Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
câu 1:
Tháng 2/1859, Pháp chiếm thành Gia Định, quân triều đình nhanh chóng tan rã nhưng Pháp gặp nhiều khó khăn do hoạt động của các dân binh. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại, chúng phải chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.
câu 2
Triều Nguyễn đã không tranh thủ phản công mà cử Nguyễn Tri Phương vào xây dựng phòng tuyến Chí Hoà để “thủ hiểm”.
REFER
Tinh thần chống Pháp của vua quan triểu đình nhà Nguyễn :
- Năm 1858, khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, triều đình nhà Nguyên đã tích cực tổ chức quân đội và nhân dân chống Pháp, giành đuợc thắng lợi bước đầu ở mặi trận Đà Nẵng.
- Năm 1859, khi thực dân Pháp tấn công thành Gia Định, quan quân triều Nguyễn ở đây nhanh chóng tan rã, để mất thành vào tay thực dân Pháp.
- Đầu năm 1860, khi thực dân Pháp gặp khó khăn vì phải phân tán lực lượng, triều đình nhà Nguyễn đã không chủ động tiến công địch mà chỉ lo "thủ hiểm", dồn sức xây dựng Đại đồn Chí Hoà để ngăn chăn quân Pháp tiến công, bỏ lỡ thời cơ đánh Pháp.
- Năm 1861, khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh mién Đông Nam Kì, triểu đình không kiên quyết lãnh đạo nhân dân chống Pháp, ngược lại đã kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì và yêu cầu nhân dân bãi binh, không được đánh Pháp vì ảo tưởng có thể thương thuyết với Pháp lấy lại các vùng đất đã mất.
- Năm 1867, khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì, triều đình không có hành động chống cự, ngược lại đã giao nộp thành nhanh chóng.
Nhận xét:
- Ban đầu, triều Nguyễn đã có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm, nhưng lại bỏ lỡ nhiểu cơ hội đánh thắng giặc và thi hành đường lối kháng chiến sai lầm (chỉ lo thủ hiểm).
- Về sau, trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống ngoại xâm, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Cuối cùng, vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán rẻ quyền lợi dân tộc.
tham khảo:
Tinh thần chống Pháp của vua quan triểu đình nhà Nguyễn :
- Năm 1858, khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, triều đình nhà Nguyên đã tích cực tổ chức quân đội và nhân dân chống Pháp, giành đuợc thắng lợi bước đầu ở mặi trận Đà Nẵng.
- Năm 1859, khi thực dân Pháp tấn công thành Gia Định, quan quân triều Nguyễn ở đây nhanh chóng tan rã, để mất thành vào tay thực dân Pháp.
- Đầu năm 1860, khi thực dân Pháp gặp khó khăn vì phải phân tán lực lượng, triều đình nhà Nguyễn đã không chủ động tiến công địch mà chỉ lo "thủ hiểm", dồn sức xây dựng Đại đồn Chí Hoà để ngăn chăn quân Pháp tiến công, bỏ lỡ thời cơ đánh Pháp.
- Năm 1861, khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh mién Đông Nam Kì, triểu đình không kiên quyết lãnh đạo nhân dân chống Pháp, ngược lại đã kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì và yêu cầu nhân dân bãi binh, không được đánh Pháp vì ảo tưởng có thể thương thuyết với Pháp lấy lại các vùng đất đã mất.
- Năm 1867, khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì, triều đình không có hành động chống cự, ngược lại đã giao nộp thành nhanh chóng.
Nhận xét:
- Ban đầu, triều Nguyễn đã có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm, nhưng lại bỏ lỡ nhiểu cơ hội đánh thắng giặc và thi hành đường lối kháng chiến sai lầm (chỉ lo thủ hiểm).
- Về sau, trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống ngoại xâm, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Cuối cùng, vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán rẻ quyền lợi dân tộc.
Tham khảo
Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến trên tất cả các mặt :chính trị:nhà Nguyễn xây dựng một chính quyền chuyên chế độc đoán, tăng cường bảo vệ quyền lợi của dòng họ, lấy chỗ dựa là địa chủ, cường hào. kinh tế thì sa sút, công thương nghiệp bế tắc, xã hội mâu thuẫn,nhũng cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ…Những chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn đã đặt nước ta vào tình thế hết sức bất lợi trước sự xâm lược của tư bản phương tây:tài lực, vật lực khánh kiệt, lòng dân li tán, binh sĩ bạc nhược, kém cỏi…Những bài học về “khoan thư sức dân” “thực túc binh thường” của các thế hệ trước , thì nhà Nguyễn đều không đáp ứng được vì thế khi Pháp xân lược thì quân và dân của nhà đã hết, sức đã kiệt, nhà Nguyễn không phát động được 1 cuộc kháng chiến toàn dân. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến Việt Nam rơi vào tay Pháp.
=> như vậy trách nhiệm của nhà Nguyễn với tư cách của một triều đại lãnh đạo quản lí đất nước trước nguy cơ xâm lược từ bên ngoài đã không có những biện pháp để nâng cao sức mạnh tự vệ mà còn thi hành những chính sách thiển cận,sai lầm làm cho tiềm lực quốc gia suy kiệt, hao mòn sức dân không còn khả năng phòng thủ đất nước, tạo điều kiện cho Pháp dẩy mạnh xâm lược
refer
- Triều đình Huế nhu nhược, thụ động, không kiên quyết phối hợp với nhân dân chống thực dân Pháp ngay từ đầu. Vì vậy đã bỏ lỡ cơ hội đánh đuổi giặc Pháp.
+ Ngày 17-2-1859, quân Pháp tấn công thành Gia Định. Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã mặc dù có nhiều binh khí, lương thực.
+ Tháng 7-1860, phần lớn quân Pháp bị điều động sang Trung Quốc, lực lượng còn lại rất mỏng. Nhưng quân triều đình lại cố thủ ở trong Đại đồn Chí Hòa.
Thái độ
Nhân dân:
- Kiên quyết chống xâm lược ngay từ khi Pháp nổ súng xâm lược nước ta.
- Kiên quyết chống trả khi địch tấn công Gia Định và các tỉnh Nam Kỳ.
- Thái độ “bất tuân lệnh” triều đình của nhân dân và sĩ phu yêu nước.
Triều đình:
- Không kiên quyết động viên nhân dân chống Pháp.
- Bỏ lỡ thời cơ để hành động.
- Nhu nhược, ươn hèn, ích kỷ, vì quyền lợi của dòng họ bán rẻ dân tộc.
Hành động
Nhân dân:
- Anh dũng chống trả chúng tại Đà Nẵng dẫn đến làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của địch.
- Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra quyết liệt chống sự mở rộng chiếm đóng của thực dân Pháp và chống sự nhu nhược của triều đình.
- Vì nhân dân, Trương Định ở lại kháng chiến.
Triều đình:
- Bỏ lỡ thời cơ khi địch đánh Gia Định.
- Ký Hiệp ước 1862 để mất ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ.
- Để mất ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ (1867).
- Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
Thực dân Pháp đã chọn nơi nào làm mục tiêu xâm lược đầu tiên ở nước ta?
A. Huế B. Hà Nội
C. Đà Nẵng D. Phú Yên
Nguyên nhân nào khiến Pháp quyết định chuyển mặt trận từ Đà Nẵng về Gia Định?
A. Muốn mở rộng phạm vi chiếm đóng
B. Chiếm vựa lúa Nam Bộ, cắt nguồn lương thực của triều đình Huế
C. Đi trước Anh 1 bước trong việc làm chủ các cảng biển quan trọng ở miền Nam
D. Chuẩn bị đánh Cam-pu-chia dò đường sang Trung Quốc
Vua Tự Đức qua đời vào thời gian nào sau đây?
A. 18-8-1883 B. 29-7-1883
C. 19-5-1883 D. 25-8-1883
Em đồng ý , Vì : - Trước khi Pháp xâm lược nhà Nguyễn không giải quyết được cuộc khủng hoảng mà còn làm cho cuộc khủng hoảng ấy thêm trầm trọng gây mất khối đại đoàn kết dân tộc - Khi thực dân Pháp xâm lược với tư cách là người đứng đầu của nước Việt Nam đã không kêu gọi toàn thể nhân dân chiến đấu không phát động cuộc chiến tranh nhân dân - Nhà Nguyễn đặt lợi ích của dòng họ lên trên lợi ích của dân tộc . Từng bước nhu nhược đầu hàng bằng một loạt các bản hiệp ước nhâm Tuất Giáp Tuất hác-măng và pa-tơ-nốt - Bên ngoài thì kẻ thù đang ra sức đẩy mạnh âm mưu thôn tính, mà bên trong thì giữa người cầm quyền với nhân lại không cố kết một lòng, thậm chí có lúc kẻ cầm quyền đã sẵng sàng chìa tay ra hợp tác với kẻ thù dân tộc để có thêm điều kiện đàn áp phong trào quần chúng. Họ đi từ sai lầm này đến sai lầm khác.
Nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm trước những cơ hội của ta vào những lần thực dân Pháp sa lầy
- Tiêu biểu:
+ Đà Nẵng, Pháp và Tây Ban Nha bị cầm chân, nhà Nguyễn không tổ chức được đợt phản công.
+ Gia Định: Khi Pháp phải chia quân cho nhiều cuộc chiến trên phạm vi thế giới của Pháp, tại Gia Định chúng đóng quân trải trên 10km với số lượng chưa đến 1000, triều đình chỉ “thủ hiểm” ở đại đồn Chí Hòa, bỏ qua cơ hội đánh bại Pháp.
+ Sau trận Cầu Giấy, tình thế Pháp ở Bắc trở nên nguy khốn, triều đình không những không tận dụng cơ hội để đánh Pháp, còn ký hiệp ước Giáp Tuất 1874 chỉ để đổi lấy việc Pháp rút quân khỏi miền Bắc, trong khi triều đình mất 3 tỉnh miền Tây cho Pháp và lỡ cơ hội đánh Pháp.
- Những hành động trên của nhà Nguyễn cho thấy:
+ Triều đình có tư tưởng chủ hòa rất tai hại.
+ Tâm lý nhân nhượng, nhượng bộ Pháp.
+ Mong muốn tìm một giải pháp hòa bình với Pháp nhưng không nhìn ra bộ mặt thật của thực dân.
+ Đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân.
+ Quan lại triều đình tuy có người anh dũng (Nguyễn Tri Phương) cũng không chủ động trước tình thế, không biết nắm bắt cơ hội mà chỉ đợi lệnh triều đình, gián tiếp làm lỡ cơ hội (đại đồn Chí Hòa).
- Nhà Nguyễn có trách nhiệm lớn trong việc bỏ qua các cơ hội đánh Pháp, để nước ta hoàn toàn rơi vào tay Pháp.