K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 4 2022

tham khảo nha ^^

 

Giới thiệu về luận điểm:

Nguyễn Thiếp đã đưa ra những nhận định hoàn toàn đúng đắn về việc học nhưng từ đó cũng có thể thấy rằng: Phương pháp học tập của học sinh, sinh viên hiện nay là chưa đúng đắn. Vẫn còn có hiện tượng gian lận trong thi cử, đến trường không còn mang mục đích học của học sinh, sinh viên hiện nay.

- Giải thích:

+ Học thực chất là sự tìm tòi, học hỏi của mỗi học sinh, sinh viên. Nhưng hiện nay việc học gần như không còn quan trọng đối với một số phần tử học sinh trong học đường. Họ đến trường chỉ nhằm mục đích đạt được thành tích viển vông, không thực tế. Hay đến trường với mong muốn gặp bạn bè để hội tụ chứ kh cần kiến thức. Và việc thi thực chất hiện nay cũng vậy. Thi cử nhưng vẫn có học sinh gian lận, kh trung thực với mong muốn đạt điểm cao.

- Tại sao lại xảy ra hiện tượng như vậy ?

+ Về việc học không thực chất:

++ Do ăn chơi, đua đòi bạn bè nên kh còn muốn đi học. Đi học chỉ mang mục đích "cho vui".

++ Do áp lực từ gia đình, nhà trường với mong muốn con em mình phải có thành tích, phải giỏi, phải học trong sự không thoải mái.

+Về việc thi không thực chất:

++Do lượng kiến thức của mỗi bộ môn trong chương trình giảng dạy là quá lớn làm cho học sinh kh thể tiếp thu đủ kiến thức nên phải gian lận trong thi cử.

++ Do ham muốn thành tích nên gian lận để đạt điểm cao.

- Biểu hiện: Xuất hiện nhiều trong mỗi lớp học, mỗi nhà trường, trong các kì thi đặc biệt là thi đại học hay tốt nghiệp THPT.

- Hậu quả:

+Hình thành nên nhân phẩm không tốt cho bao con người về đạo đức, lối sống.

+ Bao con người có những tấm bằng, chứng chỉ không đúng thực lực của bản thân

+ Cứ như vậy đất nước sẽ hiếm nhân tài vì những tấm chứng chỉ, bằng tốt nghiệp giả.

- Giải quyết: Cần đưa ra biện pháp thiết thực nhất. Mỗi người cha người mẹ cần quan tâm con em mình hơn. Cần có hướng giải quyết mới về phương pháp học tập . Xiết chặt hơn nữa các hành vi gian lận trong thi cử.

- Liên hệ thực tế, liên hệ chính bản thân

- Cảm xúc về luận điểm

6 tháng 4 2022

Giới thiệu về luận điểm:

Nguyễn Thiếp đã đưa ra những nhận định hoàn toàn đúng đắn về việc học nhưng từ đó cũng có thể thấy rằng: Phương pháp học tập của học sinh, sinh viên hiện nay là chưa đúng đắn. Vẫn còn có hiện tượng gian lận trong thi cử, đến trường không còn mang mục đích học của học sinh, sinh viên hiện nay.

- Giải thích:

+ Học thực chất là sự tìm tòi, học hỏi của mỗi học sinh, sinh viên. Nhưng hiện nay việc học gần như không còn quan trọng đối với một số phần tử học sinh trong học đường. Họ đến trường chỉ nhằm mục đích đạt được thành tích viển vông, không thực tế. Hay đến trường với mong muốn gặp bạn bè để hội tụ chứ kh cần kiến thức. Và việc thi thực chất hiện nay cũng vậy. Thi cử nhưng vẫn có học sinh gian lận, kh trung thực với mong muốn đạt điểm cao.

- Tại sao lại xảy ra hiện tượng như vậy ?

+ Về việc học không thực chất:

++ Do ăn chơi, đua đòi bạn bè nên kh còn muốn đi học. Đi học chỉ mang mục đích "cho vui".

++ Do áp lực từ gia đình, nhà trường với mong muốn con em mình phải có thành tích, phải giỏi, phải học trong sự không thoải mái.

+Về việc thi không thực chất:

++Do lượng kiến thức của mỗi bộ môn trong chương trình giảng dạy là quá lớn làm cho học sinh kh thể tiếp thu đủ kiến thức nên phải gian lận trong thi cử.

++ Do ham muốn thành tích nên gian lận để đạt điểm cao.

- Biểu hiện: Xuất hiện nhiều trong mỗi lớp học, mỗi nhà trường, trong các kì thi đặc biệt là thi đại học hay tốt nghiệp THPT.

- Hậu quả:

+Hình thành nên nhân phẩm không tốt cho bao con người về đạo đức, lối sống.

+ Bao con người có những tấm bằng, chứng chỉ không đúng thực lực của bản thân

+ Cứ như vậy đất nước sẽ hiếm nhân tài vì những tấm chứng chỉ, bằng tốt nghiệp giả.

- Giải quyết: Cần đưa ra biện pháp thiết thực nhất. Mỗi người cha người mẹ cần quan tâm con em mình hơn. Cần có hướng giải quyết mới về phương pháp học tập . Xiết chặt hơn nữa các hành vi gian lận trong thi cử.

- Liên hệ thực tế, liên hệ chính bản thân

- Cảm xúc về luận điểm

 
8 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Nguồn: Hoidap247

Vị lãnh tụ vĩ đại Lê-nin đã từng nói rằng " học , học nữa , học mãi". Qua đó ta đã thấy rõ tầm quan trọng của việc học đối với mỗi người chúng ta . Vậy học được hiểu như thế nào ? Học được hiểu là một quá trình tích lũy . Là một quá trình học hỏi những kinh nghiệm từ những người đi trước. Học tập vốn là một quá trình khó khăn , đầy chông gai, mỗi học sinh cần vượt qua nó.  Học tập ở đây không phải là sự ép buộc từ gia đình . Mà nó phải là dự đam mê , sự chân thành khi học tập . Chỉ có như vây học mới thành công . Khi học ta phải biết cách tìm tòi và khám phá ra những phương pháp mới mẻ để tránh trường hợp chán nản và học vẹt. Vậy học có vai trò quan trọng như thế nào ? Chính việc học sẽ khiến ta tự tin bước lên cơn đường thành công mà ít bị vấp ngã . Trong một xã hội phát triển thì học sẽ khiến ta không bị lạc hậu và không thụt lùi so với người khác . Học tập khiến ta trở thành người trí thức và là một nhân tài cho đất nước .Giúp cho đất nước ngày càng một văn mình và phát triển . Qua đó , ta thấy học tập có vai trò rất quan trọng đối với mỗi người cũng như toàn xã hội . Là một người học sinh, tôi cảm thấy học tập và một phương pháp rất đúng đắn để đi lên con đường thành công . Qua đó , tôi sẽ phát huy tinh thần học tập bằng cách : tích cực và chủ động trong học tập, không học vẹt , lắng nghe bài giảng , tìm ra phương pháp học phù hợp với bản thân,...

Trợ từ+ câu ghép: In đậm nghiêng

13 tháng 7 2021

Cảm ơn bạn :))

 

4 tháng 8 2021

Em tham khảo !

Hồ Chí Minh từng nói “Học phải đi đôi với hành”. Học mà không hành thì vô ích còn đến “Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, giúp chúng ta nhận thức được mối quan hệ giữa học và hành. Ngay từ đầu Nguyễn Thiếp việc học thực sự quan trọng: “Ngọc không mài không thành đồ vật. Ông phê phán lối học hình thức, cưỡi ngựa xem hoa gây ra biết bao hệ quả. Ông chỉ ra được phương pháp học đúng đắn mang lại hiêu quả cao nhất. Các quan điểm của ông đều chuẩn xác và đều giải thích cho câu nói học phải đi đôi với hành. Học là quá trình thu nạp, tích luỹ kiến thức cho bản thân trong một thời gian dài. Học không chỉ trên ghế nhà trường mà còn từ nhỏ như học ăn, học nói, học gói, học mở. Học từ cơ bản đến nâng cao tương tự như xây một ngôi nhà, muốn có ngôi nhà chắc thì móngtrước tiên phải vững. Con người thu nạp kiến thức và phải sử dụng kiến thức đó và cuộc sống mới hiệu quả. Học cung cấp kiến thức, kĩ năng mà còn giúp mỗi cá nhân phát triển tương lai. Học muốn hiệu quả phải học đúng các, có phương pháp. Nếu chỉ học mà không hành thì kiến thức chỉ vô ích, con người không làm được việc. Chẳng hạn như bạn các kiến thức Vật lí, Hoá học mà không làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng,… các kiến thức đó sẽ nhanh chóng bị lãng quên. Có nhiều người sau khi ra trường lại không theo nghề bởi học đã không vận dụng, thực hành mà chỉ biết có học thuộc lòng. Nếu chỉ học mà không hành chắc chắn sẽ học trước quên sau, kiến thức vô bổ. Thật khâm phục La Sơn Phu Tử giúp chúng ta hiểu được bản chất của học và hành thật sự quan hệ với nhau chặt chẽ. Học thu nhận kiến thức, hành giúp các kiến thức đó hữu ích cho con người..Ngày nay, bên cạnh những học sinh, sinh viên học hành chăm chỉ còn một vài đối tượng học chỉ lấy hình thức, lấy tiếng chứ không thực sự giá trị. Các bạn trẻ chỉ biết chăm chú vào điện thoại mà quên đi việc tiếp nhận kiến thức và vận dụng vào thực tế. Điều này rất đáng báo động. ... “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, “học” và “hành” đều có tầm quan trọng và gắn bó với nhau. “Học” thu nạp kiến thức và hành áp dụng thực tế vào cuộc sống. Qua trên chúng ta nên thay đổi phương pháp học tập đúng đắn, phù hợp với bản thân.

7 tháng 4 2022

Tham khảo:

 

Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.

Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.

“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý,Hóa,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.

Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.

Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan”.

Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”

Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”

Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.

Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

7 tháng 4 2022

Tham Khảo

Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.

Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.

“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý,Hóa,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.

Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.

Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan”.

Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”

Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”

Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.

Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

1 tháng 4 2022

Cần làm rõ những ý như sau cho phần thân bài :

- Nêu được vấn đề cần nghị luận.

- Giải thích: Khái niệm về việc học: đó là quá trình rèn luyện, tiếp thu tri thức, học hỏi, tiếp cận với thực tế cuộc sống được thông qua sách vở, bạn bè, thầy cô,...

- Khẳng định sự cần thiết, tầm quan trọng của việc học đối với tất cả mọi người. Đã học thì phải học đều các môn. Luôn có thái độ nghiêm túc, chăm chỉ thì mới hiểu và nắm vững một cách có hệ thống.

- Dẫn chứng: Gương học tập của Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh, gương học tập của cô bé Trần Bình Gấm bán khoai bán vé số đậu ba trường đại học,..

- Bàn luận mở rộng:

+ Học tập là thước đo giá trị phẩm chất con người

+ Giúp ích cho xã hội, góp phần phát triển đất nước

+ Là chìa khóa mở cửa văn minh

- Tác hại của việc không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại đối với đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm: bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo,..trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội → Phê phán cuộc sống không đáng sống, trở nên vô dụng.

- Liên hệ bản thân.

( Mb và kb bạn có thể tự làm)