K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Cho đoạn văn và trả lời câu hỏi: (.. .) Làng tôi không thiếu gì các loại cây nhưng hai cây phong này khác hẳn– chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm chúng cũng nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn...
Đọc tiếp

Câu 1: Cho đoạn văn và trả lời câu hỏi:

(.. .) Làng tôi không thiếu gì các loại cây nhưng hai cây phong này khác hẳnchúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có mt tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm chúng cũng nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thm thiết tha nng thm truyền qua lá cành như mt đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bt một thoáng, ri khắp lá cành lại thở dài mt lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như mt ngọn lửa bốc cháy rừng rực.

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? Nêu xuất xứ của văn bản.

b. Nhân vật “tôi” trong đoạn là ai? Nhân vật đó có vai trò thế nào trong văn bản?

c. Xác định và phân tích cấu tạo của một câu ghép trong đoạn. Cho biết vị trí của câu ghép đó đối với đoạn văn.

d. Tìm ít nhất hai từ tượng thanh, hai từ tượng hình trong đoạn và nêu tác dụng của chúng trong việc biểu đạt nội dung.

e. Kỷ niệm tuổi thơ luôn có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi người. Với cảm hứng được khơi gợi từ văn bản có những câu văn trên, hãy viết một đoạn văn ngắn về một kỉ niệm sâu sắc của mình.

Câu 2: Trả lời các câu hỏi sau:

Văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” có viết: (… ) Việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân hủy của pla-xtic. Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn b vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi.

a. Hãy cho biết Ngày Trái Đất là ngày nào? Được khởi xướng năm nào và Việt Nam tham gia từ bao giờ?

b. Nêu nội dung của đoạn văn.

c. Thực tế hiện nay nhiều siêu thị, cửa hàng,… đã sử dụng túi giấy và các loại túi thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông. Hãy viết một văn bản thuyết minh để giới thiệu về một trong những loại túi đó.

3
30 tháng 12 2017

Đề cương ôn tập văn 8 học kì I

30 tháng 12 2017

Câu 2 :

c) Bạn tham khảo nha !

1] Mở bài: Hiện trạng về việc lạm dụng bao nilon.
2] Thân bài:
- Nguồn gốc bao nilon.
- Tác dụng
- Tác hại
- Cảnh báo về mối đe dọa đối với môi trường nếu lạm dụng bao nilon nói riêng và plastic nói chung.
- Cách hạn chế sử dụng bao nilon.
- Tuyên truyền, giáo dục về mức độ nguy hiểm nếu cứ sử dụng nilon
- Liên hệ bản thân.
3] Kết bài:
- Hệ thống lại điều muốn nói.
- Nhấn mạnh lần nữa về tác hại.
- Hi vọng về tương lai không có túi nilong.

1 tháng 4 2020

Tìm câu cầu khiến và lí giải vì sao em lựa chọn như vậy:

a. Nêu một số đặc sắc nghệ thuật đã tạo nên sức thuyết phục người đọc bằng cả nhận thức và tình cảm ở bài Hịch tướng sĩ.

b. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi.

- Đây là cặp câu trong câu cầu khiến "bây giờ/đi"

c. Anh hứa đi.

- Từ "đi" chỉ mệnh lệnh

d Cẩn thận! Nước còn nóng lắm đấy nhé!

Đây là câu cầu khiến vì có dấu chấm than

15 tháng 3 2020

Học sinh bây giờ thường có một thói quen rất không tốt: "sợ" nghe giảng. Các học sinh tốp đầu luôn biết cách tiếp cận thông tin bài giảng, chuẩn bị sẵn câu hỏi ở nhà, trên lớp cố gắng lắng nghe trọn vẹn bài giảng, nhờ đó ngày cảng nâng cao thực lực. Trong khi đó, các học sinh tốp cuối thì ngược lại. Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao không? Hầu hết mọi người đều cho rằng, đó là vì các em lười, không biết lắng nghe... Lầm! Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc các em KHÔNG MUỐN lắng nghe. Đối với học sinh tốp cuối, dù không chênh lệch lắm thì thầy cô, gia đình vẫn rất khắt khe, tạo nên tâm lý căng thẳng. Đôi lúc, các em có hoàn cảnh đặc biệt còn bị chế giễu. Điều đó khiến các em chán ghét, dần dần không muốn lắng nghe lời người khác, tạo nên thói quen "sợ" nghe giảng. Muốn giải quyết tình trạng này, hãy gỡ bỏ sự căng thẳng của các em học sinh, tạo nên một mối quan hệ an toàn cho các em, cùng các em học cách lắng nghe.

Nghị luận xã hội: Viết đoạn văn nghị luận (khoảng một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về mẩu truyện sau: “Một cậu bé trạc khoảng 15 tuổi muốn có tiền tiêu, thay vì chìa tay xin mẹ, cậu ta bèn nghĩ ra cách viết một tờ giấy gởi đến mẹ như sau: 1. Sáng phụ Mẹ dọn dẹp giường ngủ $1.00 2. Phụ Mẹ dọn dẹp bữa ăn sáng $2.00 3. Sau khi đi học về coi em $3.00 4. Phụ Mẹ dọn bữa...
Đọc tiếp

Nghị luận xã hội: Viết đoạn văn nghị luận (khoảng một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về mẩu truyện sau:

“Một cậu bé trạc khoảng 15 tuổi muốn có tiền tiêu, thay vì chìa tay xin mẹ, cậu ta bèn nghĩ ra cách viết một tờ giấy gởi đến mẹ như sau:

1. Sáng phụ Mẹ dọn dẹp giường ngủ $1.00

2. Phụ Mẹ dọn dẹp bữa ăn sáng $2.00

3. Sau khi đi học về coi em $3.00

4. Phụ Mẹ dọn bữa ăn tối, sau đó dọn dẹp $4.00

Cộng $10.00

Thời hạn thanh toán: Sáng sớm mai trước khi con đi học

Sáng sớm ngày mai bà mẹ đặt tờ giấy bạc $10 trên bàn cho cậu ta và sau khi cậu rời nhà đi học, bà mẹ lật mặt sau tờ giấy lại và ghi như sau:

1. Mẹ mang bầu con 9 tháng 10 ngày: Miễn phí

2. Tiền tã lót, bệnh viện, sữa khi sinh con: Miễn phí

3. Tiền nuôi con từ lúc sinh ra đến nay: Miễn phí

4. Chi phí ăn học, chữa trị cho con khi ốm đau: Miễn phí

5. Lo đám cưới cho con hoặc phải nuôi con trọn đời nếu con tật nguyền hoặc bị bệnh nan y: Miễn phí

6. Các khoản không thể liệt kê hết đều miễn phí cho con trai của mẹ

Thời hạn chi trả cho con: Trọn đời mẹ

Khi đi học về cậu chạy vô phòng, thấy tờ giấy cậu cầm lên đọc. Rồi cậu lấy ra một tờ giấy khác và viết như sau: Thưa mẹ, con xin lỗi mẹ... Kể từ nay, con sẽ:

1. Phụ giúp mẹ: Miễn phí

2. Ráng ăn học thành tài: Miễn phí

3. Sẵn sàng giúp đỡ mọi người: Miễn phí

4. Luôn quan tâm, săn sóc mẹ: Miễn phí

5. Các khoản chi tiêu lo cho mẹ khi về già: Miễn phí

Thời hạn thực hiện: Trọn đời con

Sáng hôm sau khi con còn đang ngủ, bà mẹ vẫn đặt tờ giấy bạc $10.00 lên bàn cho con thì bỗng thấy tờ giấy mà cậu viết. Sau khi đọc xong, những giọt nước mắt lăn dài trên má bà mẹ song miệng vẫn nở một nụ cười và bà nghĩ rằng có lẽ đây là nụ cười mãn nguyện nhất từ khi sinh con ra đến nay.”

(ST)

0
6 tháng 7 2018

Biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên là :

- Phép tu từ được dùng trong đoạn thơ trên là phép tu từ điệp ngữ.
- Từ “thương” được nhắc đi nhắc lại 3 lần trong 2 câu thơ đầu.
- Phép tu từ so sánh trong hai câu thơ sau: So sánh sự hi sinh quên mình của Bắc với hình ảnh dòng sông chảy nặng phù sa
=> Phân tích tác dụng: Viết về Bác Hồ kính yêu- đó là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các nhàvăn, nhà thơ. Tố Hữu cũng trân trọng giành một phần tâm hồn mình viết về Bác. Đoạnthơ trên được trích trong trường ca “Theo chân Bác” của Tố Hữu.Trong đoạn thơ tác giả dùng điệp từ “thương” ở 2 câu thơ đầu để nói về tìnhthương yêu rộng lớn bao la của Bác giành cho ta - những người dân đất nước Việt cũngnhư toàn thể nhân dân lao động nghèo khổ trên thế giới. Tình yêu thương của Bác cònbao trùm cả vạn vật trong thiên nhiên.
- Hai câu thơ sau tác giả dùng phép tu từ so sánh thật độc đáo. Tác giả đã so sánh sự hi sinh quên mình vì dân vì nước của Bác như dòng sông lặng lẽ chảy trôi ngànđời mang lượng phù sa bồi đắp cho những cánh đồng phì nhiêu.Đoạn thơ có 4 câu sử dụng hài hoà 2 phép tu từ điệp ngữ và so sánh giúp ta hiểutình thương, sự hi sinh cao cả của Bác giành cho ta, có lẽ mỗi chúng ta đều cảm động vôcùng khi đọc đoạn thơ trên.

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ !

6 tháng 7 2018

- Biện pháp tu từ: so sánh: "như"
=> Giá trị: giúp cho hình ảnh của Bác trở nên gần gũi, thân thương hơn và dễ tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc của người đọc (như chúng ta)
- Biện pháp tu từ: điệp "thương"
=> Giá trị: giúp nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng đẹp đẽ về Bác, tăng giá trị biểu cảm cho bài thơ, thể hiện sự trân trọng, khâm phục Bác của tác giả

20 tháng 2 2019

Trả lời:

  • Đoạn trích ( a) và (b ) có sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự nhưng cả hai đều là văn bản nghị luận. Cả hai đều nhằm mục đích vạch rõ sự phải trái, đúng sai để cho mọi người cùng thấy và có thái độ phản bác thích hợp. trong khi yếu tố tự sự và miêu tả trong hai đoạn a, b chỉ có tác dụng làm tăng thêm sự thuyết phục của văn bản.
  • Nếu như ở đoạn a không có các chi tiết cụ thể kể về sự việc bắt lính thì người đọc không thể hình dung được việc mộ lính tình nguyện đã diễn ra hết sức trắng trợn và tinh vi đến mức nào.
  • Nếu như ở đoạn b không có những dòng miêu tả về hình ảnh những người lính Việt Nam bị xích tay, bị nhốt trong trường học thì người đọc sẽ không thể hình dung được sự thê thảm của những người bị bắt lính như thế nào, văn bản sẽ mất đi sự sinh động cụ thể.

=> Yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho văn bản nghị luận trở nên sinh động, cụ thể, và có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.

Đề: Nêu suy nghĩ của em về tính hiếu thắng trong cuộc sống bằng một đoạn văn khoảng 15 đến 20 câu. Dàn ý: * Giải thích: - là một nét tâm lý, tính cách phổ biến của con người - Luôn luôn giành phần thắng về bản thân - Không chịu thua kém, khuất phục trước người khác * biểu hiện: - Luôn luôn muốn mình hơn người, đứng ở vị trí cao nhất, mình là số một, vượt trội hơn so...
Đọc tiếp

Đề: Nêu suy nghĩ của em về tính hiếu thắng trong cuộc sống bằng một đoạn văn khoảng 15 đến 20 câu.

Dàn ý:

* Giải thích:

- là một nét tâm lý, tính cách phổ biến của con người

- Luôn luôn giành phần thắng về bản thân

- Không chịu thua kém, khuất phục trước người khác

* biểu hiện:

- Luôn luôn muốn mình hơn người, đứng ở vị trí cao nhất, mình là số một, vượt trội hơn so với những người xung quanh

- tính hiếu thắng được biểu hiện ở hai dạng :

+ tích cực :

• Họ là người có tài, có năng lực

• Luôn có ý chí tiến thủ, phấn đấu đi lên

• khát khao được khẳng định năng lực của mình

=> tác dụng trong cuộc sống: Được mọi người khâm phục, quý mến

+ Tiêu cực:

• rất thiếu khiêm tốn, thích khoe tài, phô trương, thích khẳng định mình

• Không chấp nhận người khác hơn mình

• nếu cảm thấy người khác hơn mình thì khó chịu, bực tức, cay cú, cực đoan

• nói xấu, hạ bệ, "dìm hàng" người khác để nâng mình lên

• Tự cao tự đại

---> Căn nguyên: xuất phát từ con người có tính đố kỵ, ganh ghét, không muốn ai hơn mình

=> Tác dụng trong cuộc sống: Làm những người xung quanh cảm thấy vô cùng khó chịu, không được mọi người yêu quý, những người hiếu thắng tiêu cực không thích gần gũi

* Bàn luận:

- dẫn chứng: câu chuyện rùa và thỏ,...

- Phản đề: tính hiếu thắng có ở mọi lứa tuổi nhưng được bộc lộ, thể hiện rõ hơn là thời trẻ, càng già thì con người càng chín chắn hơn

- bài học: cần phát huy cái tích cực của tính hiếu thắng hạn chế cái tiêu cực của tính hiếu thắng,.....

=> lời khuyên: con người cần khẳng định mình bằng sự cạnh tranh, những cuộc đua lành mạnh để giúp nhau tiến bộ với những mục đích trong sáng

Làm giúp mk nhanh nhé các bn chuyên văn ơi

0