Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Những đồ dùng điện trong nhà bếp: nồi cơm điện, bếp từ, nồi hấp, nồi áp suất,…
- Cách sử dụng và bảo quản:
Trước khi sử dụng: kiểm tra ổ cắm, dây dẫn điện.
Khi sử dụng: sử dụng đúng quy cách.
Sau khi sử dụng: chùi sạch, lau khô bằng giẻ mềm sạch, tránh để dính nước.
- Những đồ dùng làm bằng gỗ: Muôi, thớt, đũa,…
- Cách sử dụng và bảo quản:
Không ngâm nước;
Khi sử dụng xong nên rửa bằng nước rửa chén, bát (hoặc xà phòng) thật sạch và phơi gió cho khô ráo; tránh phơi nắng hoặc hơ trên lửa.
Mỗi loại dụng cụ, thiết bị được cấu tạo bởi những chất liệu khác nhau, có độ bền khác nhau, nên cách sử dụng và bảo quản cũng khác nhau. Như đồ bằng gỗ muốn bảo quản tốt và lâu dài thì phải có cách vệ sinh khác hơn so với đồ kim loại.
- Đồ dùng được làm bằng sắt: Chảo, nồi, thìa, đũa kim loại,…
- Cách sử dụng và bảo quản:
Tránh va chạm với những đồ dùng cùng chất liệu vì dễ làm trầy xước bề mặt. Chỉ nên dùng đũa hoặc đồ dùng bằng gỗ để xào nấu thức ăn;
Không lau chùi bằng đồ nhám vì dễ gây trầy xước, mất vẻ bóng láng;
Không chứa thức ăn có nhiều chất muối, axit,... lâu ngày trong đồ dùng bằng sắt không gỉ, thức ăn dễ nhiễm mùi sắt và làm mòn, hỏng đồ dùng…
- Đồ dùng bằng nhôm và gang: Nồi đun, thìa, đũa, chảo,…
- Cách sử dụng và bảo quản:
Nên cẩn thận khi sử dụng vì dễ rạn nứt, móp méo;
Không để ẩm ướt;
Không đánh bóng bằng giấy nhám, chỉ nên dùng đồ chùi nhôm để chà sạch và rửa lại kĩ bằng nước rửa chén, bát;
Không chứa thức ăn có nhiều mỡ, chất muối, axit,… lâu ngày trong đồ dùng bằng nhôm hoặc gang.
Kể tên một vài đồ dùng điện dùng trong nhà bếp. Cách sử dụng và bảo quản các đồ dùng đó như thế nào?
- Một vài đồ dùng điện dùng trong nhà bếp: Nồi cơm điện, bếp từ, lò vi sóng, nồi hầm,…
- Cách sử dụng và bảo quản:
+ Trước khi sử dụng: kiểm tra ổ cắm, dây dẫn điện.
+ Khi sử dụng: sử dụng đúng quy cách.
+ Sau khi sử dụng: chùi sạch, lau khô bằng giẻ mềm sạch, tránh để dính nước.
Thước dây, thước gỗ, phấn thợ may, bút chì vạch, dụng cụ sang dấu, các loại kéo, kim khâu, gối cắm kim, đê, dụng cụ xâu kim, tháo chỉ, bàn là, chăn là…
Dụng cụ đo | Thước dây (150cm), thước gỗ thợ may (50cm). |
Dụng cụ vẽ, sang dấu | Phấn thợ may, bút chì vạch. Dụng cụ sang dấu |
Dụng cụ cắt | Kéo to, kéo nhỡ, kéo nhỏ, kéo răng cưa. |
Dụng cụ khâu tay | Kim khâu, gối cắm kim, đê; Dụng cụ xâu kim, tháo chỉ. |
Dụng cụ là | Bàn là, gối là, cầu là hoặc chân là. |
* Dụng cụ đo:
- Thước gỗ đẹp: Giữ thước thật thẳng; tránh làm rơi, thước dễ mẻ, gãy.
- Thước dây: Dùng xong phải treo ở nơi cố định, tránh làm thước bị xoắn dãn do nóng, ẩm.
* Dụng cụ vẽ, sang dấu: để phấn ở nơi quy định, tránh làm vỡ phấn.
* Dụng cụ cắt: cần giữ cho lưỡi kéo luôn sắc, hai mũi kéo khít để cắt vải gọn và chính xác, không dùng kéo để cắt giấy và các loại dây. Làm xong để đúng nơi quy định.
* Dụng cụ khâu tay: phải giữ mũi kim sắc, không gỉ, tránh rơi vãi gây nguy hiểm.
* Dụng cụ là (ủi): khi là nhớ điều chỉnh nấc nhiệt độ cho phù hợp với loại vải. Khi ngừng là phải đựng bàn là và đặt vào nơi quy định để tránh cháy chăn, cầu là…