K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 2 2020

-Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó.

-Luận điểm là ý kiến xác đáng của người viết về vấn đề được đặt ra.

-Luận cứ là những lý lẽ và dc dùng để thuyết minh cho luận điểm.

-Luận luận là nêu lên những ý kiến của mình về một vấn đề nhất định bằng cách dựa vào các sự thật đáng tin cậy và các lý lẽ xác đáng.

----CHÚC BẠN HỌC TỐI----

28 tháng 2 2020

- Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa.

- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hoặc phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục

- Luận cứ là những lí lẽ , dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm , dẫn đến luận điểm như là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó . Luận cứ trả lời các câu hỏi : Vì sao phải nêu ra luận điểm ? Nêu ra để làm gì ? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không ?

- Lập luận là cách lựa chọn , sắp xếp , trình bày luận cứ sao cho chúng làm cơ sở vững chắc cho luận điểm .

Chúc bạn học tốt!

A.PHẦN LÍ THUYẾTCâu 1:Thế nào là văn nghị luận?Câu 2:Đặc điểm của văn nghị luận?Câu 3:Bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận?Câu 4:Thế nào là từ đồng nghĩa,từ trái nghĩa?Câu 5:Thế nào là câu rút gọn?Tác dụng?Cách dùng câu rút gọn?Câu 6:Thế nào là câu đặc biệt?Tác dụng của câu đặc biệt?câu 7:Tục ngữ là gì?Câu 8:Thành ngữ là gì?Câu 9:Thế nào là điệp ngữ?Có...
Đọc tiếp

A.PHẦN LÍ THUYẾT

Câu 1:Thế nào là văn nghị luận?

Câu 2:Đặc điểm của văn nghị luận?

Câu 3:Bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận?

Câu 4:Thế nào là từ đồng nghĩa,từ trái nghĩa?

Câu 5:Thế nào là câu rút gọn?Tác dụng?Cách dùng câu rút gọn?

Câu 6:Thế nào là câu đặc biệt?Tác dụng của câu đặc biệt?

câu 7:Tục ngữ là gì?

Câu 8:Thành ngữ là gì?

Câu 9:Thế nào là điệp ngữ?Có mấy dạng điệp ngữ?

Câu 10:Phân biệt câu rút gọn với câu đặc biệt?

Câu 11:Em hãy nêu các bước tạo lập văn bản?

Câu 12:Thế nào là ca dao?

Câu 13:Luận điểm là gì

Câu 14:Luận cứ là gì?

Câu 15:Lập luận là gì?

Câu 16:Bố cục của bài văn nghị luận gồm mấy ohaafn?

Câu 17:Văn biệt cảm là gì?

Câu 18:Thế nào là văn bản nhật dụng?

Câu 19:Bố cục của bài văn biểu cảm gồm mấy phần?

Giúp Min với ạ!Thank trước <3

0
6 tháng 4 2020

Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hoặc phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.

Theo định nghĩa sách giáo khoa, luận cứ là những lý lẽ, dẫn chứng đã được công nhận dùng làm cơ sở, căn cứ cho luận điểm trong bài viết nghị luận.

Lập luận là nêu lên những ý kiến của mình về một vấn đề nhất định bằng cách dựa vào các sự thật đáng tin cậy và các lý lẽ xác đáng. - Nêu rõ luận điểm của mình : tán thành hay phản đối. - Nêu ra lý lẽ dẫn chứng và tổ chức lý lẽ, dc hợp lý (luận chứng).

Bố cục văn bản nghị luận có ba phần:

- Mở bài: nêu vấn đề có ý nghĩ đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát, tổng quát)

- Thân bài: trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ)

- Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm.

Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới( cần được chứng minh) là đáng tin cậy

18 tháng 10 2019

Đáp án: B

2 tháng 8 2019

- Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

- Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển, luận điểm kết luận.

- Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luận điểm là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.

- Lập luận là nêu lên những ý kiến của mình về một vấn đề nhất định bằng cách dựa vào các sự thật đáng tin cậy và các lý lẽ xác đáng.

+ Nêu rõ luận điểm của mình : tán thành hay phản đối.
+ Nêu ra lý lẽ dẫn chứng và tổ chức lý lẽ, được hợp lý (luận chứng).

Chúc bạn học tốt!

Lập luận là gì ?
Lập luận là nêu lên những ý kiến của mình về một vấn đề nhất định bằng cách dựa vào các sự thật đáng tin cậy và các lý lẽ xác đáng.
- Nêu rõ luận điểm của mình : tán thành hay phản đối.
- Nêu ra lý lẽ dẫn chứng và tổ chức lý lẽ, dc hợp lý (luận chứng).
2) Các yếu tố của lập luận :
a) Luận điểm : là ý kiến xác đáng của người viết về vấn đề được đặt ra.
Vd : Tác phẩm Chí Phèo xây dựng thành công nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
Để thuyết minh cho luận điểm lớn, người ta thường đề xuất các luận điểm nhỏ. Các luận điểm ấy liên kết với nhau để soi sáng, thuyết minh cho luận điểm lớn của toàn bài.
b) Luận cứ : là những lý lẽ và dc dùng để thuyết minh cho luận điểm.
c) Luận chứng : là sự phối hợp, tổ chức các lý lẽ và dc để thuyết minh cho luận điểm.
Luận chứng phải chặt chẽ, tránh cực đoan, một chiều, phải biết lật đi lật lại vấn đề để xem xét cho cạn lý hết lẽ.

1.Đọc lại văn bản Chống nạn thất học (bài 18) và cho biết:- Luận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa bằng những câu văn như thế nào?- Chỉ ra những luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) trong văn bản Chống nạn thất học và cho biết những luận cứ ấy đóng vai trò gì? Muốn có sức thuyết phục luận cứ phải đạt yêu cầu gì?- Chỉ ra...
Đọc tiếp

1.Đọc lại văn bản Chống nạn thất học (bài 18) và cho biết:

- Luận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa bằng những câu văn như thế nào?

- Chỉ ra những luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) trong văn bản Chống nạn thất học và cho biết những luận cứ ấy đóng vai trò gì? Muốn có sức thuyết phục luận cứ phải đạt yêu cầu gì?

- Chỉ ra trình tự lập luận của văn bản Chống nạn thất học và cho biết lập luận như vậy tuân theo thứ tự nào và có ưu điểm gì?

2. HS đọc trước văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (SGK/24)

- Luận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa bằng  câu văn như thế nào?

- Chỉ ra những luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) trong văn bản.

- Nhận xét cách lập luận của tác giả?

0
11 tháng 2 2019

lên sgk mà xem

11 tháng 2 2019

 1) Lập luận là gì ? 
           Lập luận là nêu lên những ý kiến của mình về một vấn đề nhất định bằng cách dựa vào các sự thật đáng tin cậy và các lý lẽ xác đáng. 
           - Nêu rõ luận điểm của mình : tán thành hay phản đối. 
           - Nêu ra lý lẽ dẫn chứng và tổ chức lý lẽ, dc hợp lý (luận chứng). 
      2) Các yếu tố của lập luận : 
          a) Luận điểm : là ý kiến xác đáng của người viết về vấn đề được đặt ra. 
             Vd : Tác phẩm Chí Phèo xây dựng thành công nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. 
              Để thuyết minh cho luận điểm lớn, người ta thường đề xuất các luận điểm nhỏ. Các luận điểm ấy liên kết với nhau để soi sáng, thuyết minh cho luận điểm lớn của toàn bài. 
      b) Luận cứ : là những lý lẽ và dc dùng để thuyết minh cho luận điểm. 
      c) Luận chứng : là sự phối hợp, tổ chức các lý lẽ và dc để thuyết minh cho luận điểm. 
           Luận chứng phải chặt chẽ, tránh cực đoan, một chiều, phải biết lật đi lật lại vấn đề để xem xét cho cạn lý hết lẽ. 
       III Một số cách luận chứng : 
    1) Diễn dịch : từ một chân lý chung, quy luật chung mà suy ra các hệ luận, các biểu hiện cụ thể. 
     2) Quy nạp : từ những chứng cứ cụ thể mà rút ra những nhận định khái quát. 
     3) Phối hợp diễn dịch với quy nạp : mô hình cấu tạo của toàn bài văn : tổng - phân - hợp. 
     4) Nêu phản đề : lật ngược vấn đề. 
                Nêu luận điểm giả định và phát triển đến tận cùng để chứng tỏ là luận điểm sai. Từ đó khẳng định luận điểm của mình. 
     5) So sánh : 
          * So sánh tương đồng : từ một chân lý đã biết suy ra một chân lý tương tự có chung lôgích bên trong. 
          * So sánh tương phản : đối chiếu các mặt trái ngược nhau để làm nổi bật luận điểm. 
     6) Phân tích nhân quả : 
          * Trình bày nguyên nhân trước, chỉ ra kết quả sau. 
          * Chỉ ra kết quả trước, trình bày nguyên nhân sau. 
          * Trình bày hàng loạt sự việc theo quan hệ nhân quả liên hoàn. 
     7) Vấn đáp : Nêu câu hỏi rồi trả lời hoặc để người đọc tự trả lời. 
       III . Một số kiểu lỗi về lập luận : 
1)     Luận điểm không rõ ràng : 
       - Nói lan man mà không nêu được ý kiến nhất   
định, đánh giá của mình về vấn đề đặt ra. 
       - Diễn đạt thiếu mạch lạc nên không làm rõ được nội dung. 
   2) Luận cứ không chuẩn xác, không đáng tin cậy : 
       - Trích dẫn thiếu chính xác , dẫn đến bình giảng không đúng. 
       - Nêu dc đúng nhưng hiểu sai lầm dc. 
   3) Luận chứng thiếu lôgích : 
       - Lập luận có mâu thuẫn (các luận điểm trái ngược nhau, luận cứ trái ngược với luận điểm) 
       - Lập luận không nhất quán ( luận điểm một đằng, luận cứ một nẻo). 
       - Lập luận không đủ lý do. 
3 Củng cố – Dặn dò : 
 *  Khái niệm – các quy tắc  lập luận. 
 *  Nhắc lại một số kiểu lỗi về lập luận thường gặp của hs trong quá trình làm bài. 
 *  HS làm bài tâp 3 tr. 23 ở nhà. 
     a)   Gợi ý: Hãy lấy ý trong câu làm câu tổng quát. 
-         Tìm các ý nhỏ để triển khai ý tổng quát. 
-         Nâng ý tổng hợp (ý của đề) lên 
    b) “Trong tác phẩm Vi hành… hư cấu nghệ thuật.” ( câu tổng quát) 
         Tác giả đã sử dụng hình thức kể chuyện độc đáo để chỉ ra cái lố lăng, kệch cỡm của KĐ, ách thống trị độc ác tại thuộc địa, sự mất tự do, dân chủ; tác giả đã dùng dạng văn hài hước, mỉa mai kết hợp với lối tạo đối lập, chơi chữ, tạo tình huống nhầm lẫn

10 tháng 2 2018

Đáp án: C