K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai giảng năm học mới, Bác Hồ từng viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay ko,dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần vào công học tập của các em”. Học tập và rèn luyện là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của người học sinh. Chỉ có học tập, chúng ta mới trở thành những con người có ích cho xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Khi xưa, anh hùng Lý Tự Trọng từng nói: “Con đường của học sinh chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác!”. Nếu như trong thời chiến, lẽ sống của người học sinh là vì lý tưởng, vì đất nước thì nay, khi cuộc sống đã hòa bình, nhiệm vụ thiết yếu nhất của chúng ta là học tập và rèn luyện. Lê- nin có một câu châm ngôn nổi tiếng rằng: “Học, học nữa, học mãi”. Học tập trong bất kì thời đại nào cũng vô cùng quan trọng. Nhờ có học tập, chúng ta mới có thể tích lũy thêm kiến thức, làm đầy những khiếm khuyết của bản thân, tự hoàn thiện chính mình. Học tập đồng nghĩa với việc chúng ta đang từng bước chinh phục biển tri thức rộng lớn, mênh mông của nhân loại. Với vốn tri thức tích lũy được, nó sẽ là hành trang quý giá để ta vững bước vào tương lai, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn thử thách của cuộc đời. Đặc biệt, trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, nếu không học tập, chúng ta sẽ không thể theo kịp bước tiến của thời đại, mãi mãi chỉ là những con người nghèo nàn, lạc hậu. Học tập cũng là cách giúp ta nâng cao vị thế, tự khẳng định giá trị của bản thân. Bằng chứng là có rất nhiều các bạn học sinh tuy trẻ tuổi nhưng đã đạt được những thành tích cao trên các đấu trường quốc tế, đưa cái tên Việt Nam vang lên đầy tự hào, sánh vai với các cường quốc khác trên thế giới. Không chỉ học ở trường, trong sách vở, chúng ta còn cần phải học ngoài thực tế, bởi lẽ: “Lí thuyết chỉ là màu xám còn cây đời thì mãi mãi xanh tươi”.

Bác Hồ cũng từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Song song với việc tích lũy kiến thức, chúng ta còn cần rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để trở thành người vừa có đức vừa có tài. Là con người trong thời đại mới, người học sinh cần phải có thái độ tích cực, chăm chỉ, khiêm tốn trong mọi việc, tuân thủ kỉ cương, luật lệ, đoàn kết trong tập thể... Đó là những hành trang cần thiết và vững bền để chúng ta bước vào thế kỉ mới- nơi có môi trường cạnh tranh, đào thải vô cùng khắc nghiệt. Hướng về tương lai nhưng chúng ta cũng cần biết ơn và trân trọng quá khứ, thực hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn, thương người như thể thương thân của dân tộc, sống chan hòa, nhân ái với mọi người xung quanh.

Tuy nhiên, thực tế đáng buồn hiện nay, chúng ta vẫn có những bạn học sinh lười biếng, không tích cực học tập và rèn luyện. Các bạn không có một mục đích sống cụ thể, sống hoài, sống phí những năm tháng tươi đẹp của cuộc đời. Nếu không thay đổi, trong tương lai, họ sẽ sớm bị đào thải, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Với xu thế hội nhập như ngày hôm nay, mỗi người học sinh cần xác định rõ ràng về nhiệm vụ học tập và trách nhiệm rèn luyện của chính bản thân mình. Nó sẽ là vốn liếng quý báu để chúng ta trở thành công dân toàn cầu, góp phần đưa quê hương, đất nước phát triển hơn nữa

Con đường đi tới thành công không phải là con đường được trải thảm đỏ với đầy hoa hồng mà luôn tiềm ẩn những chông gai, thử thách. Con người muốn thành công cần có cách thức và phương pháp phù hợp để tích lũy cho mình cơ hội, vượt qua những khó khăn. Một trong những phương pháp hiệu quả nhất mà rất nhiều người lựa chọn là tự học.

Vị lãnh tụ vĩ đại Lênin có câu: "Học, học nữa, học mãi". Không một ai có thể thành công mà không học tập. Học là tiếp thu tri thức, nâng cao vốn hiểu biết. Có nhiều phương pháp, hình thức để tiếp thu tri thức: Học ở trường, học từ những người xung quanh...và tự học. Tự học là chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho bản thân. Tự học là tự mình tìm hiểu nghiên cứu, thu nhặt các kiến thức tự luyện tập để có kỹ năng mà không cần sự hướng dẫn, nhắc nhở hay ép buộc của người khác.

Vì sao cần tự học? Tự học sẽ mang lại cho chúng ta điều gì?

Kho tàng tri thức của nhân loại là vô cùng vô tận, không phải ngày một ngày hai là có thể tiếp thu hết. Việc học tập ở trường chỉ cung cấp cho ta một lượng tri thức rất nhỏ trong kho tàng khổng lồ ấy. Chính vì vậy, muốn tiếp thu được nhiều hơn, chúng ta cần tự mình chiếm lĩnh. Tự học là phương pháp hữu ích nhất trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.

Tự học sẽ đem đến cho mỗi cá nhân rất nhiều lợi ích và hứng thú. Tự học giúp ta lĩnh hội tri thức một cách chủ động, chủ động học tập nghiên cứu, chủ động lí thời gian cá nhân, đi sâu vào khai thác những vấn đề mà bản thân có khả năng hoặc cảm thấy tâm đắc. Tự học giúp ta khám phá thêm những tri thức mới đồng thời làm phong phú thêm những kiến thức đã có, làm tăng vốn sống và khả năng hiểu biết. Từ đó phát triển khả năng độc lập trong tư duy, hành động. Người có phương pháp và chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức sẽ thích nghi cao, linh hoạt trong mọi tình huống, hoàn cành. Họ làm chủ được suy nghĩ và cuộc sống của chính mình.

Chủ động tìm hiểu tri thức, bản thân sẽ ghi nhớ lâu hơn và vận dụng được tri thức đó vào thực tiễn một cách hữu ích hơn. Không những thế, tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Người có ý thức tự học biết tự nhận thức ưu nhược điểm của mình, tự khắc phục và tự hoàn thiện bản thân.

Ta có thể tự học ở mọi lúc mọi nơi. Tự học kiến thức từ sách vở, mạng Internet như rất nhiều người đã tự học ngoại ngữ thành công. Như Hồ chủ tịch vĩ đại, ngay cả khi đang đi tìm đường cứu nước, trên một con tàu Người cũng tự mình học được hơn hai mươi thứ tiếng. Các nhà khoa học như Edison, Faraday, Mendel cũng là tấm gương sáng cho tinh thần tự học. Nhờ tự học, họ đã cống hiến cho nhân loại rất nhiều phát minh vĩ đại. Đặc biệt, khi tự học chúng ta có thời gian đào sâu nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề mình tâm đắc, phát triển khả năng phát hiện và tư duy lô-gic sáng tạo. Trong quá trình tự chiếm lĩnh tri thức, ta sẽ tìm thấy đam mê của mình đối với lĩnh vực nào đó. Hứng thú sẽ được tạo ra khi con người ta làm thứ mà mình yêu thích. Việc học tập nhờ vậy cũng trở nên hấp dẫn và thú vị hơn rất nhiều.

Tự học là phương pháp tối ưu nhất để hoàn thiện bản thân, biến ước mơ thành hiện thực. Người có tinh thần tự học luôn chủ động cuộc sống. Chủ động lĩnh hội, chủ động sáng tạo, họ sẽ tạo lập cho mình tư duy nhạy bén linh hoạt ứng phó trước bất ngờ và tự tin thể hiện bản thân.

Tuy nhiên, tự học không phải điều mà ai cũng dễ dàng làm được. Làm thế nào để tự học hiệu quả nhất? Tự học là cả một quá trình, muốn tự học tốt, trước tiên, bạn phải xác định cho mình một mục tiêu rõ ràng, kiên trì và quyết tâm thực hiện nó. Rèn tính chủ động, tự giác trong mọi hoàn cảnh. Chủ động tìm kiếm tri thức, nghiên cứu và chiếm lĩnh nó mà không chờ đợi, phụ thuốc vào người khác. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc tự tách biệt mình và từ chối mọi sự giúp đỡ của người khác. Cần lắng nghe và tiếp thu những điều mình chưa biết, chưa rõ để việc tự học đạt hiệu quả cao hơn.

"Tri thức là sức mạnh" nhưng không phải cây quyền trượng toàn năng, lý thuyết phải đi đôi với thực hành. Khi đã chiếm lĩnh được tri thức, chúng ta phải dám thể hiện nó, ứng dụng nó vào thực tiễn. Suy cho cùng, đích đến cuối cùng là cải tạo thực tiễn. Nếu chỉ tự học mà không vận dụng, việc tự học sẽ trở nên vô nghĩa.

Kết hợp linh hoạt giữa tự học và những phương pháp học khác để đạt được thành công. Đồng thời, tự học một cách có chọn lọc.

Hãy chủ động và xây dựng cho mình nền tảng tri thức, kỹ năng vững chắc. Học để thành tài, và học để làm người. Học những bài học tri thức và học cả những bài học đạo lý nhân sinh. Thay vì học tủ, học vẹt, học bị động như một số cá nhân hiện nay, hoàn toàn phụ thuộc mà không biết ứng biến, xử lý linh hoạt, hãy lựa chọn cho mình phương pháp học hiệu quả.

"Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng". Kiên trì và quyết tâm tự học, một ngày không xa, thành công nhất định sẽ mỉm cười với bạn.

Nguồn : https://download.vn/nghi-luan-xa-hoi-ve-van-de-tu-hoc-37426

27 tháng 3 2019

Giới thiệu hiện tượng các bạn trẻ ngày nay thích khẳng định cái “tôi” bằng cách chụp ảnh “tự sướng” để tung lên mạng xã hội.

Đáp án cần chọn là: D

19 tháng 10 2020

1

-Ước mơ là nói đến điều bạn mơ ước và có khả năng thành hiện thược hoặc ko

_Đam mê là thứ mà bạn cảm thấy đam mê như ca hát,chơi đàn,...

_so sánh:đam mê là thứ mà bạn muốn làm và có quyết tâm trong nó còn ước mơ là thứ mà bạn chỉ mơ ước và không có động lực trong nó,nhưng cũng có trường hợp ước mơ đó có thể chở thành hiện thực và đó là điều mà bạn muốn làm và cố gắng để biến nó thành sự thực

_thành đạt là chỉ những người có chí hướng trong đời sống và đã đạt được mục tiêu đã định

_Thành công là những người giỏi giang,thành công trong cuộc sống và luôn đatj được diều mình muốn

_Thành ccong chỉ là 1 cách gọi khác của từ thành đạt vì nó cùng nói về sự thành công trong cuộc sống,điều mà bản thân khao khát đạt được

2

Học để biêt thêm kiến thức,mở rộng trí tuệ,khả năng suy nghĩ của bản thân và học sẽ giúp chúng ta biết thêm kiến thức về những điều mà ta chưa biết

_có thể nói việc học giữa con người và động vật là gần giống nhau vì việc học tập của con người là để mởi rộng kiến thức và sau nay ra xã hội sẽ có thể kiếm được việc làm ổn định để nuôi sống bản thân và con vật thì chúng học cách săn mồi theo bản năng của từng loài để kiếm ăn,nói chung thì quá trình học tập của loài người có phần khác với loài vật nhưng về mục đích thì có thể nói là đều giống nhau

3

Em nghĩ nguyên tắc thành công trong công việc này là hoàn toàn hợp lý vì chỉ khi thay đổi thì chúng ta mới chở nên giỏi hơn và có ích hơn

11 tháng 1 2022

là học sinh thcs em đã hưởng thụ được những tri thức khổng lồ của nhân loại, những hiểu biết phong phú về mọi mặt đời sống xã hội và muôn hình vạn trạng trạng thái vận động của tự nhiên, những tri thức về hầu hết các lĩnh vực của đời sống và kho tàng văn hoá của văn minh nhân loại từ những cuốn sách mà em đã đọc.

Để nâng cao sự hiểu biết và mở rộng con đường học vấn của bản thân em cần phải có ý thức tự giác nghiên cứu, chăm chỉ tìm tòi những kiến thức hoặc những điều mới mà em không biết để có thể tiến lên, vươn cao vươn xa hơn trong tương lai trên con đường học vấn, đọc thêm thật nhiều những quyển sách để bổ sung tri thức hơn nữa.

(ý kiến cá nhân nha)

11 tháng 1 2022

cảm ơn ạ <3

 

10 tháng 4 2022

Tham khảo
Đối với lứa tuổi học sinh hiện nay, thể hiện mình đang là một vấn đề lớn, là một nhu cầu tất yếu không chỉ trong trường học mà còn ở ngoài cuộc sống thường ngày. Vậy thể hiện mình đối với học sinh có ý nghĩa như thế nào mà họ lại coi đó là một nhu cầu tất yếu đối với bản thân như vậy? Hiện nay thể hiện mình thường thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau về cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực. Việc làm ấy là một hành động để chứng tỏ bản thân đối với mọi người. Về mặt tích cực, nhiều học sinh luôn đứng lên thể hiện bản thân mình bằng cách học tập thật tốt để đạt kết quả cao trong các kỳ thi ở các cấp, hay như một số học sinh lại tham gia và đóng góp tích cực cho các phong trào bề nổi ở liên đội, liên đoàn, trường, lớp,…cũng như nhiều bạn tận dụng khả năng đàn, hát, vẽ,…để thể hiện mình trước đám đông. Đó là những hành động thể hiện mình rất tích cực và vô cùng có ích để mỗi chúng ta phải học tập và noi theo. Song bên cạnh đó, một số bạn thể hiện mình mọt cách thái quá như đến lớp nhuộm tóc nhiều màu, mặc quần áo không rách thì hở, coi thường việc mặc đồng phục cũng như nội quy trường lớp, hay luôn tạo ra những trào lưu vô bổ, gây ảnh hưởng xấu tới thầy cô, bạn bè, hút thuốc lá, uống rượu bia,…sa đà vào các tệ nạn xã hội khác. Những việc làm để thể hiện mình một cách tiêu cực như thế thì không những gây ảnh hưởng xấu tới trường lớp, bạn bè, thầy cô mà còn gây sự thiếu thiện cảm trong mắt mọi người, đang dần biến mình trở thành người xấu, người vô văn hóa và làm giảm sút đi sự phát triển của xã hội. Là một học sinh, ta phải biết cách thể hiện mình sao cho thật đúng với tư cách của học sinh, luôn là một học sinh gương mẫu đi đầu mọi phong trào tốt đẹp, có ích cho bản thân, giúp ích cho đất nước. Chúng ta phải làm sao cho việc thể hiện mình chỉ tồn tại ở những mặt tích cực, đẩy lùi những mặt tiêu cực ra xa. Có như thế thì chúng ta mới có thể tự thể hiện mình một cách hoàn hảo nhất, trở nên có ích, có văn hóa, có năng lực, tài năng trong mắt mọi người và đối với xã hội. Tôi cũng vậy, tôi vẫn còn là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường, tuy không có nhiều tài năng nhưng tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt, nâng cao vốn hiểu biết của mình để tham gia tích cực vào các phong trào của trường, lớp,…làm giàu đẹp thêm cho quê hương, đất nước và trở thành một chủ nhân tài năng thực sự. Thể hiện mình là một việc làm tốt, nhưng ta phải thể hiện mình làm sao cho thật đúng và tránh sa vào những việc làm thể hiện mình không tốt nhé!

10 tháng 4 2022

Có ai đó đã từng nói rằng: “Con người sinh ra không phải để tan biến như hạt cát vô danh, mà để lưu dấu chân trên mặt đất và trong tim mọi người”. Việc thể hiện bản thân, do vậy, là một nhu cầu chính đáng của mỗi con người, các bạn học sinh cũng không là ngoại lệ. Vấn đề đặt ra cho mỗi chúng ta là: Thể hiện bản thân như thế nào là đúng đắn?
Thể hiện bản thân là một chuỗi hành động do con người tạo ra hay học hỏi của một ai đó nhằm khẳng định và cho thấy những đặc điểm nổi bật của bản thân mình, gây ấn tượng mạnh đối với mọi người xung quanh. Thể hiện bản thân ở môi trường học đường được chứng minh quacả ngoại hình , lời nói , cách ứng xử và hành động của học sinh.
Ở độ tuổi mới lớn, học sinh có những sự thay đổi đáng kể về tâm lý và suy nghĩ, dẫn đến hành động cũng trở nên nhạy cảm với mọi thứ xung quanh, điều này khiến họ luôn muốn thể hiện mình, chứng minh rằng mình đã trưởng thành. Mặt khác, nhu cầu được mọi người chú ý, được mọi người nể trọng, cũng là lí do khiến các bạn học sinh muốn thể hiện bản thân, để khẳng định năng lực và cái tôi của mình.
Những hành động thể hiện bản thân tích cực đến từ những việc đơn giản không những ở bề ngoài chỉnh chu, phù hợp với quy định của nhà trường mà còn ở lời nói và cử chỉ lịch sự lễ phép. Việc dám nói lên ý kiến, bảo vệ những quan điểm đúng đắn củamình đánh dấu cột mốc của sự trưởng thành. Cậu bé Đỗ Nhật Nam là một tấm gương hiếu học và không ngần ngại thể hiện bản thân trước mọi người xung quanh, cậu đã được tổng thống Obama gửi thư khen ngợi. Dẫu vậy, cậu vẫn quan tâm đến việc giúp đỡ cộng đồng, kì nghỉ hè vừa rồi cậu đã về nước mở lớp học tiếng Anh miễn phí cho các bạn đồng trang lứa. Hàng năm cứ đến hè, các bạn học sinh lại tích cực tham gia chiến dịch Hoa phượng đỏ, mồ hôi nhễ nhại nhưng khuôn miệng vẫn tươi cười, hăng say giúp đỡ mọi người. Họ cho chúng ta một bài học đúng đắn về cách thể hiện bản thân: cống hiến hết mình vì cộng đồng!
Tuy nhiên, hiện nay một số học sinh đã có những hành động khẳng định bản thân mình sai trái, không phù hợp với độ tuổi.Họ tập tành hút thuốc lá, tụ tập băng nhóm đánh nhau, quay clip bạo lực phát tán lên mạng, họ nói tục chửi thề, lạm dụng “ngôn ngữ teen” để chứng tỏ mình là “người sành điệu”… Đó là những hiện tượng đáng buồn, gây ra nhiều hậu quả khó lường cho bản thân và những người xung quanh.
Thể hiện bản thân mình, đúng đắn hay sai lầm, chủ yếu phụ thuộc vào việc mỗi chúng ta nhận thức bản thân và các giá trị sống. Mỗi chúng ta cần hướng đến cộng đồng để sống có ích, từ những việc làm nhỏ nhất: tham gia quỹ giúp bạn vượt khó, tiết kiệm tiền tiêu vặt để ủng họ đồng bào lũ lụt miền Trung… Đó là những hành động nhỏ những có ý nghĩa lớn, đánh dấu sự trưởng thành trong mỗi người học sinh.
Một vì sao sinh ra phải được tỏa sáng, mỗi con người sinh ra đều có nhu cầu thể hiện mình. Điều quan trọng là mỗi chúng ta phải biết phân định đúng, sai và sống tích cực, có như vậy chúng ta mới có thể trở thành ngôi sao bình dị nhưng lung linh, được mọi người yêu quý!