K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 11 2017

a. Từ mọn mằn là từ mới được tạo ra nhờ phương thức cấu tạo từ mới trong tiếng Việt:

- Tiếng “mọn” với nghĩa “nhỏ bé đến mức không đáng kể”

- Dựa vào quy tắc tạo ra từ láy: Lặp lại phụ âm đầu: m

- Dựa vào quy tắc trật tự trừ trong từ láy: Tiếng gốc “mọn” đặt trước, tiếng láy “mằn” đặt sau

- Đổi vần thành vần ăn, đổi thanh nặng thành thanh huyền

⇒ Từ mọn mằn có nghĩa là nhỏ nhặt, tầm thường, không đáng kể

b. Từ giỏi giắn cũng là từ mới được tạo ra nhờ phương thức cấu tạo từ mới trong tiếng Việt.

- Dựa trên cơ sở tiếng “giỏi”: chỉ những người tài giỏi, giỏi giang

- Dựa vào quy tắc tạo từ láy: Láy phụ âm đầu: gi

- Dựa vào quy tắc trật tự từ trong từ láy: Tiếng gốc đứng trước, tiếng láy đứng sau

- Đổi vần thành vần ăn, thanh hỏi thành thanh sắc

⇒ Từ giỏi giắn có nghĩa là rất giỏi, mang sắc thái thiện cảm, được nhiều người mến mộ

c. Từ nội soi là thuật ngữ dùng trong y học mới được tạo ra trong thời gian gần đây nhờ vào phương thức cấu tạo từ mới trong tiếng Việt:

- Được tạo ra từ hai tiếng có sẵn: nội, soi

- Dựa vào phương thức cấu tạo từ ghép chính phụ có tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau, tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.

⇒ Nội soi chính là dùng phương pháp đưa một ống nhỏ vào bên trong cơ thể, qua đó có thể quan sát và phát hiện ra bệnh lí của con người.

 Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nhận xét xác đáng trong Tục ngữ, ca dao, Dân ca Việt Nam: ''Trong ca dao dân ca Việt Nam có rất nhiều bài nói tới con cò. Những câu ca dao hay của ta và có lẽ cũng rất cổ của ta hầu hết mở đầu bằng con cò: 'con cò bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội, con cò trắng bạch như vôi, con cò vàng, con cò kỳ, con cò quăm...' tại sao trong khi hát, người ta...
Đọc tiếp

 Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nhận xét xác đáng trong Tục ngữ, ca dao, Dân ca Việt Nam: ''Trong ca dao dân ca Việt Nam có rất nhiều bài nói tới con cò. Những câu ca dao hay của ta và có lẽ cũng rất cổ của ta hầu hết mở đầu bằng con cò: 'con cò bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội, con cò trắng bạch như vôi, con cò vàng, con cò kỳ, con cò quăm...' tại sao trong khi hát, người ta lại hay nói nhiều tới loại chim ấy mà không nói tới loại chim khác? Trong các loài chim kiếm ăn ở đông ruộng chỉ có con cò thường gần người nông dân hơn cả''.( đoạn 1)

Tác giả nhà văn hiện đại biện minh cho nhận xét của mình rằng con trâu là bạn thân của dân quê nhưng dù sao hình ảnh con trâu vẵn gắn liền với thực tế nặng nề, khó nhọc nên lúc có nhu cầu thư giãn, bay bổng, người ta luôn nghĩ tới con cò.(đoạn 2)

Còn một lý do khác mà Vũ Ngọc Phan không nói tới, đó là con cò gắn liền với người mẹ quê.Chính lời ru đã nhập tâm vào mỗi chúng ta bóng dáng mẹ hiền qua hình ảnh con cò ...''(đoạn 3)

Đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi :

1) cho biết nội dung chính của đoạn văn trên

2) Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã cho biết những lí do nào mà hình ảnh con cò gắn bó nhiều với ca dao dân ca Việt Nam

3) Ở đoạn (1), tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Nó có tác dụng gì?

4) Ở đoạn (2), tác giả đã sử dụng thao tác lập luận gì? Nó có ý nghĩa như thế nào?

5)chép 4 bài ca dao có hình ảnh con cò

 ai có lòng tốt giúp mình đi

 
5
26 tháng 9 2016

Nội dung chính: Đoạn 1: Nói về hình ảnh thông qua con cò, và các loài chim để thể hiện phẩm chất con người.

Đoạn 2: Nói về con trâu hình ảnh thân thuộc với con người Việt

Đoạn 3: Lời ru của người mẹ, hình ảnh quê mẹ

Tất cả 3 đoạn đề hướng tới 1 ý chính đó là hình ảnh thể hiện qua các câu ca dao, tục ngữ thông qua hình ảnh đó ta thấy được nét đẹp bên trong từng câu nói.

 

 

26 tháng 9 2016

khocroi

 

 

Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi...
Đọc tiếp

Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.
(Trích Hai đứa trẻ – Thạch Lam, SGK Ngữ văn lớp 11 tập một, NXB Giáo dục, trang 95 )
1. Tìm và chỉ ra các biện pháp nghệ thuật chính của đoạn văn? Tác dụng của chúng? (1.0 điểm )
2. Từ gọi trong câu văn có tác dụng gì? Tìm và chỉ ra những hình ảnh, từ ngữ miêu tả cảnh chiều buông ? (0,5 điểm )
3. Nội dung chính của đoạn văn? (0,5 điểm )
4. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của anh/ chị về tình cảm của mình với quê hương (1,0 điểm) (trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

2
2 tháng 3 2020

1. Tìm và chỉ ra các biện pháp nghệ thuật chính của đoạn văn? Tác dụng của chúng? (1.0 điểm )

=> Những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn:

+ Hình ảnh so sánh độc đáo: Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn

+ Nghệ thuật tả cảnh: dùng ánh sáng để gợi tả bóng tối, dùng động tả tĩnh ⟶ sử dụng nghệ thuật tương phản làm đòn bẩy.

+ Ngôn ngữ: tinh tế, giàu chất thơ

+ Âm điệu: trầm buồn.

- Tác dụng: làm nổi bật nội dung đoạn văn và ngòi bút tài hoa của tác giả.



2 tháng 3 2020

3. Nội dung chính của đoạn văn? (0,5 điểm )

=> Nội dung của đoạn văn: bức tranh thiên nhiên phố huyện với vẻ đẹp trầm buồn, tĩnh lặng, rất đỗi thơ mộng lúc chiều tà và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của Liên.


4. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của anh/ chị về tình cảm của mình với quê hương (1,0 điểm) (trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

=> Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 – 4.Có rất nhiều người đinh ninh rằng hiện tại của mình đã được số mệnh định sẵn, nhưng thực ra không phải như vậy. Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn…Chúng ta vẫn quen đổ lỗi cho những người khác. Có những lúc tôi cũng cho là...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 – 4.

Có rất nhiều người đinh ninh rằng hiện tại của mình đã được số mệnh định sẵn, nhưng thực ra không phải như vậy. Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn…Chúng ta vẫn quen đổ lỗi cho những người khác. Có những lúc tôi cũng cho là mình kém may mắn, nhưng rồi tôi hiểu ra rằng không ai có thể kiểm soát được những biến cố xảy đến, nhưng mỗi người luôn có quyền chọn lựa cách đối phó với chúng. Những người suy sụp tinh thần hay thất bại, thường đưa ra những lý do như là: do không có tiền, không có thời gian, do kém may mắn, do quá mệt mỏi hay tâm trạng chán nản… để biện minh cho việc bỏ qua những cơ hội thuận lợi trong cuộc sống. Nhưng sự thực chỉ là do họ không biết sử dụng quyền được lựa chọn của mình. Chính vì thế, họ chỉ là đang tồn tại chứ không phải đang sống thực sự. Điều đó cũng giống như việc bạn muốn mở khóa để thoát khỏi nơi giam cầm, nhưng lại không biết rằng chiếc chìa khóa đang ở ngay trong chính bản thân mình, trong cách suy nghĩ của mình. Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi. Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó. Chính điều chúng ta chọn để nghĩ và chọn để làm mới là quan trọng hơn cả. (Theohttps://sachvui.com/doc-sach/nhung-bai-hoc-cuocsong/chuong-4.html)

Câu 1. Khả năng kì diệu của con người được nói đến là gì? (0,5 điểm)

Câu 2. Những người nào được xem là những người đang tồn tại chứ không phải sống thực sự? (0,5điểm)

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả “Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó” (1,0 điểm)

Câu 4. Anh/chị đồng tình với quan điểm “Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi” không? Vì sao? (1,0 điểm)

B. PHẦN LÀM VĂN 3 Từ gợi ý phần Đọc hiểu trên, anh (chị) hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về việc chọn để nghĩ và chọn để làm trong cuộc sống.

giúp mk với mn ơi

1
1 tháng 5 2020

Câu 1:

Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn

Câu 2:

Những người suy sụp tinh thần hay chấp nhận sự thất bại rồi đưa ra những lý do như là: do không có tiền, không có thời gian, do kém may mắn, do quá mệt mỏi hay tâm trạng chán nản… để biện minh cho việc bỏ qua những cơ hội thuận lợi trong cuộc sống.

Câu 3:

Ý kiến của tác giả là "Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó" có nghĩa là đứng trước bất cứ một biến cố, khó khăn hay sự việc nào, con người có quyền được lựa chọn cách đối mặt, cách giải quyết và đương đầu với nó để mà thành công. Những sự việc, biến cố đến bất cứ lúc nào nhưng việc mà chúng ta sẵn sàng dám đối mặt thay vì lấy lí do để mà buông xuôi, thất bại chính là chìa khóa để chúng ta có thể vượt qua được những khó khăn ấy và sống 1 cuộc sống thực sự.

Câu 4:

Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm "Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi". Vì khi đứng trước một biến cố nào đó, con người có thể lựa chọn cách mà mình đối mặt chứ nó không hề phụ thuộc vào việc mya rủi ra sao. Nếu như ta thực sự cố gắng để mà vượt qua thì chắc chắn sẽ vượt qua được còn khi ta chấp nhận thất bại thì ta sẽ phải nhận thất bại. Đó là do cách chúng ta chọn cách để mà đối mặt chứ ko phải do may rủi.

B.PHẦN LÀM VĂN :

Trong cuộc sống, cách mà mọi người chọn để nghĩ, chọn để làm để đối mặt với mọi vấn đề là yếu tố quyết định thành công. Thật vậy, cuộc sống là khoảng 10% những gì mà xảy đến với con người, còn 90% còn lại là thái độ sống mà chúng ta chọn để mà đối diện với những biến cố đó. Đầu tiên, khi đứng trước một vấn đề khó khăn, người lạc quan và có niềm tin vào bản thân sẽ nhìn thấy cơ hội trong chính những khó khăn đó. Họ sẽ trao cho bản thân quyền được thử, được nghĩ và được làm để mà đương đầu với những khó khăn đó. Họ có tinh thần thép và ý chí, nỗ lực kiên cường vượt qua được mọi gian truân khó khăn. Cuối cùng, khi họ thành công, thành quả mà họ nhận được sẽ tương xứng với những công sức bỏ ra. Họ sẽ nhận thấy rằng quyết định dấn thân tiếp tục vào công việc đó của mình là đúng. Trái ngược lại, những người bi quan và thiếu niềm tin vào bản thân sẽ chỉ nhìn thấy toàn là những ngang trái và trắc trở từ những khó khăn của cuộc sống. Những khó khăn ấy làm cho họ không dám làm gì hết. Họ sẽ chẳng bao giờ thành công; vậy là một cơ hội trong đời lại bị bỏ qua. Trên thực tế, để thành công thì phải thấy được cơ hội từ những khó khăn và nhớ rằng lấy lí do thì bao giờ cũng dễ hơn làm. Tóm lại, con người hoàn toàn có quyền được lựa chọn cách nghĩ, cách làm để mà đương đầu với những khó khăn.
Học tốt!

Để hình dung cách viết bản tin, anh (chị) hãy đọc hai bản tin sau và thực hiện những yêu cầu nêu ở dưới. THỰC HIỆN HƠN 22 NGHÌN CHUYẾN BAY AN TOÀN Đến ngày 17 tháng 7, Tổng công ti Hàng không Việt Nam tiếp tục bám sát thị trường hàng không để điều chỉnh kế hoạch khai thác bay đạt hiệu quả. Tổng doanh thu đạt 7690 tỉ đồng, toàn ngành đã thực hiện hơn 22 nghìn chuyến bay an toàn,...
Đọc tiếp
Để hình dung cách viết bản tin, anh (chị) hãy đọc hai bản tin sau và thực hiện những yêu cầu nêu ở dưới.
THỰC HIỆN HƠN 22 NGHÌN CHUYẾN BAY AN TOÀN
Đến ngày 17 tháng 7, Tổng công ti Hàng không Việt Nam tiếp tục bám sát thị trường hàng không để điều chỉnh kế hoạch khai thác bay đạt hiệu quả. Tổng doanh thu đạt 7690 tỉ đồng, toàn ngành đã thực hiện hơn 22 nghìn chuyến bay an toàn, vận chuyển 2 triệu 332 nghìn lượt khách, tăng 29% so với cùng kì năm ngoái (khách trong nước tăng 20%, quốc tế tăng 42%), vận chuyển hơn 45 nghìn 143 tấn hàng hoá, bưu kiện, tăng 21,5% so với cùng kì.
Ngành áp dụng phụ thu nhiên liệu với đường bay quốc tế, giảm giá đặc biệt trên các tuyến bay trong nước, liên doanh chia chỗ với An France, khai thác đường bay mới nối dài chặng bay từ Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh – Mát-xcơ-va (Nga) tới Phrăng-phuốc (CHLB Đức). Tổng công ti đã xúc tiến triển khai mô hình công ti mẹ – công ti con và tiến hành cổ phần hoá một số đơn vị thành viên, xúc tiến việc thuê hai máy bay B.777 và mua 10 máy bay A.320, A.321.
(Báo Nhân dân, ngày 19 – 7 – 2004)
BÁN KẾT CÚP BÓNG ĐÁ QUỐC GIA NAM MỸ
BRA-XIN – U-RU-GOAY
Cú đánh đầu dũng mãnh của Mác–xen–lô Sô–xa ở phút thứ 25 đã đưa đội tuyển U–ru–goay vượt lên dẫn trước 1 – 0, tuy nhiên đội tuyển Bra–xin không tỏ ra vội vã: Họ san bằng tỉ số ở phút đầu tiên của hiệp hai với bàn thắng của A–đri–a–nô từ một đợt phản công nhanh. Trận đấu tiếp tục diễn ra cân bằng, không đội nào ghi thêm được bàn thắng. Trong loạt sút luân lưu 11 m, thủ môn đội tuyển Bra–xin, Ha–li–ô Xê–đa đã cản được cú sút của Xan–chét trong khi các đồng đội không phạm sai lầm nào. Thắng 5 – 3 ở những cú sút luân lưu, đội Bra–xin sẽ tiếp đội tuyển Ác–hen–ti–na trong trận chung kết.
(Báo Nhân dân, ngày 23 – 7 – 2004)
Yêu cầu:
a) Cách đặt tiêu đề bản tin
– Về nội dung:
+ Tiêu đề của cả hai bản tin trên có quan hệ như thế nào với nội dung?
+ Các tiêu đề sau đây có gì đặc biệt?
Ai giết Tổng thống Ken–nơ–đi?
Cầu thủ đắt giá nhất Bra–xin
Hành là chính
– Về hình thức và kết cấu:
Tiêu đề bản tin có gì đặc biệt?
b) Cách mở đầu bản tin
– Tìm phần mở đầu trong mỗi ban tin trên.
– Các phần mở đầu trên thông báo những nội dung gì của sự kiện? Chúng có tầm quan trọng như thế nào?
c) Triển khai chi tiết bản tin
– Hai bản tin trên được triển khai chi tiết những nội dung nào? Chúng có quan hệ với phần mở đầu như thế nào?
– Phần triển khai được viết cụ thể cho phần tin khái quát ở đầu. Tuy nhiên, lại có nhiều cách triển khai khác nhau. Hãy chỉ ra những điểm khác biệt và cách triển khai trong hai bản tin trên.
1
28 tháng 8 2017

Viết bản tin

- Đặt tiêu đề

- Cách mở đầu bản tin

- Cách triển khai chi tiết bản tin

Trong một bữa tiệc, Mark Twain ngồi đối diện với một người phụ nữ. Theo lẽ lịch sự, ông đã nói với người này: Cô thật là xinh đẹp! Người phụ nữ đó lại không hề cảm kích, mà còn cao ngạo nói: Rất tiếc là tôi không có cách nào để nói lời khen tương tự như thế với ông! Mark Twain rất bình thản, nói: Không sao cả, cô có thể giống như tôi vậy, nói một lời nói dối là được...
Đọc tiếp

Trong một bữa tiệc, Mark Twain ngồi đối diện với một người phụ nữ. Theo lẽ lịch sự, ông đã nói với người này: Cô thật là xinh đẹp!
Người phụ nữ đó lại không hề cảm kích, mà còn cao ngạo nói: Rất tiếc là tôi không có cách nào để nói lời khen tương tự như thế với ông!
Mark Twain rất bình thản, nói: Không sao cả, cô có thể giống như tôi vậy, nói một lời nói dối là được rồi .
Người phụ nữ nghe xong, xấu hổ quá , phải cúi gầm mặt xuống mà không nói được lời nào.
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích
Câu 2: Anh, chị hiểu câu nói thứ hai của Mark Twain như thế nào? Nêu nhận xét về cách đối đáp của Mark Twain?
Câu 3: ý nghĩa rút ra từ văn bản trên là gì?

0
Trong một bữa tiệc, Mark Twain ngồi đối diện với một người phụ nữ. Theo lẽ lịch sự, ông đã nói với người này: Cô thật là xinh đẹp! Người phụ nữ đó lại không hề cảm kích, mà còn cao ngạo nói: Rất tiếc là tôi không có cách nào để nói lời khen tương tự như thế với ông! Mark Twain rất bình thản, nói: Không sao cả, cô có thể giống như tôi vậy, nói một lời nói dối là được...
Đọc tiếp

Trong một bữa tiệc, Mark Twain ngồi đối diện với một người phụ nữ. Theo lẽ lịch sự, ông đã nói với người này: Cô thật là xinh đẹp!
Người phụ nữ đó lại không hề cảm kích, mà còn cao ngạo nói: Rất tiếc là tôi không có cách nào để nói lời khen tương tự như thế với ông!
Mark Twain rất bình thản, nói: Không sao cả, cô có thể giống như tôi vậy, nói một lời nói dối là được rồi .
Người phụ nữ nghe xong, xấu hổ quá , phải cúi gầm mặt xuống mà không nói được lời nào. (nguồn: internet)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích
Câu 2: Anh, chị hiểu câu nói thứ hai của Mark Twain như thế nào? Nêu nhận xét về cách đối đáp của Mark Twain?
Câu 3: ý nghĩa rút ra từ văn bản trên là gì?

0
Trong một bữa tiệc, Mark Twain ngồi đối diện với một người phụ nữ. Theo lẽ lịch sự, ông đã nói với người này: Cô thật là xinh đẹp! Người phụ nữ đó lại không hề cảm kích, mà còn cao ngạo nói: Rất tiếc là tôi không có cách nào để nói lời khen tương tự như thế với ông! Mark Twain rất bình thản, nói: Không sao cả, cô có thể giống như tôi vậy, nói một lời nói dối là được...
Đọc tiếp

Trong một bữa tiệc, Mark Twain ngồi đối diện với một người phụ nữ. Theo lẽ lịch sự, ông đã nói với người này: Cô thật là xinh đẹp!
Người phụ nữ đó lại không hề cảm kích, mà còn cao ngạo nói: Rất tiếc là tôi không có cách nào để nói lời khen tương tự như thế với ông!
Mark Twain rất bình thản, nói: Không sao cả, cô có thể giống như tôi vậy, nói một lời nói dối là được rồi .
Người phụ nữ nghe xong, xấu hổ quá , phải cúi gầm mặt xuống mà không nói được lời nào. (nguồn : internet)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích
Câu 2: Anh, chị hiểu câu nói thứ hai của Mark Twain như thế nào? Nêu nhận xét về cách đối đáp của Mark Twain?
Câu 3: ý nghĩa rút ra từ văn bản trên là gì?

0
Trong một bữa tiệc, Mark Twain ngồi đối diện với một người phụ nữ. Theo lẽ lịch sự, ông đã nói với người này: Cô thật là xinh đẹp! Người phụ nữ đó lại không hề cảm kích, mà còn cao ngạo nói: Rất tiếc là tôi không có cách nào để nói lời khen tương tự như thế với ông! Mark Twain rất bình thản, nói: Không sao cả, cô có thể giống như tôi vậy, nói một lời nói dối là được...
Đọc tiếp

Trong một bữa tiệc, Mark Twain ngồi đối diện với một người phụ nữ. Theo lẽ lịch sự, ông đã nói với người này: Cô thật là xinh đẹp!
Người phụ nữ đó lại không hề cảm kích, mà còn cao ngạo nói: Rất tiếc là tôi không có cách nào để nói lời khen tương tự như thế với ông!
Mark Twain rất bình thản, nói: Không sao cả, cô có thể giống như tôi vậy, nói một lời nói dối là được rồi .
Người phụ nữ nghe xong, xấu hổ quá , phải cúi gầm mặt xuống mà không nói được lời nào.
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích
Câu 2: Anh, chị hiểu câu nói thứ hai của Mark Twain như thế nào? Nêu nhận xét về cách đối đáp của Mark Twain?
Câu 3: ý nghĩa rút ra từ văn bản trên là gì?

1
23 tháng 3 2018

1.

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Phương thức tự sự.

2. Câu nói thứ 2 của Mark Twain có hàm ý: cô gái không hề xinh đẹp, ông ấy chỉ khen theo phép lịch sự.

=> Cách đối đáp của ông rất khôn khéo, thông minh.

3. Ý nghĩa, bài học từ câu chuyện: Trong giao tiếp cần tế nhị, lịch sự và thể hiện sự tôn trọng với người đối diện.