K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 11 2016

Bài làm 1:

Đã từ lâu, an toàn giao thông luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Những năm gần đây, số tai nạn giao thông xả ra ở nước ta ngày càng nhiều. Số người chết vì tai nạn giao thông theo từng giờ, từng ngày đã lên đến mức báo động. Vậy chúng ta, nhất là những người trẻ, có suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông?

Trước hết, ta cần hiểu tai nạn giao thông là như thế nào? Khi tham gia giao thông trên đường, bất ngờ ta bị tai nạn do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Nhẹ thì chỉ thiệt hại về tài sản, nặng thì để lại thương tật suốt đời hoặc thậm chí là mất cả tính mạng, để lại biết bao đau thương, tiếc nuối cho những người thân. Từ khi con người sáng chế ra những phuơng tiện để di chuyển thì cũng đồng nghĩa với việc xuất hiện tai nạn giao thông, dù là ở nhiều hình thức khác nhau. Có thể nói, cứ mười lần bước ra đường phố thì đã nhìn thấy hết bảy lần xảy ra tai nạn giao thông. Vậy tại sao lại có được một con số thật khó tưởng tượng, vì đâu mà tai nạn giao thông lại xảy ra một cách quá phổ biến? Có nhiều lý do để giải thích, như đã nói ở trên là do khách quan và chủ quan mà nguyên nhân chủ quan lại chiếm đa số.

Nguyên nhân đầu tiên là do sự thiếu hiểu biết. Số đông dân chúng còn có quan niệm răng tai nạn nói chung và tai nạn giao thông nói riêng là do số mệnh con người quyết định. Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được. Thứ hai là có hiểu biết về luật giao thông nhưng do ý thức kém nên đã không chấp hành: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu… Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất, làm đau đầu các nhà quản lí. Một phần nữa vì không có biện pháp kiểm soát, bắt nóng ngay khi phạm luật nên mọi người cứ vô tư phạm luật khi không thấy có cảnh sát giao thông. Xét về nguyên nhân khách quan, cơ sở hạ tầng của rất nhiều tuyến đường kém chất lượng do sự tắc trách của các cơ quan xây dựng, ăn hối lộ, rút xén vật liệu….đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người tham gia giao thông.

Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông, biết nghĩ đến sự an toàn cho người lưu thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội. Để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông thì mọi người đều phải chấp hành nghiêm luật giao thông , đi đúng tốc độ ,đúng phần đường ,không điều khiển xe khi đã uống rượu bia ,đi trên đường không nên ganh đua với người khác. Đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ giảm tốc, đèn hiệu giao thông, vạch dành cho người đi bộ ở khu vực có đông trẻ em. Phía nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Tích cực phát huy tính kỷ luật nghiêm khắc của một nơi gọi là môi trường giáo dục học sinh, có như thế thì sẽ hạn chế tối đa tình trạng vi phạm luật an toàn giao thông của học sinh.

Riêng về phần học sinh chúng ta, ngay bây giờ,khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Đoàn trường tổ chức để tuyên truyền luật giao thông cho mọi người và gia đình, chấp hành nghiêm luật giao thông, đội mũ khi đi xe gắn máy. Không phải thực hiện theo cách đối phó mà hãy thực hiện vì chính sự an toàn của bản thân mình. Bản thân tôi cũng sẽ có gắng chấp hành luật giao thông thất tốt, góp một phần nhỏ nào đó làm giảm thiểu tai nạn giao thông, đem lại an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh.

Tóm lại, tai nạn giao thông là một vấn đề bức bách cần giải quyết. Vấn đề này cần sự ý thức trách nhiệm và hành động cụ thể của từng cá nhân trong xã hội này. Hy vọng là một ngày gần đây, tình trạng tai nạn giao thông sẽ giảm thiểu tối đa, đem lại nhiều niềm vui cho những ai tham gia giao thông.

 
 
9 tháng 11 2016

Bài làm 2:

Tai nạn giao thông là hiểm họa thường trực đối với mỗi người tham gia giao thông hàng ngày. Trong khi đó, ở Việt Nam, số lượng người và phương tiện tham gia giao thông ngày càng đông và tỷ lệ người chết vì tai nạn giao thông trên 100 000 người dân cao hơn mức trung bình của thế giới (thế giới: 18 người, Việt Nam 24 người - Báo cáo thống kê của Viện nghiên cứu giao thông Đại học Michigan UMTRI Mỹ).

 

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, năm 2013 cả nước đã xảy ra 29.385 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.369 người, bị thương 29.500 người, trung bình mỗi ngày có 26 người chết và 81 người bị thương vì tai nạn giao thông trên toàn quốc. Trong những tháng đầu năm 2014, toàn quốc đã xảy ra 10.772 vụ tai nạn giao thông, làm chết 3.928 người, bị thương 10.556 người.

 

Hậu quả của tai nạn giao thông vô cùng đau thương và nặng nề. Đó là sự mất mát về tính mạng con người, là gánh nặng cho gia đình người bị nạn và những người liên quan về cả tinh cảm lẫn vấn đề kinh tế. Đặc biệt, đó là hậu quả mà bản thân người bị tai nạn gánh chịu khi không thể trở lại là những lành lặn bình thường mà trở thành phế nhân. Những hậu quả trên cho thấy tai nạn giao thông hiện nay là mối nguy hiểm khôn cùng, là kẻ thù vô cùng nguy hiểm đối với mỗi người tham gia giao thông.

 

Vậy vấn đề đặt ra là tại sao tai nạn giao thông ở đất nước chúng ta lại xẩy ra nhiều với số người chết và bị thương cao đến vậy?

 

Lý do có thể kể ra rất nhiều: hệ thống hạ tầng giao thông yếu kém, chất lượng phương tiện giao thông không đáp ứng đúng các yêu cầu về kỹ thuật, ý thức chấp hành luật giao thông và ý thức tham gia giao thông của người dân còn thấp... Song chung quy lại, nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là nguyên nhân từ phía con người.

 

Khi tham gia giao thông, bản thân mỗi người chủ phương tiện phải có trách nhiệm với an toàn của mình và của những người tham gia giao thông khác. Song, trên thực tế, tình trạng người uống rượu bia vẫn tham giao thông; trẻ em chưa đủ tuổi lái xe cũng tham gia điều khiển phương tiện giao thông trái quy định của pháp luật; người tham gia giao thông lạng lách, đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm, không chấp hành luật giao thông... đấy là sự kém ý thức của người tham gia giao thông. Còn về phía những người có trách nhiệm liên quan như cảnh sát giao thông, thanh tra đô thị, kiểm định chất lượng phương tiện vẫn còn tồn tại hiện tượng tiêu cực. Đấy là những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến sự an toàn của người và phương tiện khi tham gia giao thông.

 

Vậy, để giảm thiệu được tình trạng mất an toàn khi tham gia giao thông cần phải thực hiện nhiều biện pháp có tính hệ thống và lâu dài, trong đó, quan trọng hơn hết vẫn là công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông an toàn cho người dân. Trên các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang có nhiều chương trình tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức tham gia giao thông song để hoạt động tuyên truyền, giáo dục có hiệu quả cao cần phải nhấn mạnh những khâu sau:

 

Thứ nhất: giáo dục ý thức tham gia giao thông từ mỗi gia đình. Gia đình là nơi mọi thành viên sẻ chia, tâm sự, trao đổi thông tin, tình cảm. Đây cũng là môi trường giáo dục đầu tiên đối với mỗi con người. Vì vậy, ở mỗi gia đình phải thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục, nhắc nhở ý thức tham gia giao thông cho các thành viên trong gia đình của mình, đặc biệt là người lớn phải gương mẫu, phải có ý thức tham gia giao thông an toàn để con em học tập.

 

Thứ hai: tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông ở nơi cư trú, cơ quan, trường học, nơi làm việc của người lao động, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội. Mỗi người đều tham gia ở ít nhất một tổ chức, có thể là ở địa phương, ở nơi làm việc, có thể là ở trường học, là các câu lạc bộ, hội, đội, nhóm... chính ở những tổ chức này, công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông phải được triển khai và phải làm nghiêm túc để các thành viên của mình được nghe, được biết, được hiểu và cùng nhau chia sẻ, rút kinh nghiệm, từ đó có sự cải thiện trong tư duy, cải thiện về ý thức tham gia giao thông của mỗi người.

 

Thứ ba: công tác tuyên truyền, giáo dục, phải có nội dung, phương pháp khoa học để có hiệu quả cao. Hiện nay, nếu chỉ tuyên truyền bằng lời nói chưa đủ sức thuyết phục, trên các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày vẫn cập nhật tin tức giao thông, những hình ảnh về tai nạn giao thông. Những tư liệu đó khi tác động vào trực quan của con người sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến ý thức của mỗi người. Thực tế, nhiều người khi trực tiếp chứng kiến hoặc thấy các vụ tai nạn giao thông trên báo chí, truyền thông đã bị ám ảnh rất lâu, điều đó cũng đã có sự tác động lớn đến ý thức tham gia giao thông của họ. Do vậy, trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông, nên đưa ra các hình ảnh, các số liệu cho người nghe biết.

 

Thứ tư: sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền. Ngày nay, giới trẻ sử dụng các trang mạng xã hội ngày càng nhiều, đây là một kênh thông tin có sức lan tỏa nhanh và hiệu quả rộng rãi. Việc sử dụng các trang mạng xã hội để chia sẻ những thông tin về tai nạn giao thông, hậu quả của tai nạn giao thông, cảnh báo những sự cố bất an toàn khi tham gia giao thông, kinh nghiệm tham gia giao thông an toàn... sẽ được giới trẻ đón nhận và phản hồi rất tích cực.

 

Thứ năm: phải thực hiện nghiêm các quy định, pháp luật của Nhà nước về giao thông. Việc xử lý các hiện tượng vi phạm luật giao thông phải nghiêm minh, rõ ràng. Nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ CSGT, thanh tra đô thị, những cơ quan đơn vị có trách nhiệm liên quan. Không để xẩy ra những tình trạng tiêu cực như thời gian qua.

 

Thứ sáu: có sự quy hoạch hạ tầng giao thông đồng bộ, hợp lý; nâng cấp hệ thống trang thiết bị biển báo, đèn tín hiệu... đảm bảo đúng kỹ thuật; áp dụng các công nghệ quản lý, giám sát người tham gia giao thông mà các quốc gia khác đã làm có hiệu quả...

 

Ở trường Chính trị Nghệ An, công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông cho đội ngũ cán bộ, nhân viên nhà trường cũng như học viên đã được quá triệt và thực hiện nghiêm túc.

 

Đối với cán bộ, nhân viên nhà trường, trong các buổi sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt đoàn thanh niên, ban nữ công, sinh hoạt chính trị, đoàn thể toàn thể cơ quan luôn được lồng ghép nội dung tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông an toàn. Quán triệt đội ngũ cán bộ, nhân viên nhà trường phải thực hiện nghiêm túc luật giao thông và nâng cao ý thức an toàn giao thông.

 

Đặc biệt trong công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông an toàn cho học viên, đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường đã thực hiện nghiêm túc thông qua các hoạt động giảng dạy, tuyên truyền vận động như: lồng ghép nội dung này vào bài giảng trong các buổi lên lớp; tổ chức tuyên truyền giáo dục tập trung cho học viên trong những buổi sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt chi bộ. Đồng thời mỗi cán bộ, nhân viên của Trường Chính trị Nghệ An luôn nâng cao ý thức gương mẫu chấp hành luật giao thông, tham gia giao thông an toàn.

 

Đối với học viên tại Trường Chính trị Nghệ An, là đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý hoặc nguồn lãnh đạo quản lý ở các sở ban ngành, các cơ quan hành chính sự nghiệp, cán bộ đoàn thể... với vai trò, vị trí của mình, học viên được đội ngũ giảng viên vận động phải đi đầu gương mẫu trong quá trình tham gia giao thông. Đồng thời, tại cơ quan đơn vị của mình thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông bằng nhiều hình thức, nhiều hoạt động phong phú, đa dạng nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm khi tham gia giao thông của nhân viên, người lao động, hội viên của cơ quan đơn vị mình. Mặt khác, gương mẫu chấp hành luật giao thông, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng dân cư.

 

Mỗi người nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn chính là yếu tố có tính quyết định trong việc giảm thiệu vấn nạn bất an toàn giao thông ở nước ta hiện nay. Vì vậy, phải tạo dựng được ý thức, trách nhiệm tham gia giao thông an toàn trong mỗi người dân để đảm bảo an toàn cho chính mình và cộng đồng.

Cuộc thi vì an toàn giao thông 2016:I. NỘI DUNG CUỘC THI- Nội dung bài dự thi bao gồm các chủ đề liên quan đến việc thực hiện Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 02/01/2014 của UBND thành phố Hà Nội về “Năm trật tự và văn minh đô thị”, với mục tiêu tăng cường kỷ cương trật tự và xây dựng nếp sống văn minh đô thị, tạo sự chuyển biến mới, thực chất trong ý thức, trách nhiệm của từng cấp,...
Đọc tiếp

Cuộc thi vì an toàn giao thông 2016:

I. NỘI DUNG CUỘC THI
- Nội dung bài dự thi bao gồm các chủ đề liên quan đến việc thực hiện Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 02/01/2014 của UBND thành phố Hà Nội về “Năm trật tự và văn minh đô thị”, với mục tiêu tăng cường kỷ cương trật tự và xây dựng nếp sống văn minh đô thị, tạo sự chuyển biến mới, thực chất trong ý thức, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành và của từng người dân Thủ đô.
- Phản ánh thực trạng và đề xuất các giải pháp phù hợp để khắc phục tình trạng ùn tắc, giảm tai nạn, đảm bảo ATGT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đóng góp ý kiến xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật, các quy định liên quan đến lĩnh vực an toàn giao thông Thủ đô, trật tự văn minh đô thị.
- Phát hiện, biểu dương kịp thời các tổ chức, cá nhân điển hình có những đóng góp giữ gìn trật tự, văn minh đô thị, vì an toàn giao thông Thủ đô…; Phê phán các hành vi gây ảnh hưởng xấu đến việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực thi công vụ và ý thức tự giác của người tham gia giao thông, góp phần xây dựng văn hóa giao thông, thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.
- Ưu tiên, khuyến khích các bài viết, ý tưởng có thể ứng dụng vào thực tế giao thông tại Hà Nội

II. YÊU CẦU VỀ TÁC PHẨM DỰ THI
- Tác phẩm dự thi phải có nội dung chân thật, không vi phạm các quy định của pháp luật. Tác giả dự thi phải bảo đảm và chịu trách nhiệm về tính chân thực, chính xác, tính pháp lý của nội dung bài viết.
- Tác phẩm dự thi thuộc các thể loại báo chí: Điều tra, phóng sự, ghi chép, bài phản ánh, phóng sự ảnh... Mỗi bài viết không quá 1.500 từ (một tác phẩm báo chí dự thi có thể chia thành nhiều kỳ đăng tải, nhưng mỗi kỳ không quá 1.500 từ và không quá 5 kỳ).
- Tác phẩm ảnh dự thi có thể là ảnh màu hoặc ảnh đen trắng. Kích thước ảnh tối thiểu 12cm x 18cm bản in, tối thiểu 1.000kb/ảnh bản mềm. Không chấp nhận ảnh đã qua xử lý kỹ thuật photoshop, kỹ thuật xử lý buồng tối - buồng sáng. Ban Tổ chức sẽ kiểm tra phim gốc hoặc files gốc khi cần thiết. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về bản quyền tác phẩm dự thi của mình. Một phóng sự ảnh từ 5-7 ảnh.
- Tác phẩm dự thi sử dụng tiếng Việt, viết tay hoặc đánh máy trên giấy A4 một mặt, rõ ràng, sạch sẽ, ghi rõ thông tin về cá nhân tác giả: Họ tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, số điện thoại, email.

Có bạn nào làm chưa ,giúp mình với

0

Phần Tự luận:

1)Trong những năm học gần đây, em đã được tham gia những hoạt động nào về giáo dục an toàn giao thông do nhà trường tổ chức? Hoạt động nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?

Trả lời:

 Trong những năm học gần đây em đã được tham gia vào các buỏi hoạt động ngoài giờ lên lớp giáo dục về cách phòng tránh tai nạn giao thông  có chất lượng .Ấn tượng sâu sắc nhất đối với em là các thầy cô  hướng dẫn rất nhiệt tình cho em khiến em không còn bối rối với những vấn đề giao thông nữa

2) Em hãy đề xuất một số biện pháp hoạt động của nhà trường nhằm tăng cường giáo dục ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ cho học sinh trường mình.

   Trả lời:

   + Nhà trường cần tuyên truyền nâng cao ý thức giáo dục và phòng tránh tai nạn giao thông cho học sinh đặc biệt là phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

   + nhà trường cần tạo ra các sân chơi giúp cho học sinh hiểu thêm về các biển báo và luật an toàn giao thông . 

        ~Nếu đồng ý với ý kiến của mk thì hãy tặng mk 1 k V và kb với mk nha!!!~~~Cảm ơn nha!!~~~

 # Miyano-san #

21 tháng 3 2020

1. Trong những năm học gần đây, em đã được tham gia một số hoạt động về giáo dục an toàn giao thông do nhà trường tổ chức. Ví dụ như 

- Hoạt động ngoại khóa, diễn kịch về chủ đề an toàn giao thông

- Tham gia thuyết trình về an toàn giao thông

- Viêt bài dự thi về ý thức tham gia giao thông một cách an toàn

- Tham gia buổi ngoại khóa với chủ đề " Chúng em an toàn với giao thông",..

Hoạt động diễn kịch về chủ đề an toàn giao thông ấn tượng với em nhất vì chúng em được làm việc theo nhóm, để trao đổi ý kiến và em cho rằng đây là cách tuyên truyền về an toàn giao thông khiến học sinh cảm thấy hứng thú và không nhàm chán

2. 

- Nhà trường chủ động phối hợp, trực tiếp tuyên truyền nhắc nhở tại hiện trường đối với phụ huynh và học sinh trong việc chấp hành Luật giao thông đường bộ nói chung, quy định về đội mũ bảo hiểm nói riêng

- Nhà trường cần chỉ đạo xen kẽ giáo dục luật giao thông vào các tiết học môn giáo dục công dân

-  kiểm tra việc tham gia giao thông của học sinh khi tan trường.

- Giao cho giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm giáo dục luật giao thông cho học sinh vào các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ và cuối tuần, coi đây là một trong những tiêu chí để xếp loại thi đua của giáo viên và xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kỳ và cuối năm.

chúc bạn học tốt

Thứ nhất, về nhận thức và hành động, hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự ATGT;

Thứ hai, phải có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác;

Thứ ba,có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông và tinh thần thượng tôn pháp luật.

Nhìn vào thực tế hiện nay, khi chúng ta có thể thấy một bộ phận học sinh, sinh viên điều khiển xe máy phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều gây cản trở giao thông, không có giấy phép lái xe …; một số còn đi xe máy, đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm;..., khi tan trường, học sinh đi xe dàn hàng ba, hàng bốn, thậm chí chở ba, chở bốn, lạng lách, đánh võng; vừa điểu khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại…;thậm trí có những thái độ thiếu văn hóa đối với những người tham gia giao thông.

Học sinh Trường THPT Nguyễn Trãi đi trên vạch đường dành cho người đi bộ bảo đảm ATGT. 
Ảnh: Sơn Ngọc

Nhằm hạn chế, khắc phục hiện tượng trên, thiết nghĩ các cấp nhà trường, học sinh hãy đóng một vai trò to lớn trong việc xây dựng “Văn hoá giao thông” bằng những hành động cụ thể.

Chúng ta hãy bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất như đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy, xe đạp điện; dừng, đỗ đúng phần đường quy định, nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu giao thông; không dàn hàng ngang, không sử dụng ô, điện thoại di động khi điều khiển phương tiện giao thông; không lạng lách, đánh võng,đùa giỡn khi thma gia giao thông...

Đối với nhà trường giáo dục hơn nữa cho học sinh nắm bắt được tốt các kỹ năng sống, kỹ năng về ATGT, gương mẫu chấp hành luật lệ giao thông. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho học sinh, nhất là học sinh THPT, sinh viên tránh những hành vi gây nguy hiểm cho mình và cho những người xung quanh, để các em chính là những người tuyên truyền ATGT cho mọi người.

ATGT không những ở đường phố, mà còn ở ngay trong trường học; các nhà trường chủ động phối hợp với các ngành chức năng và địa phương phát động các phong trào thi đua về ATGT, tổ chức các cuộc thi về ATGT bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng để học sinh nâng cao ý thức, chuyển biến thành hành vi thiết thực nhất về ATGT, biết tự bảo vệ mình và những người xung quanh, tránh khỏi những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

ATGT là hạnh phúc của mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội. Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong, có sức khỏe, có tri thức….cần có những suy nghĩ và hành động đúng đắn, gương mẫu để góp phần giảm thiểu TNGT, thực hiện chuẩn mực “Văn hóa giao thông” ở bất cứ mọi lúc, mọi nơi..

23 tháng 1 2021

MB: Một nơi mà em được học, được vui chơi, được quen nhiều bạn bè và nhân được rất nhiều sự yêu thương của thầy cô. Nơi đây đã cho em biết thế nào là yêu thương, là cuộc sống và cho em lớn khôn nên thành người, chính nơi ấy - ngôi trường thân yêu - <tên trường của em>, một ngôi trường có bề dày lịch sử và những truyền thống mà từ chính mỗi thầy cô, mỗi học sinh trong trường đã xây đắp nên. KB: Ngôi trường này, sẽ mãi là ngôi nhà thứ hai của chính em và những thế hệ người đã từng là học sinh ở đây. Nơi đã từng ghi dấu nhiều kỉ niệm - vui, buồn của chúng em; vẫn mãi trong kí ức này, một ngôi trường đã cho em những điều mà em cần phải biết - ngôi trường thân yêu

23 tháng 1 2021

Vậy còn các ý ở phần thân bài nữa 

19 tháng 4 2019

Một số kịch bản hội thi An toàn giao thông

Kịch bản hội thi An toàn giao thông số 1: (Kịch câm)

- 1 HS nam đi xe đạp, (bánh xe to) đạp vòng quanh sân khấu, vừa đi vừa huýt sáo.

- 1 HS nữ (đeo cặp sách), đi học về đang tìm chỗ sang đường (gần chỗ đèn xanh đèn đỏ).

- 1 thanh niên đi xe máy (không đội mũ bảo hiểm), phóng xe từ nhà ra đường.

- Cả 3 người cùng đi qua sân khấu.

- Đến giữa sân khấu, HS nam đụng phải HS nữ, HS nữ ngã xuống sân khấu.

- Thanh niên đi xe máy đến, thấy thế rút điện thoại (cách điệu) gọi 111, 112, 116, ... nhưng đầu dây bên kia không ai trả lời (Anh ta lắc đầu- vứt điện thoại đi). Anh ta chay ra phía trước, phía sau để tìm cách gọi người đến giúp.

- 2 người cầm cáng cứu thương chạy vào; 1 người bác sĩ (cổ đeo ống nghe) , đặt ống nghe vào nghe nhịp tim ... Lắc đầu. Giơ chân nạn nhân lên bắt mạch ... hạ mạnh chân xuống.... vứt ống nghe ra nghe nhịp tim trực tiếp.. lắc đầu, xua tay...

Mọi người cùng đứng lại sân khấu.

Màn 2: 1 HS tuyên truyền:

Kính thưa Ban giám khảo, kính thưa quý vị đại biểu cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!

Vừa rồi chúng ta đã được chứng kiến vụ va chạm gây chết người do vi phạm ATGT. Chỉ vì muốn nhanh một phút mà họ đã chậm cả đời phải không ạ!

Kính thưa Ban giám khảo, thưa toàn thể hội thi

Tai nạn giao thông hiện nay là một vấn nạn của toàn xã hội, Nhà nước đã bỏ ra biết bao công sức, tiền của vì vấn đề này: Luật an toàn giao thông đã đến từng ngưòi dân, được triển khai đến từng học sinh trong nhà trường. Thế mà tai nạn giao thông không mấy giảm xuống, mà vẫn còn bao cảnh tang thương, con lìa xa cha, vợ lìa xa chồng, ông lìa xa cháu......

Kính thưa quý vị và các bạn! Luật lệ đã biết nhưng mọi người không chịu ý thức, không chịu chấp hành thử hỏi tai nạn giao thông sao không xảy ra.

Và hôm nay đến với hội thi, chúng em có vài lời xin tự giới thiệu

Màn 3: Tự giới thiệu: Cả đội cùng vào đứng giữa sân khấu

Kim Đồng trường chúng em đây

Học hành chăm chỉ chẳng thua trường nào

Tham gia phong trào môn nào cũng giỏi

An toàn giao thông ta nên thực hiện:

Khi đi học về

Đi đúng vỉa hè

đi theo hàng một

đi theo mà hàng một (cả đội cùng đọc)

(một HS cầm biển đi theo hàng một đưa lên)

Đừng chơi dại dột

đùa nghịch trên đường

Muốn chuyển đổi phương

đưa tay ra trước

đưa tay mà ra trước (cả đội cùng đọc)

(một HS cầm biển chuyển đổi phương phải đưa tay ra trước đưa lên)

Không đi đường ngược

không bám đuôi xe

để khỏi bị chê

ai ai cũng nhắc

Đi đường đúng luật

để khỏi hiểm nguy

để khỏi mà hiểm nguy (cả đội cùng đọc)

(một HS cầm biển Đi đường đúng luật để khỏi hiểm nguy đưa lên)

Bạn ơi nhớ ghi

ngồi sau xe máy

bảo hiểm đội ngay

an toàn trên hết

an toàn mà trên hết (cả đội cùng đọc)

(một HS cầm biển an toàn trên hết đưa lên)

Cô thầy đã nhắc

cam kết đã ghi

nhắc nhở nhau đi

an toàn đúng luật

an toàn mà đúng luật (cả đội cùng đọc)

(một HS cầm biển đi đường an toàn đúng luật đưa lên bước vàogiữa ngồi thấp xuống, đồng một HS ở giữa cầm biển An toàn giao thông là không tai nạn đưa lên,cùng lúc tất cả đồng thanh đọc to chậm rõ): AN TOÀN GIAO THÔNG LÀ KHÔNG TAI NẠN (cả đội cùng đọc)

Trường Kim Đồng

Thắng không kiêu

Bại không nản

Vui là chính

Học tập là quan trọng.

Kính chúc hội thi thành công rực rỡ!

Trên đây là kịch bản mà các bạn có thể tham khảo và ứng dụng cho hội thi của mình, ngoài ra còn có thể tham khảo thêm nhiều hơn nữa những tài liệu hữu ích về an toàn giao thông khác. Hay nếu bạn chưa hiểu về văn hóa giao thông thì cùng tham khảo chi tiết hơn qua bài viết Bạn hiểu thế nào về Văn hóa giao thông này nhé. Còn rất nhiều những bài viết hay và thông tin hữu ích, mời các bạn cùng tìm hiểu và lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình nhất.

Với những kiến thức vô cùng đa dạng, phong phú và sâu rộng về giao thông dựa trên hình thức thi trắc nghiệm và tự luận, cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai sẽ là sân chơi bổ ích cho các em học sinh để nâng cao hiểu biết và nhận thức về luật lệ giao thông.

19 tháng 4 2019

Hội thi An toàn giao thông thường xuyên được diễn ra để giúp các em học sinh nâng cao hiểu biết về an toàn giao thông và chấp hành đúng luật giao thông. Tại hội thi, các đội sẽ tham gia dàn dựng tiết mục để góp phần tuyên truyền đến các em học sinh một cách hiệu quả nhất. VnDoc.com mời các bạn tham khảo mẫu kịch bản dự thi An toàn giao thông trong bài viết này.

Màn chào hỏi hội thi An toàn giao thông

Kịch bản hội thi An toàn giao thông

Cảnh 1: (Tiếng còi xe trên đường).

Bà Bình An ngơ ngác đi trên đường, vừa đi vừa nhìn xung quanh, miệng lẩm bẩm:

- Quái, không biết có phải đường này không nhỉ, mới mấy năm không về quê mà nhà cửa, phố xá thay đổi quá không thể nhận được. ( Quay sang vẫy nón hỏi: )

- Ơ này các bác ơi, về Thị trấn Thứa Lương Tài đường nào ấy nhẩy?

Nói đế: Cứ đi thẳng rồi rẽ trái là đến nơi.

- À, thế thì em nhận ra rồi . Thanks các bác nhé . Em về quê với ông lão nhà em đây. Gớm , mấy năm vào Miền Nam bế cháu cho thằng bố cả, hôm nay mới được về quê. Nhớ nhà quá, nhớ cả…..ông lão nữa. Thôi về nhanh kẻo ông ấy mong.

Cảnh 2: Mai đang đứng ở cổng trường đợi người đến đón:

Sao mãi không ai đến đón mình nhỉ.

(quay ra) A ông bà ơi! Cháu đây! ( chạy ra chỗ ông bà đỗ xe)

Bà Chát: Mai ơi, nhanh lên xe về không muộn cháu.

Mai: Thế mũ xe máy của cháu đâu ạ?

Ông Đốp: Ông bà đi ăn cỗ gần đây tiện thể vào đón cháu nên không mang theo mũ xe máy. Mà từ đây về nhà có một đoạn đường làm gì phải mũ với nón.

Mai: Cô giáo cháu bảo ngồi lên xe máy là phải đội mũ bảo hiểm. Không có mũ cháu không lên xe đâu!

Bà: Giờ này các thầy cô giáo về hết rồi không ai biết đâu, còn các chú công an ông đều quen biết hết không sợ gì. Lên xe về thôi cháu.

Mai: Đội mũ xe máy không phải để đối phó với mọi người mà để bảo vệ chính mình ông bà ạ.

Ông: (quát) Có lên xe không thì bảo. Ông cho mày đi bộ về bây giờ. Trứng mà đòi khôn hơn vịt à. Lên ngay!

(bà cắp cháu lên xe)

(Ông phóng xe rồ ga)

Cháu: Ông ơi, ông đi nhanh quá, cháu sợ lắm!

Ông: Sợ cái gì mà sợ. Cứ bám chặt vào! (vít ga phóng nhanh hơn).

Bà Chát: Chậm chậm thôi ông ơi, ông vừa uống rượu lại

Ô kìa! Có người dừng lại đi, dừng lại đi ông ơi.

Bà Bình An đột ngột qua đường (tiếng phanh xe) két….oành/ ối …ối

Bà Bình An: Ối giời, ối giời ơi…

Bà Chát: Cháu ơi, cháu có sao không? Ông Đốp, ông Đốp ơi, ông có làm sao không?

Cháu: Cháu không sao ạ.

Ông Đốp: Giập mất quả mông rồi bà nó ơi.

Bà Chát: Tôi đã bảo rồi mà ông có chịu nghe tôi đâu

Ông Đốp: Chỉ tại cái bà kia. Ôi cái xe…cái xe SH vừa mới tậu của tôi.

(vội vàng chạy lại chỗ cái xe) Trời ơi gương đi đằng gương, yếm đi đằng yếm còn gì là xe nữa.

(Sững sờ). Cái nhà bà kia (bà An sợ sệt lùi lại) đền ngay cái xe cho tôi. Bà làm hỏng xe của tôi.

Bà Chát: Đền ngay.

Bà An: Tại gì tôi, tại ông thì có, ông đâm xe vào tôi xước hết cả người lại còn….

Bà Chát: Tại bà.

Bà An: Tại ông.

Bà Chát: Tại bà….

Ông Đốp: Chả tại bà thì tại ai, đi sang đường chẳng nhìn gì cả lại còn già mồm, bà có muốn cãi không

Bà An: Ông ơi tôi xin ông, ông tha cho tôi, tôi làm gì có tiền mà đền.

Ông Đốp: Tôi không biết, bà muốn làm thế nào thì làm (xót xa) cái xe tôi vừa mới mua hơn 70 triệu đấy.

Bà An: Thế…. thế tôi phải đền ông bao nhiêu.

Ông Đốp: Hỏng nặng thế này bà phải đền tôi 2 chục triệu.

Bà An: (mắt trợn tròn, mồm lắp bắp) Hai…chục…triệu?

Ông Đốp: Đúng! 2 chục triệu. Sai thì phải đền chứ còn sao nữa.

Bà An (hát): Trời ơi tôi lấy đâu ra tiền, bây giờ tôi trót vi phạm luật giao thông đường kia cứ sang ngang. Chẳng nhìn vạch sơn hay nhìn quanh khi bước sang đường. Giờ đây xe vỡ, yếm tan, chẳng còn gương nữa. Ông bắt đền tôi ngần kia, thôi tan rồi mộng ước sum vầy.

Ôi khiếp người dân nghèo tôi lấy đau ra ngần ấy là tiền.

Ối giời cao đất dầy ơi! Ối thằng bố cả ơi là thằng bố cả ơi! Bu lấy đâu ra tiền mà đền cho người ta bây giờ! Tên là Bình An mà có được bình an đâu.

Bà An (đến gần ông Đốp, bà Chát, xuống giọng): Ông ơi, bà ơi, ông bà tha cho tôi đi, tôi quả thật là không có tiền.

Cháu: Ông ơi, hay bỏ qua cho bà ấy đi, trông bà ấy tội lắm.

Ông Đốp: Tha là tha thế nào. Ai sửa xe cho tôi

Bà An: Đây. Tôi còn có 200. Ông cầm tạm…

Ông Đốp: Bà nói thế nghe được à. Xe hỏng thế kia mà đền có 2 trăm sao. Đã vậy bà theo tôi vào đồn công an.( lôi xềnh xệch)

Bà An: giằng tay lại (đanh đá) Tôi nói cho ông biết nhá. Tôi đã hết lời xin mà ông vẫn định đưa tôi vào đồn. Đừng hòng. Đã thế thì….

Ông Đốp: Thì sao ?

Bà An: Đã thế thì tôi cứ nằm ở đây để giữ nguyên hiện trường . Bà con ơi, ông ấy đi xe máy đâm vào tôi đây này.

Cháu: Bà ơi bà dậy đi. Để cháu sẽ phân xử cho.

Ông Đốp: Mày bé tí thế thì biết gì mà phân với xử.

Cháu: Ở trường, cháu được các cô dậy luật giao thông rồi cháu biết mà.

Ông Đốp: Ồ thế nói ta nghe.

Cháu: Ông và các bà và cả cháu nữa đều vi phạm luật giao thông.

Bà An, bà Chát, ông Đốp: Làm gì có chuyện đấy!

Cháu: Bà An, bà phạm lỗi sang đường không đúng vạch quy định, không quan sát khi sang đường. Còn ông bà và cả cháu nữa tham gia giao thông mà không đội mũ bảo hiểm, mà ông còn uống rượu nữa.

Ông Đốp: Đi có một đoạn đường làm gì phải đội mũ. Mà ăn cỗ thì phải uống rượu chứ.

(một nhóm hs đi tới): Bạn Mai nói đúng đấy ông bà ạ.

HS 1: Dù đi gần hay xa đã ngồi lên xe máy là phải đội mũ bảo hiểm.

HS 3: Ông đã uống rượu thì không được lái xe.

Ông Đốp: Ông biết mình sai rồi.

Cháu: May mà chỉ hỏng cái xe, mọi người an toàn như thế là tốt rồi. Theo cháu tất cả các mọi người đều phải rút kinh nghiệm. Ra đường phải chấp hành luật giao thông cho chúng cháu noi theo chứ ạ.

Bà An: Bà cứ tưởng luật giao thông là chỉ có đi về bên phải là đủ rồi. Lần sau bà sẽ chú ý hơn.

Ông Đốp: Nhưng này, sao cái gì các cháu cũng biết thế?

HS1: Các thầy cô dạy chúng cháu đấy ạ.

HS2: Các cô còn dạy chúng cháu cả văn minh giao thông nữa cơ. Trường chúng cháu ai cũng thực hiện tốt nên cả năm không có tai nạn giao thông xảy ra.

Ông: Thế văn minh giao thông như thế nào

(đọc vè)

Cháu: Cháu đã bảo ông rồi mà ông chẳng nghe lại còn mắng cháu.

Học sinh: Lần sau khi tham gia giao thông các ông bà nhớ thực hiện đúng luật giao thông nhé.

Ông Đốp, bà An, bà Chát: Cảm ơn các cháu, ông bà nhớ rồi.

Bà An: Thôi chào ông bà và các cháu nhé, tôi về với ông lão nhà tôi đây. Mọi người về, nhớ đi cẩn thận nhé. Không ai phạm lỗi để “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà”. (Mọi người cùng nói)

15 tháng 6 2018

Để làm sáng tỏ luận điểm: " Văn giải thích cần viết cho dễ hiểu" có thể đưa ra các luận cứ sau:

    - Mục đích của văn giải thích là để giải thích cho người đọc hiểu rõ vấn đề nào đó.

    - Nếu viết không dễ hiểu, người đọc từ chỗ khó tiếp nhận lời văn lại càng khó để hiểu người viết muốn trình bày.

    - Khi viết cần thể hiện rành mạch, giản dị, tránh lối dùng từ cầu kì, có những cấu trúc phức tạp, cản trở quá trình tri nhận.

    - Ngoài ra, khi viết phải chú ý tới đối tượng tiếp nhận để sử dụng ngôn ngữ hợp lý và đạt hiệu quả cao.

   → Các luận cứ trên phải được trình bày theo một trình tự hợp lý, từ giải thích khái niệm đến sử dụng biện pháp nêu vấn đề, tiếp đó là đưa ra luận cứ chính.