hợp tác lý luận đầu tiên giữa C.Mác và Ph.Ăng-ghen. Cuộc gặp gỡ ở Pari không những đã xây dựng tình bạn của hai ông, mà bằng công việc của mình, các ông đã hỗ trợ nhau rất nhiều khiến thiên tài và trí tuệ của mỗi người bổ sung cho nhau một cách rất kỳ diệu.

Vì giành hết tâm lực cho sự nghiệp cách mạng, nên gia đình C. Mác gặp rất nhiều khó khăn túng thiếu trong cuộc sống. Những lúc ấy, Ăng-ghen luôn là người tận tình giúp đỡ Mác. Ngày 03/02/1845, Mác bị trục xuất khỏi Pari giữa lúc nguồn tài chính của gia đình cạn kiệt. Được tin, Ăng-ghen đã tất bật tìm cách quyên tiền từ các bạn bè, đồng chí để giúp gia đình C.Mác vượt qua hoạn nạn. Ông cũng đã cố tìm cách khéo léo để khỏi chạm tới lòng tự ái của C.Mác, thuyết phục ông nhận sự giúp đỡ nhỏ nhoi ấy. Từ đó trên con đường nghiên cứu khoa học và hoạt động đấu tranh cho sự ra đời và thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản khoa học của C. Mác, Ăng-ghen luôn là người bạn, người đồng chí chung thủy, sắt son bên cạnh chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ với Mác, bảo vệ và tôn trọng ông ngay cả khi C. Mác đã qua đời. Những năm tiếp theo, tiến sỹ Mác - nhà lý luận kinh tế lỗi lạc vẫn luôn ở vào cảnh túng thiếu, thậm chí có lúc không mua đủ bánh mì ăn hàng ngày. Để bạn hoàn thành sự nghiệp, Ăng-ghen đã cam chịu làm thư ký trong hãng buôn của cha mình (một công việc mà ông chán ghét) suốt 20 năm để lấy tiền giúp Mác.

 

Trong thời gian viết bộ Tư bản, trong tình cảnh rất khó khăn, Mác còn phải viết bài cho các báo để có tiền chi tiêu. Rất nhiều đêm, Ăng-ghen thức đến tận 2 giờ sáng viết bài thay Mác để đăng kịp các số báo mà Mác cộng tác. Những bài báo đó của Ăng-ghen luôn có nội dung khoa học sâu sắc, hấp dẫn đọc giả và đều mang tên C. Mác. Cũng vì để Mác có thời gian viết bộ Tư bản, nên tất cả gánh nặng của cuộc đấu tranh chống những trào lưu thù địch với chủ nghĩa Mác đều trút lên vai Ăng-ghen. Tiêu biểu là cuộc luận chiến chống Đuyrinh, trong các bài viết, Ăng-ghen đã phân tích những vấn đề quan trọng nhất của triết học, của khoa học tự nhiên và xã hội. Với nội dung khoa học sâu sắc, lý lẽ sắc bén, Ăng-ghen đã đập tan sự xuyên tạc, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác.

Năm 1883, những người cộng sản và công nhân thế giới phải chịu một tổn thất lớn lao, C.Mác - lãnh tụ thiên tài của họ đã từ trần. Bộ Tư bản - công trình khoa học đồ sộ nhất của Mác mới xuất bản được cuốn I, còn cuốn II và cuốn III đang ở dưới dạng bản thảo, khi Mác ra đi. Ăng-ghen vô cùng lo lắng trước số phận của cuốn sách. Ông đã dừng những công trình khoa học của mình để giành thời gian hiệu đính hai bản thảo bộ Tư bản cho Mác. Phải mất 10 năm Ăng-ghen lao động miệt mài trong hoàn cảnh tuổi già và bệnh tật, bộ Tư bản của Mác đã được xuất bản trọn vẹn. Trong công trình đồ sộ ấy, Ăng-ghen không chỉ hiệu đính, sửa chữa mà một số chương sau cùng là do ông viết.

Sau những cống hiến miệt mài, ngày 05/8/1895, trái tim lãnh tụ vô sản Ph.Ăng-ghen đã ngừng đập để tìm đến người bạn, người đồng chí tri kỉ của mình. Những lớp hậu thế trên khắp thế giới đã dựng tượng đài hai ông ở khắp nơi để tỏ lòng ngưỡng mộ về tình bạn và sự nghiệp cao quý của C. Mác và Ph.Ăng-ghen.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 9 2023

(*) Thông tin tham khảo:

- Lá cờ có ba màu đỏ, trắng và xanh dương xuất hiện trong cách mạng Pháp trở thành quốc kì của nước Cộng hòa Pháp (từ năm 1946). Trong đó:

+ Màu xanh dương tượng trưng cho: hòa bình, sự tự do và hy vọng.

+ Màu trắng tượng trưng cho: sự trong sáng, công lý, công bằng.

+ Màu đỏ tượng trưng cho: máu của những người đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc, cũng đồng thời là biểu trưng cho sự bác ái, yêu thương con người.

- Bài ca Mác-xây-e xuất hiện trong cách mạng Pháp cũng trở thành Quốc ca của nước Cộng hòa Pháp (từ năm 1879)

13 tháng 8 2023

Tham khảo

♦ Trình bày sơ lược về cách mạng Tân Hợi (1911)

- Nguyên nhân bùng nổ:

+ Nguyên nhân sâu xa: mâu thuẫn giữa nhân dân Trung Quốc với đế quốc xâm lược và lực lượng phong kiến đầu hàng ngày càng sâu sắc.

+ Nguyên nhân trực tiếp: tháng 5/1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”, nhưng thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc. Sự kiện này đã gây nên làn sóng căm phẫn công khai trong quần chúng.

=> Năm 1911, Trung Quốc Đồng minh hội đã lãnh đạo nhân dân Trung Quốc tiến hành Cách mạng Tân Hợi nhằm: lật đổ triều đình Mãn Thanh, thiết lập chế độ Cộng hòa.

- Các sự kiện chính của Cách mạng Tân Hợi:

+ Ngày 10/10/1911, cách mạng bùng nổ và thắng lợi ở Vũ Xương.

+ Ngày 10/12/1911, cách mạng thắng lợi ở Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, miền Bắc Trung Quốc.

+ Ngày 1/1/1912, Chính phủ lâm thời được thành lập ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc. Tôn Trung Sơn được bầu làm Đại Tổng thống.

+ Tháng 2/1912, Viên Thế Khải lên thay Tôn Trung Sơn làm Tổng thống. Cách mạng kết thúc.

- Kết quả: lật đổ chính quyền phong kiến Mãn Thanh; thiết lập chính phủ Trung Hoa Dân quốc.

- Ý nghĩa: mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc; ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam).

- Hạn chế:

+ Không xóa bỏ triệt để giai cấp phong kiến.

+ Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

+ Không chống lại các nước đế quốc xâm lược.

♦ Vai trò của Tôn Trung Sơn:

- Đề ra học thuyết Tam dân: “dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”;

- Sáng lập tổ chức Trung Quốc đồng minh hội (tổ chức này lấy học thuyết tam dân làm cương lĩnh).

- Cùng với Trung Quốc Đồng minh hội lãnh đạo cách mạng Tân hợi, lật đổ chính quyền Mãn Thanh, khai sinh ra Trung Hoa Dân quốc.

16 tháng 8 2023

Tham khảo :

- Chia sẻ một số thông tin về cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII):

+ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc cách mạng xã hội sâu rộng. Thắng lợi của cuộc cách mạng này đã xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Pháp; góp phần đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống phong kiến ở châu Âu.

+ Cách mạng đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản; diễn ra dưới hình thức: nội chiến cách mạng kết hợp với chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Quần chúng nhân dân Pháp là động lực chủ yếu thúc đẩy cách mạng tiến lên.

+ Ngày 14/7 (ngày tấn công ngục Ba-xti, đánh dấu sự bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp) đã được công nhận là ngày Quốc khánh của nước Pháp vào năm 1880.

+ Lá cờ có ba màu đỏ, trắng và xanh dương xuất hiện trong cách mạng Pháp trở thành quốc kì của nước Cộng hòa Pháp từ năm 1946.

+ Bài ca Mác-xây-e xuất hiện trong cách mạng Pháp cũng trở thành Quốc ca của nước Cộng hòa Pháp.

+ Thông điệp “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền đã trở thành một phần di sản của dân tộc Pháp.

Giải thích: thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp không chỉ tạo ra những thay đổi sâu rộng trong phạm vi nước Pháp mà còn để lại những dấu ấn sâu sắc trong tiên trình lịch sử châu Âu suốt thế kỉ XIX. Do đó, cuộc cách mạng này được ví như "cái chối khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu".

14 tháng 8 2023

Tham khảo

* Các nguyên nhân dẫn đến cách mạng tư sản Pháp:

- Nguyên nhân sâu xa: Cuối thế kỉ XVIII, đời sống kinh tế - chính trị - xã hội và tư tưởng ở Pháp có nhiều chuyển biến quan trọng:

+ Chính trị: Pháp vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là vua Lu-i XVI. Sự chuyên chế và hà khắc của vua Lu-i XVI đã gây nên nhiều bất bình trong nhân dân.

+ Kinh tế: nông nghiệp lạc hậu, mất mùa thường xuyên diễn ra; công - thương nghiệp phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa nhưng bị chính sách thuế của nhà vua kìm hãm.

+ Xã hội: trật tự ba đẳng cấp ngày càng khoét sâu mâu thuẫn trong xã hội. Đẳng cấp thứ ba bất bình với chính sách của vua và hai đẳng cấp trên.

+ Tư tưởng: trào lưu Triết học Ánh sáng được sự đón nhận rộng rãi trong xã hội, thúc đẩy người dân đứng lên làm cách mạng.

- Nguyên nhân trực tiếp: Ngày 5/5/1789, vua Lu-i XVI triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp để tăng thuế cũ và đặt thuế mới, nhưng không đạt được sự đồng ý của Đẳng cấp thứ ba. Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với chính quyền phong kiến chuyên chế lên cao.

* Những vấn đề mà cách mạng tư sản Pháp cần giải quyết:

- Xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản.

- Xóa bỏ chế độ đẳng cấp, ban hành các quyền tự do, bình đẳng.

- Đảm bảo quyền tư hữu về ruộng đất cho nông dân.

- Thống nhất thị trường dân tộc, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa.

- Trong quá trình diễn ra cách mạng, nước Pháp còn phải đương đầu với cuộc tấn công, xâm lược của liên minh phong kiến châu Âu, và sự nổi dậy, chống đối của nội phản, do đó, cách mạng Pháp cần giải quyết thêm nhiệm vụ: đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng.