K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2019

− Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị cháy lên trong đêm tình mùa xuân:
+ Mùa xuân về trên rẻo cao, đặc biệt là đêm tình mùa xuân với tiếng sáo gọi bạn tình của trai làng đóng vai trò như là yếu tố tác động, làm sống tiềm tàng trong con người Mị trỗi dậy một cách mãnh liệt.
+ Tiếng sáo, khung cảnh mùa xuân và cả hơi men chếnh choáng đã gợi dậy quá khứ tươi đẹp, ngày Mị còn trẻ, còn tự do, còn yêu đời. Mị đã thoát khỏi tâm trạng dửng dưng bấy lâu để trở thành con người thức tỉnh, vươn tới những ý nghĩ và khát vọng đẹp đẽ.
+ Mị thấy trong lòng đột nhiên vui sướng... Mị trẻ lắm... Mị muốn đi chơi. Ý thức về hoàn cảnh bản thân trỗi dậy, Mị phẫn uất mãnh liệt và thấm thía nỗi tủi nhục của mình. Lúc này, Mị lại muốn ăn lá ngón mà chết đi. Trong khi đó, tiếng sáo, biểu tượng của khát vọng tự do và tình yêu tuổi trẻ đang rập rờn trong đầu Mị.
+ Mị thắp lên ngọn đèn trong căn phòng tối tăm của mình như khêu ngọn lửa của lòng ham sống, của sự khát khao. Hành động này thúc đẩy hành động khác, không thểkìm nén được nữa: Mị quấn lại tóc, với tay lấy chiếc váy hoa chuẩn bị đi chơi ngày Tết.
+ Nhưng giữa lúc lòng ham sống trong Mị trỗi dậy, dâng lên mãnh liệt như sóng trào thì cũng là lúc Mị bị vùi dập một cách khắc nghiệt, lạnh lùng. A Sử, chồng Mị thản nhiên trói đứng Mị vào cột nhà. Như không đang biết mình đang bị trói... Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, quên mọi đau đớn về thể xác, Mị đã vùng dậy bước đi. Điều đó chứng tỏ sức sống tiềm ẩn trong con người Mị mãnh liệt biết nhường nào.
Chi tiết tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân có điểm tương đồng với hình ảnh chuyến tàu đêm:
− Cũng như Mị, những người dân phố huyện sống trong một cuộc đời ngập đầy bóng tối, ánh sáng chỉ bé nhỏ, len lỏi, ít ỏi. Do đó, chuyến tàu đêm như một tác nhân làm cuộc đời của họ sáng lên, dẫu chỉ trong tích tắc.
− Tiếng sáo nhắc nhở Mị về một quãng đời đầy lòng ham sống, đánh thức trong Mị những khao khát. chuyến tàu đêm chở theo ánh sáng từ một vùng trời khác để khơi dậy trong những con người phố huyện sức sống, niềm tin tưởng và hi vọng về một ngày mai tươi sáng hơn.
− Hai chi tiết thể hiện cái nhìn nhân đạo, đầy cảm thông của hai nhà văn đối với những kiếp người bé nhỏ trong cuộc sống.

31 tháng 3 2019
Cảm nhận sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đoạn văn …. Từ đó, liên hệ nhận vật Liên trong cảnh chờ chuyến tàu đêm ( Truyện Hai đứa trẻ, Thạch Lam, Ngữ văn 11) để bình luận về vẻ đẹp khát vọng sống của con người. 5,0
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

(0,25)
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị. Liên hệ nhận vật Liên trong cảnh chờ chuyến tàu đêm để bình luận về vẻ đẹp khát vọng sống của con người. (0,25)
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:

3.1.Mở bài: 0.25

– Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm :

+Tô Hoài là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam đương đại. “Vợ chồng A Phủ” là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của ông, được viết sau chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1953.

+Tác phẩm là bức tranh bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức, bóc lột của bọn phong kiến, thực dân và là bài ca về phẩm chất, vẻ đẹp, về sức sống mãnh liệt của người lao động.

– Nêu vấn đề cần nghị luận: Đoạn trích diễn tả tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tối khi bị A Sử trói không cho đi chơi xuân. Cũng như Mị, nhân vật Liên trong đêm đợi tàu đã thể hiện khát vọng sống cao cả của con người

3.2.Thân bài: 3.5

a. Cảm nhận sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đêm tối khi bị trói thể hiện qua đoạn trích: 2.5đ

* Về nội dung:

– Sơ lược về cảnh ngộ của Mị trước khi bị trói trong đêm tình mùa xuân:

+ Mị là 1 cô gái trẻ đẹp, yêu đời, chăm chỉ lao động, nhà nghèo và rất hiếu thảo;

– Do món nợ truyền kiếp của cha mẹ, Mị phải làm dâu gạt nợ cho thống lí Pá Tra, sống cuộc đời trâu ngựa khổ đau;

+ Nhưng tận đáy sâu tâm hồn câm lặng ấy vẫn le lói tia lửa sống, chỉ chờ dịp là bùng lên mạnh mẽ. Dịp ấy đã đến trong 1 đêm tình mùa xuân phơi phới mà tiếng sáo gọi bạn đầu làng đã làm xao động lòng người phụ nữ trẻ;

+ Khi mùa xuân về, như quy luật vạn vật hồi sinh, sức trẻ trong Mị bừng trỗi dậy. Mị khêu đèn lên cho bừng sáng căn buồng của mình, lén lấy hũ rượu uống ừng ực từng bát. Mị bồi hồi nghe tiếng sáo, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.

+Trông thấy Mị, A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói Mị đứng vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa…

Diễn tả tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tối khi bị A Sử trói không cho đi chơi xuân:

+Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói.

+Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi… Mị vùng bước đi.”Như không đang biết mình đang sợ bị trói… Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi”, quên mọi đau đớn về thể xác, “Mị đã vùng dậy bước đi”. Điều đó chứng tỏ sức sống tiềm ẩn trong con người Mị mãnh liệt biết nhường nào…

+Nhưng tay chân đau không cử động được. Khi ấy, Mị mới biết mình đang bị trói, đang ở trong căn nhà tù ngục này. Lòng Mị đau đớn, thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.

+Cả đêm Mị lúc mê lúc tỉnh.

+Bị trói đứng suốt đêm, Mị bàng hoàng tỉnh giấc

+Mị thấy thương cho những người đàn bà khốn khổ sa vào nhà quan

+Mị nhớ đến người đàn bà bị trói đến chết trong nhà thống lí. Mị sợ chết. Chính bóng ma thần chết ở ngôi nhà thống lí đã làm Mị sợ. Đồng thời, Mị nhận ra một điều chết lúc này là oan uổng. Tiếng sáo, khát vọng tự do đã làm cho Mị khao khát sống;

+Mị sợ hãi cựa quậy khi xem mình còn sống không thì sợi dây đay đã siết vào da thịt Mị. Đau đớn đến tận cùng…

* Về nghệ thuật:

-Bút pháp miêu tả tâm lí sắc sảo, tinh tế

-Cách dẫn dắt tình tiết khéo léo, tự nhiên

-Giọng trần thuật của tác giả hòa vào những độc thoại nội tâm của nhân vật tạo nên ngôn ngữ nửa trực tiếp đặc sắc.

-Ngôn ngữ kể truyện tinh tế, mang đậm màu sắc miền núi.

b. Liên hệ nhận vật Liên trong cảnh chờ chuyến tàu đêm ( Truyện Hai đứa trẻ, Thạch Lam, Ngữ văn 11) để bình luận về vẻ đẹp khát vọng sống của con người. 1.0đ

Về nhận vật Liên trong cảnh chờ chuyến tàu đêm:

+ Thạch Lam là cây bút viết truyện ngắn xuất sắc. Truyện của ông thường không có cốt truyện như một bài thơ đượm buồn. Tác phẩm “Hai đứa trẻ” in trong tập “Nắng trong vườn”(1938). Truyện đã miêu tả diễn biến nội tâm của hai đứa trẻ trước chiều muộn về đêm. Qua cảm xúc, tâm trạng của Liên và An, tác giả đã thể hiện được bức tranh nơi phố huyện nghèo, niềm hy vọng mỏng manh mơ hồ của những con người nơi phố huyện. Trong đó, nhân vật Liên khi đợi tàu về đêm đã thể hiện được khát vọng sống của con người.

+Tương tự như Mị, nhân vật Liên là một cô bé sống trong đói khổ nhưng vẫn có một tâm hồn hướng tới cuộc sống tơi đẹp hơn.

+ Nếu như tâm hồn Mị theo tiếng sáo gọi bạn tình thì tâm hồn của Liên cũng luôn khao khát, hướng về ánh sáng. Trong màn đêm, Liên luôn tìm một ánh sáng từ một nơi xa. Liên cố thức đợi chuyến tàu không phải để bán hàng mà là để được nhìn thấy một cuộc sống náo động, một nguồn sáng rực rỡ của con tàu như mang đến một cuộc sống khác, một thế giới khác.

– Bình luận về vẻ đẹp khát vọng sống của con người:

+Hai nhân vật Liên và Mị đã khiến cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp khát vọng sống của con người.Tâm hồn của họ luôn hướng về ánh sáng, về âm thanh cuộc sống cũng chính là niềm khao khát được sống, được yêu thương và hạnh phúc. Họ đều hi vọng thoát khỏi hiện thực tối tăm. Nhưng cuối cùng, cuộc đời Liên vẫn mãi chìm trong “bóng tối”, còn Mị đã được đổi đời nhờ có tinh thần đấu tranh từ tự phát đến tự giác;

+ Qua khát vọng sống của 2 nhân vật, ta thấy được tấm lòng nhân đạo của nhà văn Thạch Lam và Tô Hoài. Các nhà văn có cùng niềm cảm thông với nỗi khổ của những người phụ nữ bất hạnh dưới chế độ thực dân phong kiến; ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người dân; đặc biệt ca ngợi khát vọng sống cao đẹp của họ. Đó cũng chính là niềm tin vào con người của các tác giả văn xuôi hiện đại Việt Nam.

c.Kết bài: 0.25

Kết luận về nội dung, nghệ thuật nhân vật Mị qua đoạn trích. Cảm nghĩ của bản thân về khát vọng sống của nhân vật Mị và Liên.

(4.00)
4. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

( 0,25)
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.( Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này)

Câu 1 : Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của mẹ với con Câu 2 : nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu thơ sau ( mẹ là tia nắng ban mai , sưởi con ấm lại đêm dài giá băng) Câu 3 : Anh chị hãy nhận xét tình cảm của tác giả được thể hiện trong đoạn thơ sau : Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu Mẹ là cơn gió mùa thu Cho con mát mẻ lời ru năm...
Đọc tiếp

Câu 1 : Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của mẹ với con Câu 2 : nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu thơ sau ( mẹ là tia nắng ban mai , sưởi con ấm lại đêm dài giá băng) Câu 3 : Anh chị hãy nhận xét tình cảm của tác giả được thể hiện trong đoạn thơ sau : Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu Mẹ là cơn gió mùa thu Cho con mát mẻ lời ru năm nào Mẹ là đêm sáng trăng sao Soi đường chỉ lối con vào bến mơ Mẹ luôn mong mỏi đợi chờ Cho con thành tựu được nhờ tấm thân Mẹ thường âu yếm ân cần Bảo ban chỉ dạy những lần con sai Mẹ là tia nắng ban mai Sưởi con ấm lại đêm dài giá băng Lòng con vui sướng nào bằng Mẹ luôn bên cạnh …nhọc nhằn trôi đi

0
30 tháng 5 2019

a, Người anh hùng được cụ Mết kể: Tnú. Với phẩm chất, tính cách:

    + Gan dạ, dũng cảm, trung thực (còn nhỏ cùng Mai vào rừng tiếp tế cho Quyết)

    + Lòng trung thành với cách mạng được bộc lộ qua thử thách (giặc bắt, tra tấn, lưng ngang dọc vết bị chém nhưng vẫn gan góc

- Số phận đau thương: không cứu được vợ con, bản thân bị bắt, bị tra tấn (bị đốt mười ngón tay)

- Kiên cường đứng dậy cầm vũ khí tiêu diệt kẻ thù

- Tnú may mắn hơn thế hệ đàn anh mình như anh hùng Núp và A Phủ:

    + Không sống kiếp tù đày cam chịu

    + Được giác ngộ lí tưởng cách mạng từ khi từ nhỏ

31 tháng 3 2018

- Mùa thu hiện lên trong nỗi nhớ của nhà thơ: buổi sáng mùa thu trong lành mát mẻ, gió thổi nhẹ nhẹ thoảng mùi hương cốm trong gió, gợi cảm xúc cho nhà thơ nhớ Hà Nội.

- Trong hoài niệm của nhà thơ Hà Nội hiện lên với cảnh vật thiên nhiên và con người.

   + Thiên nhiên: thời gian buổi sớm chớm lạnh, không gian: phố dài xao xác hơi may, hương vị cốm, ... cảnh hiện lên đẹp nhưng buồn và vắng lặng.

   + Con người: ra đi đầu không ngoảnh lại đó là tư thế thể hiện sự ra đi vì lí tưởng cứu nước quyết tâm, dứt khoát nhưng vẫn biết sau lưng thềm nắng lá rơi đầy, vẫn có gì đó khiến cho chiến sĩ bịn rịn bâng khuâng.

Tóm lại: đoạn thơ đã diễn tả thành công hình ảnh mùi hương của mùa thu Hà Nội. Đó là một bức tranh đẹp nhưng phảng phất nỗi buồn.

11 tháng 3 2017

Khi "Mị lé mắt trông sang... một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại", giọt nước mắt tuyệt vọng của A Phủ đã giúp Mị nhớ lại mình, nhận ra mình, xót xa cho mình và thương người đồng cảnh. Lòng thương người trắc ẩn và tình giai cấp đã khiến Mị có hành động mạnh bạo: cắt dây cởi trói cứu A Phủ.

Đáp án cần chọn là: B

29 tháng 1 2018

c, Hình ảnh ngọn đồi xà nu trải dài hút tầm mắt, chạy tít tắp đến tận chân trời

Thể hiện sự tiếp nối, trường tồn, mạnh mẽ không gì hủy hoại được → tượng trưng cho sức sống của đất nước và con người

19 tháng 10 2017
  • Nhan đề tác phẩm:
    • Rừng xà nu như một biểu trưng đẹp đẽ nói lên sức sống bền vững, trường tồn của người dân Tây Nguyên.
    • Tượng trưng cho tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất và khí thế chiến thắng của họ trong công cuộc chống Mĩ cứu nước của cả dân tộc.
    • Trở thành hình tượng mang vẻ đẹp sử thi hào hùng, tráng lệ.

⇒ Mang cả ý nghĩa tả thực và ý nghĩa tượng trưng.

  • Đoạn văn miêu tả cánh rừng xà nu dưới tầm đại bác.
    • Đoạn văn mở đầu đã tạo ra một không khí rất ấn tượng cho câu chuyện về làng Xô Man chống Mĩ sẽ kể trong tác phẩm. Đại bác giặc đã bắn gãy hàng vạn cây xà nu nhưng những cây xà nu con lại mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn theo mũi tên lao thẳng lên bầu trời.
    • Trong đau thương cây xà nu vẫn sinh sôi, nảy nở và trường tồn bất diệt như sức sống của dân làng Xô Man trong công cuộc đánh Mĩ, và “cứ thế hai ba năm nay cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiệp tận chân trời”.

⇒ Đoạn văn đã tô đậm, khắc sâu ý nghĩa nhan đề và góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề của tác phẩm.

  • Hình ảnh những ngọn đồi, cánh rừng xà nu trải ra hút tầm mắt, chạy tít tắp đến tận chân trời luôn trở đi trở lại trong tác phẩm có tác dụng nhấn mạnh vào hình tượng biểu trưng của truyện, gây ấn tượng cho người đọc và tạo ra mối liên hệ mật thiết giữa cây xà nu với các thế hệ dân làng Xô Man chống Mĩ.