K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 3 2018

1. Thế nào là văn nghị luận c/m?

Văn nghị luận c/m là kiểu bài sd hàng loạt các dẫn chứng có tính định hướng để kđ, làm sáng tỏ vấn đề là đúng, là chân lí để thuyết phục người đọc, người nghe.

2. Yêu cầu về dẫn chứng trong văn c/m

- Dẫn chứng là bản chất, là linh hồn của văn c/m

- Dẫn chứng cần đảm bảo những tiêu chí sau:

+ Về số lượng: dẫn chứng phải nhiều, hàng loạt

+ Về chất lượng: hay, tiêu biểu, điển hình, toàn diện, sát vs yêu cầu của đề, phải hướng về luận đề hay luận điểm

3. Cách đưa dẫn chứng vào văn c/m

Cần thực hiện theo những thao tác sau:

Có lời dẫn dắt, đưa dẫn chứng -> phân tích dẫn chứng-> khái quát lại vđề đã c/m

4. Bố cục của b văn

a) MB: - Dẫn dắt vào đề

- Giới thiệu vđề phải c/m

- Nêu giới hạn của đề

b) TB: - Gi/thik các từ ngữ khó (nếu có)

- Gi/thik qua để làm rõ nd của luận đề

- Lần lượt c/m từng luận điểm

· Lưu ý: + Mỗi luận điểm phải có từ 1 đến vài dẫn chứng để minh họa

+ Phải phân tích dẫn chứng

+ Trong quá trình phân tích dẫn chứng có thể lồng cảm nghĩ, đánh giá liên hệ

c) KB: - Kđ lại v đề đã c/m

- Liên hệ bản thân

24 tháng 3 2020

1. Khái niệm:

Văn nghị luận là thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

2. Đặc điểm của văn nghị luận:

- Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển, luận điểm kết luận.

- Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luân điểm là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.

Luận cứ trả lời các câu hỏi: Vì sao phải nêu luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?

24 tháng 3 2020

TIK KIỂU J?

HỎI ĐÙA THÔI

TIK THÌ TIK

HIHIbanhbanhbanh

10 tháng 2 2017

1.Xác định câu chủ đề của đoạn.

"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta".

2.Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn.Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn , hãy cho biết ,văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?

Văn bản trên nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

3.Tìm bố cục của văn bản và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài.Sử dụng sơ đồ để thể hiện dàn ý của bài văn.

  • Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.

  • Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.

  • Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

4.Để chứng minh cho vấn đề nghị luận,tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?

Để chứng minh cho nhận định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta", tác giả đã đưa ra các dẫn chứng:

  • Tinh thần yêu nước trong lịch sử chống giặc ngoại xâm các thời đại.

  • Tinh thần yêu nước ở hiện tại, trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Các dẫn chứng được sắp xếp theo trình tự:

  • Thời gian: quá khứ - hiện tại

  • Không gian: miền xuôi - miền ngược, nước ngoài - trong nước.

  • Lứa tuổi: già - trẻ, gái - trai.

  • Lĩnh vực: mặt trận, hậu phương.

8 tháng 3 2020

*Văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ":

1. Nêu xuất xứ của văn bản.

Đoạn văn Đức tính giản dị của Bác Hồ trích từ vài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa văn khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại - diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1980)

2. Nêu vấn đề nghị luận của văn bản.

Vấn đề mà tác giả nghị luận là: Đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong cách ăn ở, sinh hoạt, cách ứng xử và trong lời nói, bài viết.

3. Tìm hiểu bố cục và trình tự lập luận của những văn bản trên.

- Trình tự lập luận của tác giả trong bài viết:

  • Nhan đề: Nêu luận điểm chính của bài: "Đức tính giản dị của Bác Hồ".
  • Chứng minh luận điểm. Giải thích và bình luận để làm sáng tỏ.
  • Chứng minh luận điểm bằng những luận cứ khác.

- Bố cục

  • + Phần 1 (từ đầu đến “trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”): Khẳng định phẩm chất cao quý, không mai một theo thời gian của Hồ chủ tịch.

    + Phần 2 (tiêp theo đến “Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”): đức tính giản dị của Bác thể hiện trong đời sống và trong mối quan hệ với mọi người.

    + Phần 3 (tiếp theo đến “trong thế giới ngày nay”): Đời sống giản dị của Bác hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, cao đẹp.

    + Phần 4 (đoạn còn lại): Sự giản dị trong lời nói và bài viết của Bác, sức ảnh hưởng của phẩm chất Hồ Chí Minh tới nhân dân, dân tộc.

4. Tìm hiểu hệ thống luận cứ và dẫn chứng trong văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ"

Trong đoạn trích tác giả sử dụng hệ thống luận điểm, luận cứ để chứng minh, kết hợp với lời bình luận, giải thích sâu sắc:

- Sự khắc khổ của Bác không nằm ở lối sống khắc khổ của người tu hành, hay các nhà hiền triết

- Sự giản dị về đời sống vật chất làm nổi bật sự phong phú về đời sống tinh thần, tâm hồn, tình cảm của Bác

- Tác giả kết hợp nhiều phương pháp, biện pháp:

+ Lật lại vấn đề “Nhưng chớ hiểu nhầm rằng”

+ Giải thích “bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú”

+ Bình luận “Đời sống vật chất càng… tinh thần cao đẹp nhất”

⇒ Cách phối hợp các phương pháp, biện pháp khác nhau giúp cho tác giả soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ, bài viết thuyết phục hơn.

14 tháng 3 2020

Wow. Hồ Bảo Trâm

Đọc văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" và trả lời các câu hỏi sau:? Bài văn nghị luận vấn đề gì? Em hãy tìm (ở phần đầu) câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.? Tìm bố cục bài văn và lập luận theo trình tự lập luận trong bài.? Phần mở bài tác giả nêu ra những luận điểm nào? Thể hiện tư tưởng gì của tác giả?? Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta...
Đọc tiếp

Đọc văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" và trả lời các câu hỏi sau:

? Bài văn nghị luận vấn đề gì? Em hãy tìm (ở phần đầu) câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.

? Tìm bố cục bài văn và lập luận theo trình tự lập luận trong bài.

? Phần mở bài tác giả nêu ra những luận điểm nào? Thể hiện tư tưởng gì của tác giả?

? Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta … của ta”, tg’ đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?

? Trong bài văn, tg’ sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy?

? Đọc lại đoạn văn từ “đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”, và hãy cho biết:

 a. Câu mở đoạn và câu kết đoạn.

 b. Các dẫn chứng trong đoạn này được sắp xếp theo cách nào?

 c. Các sự việc được liên kết theo mô hình: “Từ đến …” có mối quan hệ với nhau như thế nào?

1
14 tháng 4 2020

Bố cục

- Mở bài: từ Dân ta  đến lũ cướp nước: Nêu vấn đề nghị luận Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.

+  Nêu đề tài và luận đề ở câu mở đầu “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

+  Tác giả chỉ dùng lí lẽ, giúp người đọc tập trung vào vấn đề, trực tiếp, nhanh gọn.

- Thân bài: Lịch sử ta đến lòng nồng nàn yêu nước: Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và hiện tại.

     Tác giả dùng những dẫn chứng tiêu biểu. Cách nêu dẫn chứng rành mạch, sáng tỏ.

+ Nêu ngắn gọn những trang sử anh hùng, sáng ngời tinh thần yêu nước của tổ tiên ta.

+ Dẫn chứng về con người và sự việc tiêu biểu của nhân dân trong thời kì kháng chiến bấy giờ.

-> Phần này có ý nghĩa giáo dục, thuyết phục thiết thực nên tư liệu, từ ngữ, câu văn nhiều hơn, dài hơn.

=> Phần này đúng kiểu nghị luận chứng minh.

- Kết bài: phần còn lại: Nhiệm vụ của Đảng ta trong việc phát huy tinh thần yêu nước đó.

+  Phần này có nhiệm vụ nhắc nhở hành động.

=> Tác giả chỉ dùng lí lẽ ngắn gọn, giúp người đọc, người nghe hiểu sâu vấn đề và làm theo.

=> Bố cục rõ ràng, chặt chẽ.

1. Nêu bố cục của văn bản và nhận xét về trình tự lập luận của tác gỉ2. Phép lập luận chính trong bài văn là gì ? Nêu lí lẽ và các chứng cứ mà tác giả đã đưa ra để làm rõ luận điểm của bài văn3. Trong bài văn có hai đoạn nêu chứng cứ về tinh thần yêu nước trong lịch sử dân tộc và trong cuộc kháng chiến hiện tại. Hãy so sánh hai đoạn ấy về: cách dẫn chúng, số lượng câu,...
Đọc tiếp

1. Nêu bố cục của văn bản và nhận xét về trình tự lập luận của tác gỉ

2. Phép lập luận chính trong bài văn là gì ? Nêu lí lẽ và các chứng cứ mà tác giả đã đưa ra để làm rõ luận điểm của bài văn

3. Trong bài văn có hai đoạn nêu chứng cứ về tinh thần yêu nước trong lịch sử dân tộc và trong cuộc kháng chiến hiện tại. Hãy so sánh hai đoạn ấy về: cách dẫn chúng, số lượng câu, dòng. Giải thích vì sao có sự khác nhau ấy

4. Trong đoạn văn từ " Đồng bào ta " đến " nơi lòng nồng nàn yêu nước ", tác giả sử dụng biện pháp gì để đưa ra được nhiều dẫn chứng ? Các dẫn chứng có được sắp xếp theo thứ tự nào không? Các vế trong mô hình liên kết "Từ ... đến..." có mối quan hẹ với nhau như thế nào ?

5. Trong bài văn, tác giả đã sử dạng hình ảnh so sánh nào ? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy

6. Ngoài sự thể hiện trong các cuộc kháng chiến, tinh thần yêu nước còn được thể hiện như thế nào trong công cuộc xây dựng đất nước, nhất là ở thời kì hiện nay ?

0
23 tháng 1 2017
  • Bố cục chặt chẽ: đầy đủ ba phần rõ ràng, mạch lạc, cân đối.

  • Dẫn chứng chọn lọc và trình bày theo trật tự thời gian (từ xưa đến nay). Nhấn mạnh các dẫn chứng thời nay, đưa các dẫn chứng này theo các bình diện để làm nổi bật tính chất toàn dân.

  • Lời văn chặt chẽ, logic, hình ảnh so sánh độc đáo, gợi cho người đọc thấy rõ sức mạnh to lớn và giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.

18 tháng 2 2019

Theo mình, trong một bài văn nghị luận thì cần lấy một lượng đủ dẫn chứng, không nhiều quá cũng không ít quá(Nhiều quá sẽ trở thành lan man, ít quá thì k đủ thuyết phục", nên theo mình thì một luận điểm bạn có thể lấy 2 đến 3 dẫn chứng, hoặc có thẻ 4, nếu trong một bài văn thì tuỳ theo số luận điểm của bài văn cần hướng đến, cũng có thể đến 7 dẫn chứng hoặc nhiều hơn tuỳ từng bài.

Bạn cần hỏi bài gì cứ hỏi mình nhé, mình cũng học khá văn.

_Học tốt_

18 tháng 2 2019

Mình nghĩ là > 5 dẫn chứng là dc r, hơn nữa dẫn chứng phải rõ ràng, dễ hiểu, được xác thực, làm sáng tỏ cho luận điểm thì bài văn mới có sức thuyết phục