K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 11 2023

Người Trung Quốc đã xây dựng nền văn minh đầu tiên ở lưu vực sông Hoàng Hà, sau đó mở rộng đến lưu vực sông Trường Giang (Duơng Tử).

– Thuận lợi:

+ Phù sa của hai dòng sông này đã tạo nên đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam rộng lớn, phì nhiều, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

+ Thượng nguồn các dòng sông là vùng đất cao, có nhiều đồng cỏ nên chăn nuôi đã phát triển từ sớm.

+ Giao thông đường thủy

+ Hệ thống tưới tiêu

+ Đánh bắt cá làm thức ăn

– Khó khăn: Tuy nhiên, lũ lụt do hai con sông cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho đời sống của người dân.

24 tháng 12 2022

- Sự hiện diện của 2 dòng sông Hoàng Hà và Trường Giang đã có nhiều tác động tích cực và tiêu cực tới cuộc sống của cư dân Trung Quốc thời cổ đại:

+ Tác động tích cực:

·         Cung cấp nguồn nước dồi dào cho đời sống sinh hoạt và sản xuất.

·         Cung cấp nguồn thủy sản phong phú.

·         Bồi tụ nên các đồng bằng, màu mỡ (đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam) thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp.

·         Thượng nguồn các dòng sông là vùng đất cao, có nhiều đồng cỏ, thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc.

·         Là những tuyến giao thông huyết mạch, liên kết giữa các vùng, các khu vực trong cả nước.

+ Tác động tiêu cực: lũ lụt do 2 con sông gây nhiều khó khăn cho nhân dân đồng thời đặt ra nhu cầu phải tiến hành trị thủy (đào – đắp kênh/ mương; xây các công trình thủy lợi…).

Bài 8. Ấn Độ cổ đại1. Những điều kiện về tự nhiên đã tác động như thế nào đến sự hình thành của nền văn minh sông Ấn và sông Hằng thời cổ đại?…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………1.  Chế độ đẳng cấp Varna đã quy định xã hội Ấn Độ được chia ra thành mấy đẳng cấp? Đẳng cấp nào là cao quý nhất và thấp...
Đọc tiếp

Bài 8. Ấn Độ cổ đại

1. Những điều kiện về tự nhiên đã tác động như thế nào đến sự hình thành của nền văn minh sông Ấn và sông Hằng thời cổ đại?

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

1.  Chế độ đẳng cấp Varna đã quy định xã hội Ấn Độ được chia ra thành mấy đẳng cấp? Đẳng cấp nào là cao quý nhất và thấp nhất?

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

2.  Người Ấn Độ đã tạo lập được những giá trị như thế nào về văn hóa thời cổ đại? Tại sao nói Ấn Độ là quốc gia của tôn giáo và sử thi?

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

Bài 9. Trung Quốc từ thời Cổ đại đến thế kỉ VII

1.  Nền văn minh Trung Quốc thời cổ đại được tạo lập ở khu vực nào? Nhà Tần đã có vai trò như thế nào trong lịch sử?

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

2.   Người Trung Quốc đã có những sáng tạo gì về văn hóa? Nêu sự hiểu biết của em về Vạn lý trường thành.

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

Bài 10. Hy Lạp và Ro ma

1.   Những điều kiện về tự nhiên ở Hy Lạp và Roma có điểm gì khác so với các quốc gia phương Đông cổ đại? Vì sao ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp lại trở thành ngành kinh tế chính ở Hy Lạp và Roma thời cổ đại?

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

2.   Người Hy Lạp và Roma đã có những sáng tạo gì về văn hóa? Những thành tựu tiêu biểu còn lại đến ngày nay.

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………
Bài 11 và 12. Sự hình thành các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á và quá trình phát triển của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á từ TK VII đến thế kỉ X

1.  Các quốc gia cổ đại sơ kì ở Đông Nam Á được hình thành trên cơ sở nào về điều kiện tự nhiên?

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

2.  Trong thời kì cổ đại và thời kì phong kiến, các nước Đông Nam Á đã có sự giao lưu về kinh tế và văn hóa như thế nào?

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

0
D
datcoder
CTVVIP
26 tháng 10 2023

Vùng cư trú chủ yếu của cư dân Trung Quốc thời cồ đại ở trung và hạ lưu Hoàng Hà về sau mới mở rộng dần địa bàn cư trú xuống lưu vực Trường Giang

Hoàng Hà và Trường Giang  có tác động đến cuộc sống của cư dân Trung Quốc thời cổ đại:

+ Ở lưu vực Hoàng Hà: Bồi đáp phù sa tạo nên vùng đồng bằng châu thổ phì nhiêu thuận lợi cho việc trồng trọt

+ Ở lưu vực Trường Giang: Đất đai, phì nhiêu, khí hậu ấm áp thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng

2 tháng 1 2023

Những điều kiện tự nhiên ở sông Ấn, sông Hằng ảnh hưởng đến văn minh Ấn Độ là:
+Ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ tây sang đông
 

+Phía bắc được bao bọc bởi dãy núi Hi-ma-lay-a

+Dãy Vin-di-a vùng Trung Ấn chia đia hình Ấn Độ thành hai khu vực: Bắc Ấn và Nam Ấn

+Ở sông Ấn chịu khí hậu khô nóng, mưa ít do tác động của sa mạc

+ Ở lưu vực sông Hằng đất đai màu mỡ, mưa nhiều do sự tác động của gió mùa và không có sa mạc.

10 tháng 4 2022

C

1. Điều kiện tự nhiên

- Hy Lạp và La Mã là hai bán đảo ở phía Bắc của biển Địa Trung Hải. Hy Lạp cổ đại bao gồm nhiều thành bang với phần lãnh thổ không rộng lắm gồm bán đảo Ban căng và vô số các đảo trên biển Ê-giê, vùng ven biển Tiểu Á. Còn bán đảo La Mã dài và hẹp, lãnh thổ lớn hơn Hy Lạp. Như vậy cả Hy Lạp và La Mã đều ở vị trí tương đối thuận lợi trong việc tiếp xúc, giao lưu kinh tế, văn hóa với các nền văn minh lớn của phương Đông cổ đại như Ai Cập, Lưỡng Hà,…

- Cả Hy Lạp và Lưỡng Hà đều không có những dòng sông lớn và dài như các quốc gia phương Đông. Do vậy, đồng bằng ở đây nhỏ và hẹp, đều có những vũng vịnh sâu và kín gió, biển lại hiền hòa, ít giông bão, rất thuận lợi cho việc ra vào, neo đậu của thuyền bè trên vùng Địa Trung Hải.

- Do đất đai khô cằn, ít màu mỡ, nên các quốc gia ở đây bước vào xã hội có giai cấp và Nhà nước, muộn hơn nhiều so với các quốc gia ở phương Đông. Mãi tới đầu thiên nhiên kỉ I TCN, khi công cụ đồ sắt bắt đầu sử dụng thì mới bước vào xã hội có giai cấp và Nhà nước. 



 

26 tháng 1 2022

Refer:

Điều kiện tự nhiên tác động đến sự phát triển của Hi Lạp cổ đại:

• Nằm ở phía nam bán đảo Ban-căng, các đảo trong vùng biển E-gie và miền ven biển phía tây Tiểu Á. Địa hình chủ yếu là đồi núi, đất đai khô cằn thuận lợi cho trồng nho và ô liu

• Nhiều khoáng sản như đồng, sắt, vàng, bạc, đá cẩm thạch giúp phát triển các ngành nghề như luyện kim, làm đồ gốm, chế tác đá

• Khí hậu ấm áp với nhiều ngày nắng trong năm thuận lợi cho các hoạt động kinh tế và sinh hoạt văn hóa của người dân

• Đường bở biển dài, phía đông khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh khí gió tạo nên các cảng biển tự nhiên thuận tiện cho giao thương buôn bán.

Tác động :
+ Phát triển kinh tế, ổn định sinh hoạt của người dân
+ Nông nghiệp và công nghiệp ổn định , đầy đủ cho người dân

Câu 1: Các thành thị của Lưỡng Hà cổ đại phân bố chủ yếu ở khu vực nào? *1 điểmA. Trung và hạ lưu lưu vực sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát.B. Trung và thượng lưu lưu vực sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát.C. Thượng và hạ lưu lưu vực sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát.D. Hạ lưu lưu vực sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát.Câu 2: Ngành kinh tế nào phát triển sớm nhất ở Lưỡng Hà cổ đại? *1 điểmA. Thương nghiệpB. Thủ công nghiệpC....
Đọc tiếp

Câu 1: Các thành thị của Lưỡng Hà cổ đại phân bố chủ yếu ở khu vực nào? *

1 điểm

A. Trung và hạ lưu lưu vực sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát.

B. Trung và thượng lưu lưu vực sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát.

C. Thượng và hạ lưu lưu vực sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát.

D. Hạ lưu lưu vực sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát.

Câu 2: Ngành kinh tế nào phát triển sớm nhất ở Lưỡng Hà cổ đại? *

1 điểm

A. Thương nghiệp

B. Thủ công nghiệp

C. Nông nghiệp

D. Ngoại thương

Câu 3: Chủ nhân đầu tiên ở vùng đất Lưỡng Hà là *

1 điểm

A. người Chaldea.

B. người Xu-me.

C. người Babilon.

D. Người Akkad.

Câu 4: Tại sao người Ai Cập lại ướp xác người chết? *

1 điểm

A. Vì họ cho rằng linh hồn sẽ tái sinh.

B. Họ muốn người đời sau biết được sự giàu có của các Pha-ra-ông.

C. Vì đó là tục lệ dành cho mọi người dân Ai Cập.

D. Vì đó là yêu cầu của các Pha-ra-ông.

Câu 5: Vật liệu được sử dụng chủ yếu để xây dựng các công trình ở Lưỡng Hà cổ đại là *

1 điểm

A. xi măng.

B. đá.

C. gạch.

D. gỗ.

0
I. LỊCH SỬBài 6: Ai Cập cổ đại- Tác động của điều kiện tự nhiên (các dòng sông, đất đai màu mỡ) đối với sự hình thành nền văn minh Ai Cập- Quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập- Những thành tựu chủ yếu về văn hoá ở Ai CậpBài 7: Lưỡng Hà cổ đại- Tác động của điều kiện tự nhiên (các dòng sông, đất đai màu mỡ) đối với sự hình thành nền văn minh Lưỡng Hà.- Quá trình thành lập nhà...
Đọc tiếp

I. LỊCH SỬ

Bài 6: Ai Cập cổ đại

- Tác động của điều kiện tự nhiên (các dòng sông, đất đai màu mỡ) đối với sự hình thành nền văn minh Ai Cập

- Quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập

- Những thành tựu chủ yếu về văn hoá ở Ai Cập

Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại

- Tác động của điều kiện tự nhiên (các dòng sông, đất đai màu mỡ) đối với sự hình thành nền văn minh Lưỡng Hà.

- Quá trình thành lập nhà nước của người Lưỡng Hà.

- Những thành tựu chủ yếu về văn hoá ở Lưỡng H

Bài 8: Ấn Độ cổ đại

-Điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn, sông Hằng.

- Những điểm chính về chế độ xã hội của Ấn Độ.

- Những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Ấn Độ.

Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

- Đặc điểm  về  điều  kiện  tự  nhiên  của  Trung Quốc cổ đại.

- Quá trình  thống nhất và sự xác lập chế độ  phong kiến ở Trung Quốc dưới thời Tần Thuỷ Hoàng.

-Những thành tựu cơ bản của nền văn minh Trung Quốc.

Bài 10: Hy Lạp cổ đại

- Điều kiện  tự nhiên của Hy Lạp

- Tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp

- Thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp

Bài 11: La Mã cổ đại

- Điều kiện  tự nhiên của La Mã.

- Tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã.

- Thành tựu văn hoá tiêu biểu của La Mã.

Bài 12: Các vương quốc cổ ở Đông Nam Á trước thế kỉ X

-  Vị trí địa lí của vùng Đông Nam Á.

- Quá trình xuất hiện các vương quốc cổ ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII

- Sự hình thành và phát triển ban đầu của các vương quốc phong kiến từ thế kỉ VII đến thế kỉ  X ở Đông Nam Á

Bài 13: Giao lưu  thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

- Những tác động chính của quá trình giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.

Bài 14: Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc

- Thời gian thành lập và xác định được phạm vi không gian của nước Văn Lang, Âu Lạc.

- Tổ chức nhà nước của Văn Lang, Âu Lạc.

2
12 tháng 12 2021

ngắn lại thôi nha nếu là trắc nghiệm thì tốt hơn 

14 tháng 12 2021

good bạn